1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu cơ bản về quan hệ VN - TQ

9 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 79 KB

Nội dung

TÀI LIỆU BẢN VỀ TRUNG QUỐC VÀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM I/. VỀ TRUNG QUỐC: 1. Khái quát chung: - Tên nước: nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China). - Ngày quốc khánh: 01-10-1949. - Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lục Á - Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakstan, Kirgizstan, Tajikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan (phía Tây Nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông). - Diện tích: 9,6 triệu km2 - Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,70C, tháng 7 là 260C. 3 khu vực được coi nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh. - Dân số: hơn 1,3 tỷ người. - Dân tộc: Trung Quốc 56 dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, các dân tộc thiểu số (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc). - Hành chính: gồm 31 tỉnh, thành phố, trong đó 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài cấp hành chính Trung ương, Trung Quốcc còn 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã. Thủ đô: Bắc Kinh. - Tôn giáo: 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo. - Ngôn ngữ: Tiếng Hán phổ thông lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn. 2. Khái quát về lịch sử: Người vượn Bắc Kinh xuất hiện cách đây 50.000 năm, là người nguyên thuỷ sống trên đất Trung Quốc. Trung Quốc đã trải qua các chế độ xã hội: - Công Xã nguyên thuỷ: người động Kim Sơn cách đây 10.000 năm, thuộc thời kỳ mẫu hệ. - Chế độ nô lệ: thời kỳ nhà Hạ (thế kỷ 21 – 16 trước công nguyên) và nhà Thương (thế kỷ 16 – 11 trước công nguyên) - Chế độ phong kiến: bắt đầu từ Tây Chu (thế kỷ 11 trước công nguyên) đến chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất (1840): Nhà Chu gồm Tây Chu (thế kỷ 11 – 771 trước công nguyên) và Đông Chu (thế kỷ 770 – 220 trước công nguyên) là thời phong kiến cát cứ; Nhà Tần (từ năm 221 – 207 trước công nguyên): lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc, thiết lập nhà nước phong kiến tập quyền Trung ương; Nhà Hán (từ 206 trước công nguyên - 220): Mở rộng tập quyền Trung ương sang phía Tây, mở ra con đường tơ lụa từ Trường An (Tây An) - Tân Cương - Địa Trung Hải; Nhà Tuỳ (581 – 618): thống nhất Trung Quốc lần thứ 2; Nhà Đường (618 - 907): thời kỳ hưng thịnh nhất trong các triều đại phong kiến Trung Quốc; Nhà Tống: (960 - 1279): mở rộng ảnh hưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá ở phía Nam; Nhà Nguyên (1271-1368): mở rộng và thống nhất cả Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng, Vân Nam; Nhà Minh (1368 – 1644): chuyển Thủ đô về Bắc Kinh; xuất hiện công trường thủ công mầm mống của tư bản chủ nghĩa; hình thành các đội tàu viễn dương, nổi tiếng là Thái giám Trịnh Hoà với hành trình viễn dương tới bờ phía Đông châu Phi. Nhà Thanh (1644 - 1911): người Mãn phía Đông Bắc Trung Quốc nổi lên nắm chính quyền, thực hiện chế độ phong kiến tập quyền cao độ. Tuy nhiên, từ sau chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất (năm 1840), Trung Quốc rơi vào thời kỳ “nửa phong kiến, nửa thuộc địa”. - Trung Hoa dân quốc (1911 – 1949): ngày 10/10/1911 cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo lật đổ chính quyền nhà Thanh, thành lập nhà nước Trung Hoa Dân Quốc; nhưng sau đó Trung Quốc rơi vào nội chiến. - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: từ 1-10-1949 đến nay. 3. Thể chế nhà nước, Đảng phái chính trị và Lãnh đạo chủ chốt: - Thể chế nhà nước: Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là nước Xã hội Chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng. Chế độ Xã hội Chủ nghĩa là chế độ bản của Trung Quốc. Chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà nước. cấu Nhà nước bao gồm: Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội), Chủ tịch nước, Quốc Vụ viện (Chính phủ), Uỷ ban Quân sự Trung ương, Toà án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Đại hội Đại biểu Nhân dân, Chính phủ và toà án các cấp ở địa phương. - Đảng cầm quyền: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập ngày 1-7-1921, hiện 73 triệu Đảng viên. Bộ Chính trị 25 người, trong đó 9 Ủy viên thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đảng 6 người. Ngoài Đảng Cộng sản, Trung Quốc còn 8 đảng phái khác, đều thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong khuôn khổ "hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản", bao gồm: Hội Cách mạng dân chủ, Liên minh dân chủ, Hội Kiến quốc dân chủ, Hội Xúc tiến dân chủ, Đảng Dân chủ công nông, Đảng Chí công, Cửu tam học xã và Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan. Hội nghị Chính trị Hiệp thương (Chính Hiệp) Trung Quốc là tổ chức chính trị - xã hội rất quan trọng của trung Quốc, chức năng, vai trò tương tự như Mặt trận tổ quốc của ta. - Lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương ĐCS Trung Quốc, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương Nhà nước Trung Quốc: Hồ Cẩm Đào Thủ tướng Quốc Vụ viện nước CHND Trung Hoa: Ôn Gia Bảo Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa (Chủ tịch Quốc Hội): Ngô Bang Quốc Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa (Chủ tịch Chính hiệp): Giả Khánh Lâm Bộ trưởng Ngoại giao nước CHND Trung Hoa: Dương Khiết Trì. 4. Về đối nội: a) Mục tiêu chiến lược và các bước phát triển của Trung Quốc. - Đại hội 15 Đảng cộng sản Trung Quốc (9/1997) đưa ra cương lĩnh xây dựng phát triển kinh tế Trung Quốc đầu thế kỷ 21 với 3 bước lớn: (i) Đến năm 2010, tăng gấp đôi GDP so với năm 2000, nâng cao đời sống nhân dân từ mức khá giả lên giàu có; (ii) Đến năm 2020, kinh tế quốc dân phát triển hơn và các chế độ hoàn thiện hơn; (iii) Đến năm 2049, bản hoàn thành hiện đại hoá, TQ trở thành nước XHCN giầu mạnh, dân chủ, văn minh. - Đại hội 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc (11/2002) nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 là xây dựng toàn diện xã hội khá giả với các tiêu chí: GDP năm 2020 tăng 4 lần so với năm 2000; dân chủ và pháp chế XHCN hoàn thiện hơn; tố chất đạo đức, tư tưởng, khoa học, văn hoá, sức khỏe của người dân được nâng cao rõ rệt; năng lực phát triển bền vững được tăng cường. Hội nghị Trung ương 5 khóa 16 (10/2005) và Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 10 (3/2006) thông qua “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 11” (2006 – 2010), nêu mục tiêu của giai đoạn 2006 - 2010 là duy trì tốc độ tăng GDP khoảng 7,5%/năm; giảm tiêu hao năng lượng/GDP khoảng 20%; giảm chất thải ô nhiễm 10%. Đại hội 17 ĐCS Trung Quốc (10/2007) đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với sự phát triển của Trung Quốc, theo "Quan điểm phát triển khoa học", thay đổi phương thức phát triển, với phương châm “vừa tốt vừa nhanh”, cải thiện cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả, giảm tiêu hao năng lượng, bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu GDP bình quân/đầu người đến năm 2020 tăng gấp 4 lần so với năm 2000; đề ra 8 phương hướng, nhiệm vụ chính của chiến lược phát triển: (1) Nâng cao năng lực tự chủ sáng tạo, xây dựng quốc gia theo mô hình sáng tạo; (2) Đẩy mạnh thay đổi phương thức phát triển kinh tế, thúc đẩy cải thiện và nâng cấp cấu ngành nghề; (3) Quy hoạch tổng thể sự phát triển giữa thành thị và nông thôn; (4) Tăng cường tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững; (5) Thúc đẩy phát triển hài hòa giữa các khu vực, cải thiện việc khai thác sử dụng đất đai; (6) Hoàn thiện chế độ kinh tế bản, kiện toàn hệ thống thị trường hiện đại; (7) Đi sâu cải cách thể chế tài chính, thuế, tiền tệ, hoàn thiện hệ thống điều tiết vĩ mô; (8) Mở rộng và đi sâu mở cửa đối ngoại, nâng cao trình độ kinh tế theo mô hình mở cửa. b) Một số thành tựu chính: Sau 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội: GDP tăng trưởng bình quân hàng năm 9,8%, năm 2008 đạt 30.067 tỷ NDT (hơn 4400 tỷ USD), vượt Đức lên vị trí thứ 3 thế giới; ngoại thương Trung Quốc từ 20,6 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới năm 1978 vươn lên thứ 3 thế giới vào năm 2004, năm 2008 đạt 2561,6 tỷ USD; FDI từ 916 triệu USD năm 1983 lên hơn 860 tỷ USD vào năm 2008; dự trữ ngoại tệ hiện nay đạt 1950 tỷ USD, cao nhất thế giới. Về khoa học và công nghệ, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ người lái, vệ tinh thăm dò mặt trăng và tên lửa phá huỷ vệ tinh. 5. Về đối ngoại: Trung Quốc khẳng định kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình. Với thế và lực không ngừng gia tăng, Trung Quốc nêu cao ngọn cờ “xây dựng thế giới hài hoà, Châu Á hài hoà”, tích cực tham gia vào các vấn đề quốc tế như biến đối khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, giảm đói nghèo, các điểm nóng khu vực, phát huy vai trò nước lớn “có trách nhiệm”; Trung Quốc ưu tiên duy trì ổn định quan hệ với Mỹ, tăng cường quan hệ với Nga, Ấn Độ, Brazin; đẩy mạnh quan hệ với Nhật Bản, mở rộng hợp tác với EU; tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, Châu Phi, Mỹ La tinh… Với khu vực, Trung Quốc đặt trọng tâm vào các nước láng giềng xung quanh, đẩy mạnh chính sách “mục lân, an lân, phú lâm”(hữu nghị với láng giềng, yên ổn với láng giềng và làm giầu với các nước láng giềng), xây dựng khuôn khổ quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện và ổn định lâu dài với các nước ở các mức độ khác nhau. Đồng thời, tích cực tham gia vào các chế hợp tác khu vực, liên khu vực như ASEAN +1, ASEAN +3, Cấp cao Đông Á, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), APEC, đề xướng và đẩy mạnhh triển khai khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA). II/ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước. 1. Quan hệ chính trị Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thoả thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, đồng thời nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tạo sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài trong thời gian tới. Hai bên đang chuẩn bị nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa trong năm 2010 - dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Trung và là “Năm Hữu nghị Việt-Trung”. - Năm 2009, phía ta Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi dự Hội nghị Bác Ngao, thăm Quảng Đông, Hồng Công và Ma Cao (4/2009), dự Hội chợ miền Tây Tứ Xuyên và thăm chính thức Tứ Xuyên, Trùng Khánh (10/2009), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi (7/2009), Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị (3/3009), Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Hà Thị Khiết (5/2009), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (5/2009) sang thăm Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sang Trung Quốc dự Hội nghị WEF (9/2009), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng dự Hội chợ Trung Quốc – ASEAN và thăm Quảng Tây (10/2009); Phía Trung Quốc Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Nguyên Triều (6/2009), Bí thư Ban Bí thư, Phó Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương Hà Dũng (8/2009) thăm Việt Nam, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc sang thăm ta và dự họp Phiên thứ 3 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương (3/2009), Ngoại trưởng Dương Khiết Trì sang Việt Nam dự Hội nghị FMM 9 (5/2009). Trong các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhấn mạnh tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần được hết sức giữ gìn và không ngừng vun đắp; khẳng định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn, cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. - Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (11/2006) và đã tiến hành 3 phiên họp (phiên thứ 3 họp tại Hà Nội tháng 3/2009). - Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Đảng. Từ cuối năm 2007, phía Trung Quốc khôi phục lại việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cao cấp và trung cấp cho ta. Tháng 12/2008, Trưởng ban liên lạc đối ngoại Trung Quốc Vương Gia Thụy thăm Việt Nam, hai bên đã trao đổi ý kiến về các biện pháp tăng cường giao lưu giữa các quan hai Đảng trên các lĩnh vực đào tạo cán bộ, công tác xây dựng Đảng…Dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ký thoả thuận về chế hợp tác giao lưu. Hai bên đã tổ chức 4 cuộc hội thảo về lý luận, kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, về đổi mới, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế, dự kiến cuộc họp lần thứ 5 với chủ đề “Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế” sẽ tổ chức tại Trung Quốc từ ngày 11-18/12/09. Việc giao lưu giữa thế hệ trẻ 2 nước được duy trì (tháng 10/2008, đã diễn ra cuộc “Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc” lần thứ 8 với chủ đề Giao lưu hữu nghị Việt - Trung; Đoàn tàu thanh niên sáng nghiệp gồm 150 đại biểu thanh niên Quảng Tây thăm và làm việc tại Việt Nam 26- 31/7/2009). - Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được tiếp tục tăng cường với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng (10/2003); hai ngành An ninh (3/2005); Thoả thuận hợp tác biên phòng (8/2007); Thỏa thuận về hợp tác giữa hai Tổng Cục chính trị Bộ Quốc phòng hai nước (12/2007). Năm 2009, hai bên trao đổi các đoàn quan trọng: Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức thăm Việt Nam (20- 24/3); Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ta Nguyễn Văn Được thăm Trung Quốc (5-12/4); Tư lệnh Hải quân Vũ Văn Hiến thăm TQ (21/4); Đặc biệt, 2 tàu Hải quân Việt Nam lần đầu tiên sang thăm Trung Quốc (6/2009); 2 tàu hải quân Trung Quốc thăm cảng Hải Phòng (12/2009). - Quan hệ giữa c ác địa phương hai bên cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổ chức hội thảo, triển lãm Liên tiếp trong 5 năm kể từ năm 2004 đến 2008, hàng năm lãnh đạo Quảng Tây đều sang thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ Ngoại giao (Bí thư Khu uỷ Quảng Tây Quách Thanh Côn thăm Việt Nam 2- 5/4/2008). Ngoài ra, Tỉnh trưởng Vân Nam Tần Quang Vinh (4/2007); Ủy viên BCT, Bí thư tỉnh Quảng Đông Uông Dương (9/2008); Ủy viên BCT, Bí thư Thiên Tân Trương Cao Lệ (11/2008), Tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam La Bảo Minh (8-12/7/2009), Tỉnh trưởng Quảng Đông Hoàng Hoa Hoa (17-21/10/2009) cũng đã thăm ta. Lãnh đạo Việt Nam cũng nhiều lần thăm các địa phương phía Nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh v.v. Lần đầu tiên hai bên đã tổ chức Liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới Việt - Trung 2009 vào tháng 5/2009. Hai bên đã tiến hành phiên họp thứ hai Ủy ban công tác liên hợp giữa 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang với Quảng Tây (5/2009 tại Quảng Tây); 4 tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Vân Nam (8/2009 tại Vân Nam) nhằm trao đổi biện pháp tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực cụ thể, chú trọng hiệu quả thiết thực, xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hoà bình, ổn định, hữu nghị. Trong khuôn khổ hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế”, hai bên đã tiến hành Hội nghị lần thứ 5 về hợp tác hành lang kinh tế giữa Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai với Vân Nam, Trung Quốc (11/2009) tại Hà Nội. - Hiện nay ta các Tổng lãnh sự quán tại Quảng Châu, Nam Ninh, Côn Minh, Hồng Công, tháng 11/2007, Việt Nam đã mở thêm Văn phòng Lãnh sự tại Thượng Hải trực thuộc Đại sứ quán ta tại Bắc Kinh. - Hai bên đồng thời tích cực trao đổi, phối hợp lập trường trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là phối hợp tại HĐBA/LHQ trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ (2008-2009). 2. Quan hệ kinh tế thương mại: a. Về thương mại: - Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt gần 16 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên cũng đã đề ra mục tiêu mới nâng kim ngạch thương mại song phương lên 25 tỷ USD vào năm 2010. - Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 đạt trên 20 tỷ USD; 10 tháng đầu năm 2009 đạt 16,6 tỷ USD, trong đó ta xuất 3,7 tỷ USD, nhập 12,9 tỷ USD. - Hai bên tích cực trao đổi các biện pháp duy trì đà tăng trưởng kim ngạch thương mại đi đôi với cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, trong đó việc sớm ký “Quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt – Trung”. b. Về hợp tác đầu tư: - Quan hệ hợp tác đầu tư bước phát triển mới, nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Đến giữa tháng 11/2009, Trung Quốc 661 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký đạt 2,6 tỷ USD, đứng thứ 15/89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. - Trong những năm qua, Trung Quốc không ngừng tăng qui mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Hiện hai bên đã triển khai một số dự án hợp tác kinh tế lớn như Dự án xây dựng nhà máy khai thác và tuyển luyện đồng tại Sin Quyền; nhà máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh I, II; Dự án thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai và khu đầu mối Hà Nội; Dự án hiện đại hoá hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh - thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám Ninh Bình v.v…; Dự án viễn thông nông thôn; Dự án đường sắt đô thị tuyến Hà Nội - Hà Đông v.v… Hai bên cũng nhất trí tăng cường thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng lợi trong các lĩnh vực sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác, tăng cường hợp tác trong các dự án trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” và các dự án lớn khác. Tháng 7/2008, Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và Công ty Hữu hạn công trình quốc tế Nhôm Trung Quốc (CHALIECO) đã ký Hợp đồng EPC xây dựng Nhà máy Alumin, thuộc Dự án Tổ hợp Bauxit - nhôm Lâm Đồng trị giá 446 triệu USD. Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại dùng vào việc tổ chức các đoàn khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc; giao lưu thanh thiếu niên; đầu tư trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam; xây dựng khu nhà ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Cung Hữu nghị Việt - Trung. 3. Quan hệ hợp tác giáo dục, văn hoá, thể thao và du lịch Trong những năm qua, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa ta với Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá - thể thao được đẩy mạnh. - Hàng năm, Trung Quốc cung cấp và duy trì số lượng 130 học bổng dài hạn và 10 học bổng thực tập sinh ngắn hạn cho Việt Nam. Trong 3 năm qua, số lượng lưu học sinh Việt Nam sang du học ở Trung Quốc tăng nhanh. Hiện khoảng 12.000 lưu học sinh ta đang học tại các trường đại học của Trung Quốc với những ngành nghề đa dạng. Trung Quốc hiện nay khoảng trên 2000 người đang du học tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các ngành tiếng Việt, du lịch và kinh doanh. - Hai bên thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Văn hoá năm 2007-2009 giữa hai Chính phủ và phối hợp hoạt động trong khuôn khổ ASEAN + Trung Quốc. Hai bên trao đổi nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hoá, thể thao, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Trung Quốc luôn dành ưu đãi trong việc huấn luyện cho các vận động viên và các đoàn thể thao của ta sang nghiên cứu, học tập và tập huấn tại Trung Quốc, chi phí thấp nhưng hiệu quả cao. - Về hợp tác du lịch: Trung Quốc là thị trường nguồn du lịch lớn nhất của Việt Nam. 11 tháng năm 2009 hơn 476 ngàn lượt khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam. Trung Quốc hơn 47 dự án với tổng số vốn đăng ký 650 triệu USD đầu tư trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, nhà hàng, sân golf… 4- Về biên giới lãnh thổ: - Sau khi bình thường hoá quan hệ, năm 1993, hai bên đã ký Thoả thuận về các nguyên tắc bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ. Hai bên cũng đã tiến hành đàm phán về 3 vấn đề: biên giới trên đất liền, phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên biển (Biển Đông). Đến nay, hai bên đã ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền (1999); Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (2000); Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ (2000); Nghị định thư hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ (2004). - Về biên giới trên bộ: Cuối năm 2008, hai bên hoàn thành công tác phân giới cắm mốc đúng thời hạn Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận và ngày 23/2/2009 đã tổ chức Lễ chào mừng sự kiện trên tại khu vực cửa khẩu Hữu nghị - Hữu nghị quan. Ngày 18/11/2009, tại cuộc gặp giữa 2 Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, hai bên đã ký Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu và nhất trí sớm đàm phán ký kết Thỏa thuận về tàu thuyền qua lại tự do tại cửa sông Bắc Luân, Thỏa thuận về Hợp tác cùng phát triển ở khu vực Thác Bản Giốc. - Về Vịnh Bắc Bộ: hai Hiệp định về Vịnh Bắc Bộ (Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ) được triển khai tương đối thuận lợi, công tác quản lý đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi dần đi vào nề nếp, hạn chế tối đa các xung đột thể nảy sinh. Hai bên thỏa thuận tiếp tục thực hiện tốt hai Hiệp định này, cũng như thực hiện tốt công tác kiểm tra liên hợp, điều tra liên hợp nguồn thủy sản trong Vùng đánh chung và tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ, đẩy nhanh việc thực hiện “Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong vùng thỏa thuận tại Vịnh Bắc Bộ”, đã tiến hành 5 vòng đàm phán về phân định khu vực ngoài cửa Vịnh. Hai bên đã tổ chức 2 vòng đàm phán về hoạt động của tàu cá Việt Nam - Trung Quốc trong Vùng đặc quyền kinh tế của hai nước tại Vịnh Bắc Bộ sau khi vùng dàn xếp quá độ đã hết hiệu lực. - Về vấn đề biển Đông: Từ năm 1995 đến tháng 7/2006 ta và Trung Quốc đã tiến hành 11 vòng đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề trên biển. Trong các cuộc gặp giữa 2 Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt-Trung thời gian gần đây, hai bên nhất trí kiên trì thông qua đàm phán hoà bình giải quyết vấn đề biển Đông phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước, trên sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển 1982 và tinh thần DOC ký giữa Trung Quốc và ASEAN. Trong quá trình đàm phán tìm kiếm biện pháp bản lâu dài cho vấn đề biển Đông, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như nghiên cứu khoa học, môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn, khí tượng thủy văn . TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ TRUNG QUỐC VÀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM I/. VỀ TRUNG QUỐC: 1. Khái quát chung: - Tên nước: nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China). -. dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA). II/ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên. hành, khách sạn, nhà hàng, sân golf… 4- Về biên giới lãnh thổ: - Sau khi bình thường hoá quan hệ, năm 1993, hai bên đã ký Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh

Ngày đăng: 01/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w