Tẩy tế bào chết trên daLớp sừng hay lớp tế bào chết được cấu tạo bởi chất keratin do các tế bào ở dưới di chuyển dần lên phía trên, sau cùng bị tróc ra do tắm rửa hoặc can thiệp bằng các
Trang 1Tẩy tế bào chết trên da
Lớp sừng hay lớp tế bào chết được cấu tạo bởi chất keratin do các tế bào ở dưới di chuyển dần lên phía trên, sau cùng bị tróc ra do tắm rửa hoặc can thiệp bằng cách sử dụng mỹ phẩm tẩy tế bào chết
Trung bình cứ khoảng 4 tuần, lớp tế bào chết được đổi mới một lần Mỹ phẩm có chứa chất AHA (Alpha Hydroxy Axit) trích từ trái cây như axit citric từ trái chanh, axit glycolic từ cây mía giúp tẩy tế bào chết
Có loại được sử dụng dưới dạng nước rửa mặt, kem bôi, mặt nạ Mỹ phẩm có chứa chất axit salicylic với nồng độ thấp được bào chế dưới dạng nước rửa mặt
Kem bôi dạng mặt nạ: Thường được sử dụng sau khi rửa mặt Mặt nạ thường chứa chất kaolin (đất sét), hạt cát polyethylene, AHA Đắp một lớp kem dày lên mặt, nằm giữ yên
Trang 2trong 15 phút, sau đó rửa sạch với nước Rửa mặt tẩy tế bào chết chứa những hạt nhỏ chiết xuất từ trái cây, thảo mộc Bôi một lớp mỏng, rồi dùng hai đầu ngón tay massage nhẹ nhàng trong 10 phút rồi rửa sạch
Tẩy tế bào chết thường ít gây ra hiện tượng kích ứng hoặc phản ứng so với những chất lột
da khác Sau khi tẩy xong da mặt trở nên sạch láng, trắng sáng hơn Tuy nhiên, khi tẩy tế bào chết thường xuyên quá, da trở nên mỏng hơn vì phải thường xuyên làm mất đi lớp tế bào sừng mới hình thành
Vì vậy, nên tránh nắng sau khi tẩy tế bào chết và không nên thường xuyên tẩy tế bào chết hằng ngày, chỉ nên thực hiện 1, 2 tuần/lần Riêng với người có làn da khô, dễ mẫn cảm nên hạn chế tẩy tế bào chết