Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
177,5 KB
Nội dung
PHÁTTRIỂNKINHTẾ:TỪLÝLUẬNĐẾNTHỰCTIỄNVÀSỰLỰACHỌNCỦAVIỆTNAM PGS,TS Ngô Thắng Lợi Trường Bộ môn Kinh tế pháttriển Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội 1. NỘI HÀM CỦAPHÁTTRIỂNKINH TẾ 1.1 Các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế Trước hết chúng ta bắt đầu bằng cách nhìn nhận nền kinh tế bao gồm hai lĩnh vực cơ bản, đó là Lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội. Lĩnh vực hoạt động kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất vật chất, cùng với những hoạt động trao đổi và phân phối vật chất có liên quan trực tiếp đến sản xuất. Lĩnh vực này bao gồm: (i) hoạt động của các ngành trực tiếp gắn với sản xuất vật chất, (ii) tất cả các hoạt động có liên quan trực tiếp với phân phối các tư liệu vật chất, bao gồm tất cả các hoạt động thương mại, hoạt động tiền tệ, vận tải, bảo quản kho tàng v.v, (iii) các công tác tổ chức và quản lý hoạt động kinh tế. Lĩnh vực hoạt động xã hội là những hoạt động trao đổi, phân phối, tiêu phí vật chất và phi vật chất có liên quan gián tiếp với kinh tế cùng với các hoạt động khác không có liên quan với hoạt động kinh tế. Các hoạt động chủ yếu của lĩnh vực xã hội là: (i) bảo đảm của xã hội đối với đời sống vật chất cho con người như bảo đảm việc làm, thu nhập, mức sống thực tế, tiêu phí sinh hoạt cùng với tình trạng của các ngành phục vụ cuộc sống của con người; (ii) bảo đảm đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội, bao gồm: Học tập, nghiên cứu, vui chơi, luyện tập thể dục, thẩm mỹ; (iii) quản lý các hoạt động xã hội, liên quan đến hai nội dung: một mặt là sự bảo đảm của xã hội đối với cá nhân như bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, mặt khác là việc xã hội tham gia hoạt động quản lý như quản lý hành chính nhà nước, trị an xã hội, an ninh phòng vệ quốc gia, v.v 1.2 Nội hàm củapháttriểnkinh tế Theo logic trên, khi nói đến một xã hội phát triển, chúng ta thường hình dung ra một xã hội, ở đó mọi người được ăn ngon, mặc đẹp, có khả năng chủ động trong việc tiếp cận các loại tài sản vật chất, có những hoạt động vui chơi giải trí sang trọng, được sống trong một môi trường trong sạch và lành mạnh; mặt khác, chúng ta cũng nghĩ tới một xã hội không có sự phân biệt đối xử, với các mức độ công bằng cần thiết. Một yêu cầu tối thiểu của một quốc gia pháttriển đó là chất lượng cuộc sống vật chất của quốc gia đó phải cao và được phân phối một cách đồng đều thay 1 vì chỉ giới hạn một cách bất hợp lý cho một bộ phận tối thiểu giầu có trong xã hội. Cao hơn yêu cầu tối thiểu đó, một quốc gia pháttriển còn đề cập đến các quyền vàsựtự do của con người về mặt chính trị, sựpháttriển về văn hoá và tri thức, sự bền vững của gia đình v.v. Như vậy, một mức sống vật chất cao (kết quả hoạt động của lĩnh vực kinh tế) và có thể được tiếp cận một cách công bằng (là kết quả của hoạt động xã hội) là điều kiện tiên quyết cho hầu hết các khía cạnh khác củasựpháttriểnkinh tế. Những phân tích trên đây cho chúng ta đi đến một khái niệm tổng quát nhất về pháttriển nền kinh tế, đó là quá trình tăng tiến, toàn diện và về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Khái niệm tưởng chừng như đơn giản nêu trên chứa đựng một nội hàm khá phức tạp, về lý thuyết cần phải hiểu theo những khía cạnh khác nhau: Theo góc độ nội dung, pháttriểnkinh tế phải là một quá trình diễn ra đồng thời giữa pháttrỉển lĩnh vực kinh tế vàpháttriển lĩnh vực xã hội củacủa mỗi quốc gia. Sựpháttriển về mặt kinh tế được thể hiện sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế, mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người (sự tăng trưởng kinh tế) vàsự biến đổi cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng ngày càng hiện đại. Sựpháttriển xã hội thể hiện khả năng mở rộng năng lực pháttriển toàn diện cho con người và việc sử dụng năng lực đó để khai thác các cơ hội của cuộc sống. Theo logic biện chứng của quá trình phát triển, pháttriểnkinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế. Mặt lượng củasựpháttriển bao hàm nghĩa sự gia tăng về quy mô thu nhập và tiềm lực của nền kinh tế còn sự thay đổi về chất bao gồm quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) vàsựtiến bộ xã hội. Đến đây chúng ta có thể phác hoạ ra công thứcpháttriểnkinhtế: Mỗi bộ phận trong công thức trên chính là những mục tiêu của quá trình pháttriểnvà có vai trò khác nhau trong quá trình thực hiện sựphát triển. Tăng trưởng kinh tế là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia vàthực hiện những mục tiêu khác củaphát triển. Tuy vậy một quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh chưa chắc đã có sựtiến bộ xã hội. Điều đó có nghĩa là, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng không đủ để có sựphát triển. Trình độ của cơ cấu ngành kinh tế thể hiện bản chất củasựphát triển, là dấu hiệu để đánh giá các giai đoạn pháttriểnkinh tế. Để phân biệt các giai đoạn pháttriểnkinh tế hay so sánh trình độ pháttriểnkinh tế giữa 2 Pháttriển KT = Tăng trưởng KT + Chuyển dịch CCKT + Tiến bộ XH các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Mục tiêu cuối cùng củasựpháttriểnkinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là sựtiến bộ xã hội cho con người, cụ thể là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, tăng khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, nâng cao trình độ dân trí, giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân, v.v Hoàn thiện sựtiến bộ xã hội là mục tiêu cuối cùng củasựpháttriển mà mỗi quốc gia đều. Pháttriển với bản chất nêu trên phải là một quá trình lâu dài, diễn ra theo các nấc thang tuần tựvà do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Trong cuốn "Các giai đoạn pháttriểnkinh tế" (the stages of Economic Growth) (1961) của Walter W. Rostow, một nhà lịch sửkinh tế nổi tiếng, đã đưa ra một cách tổng hợp theo lịch sử về những bước (giai đoạn) tuần tự mà mỗi quốc gia phải trải qua trong quá trình phát triển. Theo ông, quá trình pháttriểnkinh tế trải qua lần lượt 5 giai đoạn: nền kinh tế truyền thống – giai đoạn chuẩn bị cất cánh – giai đoạn cất cánh – giai doạn trưởng thành – và cuối cùng là giai xã hội tiêu dùng. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ tích luỹ, những đặc trưng củasựpháttriển các ngành và lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hiện nay cũng có nhiều ý kiến bình luậnvà phê phán về những khía cạnh không còn phù hợp của 5 giai đoạn trong lý thuyết của Rostow, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nhấn mạnh đếnsự vận dụng lý thuyết này trên một số khía cạnh khá hợp lý như sau: (1) Trong các giai đoạn phát triển, giai đoạn cất cánh được Rostow coi là giai đoạn then chốt. Điều kiện để giai đoạn cất cánh xuất hiện là: Tỷ lệ đầu tư chiếm trong tổng thu nhập quốc dân thuần tuý là 20%; phải có ngành công nghiệp mũi nhọn tạo nên tác động dây chuyền đếnsựpháttriển các ngành kinh tế khác; phải có thể chế chính trị - xã hội phù hợp đảm bảo thúc đẩy sựpháttriển khu vực kinh tế hiện đại, mở rộng kinh tế đối ngoại và huy động mạnh mẽ nguồn vốn trong nước. Các điều kiện của giai đoạn cất cánh có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính sách của các nước đang pháttriển như: tăng tỷ lệ đầu tư, hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn và cải cách hệ thống thể chế. (2) Các quốc gia đang pháttriển phải tuần tựthực hiện các giai đoạn củasựphát triển, phải qua giai đoạn chuẩn bị cất cánh mới có thể chuyển sang giai đoạn cất cánh, bởi vì ở các nước đang phát triển, những điều kiện để chuyển ngay sang giai đoạn cất cánh là thựcsự khó khăn, đó là: sự hạn chế về nguồn vốn tích luỹ nội bộ và khả năng tiếp nhận, chuyển giao nguồn vốn nước ngoài; năng lực bộ máy quản lýkinh tế còn yếu kém vàsự tồn tại khá phổ biến tệ nạn tham những, quan liêu và trình độ chuyên môn cũng như văn hoá rất thấp. 3 (3) Trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng đầy đủ hơn, các nước đang pháttriển có thể rút ngắn thời gian thực hiện mỗi giai đoạn pháttriển thông qua việc sử dụng sự liên kết kinh tế với các nước pháttriểnvàsử dụng nguồn lực kinh tế sẵn có của các nước này trong quá trình trao đổi thương mại và hợp tác quốc tế. 2. LỰACHỌN CÁC MÔ HÌNH PHÁTTRIỂN TRÊN THỰC TẾ Trải qua thời gian, lýluận về pháttriểnkinh tế, đặc biệt là xem xét nội hàm của nó ngày càng được hoàn thiện và đi đến thống nhất như nói ở trên. Tuy vậy, trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, các nước đã sử dụng nhiều cách đi khác nhau, nội dung trọng tâm của quá trình lựachọnvà hình thành mô hình pháttriểncủa mỗi nước là quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa mặt kinh tế (tăng trưởng) và mặt xã hội (tiến bộ và công bằng xã hội) trong quá trình phát triển. Nhiều nước, quá trình lựachọn con đường pháttriển đã đồng nhất một cách ngây thơ giữa pháttriểnkinh tế với tăng trưởng kinh tế, và tìm mọi cách để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế nhanh. Có những nước thì lại qua nhấn mạnh đến giải quyết công bằng xã hội và xem đó là tất cả những gì gọi là pháttriển v.v Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã đúc kết thành những mô hình cụ thể, mỗi mô hình có những đặc trưng riêng, và có những kết cục tất yếu của nó. 2.1 Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau. Đây là mô hình được sử dụng trong lịch sửpháttriểncủa các nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa trước đây (gọi là thế giới thứ 2), như: Liên Xô cũ, các nước XHCN Đông Âu, Cu Ba, Trung Quốc, Việt Nam, v.v Ý tưởng chung của mô hình là coi các chính sách tạo sự công bằng xã hội là điều phải làm trước tiên khi thu nhập của nền kinh tế, tăng trưởng còn ở tình trạng rất thấp và xem như đó là điều kiện, là điểm mấu chốt để thực hiện tăng trưởng vàpháttriểnkinh tế. Theo mô hình này, quá trình pháttriển phải được bắt đầu bằng sự kiện “tước đoạt của những kẻ đã đi tước đoạt” thông qua chính sách cải cách ruộng đất và đánh tư sản. Nhà nước tiến hành quốc hữu hoá tài sản, nguồn lực được phân phối lại cho các đơn vị kinh tế dưới hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Phân phối theo lao động là hình thức phân phối cơ bản nhất, được thực hiện theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai có sức lao dộng không làm không hưởng” Thực tế pháttriểncủa các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây đã phản ánh khá rõ nét những hiệu ứng tích cực của mô hình. Thứ nhất, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được giải quyết nhanh chóng ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Ở Liên xô cũ, năm 1967, tỷ lệ thu nhập của 20% dân số nghèo nhất đã đạt tới 10,4%; trong khi đó 20% dân số có mức thu nhập cao nhất chỉ chiếm có 19,9%. Các con số tương ứng của Mỹ vào thời điểm này là 5,5% và 38,6%; 4 Canada là 6,2% và 37,8%; Pháp là 5,8% và 31,8%; Hệ số GINI vào thập niên 1970 ở Liên xô đã đạt được giá trị 0,23, Tiệp khắc là 0,21, Hungari và Ba lan là 0,24, trong khi đó vào thời điểm này, hệ số GINI của Mỹ và Canada là 0,34 và 0,35. (Nguồn: các hệ thống kinh tế so sánh, Paul R. Gregory, 1998). Thứ hai, Sau khi đã thiết lập được hệ thống sở hữu toàn dân về tài sản và chế độ phân phối theo lao động, một khí thế mới của tinh thần làm chủ tập thể, sự phân phối thu nhập công bằng và một kiểu quản lý mới đã tạo nên một sự khởi sắc nhất định trong nền kinh tế, hiệu quả kinh tế và tốc độ tăng trưởng cũng khá ổn định và có phần cao hơn các nước Tư bản chủ nghĩa. Giai đoạn 1950-1960, tốc độ tăng trưởng GDP/năm của Liên xô và Đông Âu đạt 4,7%; giai đoạn 1970-1975 đạt 4,3% trong khi đó các nước Tư bản chủ nghĩa, chỉ đạt tương ứng là 3,7% và 2,5%. Tuy vậy, những bất cập của mô hình này cũng đã được tổng kết qua thực tế:(i) Một nền kinh tế được bảo đảm bằng chế độ sở hữu nhà nước và sản xuất không vì mục tiêu lợi nhuận, về lâu dài đã làm kìm hãm động lực nâng cao hiệu quả và tăng trưởng kinh tế; (ii) Một chế độ phân phối thu nhập chỉ dựa trên cơ sở lao động, đã không khuyến khích việc huy động triệt để các yếu tố nguồn lực khác trong dân cư và các đơn vị kinh tế vào hoạt động kinh tế, tạo ra của cải; (iii) Kết hợp cả hai vấn đề trên, về lâu dài, hình thức phân phối công bằng trên cơ sở xã hội không có động lực pháttriển đã trở thành một cơ chế phân phối lao động theo kiểu cào bằng đối với người lao động. Trong khi đó những người đại diện cho nhà nước quản lý khối lượng tài sản khá lớn tại các đơn vị kinh tế cũng không quan tâm đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình. Hậu quả xấu tất yếu nảy sinh, đó là: tăng trưởng và hiệu quả kinh tế có xu hướng giảm đi, những tệ nạn quan liêu, cửa quyền xuất hiện ngày càng nhiều, và “tự nhiên” xuất hiện hình thức phân phối không chính thức nhưng lại chi phối khá lớn đến thu nhập, đó là “phân phối theo quyền lực”, làm cho sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập lại trở nên gia tăng hơn. Chúng ta có thể thấy điều đó qua bảng số liệu minh hoạ dưới đây. Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Liên xô và một số nước ĐôngÂu Nước Tốc độ tăng GDP(%) 1960 1985 Tốc độ tăng NSLĐ(%) 1960 1985 Tốc độ tăng NS vốn(%) 1960 1985 Tốc độ tăng TFP (%) 1960 1985 Liên xô 5,8 3,6 4,6 2,3 3,6 -3,7 2,4 0,8 Tiệp khắc 4,8 2,6 4,1 1,6 1,3 -2,1 3,4 0,5 Ba Lan 4,6 3,3 3,6 1,8 2,0 -1,4 3,2 0,8 Hungari 4,6 2,9 3,6 2,6 1,0 -2,1 2,9 1,2 5 LX và Đông Âu 5,5 3,0 4,8 2,5 1,0 -2,1 3,5 0,9 Nguồn: các hệ thống kinh tế so sánh, Paul R. Gregory, 1998 2.2. Mô hình tăng trưởng trước, công bằng xã hội sau ( kiểu chữ U ngược) Đây là mô hình được khởi nguồn áp dụng ở Mỹ, Canada, Nhật Bản và phương tây, các nước pháttriển theo con đường tư bản chủ nghĩa, tiếp theo đó là sựlựachọncủa phần lớn các nước khu vực Nam Mỹ như Braxin, Mehico, VeneZuela. Khu vực đông Nam Á có một số nước như Hồng Kông, hay cả Malaysia, Philipines cũng đi theo mô hình này. Sựlựachọn này phù hợp với giả thuyết mà Simon Kuznets (đưa ra vào năm 1955- khi ông là Chủ tịch Hội đồng kinh tế Mỹ) về mối quan hệ giữa tăng trưởng (phản ánh qua chỉ số GDP/người) và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (phản ánh qua chỉ số GINI) theo dạng chũa U ngược. Các nghiên cứu thực nghiệm trong vòng 20 nămtừ 1962 đến 1985 của chính Kuznets và Oshima ở khoảng 70 nước trên thế giới và một số công trình nghiên cứu khác nữa cũng vẫn khẳng định tính đúng đắn cho giả thuyết chữ U ngược (hình dưới). Hình 1: Mô hình chữ U ngược Theo mô hình này, các nước thường không quan tâm đến phân phối lại thu nhập trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.Vì vậy, trong giai đoạn này, cùng với quá việc đạt được các thành tựu về tăng trưởng (thu nhập bình quân đầu người tăng lên) thì sự bất bình đẳng có xu hướng tăng lên, kết quả của tăng trưởng sẽ dồn vào một số nhóm người trước. Chỉ khi nền kinh tế đã đạt được một mức độ khởi sắc đáng kể, thu nhập bình quân đầu người cao, lúc đó sự bất bình đẳng mới có xu hướng giảm dần cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế do chính phủ bắt đầu quan tâm đến các chính sách phân phối lại thu nhập làm cho kết quả của tăng trưởng được “thẩm thấu” một cách rộng rãi hơn. - - - - - - 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 GINI GDP/người 6 Nếu như Kuznets và một số nhà nghiên cứu khác chỉ dựa trên các kết quả thực nghiệm để mô tả mô hình dạng chữ U ngược mà các nước lựachọn thì A. Lewis, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Zamaica, trong phân tích mô hình lao động dư thừa ( mô hình hai khu vực cổ điển) cũng trong khoảng thời gian nghiên cứu của Kuznets (1955) đã có sự giải thích hay minh hoạ cho cơ chế kết hợp tăng trưởng với công bằng xã hội trong phân phối thu nhập theo kiểu chữ U ngược, và đây cũng được xem như chính là phương thứcpháttriển mà các nước đi theo mô hình này lựa chọn. Trong giai đoạn đầu, khu vực nông nghiệp không được đầu tư vì đang nằm trong tình trạng dư thừa lao động, thu nhập của khu vực này gần như không đổi và người lao động ở đây hưởng mức tiền công đủ sống . Trong khi đó khu vực công nghiệp và dịch vụ là địa chỉ đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả nhất. Tăng trưởng kinh tế là kết quả củasự gia tăng tích luỹ của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thể hiện trước hết chính là giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp, do quy mô thu nhập của khu vực công nghiệp ngày càng lớn trong khi khu vực nông nghiệp lại đang “trì trệ tuyệt đối”. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập còn xuất pháttừ một thái cực khác, đó là giữa ông chủ (người sở hữu tài sản) và người lao động trong khu vực công nghiệp. Trong khi đầu tư vào khu vực công nghiệp ngày càng lớn làm cho lợi nhuận tăng lên và thu nhập của những nhà sở hữu vốn trong công nghiệp ngày cang lớn, thì thu nhập của người lao động ở khu vực này vẫn không thay đổi, do đây là những người lao động được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang (đều đang hưởng mức tiền công tối thiểu ở khu vực nông nghiệp) và họ chỉ được trả cùng một mức tiền công như nhau khi chuyển sang làm việc cho khu vực công nghiệp. Như vậy các nước lựachọn mô hình tăng trưởng trước, phân phối lại sau, thì sự bất bình đẳng không chỉ là hệ quả của tăng trưởng nhanh mà còn là nguyên nhân củasự tăng trưởng nhanh. Khuynh hướng làm tăng sự bất bình đẳng cuối cùng sẽ bị đẩy lùi khi khu vực nông nghiệp không còn dư thừa lao động, lúc đó: (i) mức tiền công trả cho người lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang làm việc cho khu vực công nghiệp sẽ phải tăng lên (ngày càng cao) theo sự khan hiếm lao động; (ii) Phần lợi nhuận khu vực công nghiệp đạt được sau mỗi chu kỳ phải dành một phần để đầu tư lại cho nông nghiệp, nhằm khắc phục hiện tượng giảm quy mô sản lượng của khu vực nông nghiệp do thiếu hụt lao động. Như vậy trong giai đoạn sau của quá trình phát triển, bất bình đẳng ngày càng giảm đi vàsự nghèo khó cũng sẽ bị đẩy lùi. Kết quả đạt được của mô hình này nhìn chung cũng đúng với ý muốn của những người thiết kế ra nó. Thành tựu nổi bật không thể phủ nhận được đối với các nước này là tốc độ tăng trưởng và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên khá nhanh. Tuy vậy, tại đây, bất bình đẳng, phân hoá xã hội vàsự nghèo đói kéo dài, thậm chí rất khó cải thiện kể cả khi thu nhập đã đạt đến một mức rất cao. Trừ các 7 nước Tư bản chủ nghĩa phát triển, hiện nay đã đạt mức công bằng cao trong phân phối thu nhập như Pháp, Anh, Nhật, Úc, Canada v.v đang có xu hướng hoàn thiện và đạt được những kết quả nhất định trong sự công bằng xã hội, còn phần lớn các nước theo mô hình này hiện nay vẫn có sự bất bình đẳng cao vào hạng nhất thế giới (xem bảng dưới). Chính những bất bình đẳng ấy trở nên là một rào cản cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những giai đoạn gần đây. Bảng 2: Chỉ số bất bình đẳng của một số nước Nam mỹ và Đông Á Nước GDP/người ($ - PPP) GINI Thu nhập GINI đất đai % thu nhập của 20% dân số nghèo nhất Achentina 12 460 0,51 0,83 3,2 Braxin 8 020 0,62 0,85 2,6 Vênezuela 5 760 0,47 0,88 4,7 Philipines 4 890 0,46 0,86 4,5 Malaysia 9 630 0,51 0,72 4,4 Nam Phi 10 960 0,58 0,77 3,5 Mexico 9 590 0,51 0,78 4,3 Nguồn: WB, Báo cáo pháttriển thế giới 2006,2007 2.3 Mô hình tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội giải quyết đồng thời (phát triển toàn diện) Đã có nhiều nước, trong quá trình thực hiện mục tiêu pháttriểnkinh tế của mình lựachọn một mô hình kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng và công bằng xã hội trong phân phối thu nhập và đã dành được sự thành công đáng kể. Trong số các nước đó phải kể đến là các nước pháttriển ở khu vực Bắc Âu như Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Na uy, Phần Lan, đan mạch; Đức; và một số nước khu vực Đông Á, từ những quốc gia nghèo nhất thế giới vào thập niên 1950,1960 đã nhanh chóng trở thành NIC cũng bằng chính sựlựachọn mô hình này – đó là Hàn Quốc và Đài Loan. Một nét đặc trưng của mô hình này là, trong quá trình phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với mục tiêu công bằng xã hội. Quá trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội lớn hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưỏng nhanh góp phần cải thiện mức độ công bằng, hoặc là không làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở một mức độ thấp cho phép. 8 Nội dung chính của mô hình này được thể hiện rất rõ nét qua những chính sách can thiệp của chính phủ vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sựpháttriển đồng bộ của cả hai yếu tố này. Một là, chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhanh, thông qua việc lựachọn các mô hình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Mô hình mà Hàn Quốc và Đài Loan sử dụng khá thành công là mô hình công nghiệp hoá hướng ngoại nền kinh tế thông qua chính sách nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân vàsự hỗ trợ tích cực của nhà nước trong những lĩnh vực cần thiết. Hai là, chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm bảo đảm tăng trưởng nhanh nhưng không gây gia tăng bất bình đẳng. Kể cả Đức và các nước Bắc Âu, đến Hàn Quốc và Đài Loan đều bắt đầu quá trình thực hiện tăng trưởng nhanh bằng pháttriển mạnh nông nghiệp, những ngành sản xuất sản phẩm nhiều lao động và các nguồn lực dự trữ ở khu vực nông thôn, quan tâm đặc biệt đến vấn đề mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản xuất và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Sau đó sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thực hiện theo dấu hiệu lợi thế nguồn lực của đất nước và theo hướng phù hợp với sựpháttriểncủa khoa học công nghệ. Sựlựachọn này vừa đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn dịnh vừa không có nguy cơ gây bất bình đẳng trong quá trình phát triển. Sựlựachọn này phù hợp với quan điểm của nhà kinh tế học người Nhật Bản là H. Oshima tổng kết trong cuốn “Tăng trưởng kinh tế ở các nước chau Á gió mùa”. Theo mô hình này, nền kinh tế bắt đầu thời kỳ tăng trưởng nhanh bằng đầu tư cho nông nghiệp, kế theo đó là pháttriển với nông nghiệp với công nghiệp và cuối cùng là đầu tư theo chiều sâu cho toàn bộ nền kinh tế khi hiện tượng thiếu lao động và giá cả lao động trở nên ngày càng đắt đỏ. Đây cũng là mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó không sản sinh ra nguyên nhân kinh tế gây sự bất bình đẳng và công bằng xã hội. Thứ ba, chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay từ đầu vấn đề xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Điều này được thể hiện trong các chính sách về phân phối lại thu nhập, chính sách trợ cấp xã hội, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đường xá, giao thông cho các vùng khó khăn v.v Hệ thống giáo dục bảo đảm cho tất cả trẻ em có trình độ phổ cập giáo dục ngày càng được nâng cao, nạng lưới y tế chăm sóc sưc khoẻ được tổ chức chu đáo. Tất cả đều nhằm mục tiêu tạo điều kiện sống có giá trị ngang nhau ở tất cả các thành phần lãnh thổ trong cả nước. Các nước lựachọn mô hình nhấn mạnh đồng thời phân phối lại với tăng trưởng kinh tế thường đạt được những thành tựu đáng nói kể cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội (xem bảng dưới). 9 Bảng 3: Chỉ số bất bình đẳng của một số nước áp dụng m ô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh t ế Tên nước GDP/người ($ - PPP) Hệ số GINI Thu nhập của 20%dân số nghèo nhất (%) Đan mạch 35 570 0,27 10,3 Phần lan 31 170 0,25 9,6 ThuỵDiển 37 080 0,25 9,1 Na uy 40 420 0,27 9,6 Đức 29 290 0,28 8,5 Hàn Quốc 21 850 0,29 9,7 Đài Loan 23 210 0,24 9,8 Nguồn: WB, Báo cáo pháttriển thế giới 2006,2007 Nếu so sánh các số liệu từ hai bảng số trên chúng ta có thể thấy được khá rõ sự khác biệt trong kết quả về công bằng xã hội giữa hai mô hình lựachọn khác nhau về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. Trong số các nước trở thành NIC vào thập niên 1980 là Đài Loan, Hàn quốc, Braxin, Mexico, Achentina đều có sự tăng trưởng kinh tế nhanh vào thập niên 1960,1970 thì nước Hàn Quốc, Đài Loan không những đạt được các chỉ số công bằng xã hội cao hơn nhiều so với các nước còn lại, thậm chí ngang với các nước công nghiệp phát triển, mà mức thu nhập bình quân đầu người phản ánh sự tăng trưởng kinh tế cũng cao hơn hẳn các nước này. Điều đó trên một mức độ nhất định phản ánh ưu điểm của mô hình mà họ đã lựa chọn. 3. LỰACHỌN MÔ HÌNH PHÁTTRIỂNKINH TẾ CỦAVIỆTNAM HIỆN NAY 3.1 Mô hình pháttriển toàn diện – sựlựachọncủaViệtNam trong thời kỳ đổi mới kinh tế Mặc dù ViệtNam đã dành được những thành tựu nhất định trong nhiều lĩnh vực từ thập niên 90 của thế kỷ thứ 20, tuy vậy, bước vào thời kỳ chiến lược 2001- 2010, chúng ta vẫn bị đánh giá là có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nếu so sánh với sựpháttriển vượt trội của các nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt đối về thu nhập bình quân trên đầu người củaViệtnam ngày càng xa so với họ. Vì vậy, yêu cầu 10 [...]... trình pháttriển đất nước Một văn kiện mang tính cụ thể hóa và hoàn thiện chiến lược pháttriểnkinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 thể hiện sựlựachọn mô hình pháttriển toàn diện củaViệtNam là Định hướng chiến lược pháttriển bền vững ở ViệtNam (chương trình nghị sự 21 ViệtNam – Agenda 21 – VN) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 8/2004 Theo tài liệu này, phát triểnkinh tế củaViệtNam là... bộ và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình pháttriểnkinh tế đất nước Quan tâm đếntiến bộ và công bằng xã hội chính là mặt văn hóa củacủasựpháttriển mà chúng ta theo đuổi phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa và nó chính là một phần của mô hình pháttriển đất nước Những luận cứ nói trên cho thấy mô hình pháttriểnkinh tế việt namlựachọn hiện nay là mô hình phát. .. triển toàn diện Nội dung chính của mô hình này là thực hiện việc kết hợp tăng trưởng kinh tế nhanh với công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn tiến trình pháttriểnSựlựachọn con đường pháttriển toàn diện đã thể hiện khá rõ trước hết trong mục tiêuquan điểm pháttriển đặt ra trong chiến lược pháttriểnkinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010: pháttriển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh. .. hơn mô hình pháttriểnkinh tế toàn diện ở nước ta trong thời gian tới Từnăm 2006 trở đi, ViệtNam bước vào thời kỳ kế hoạch mới, đặc biệt lại trở thành thành viên chính thứccủa WTO (năm 2007), triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta được dự báo bằng những con số thựcsự lạc quan và có căn cứ, đáng tin cậy, nhưng đó chỉ là một vế cuả bài toán pháttriển mà ViệtNamlựachọn Một nền kinh tế tăng... Singapore; VN05 = ViệtNam (2005); VN06 = ViệtNam ( 2006) Nếu xem cơ cấu ngành là dấu hiệu đánh giá trình độ pháttriểnkinh tế thì, các số liệu so sánh trên đã minh chứng về trình độ pháttriểnkinh tế thấp của nước ta, so với các nước trong khu vực Nhiều nhà kinh tế đã cho rằng trình độ phát triểnkinh tế củaViệtnam hiện nay là tương đương với Thái Lan ở thập niên 80 của thế 15 kỷ trước và đưa ra những... những luận chứng cho dự báo về sự giảm sút rất nhanh về tốc độ tăng trưởng kinh tế củaViệtnam trong thời sau năm 2010, và nếu những dự báo này trở thành sự thật thì đó là sự cảnh báo về sự không hoàn thành các mục tiêu trong chiến lược công nghiệp hóa đất nước đếnnăm 2020 14 Hai là, Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch chậm chạp và thể hiện trình độ pháttriển thấp của nền kinh tế Trình độ pháttriển của. .. bình đẳng về kinh tế của chúng ta đang có xu hướng gia tăng Nếu theo dõi động thái thay đổi của tăng trưởng, của tỷ lệ nghèo đói và hệ số GINI đánh giá sự biến động của bất bình đẳng kinh tế và dựa vào các số liệu đó để tính toán tác động của tăng trưởng và bất bình đẳng đến giảm nghèo qua các giai đoạn từ 1993 đến nay ở ViệtNam , chúng ta có bảng sau đây: Bảng 6: Tác động của tăng trưởng và bất bình... độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần Mục tiêu về môi trường là khai thác hợp lývàsử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, thực hiện viẹc tái sinh tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường 3.2 Đánh giá thực trạng pháttriểnkinh tế xã hội củaViệtNam theo mục tiêu pháttriển toàn diện Sau một khoảng thời gian khá dài thực hiện mục tiêu và quan điểm pháttriểnkinh tế toàn diện xác định trong... kinh tế trong dài hạn Sử dụng chính sách phân phối thu nhập hợp lý sẽ giúp chúng ta thực hiện tốt được mục tiêu pháttriểnkinh tế toàn diện Tóm lại, về lý thuyết, nội hàm củapháttriểnkinh tế đã được khẳng định Rõ ràng là chỉ có kết hợp đồng thời tăng trưởng kinh tế nhanh, có hiệu quả vàthực hiện sự lan tỏa tích cực của nó đến cải thiện đời sống xã hội cho quảng đại quần chúng nhân dân thì sự phát. .. diện pháttriển toàn diện con người, sống một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài, đựoc tiếp cận giáo dục và mức sống hợp lý thì ViệtNam được xếp thứ 36 (theo số liệu của UNDP) Cũng theo báo cáo pháttriển con người của Liên Hiệp Quốc năm 2007, Việtnam có nhiều tiến bộ trong cải thiện công bằng giới, thông qua chỉ số pháttriển giới (GDI) và chỉ số đo vị thế giới (GEM) Năm 2007, chỉ số GDI củaViệtNam là . PHÁT TRIỂN KINH TẾ: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA VIỆT NAM PGS,TS Ngô Thắng Lợi Trường Bộ môn Kinh tế phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội 1. NỘI HÀM CỦA PHÁT TRIỂN. lựa chọn. 3. LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Mô hình phát triển toàn diện – sự lựa chọn của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế Mặc dù Việt Nam đã dành được. đoạn 2001-2010 thể hiện sự lựa chọn mô hình phát triển toàn diện của Việt Nam là Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 Việt Nam – Agenda 21 – VN) do