Tẩy tế bào chết Thời gian, các tác động của môi trường sẽ làm làn da già đi. Da cũng cần loại bỏ các tế bào chết để tái tạo làn da mới. Tẩy da chết sẽ giúp da loại bỏ những tế bào chết và cả những chất cặn bã lẫn độc tố trên bề mặt da, đem lại cho làn da vẻ sáng mịn, tươi trẻ và mêm mại. Ngoài ra, quá trình này còn giúp đẩy nhanh sự tái tạo da, làm giảm đốm nâu và sạch lỗ chân lông. Bên cạnh đó, da bạn cũng sẽ dễ hấp thụ mỹ phẩm dưỡng da tốt hơn. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng hoặc tẩy tế bào da chết không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho da. Để tim hiểu kỹ hơn chúng ta hãy cùng gặp gỡ chị Mỹ Hạnh – chuyên viên của Việt Beauty Spa. Làn da nào bình thường cũng đều có tế bào da chết, chỉ khác biệt là người có nhiều người có ít thôi. Muốn tìm hiểu tế bào chết thì ta cần phải biết đến cấu tạo da. Da gồm có ba lớp: thượng bì, biểu bì và mô dưới da. Thượng bì: Lớp trên cùng của da, rất mỏng, khoảng 0,1 mm. Lớp này có chức năng bảo vệ, chống lại vi sinh vật cũng như một số hóa chất bên ngoài xâm nhập vào. Từ dưới lên trên, lớp thượng bì bình thường có từ 4 đến 5 lớp, tùy theo khu vực. 1. Lớp tế bào đáy 2. Lớp tế bào gai 3. Lớp tế bào hạt 4. Lớp sừng hay lớp tế bào chết Thật ra để nhận biết những vùng da có nhiều tế bào chết không khó, chỉ cần bạn thường xuyên để ý làn da là có thể nhận biết thôi. Những vùng da nhiều tế bào chết hay có những dẫu hiệu thâm, khô, sần sùi, bong tróc và da dày Trên cơ thể chúng ta các vùng da đều khác nhau, những vùng tập trung nhiều tế bào da chết thường là những vùng da thường xuyên va chạm, cọ sát dễ bị chai sần hoặc dày lên như, khủy tay, đầu gối, mắt cá chân, cổ chân, gót chân Như mình đã phân tích ở trên thì có lẽ bạn đã hiều về quy trình biến đổi của làn da. Bình thường, da bạn đã tự loại bỏ các tế bào chết. Tuy nhiên quá trình này diễn ra rất chậm. Những tế bào chết còn sót lại sẽ khiến làn da bị xỉn màu, bong tróc. Tẩy da chết sẽ giúp da loại bỏ những tế bào chết và cả những chất cặn bã lẫn độc tố trên bề mặt da, đem lại cho làn da vẻ sáng mịn, tươi trẻ và mêm mại. Ngoài ra, quá trình này còn giúp đẩy nhanh sự tái tạo da, làm giảm đốm nâu và sạch lỗ chân lông. Bên cạnh đó, da bạn cũng sẽ dễ hấp thụ mỹ phẩm dưỡng da tốt hơn. Nếu biết cách làm và làm đúng thì chẳng có hại gì hết, nhưng nếu không biết cách tẩy tế bào chết mà lạm dụng quá nhiều thì sẽ gây hại cho da. Trên bề mặt da còn có tính chất bảo vệ da. Việc tẩy tế bào chết quá nhiều cũng đồng nghiã với việc làm mất đi tính chất có ích, khiến da mỏng đi vì liên tục bị làm mất đi lớp tế bào sừng mới hình thành, trở nen khô, dễ tổn thương, bắt nắng, dẫn đến sạm nám. Ngoài ra, tế bào chết ở mỗi vùng da trên cơ thể là khác nhau vì vậy khi tẩy tế bào chết ở mỗi vùng da cũng khác nhau. Mỹ phẩm tẩy da chết có nhiều loại: Mặt nạ dạng lột, mặt nạ dạng rửa, kem cát (phải massage khi sử dụng) Thời gian và tần suất sử dụng tùy thuộc vào từng sản phẩm, thông thường là 1-2 lần/tuần, mỗi lần từ vài phút đến vài chục phút. Khi tẩy tế bào da chết: - Không dùng kem của cơ thể cho vùng mặt và ngược lại. Loại dành cho body thường quá mạnh đối với mặt. Còn với da cơ thể, loại kem dùng cho mặt sẽ không "đủ đô". - Với các sản phẩm tẩy da chết ở mặt cần kèm theo massage, nên thao tác nhẹ nhàng. Việc kỳ cọ quá mạnh dễ làm da tổn thương, và làm nhão các cơ. Với da body, sự mạnh tay lại cần thiết Với những làn da nhạy cảm, nên mua sản phẩm tẩy da chết dành riêng cho loại da này, và không dùng quá thường xuyên. Cần thử phản ứng cẩn thận trước khi tẩy, cho dù bạn sử dụng các loại củ quả thiên nhiên. - Cần bôi kem dưỡng sau khi tẩy để làm dịu da và cung cấp độ ẩm, dưỡng chất. - Da mới tẩy tế bào chết cần được "che chắn" cẩn thận khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. - Đừng vì thấy da sáng hơn sau mỗi lần tẩy mà lạm dụng. Việc tẩy quá nhiều sẽ làm tổn thương lớp bảo vệ trên da, khiến da bị mỏng đi, dễ kích ứng, dị ứng hơn, và khi tiếp xúc với ánh nắng sẽ hay bị thâm nám. Tẩy ở các vùng da đặc biệt Khuỷu tay, đầu gối, mắt cá nhân, cổ chân là những vùng da dễ bị chai sần hoặc dày lên, bong tróc bởi các tế bào chết. Việc tẩy tế bào chết giúp loại bỏ những chỗ da cứng, sưng (do da bọc kín lỗ chân lông) thường xuất hiện ở bắp tay và đùi. Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy chứa các thành phần như muối, vỏ quả óc chó Với vùng da cứng, sưng, nên chọn sản phẩm có chứa axit lactic. Chà mạnh lên da ướt hoặc khô trước khi tắm vài lần/ tuần. Khi tẩy, nên chú ý chà xát ở những vùng da khô và bong tróc nhiều. Tự làm mặt nạ tẩy da chết - Lấy một nắm muối xoa lên người theo vòng tròn khi tắm. Sau đó tắm lại thật sạch rồi thoa kem dưỡng ẩm. Muối giúp làm sạch, loại bỏ các tế bào chết mà không gây kích ứng da. - Lấy lòng trắng trứng, trộn với vài giọt nước cốt chanh rồi thoa lên mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Da bạn không chỉ được lấy đi các tế bào chết mà còn sáng và đỡ nhờn hơn. - Xay nhỏ dâu tay, trộn với sữa chua, đắp lên mặt trong chừng 10 phút. . tùy theo khu vực. 1. Lớp tế bào đáy 2. Lớp tế bào gai 3. Lớp tế bào hạt 4. Lớp sừng hay lớp tế bào chết Thật ra để nhận biết những vùng da có nhiều tế bào chết không khó, chỉ cần bạn. Tẩy tế bào chết Thời gian, các tác động của môi trường sẽ làm làn da già đi. Da cũng cần loại bỏ các tế bào chết để tái tạo làn da mới. Tẩy da chết sẽ giúp da loại bỏ những tế bào. loại bỏ các tế bào chết. Tuy nhiên quá trình này diễn ra rất chậm. Những tế bào chết còn sót lại sẽ khiến làn da bị xỉn màu, bong tróc. Tẩy da chết sẽ giúp da loại bỏ những tế bào chết và cả