Đề thi HSG Văn tỉnh

4 416 1
Đề thi HSG Văn tỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH Năm học 2009 - 2010 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 01 trang Câu 1: (4 điểm) Phát hiện các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng của chúng: "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! " (Bếp lửa - Bằng Việt - SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1- NXBGD - Trang 144) Câu 2: (6 điểm) Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Hãy viết một bài văn (khoảng 300 từ), giới thiệu ngắn gọn một tấm gương tiêu biểu và nêu suy nghĩ của mình về tấm gương đó. Câu 3: (10 điểm) Bằng những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du. ………………………….Hết………………………………… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TUYÊN QUANG Năm học 2009-2010 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 01 trang Câu 1: (4 điểm) Học sinh chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ Nội dung cần đạt Biểu điểm * Chỉ ra các biện pháp tu từ: Điệp từ, Hoán dụ, Ẩn dụ * Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ + Điệp từ "nhóm" được lặp lại nhiều làm nổi bật hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hy sinh với công việc nhóm lửa hàng ngày và nhóm lên những nét đẹp trong tâm hồn tuổi thơ của cháu. + Hoán dụ "khoai, sắn", "nồi xôi gạo mới" gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương và tình làng nghĩa xóm. + Ẩn dụ "bếp lửa" là hình ảnh thực và còn là ngọn lửa của tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin vào con người, cuộc đời mà bà đã nhóm lên trong lòng cháu. 1,0 1,0 1,0 1,0 Câu 2: (6 điểm) 1. Về kĩ năng: Học sinh sử dụng các thao tác nghị luận. Biết kết hợp thuyết minh, biểu cảm với nghị luận. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễt đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, chữ viết cẩn thận 2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau: Nội dung cần đạt Biểu điểm 1. Giới thiệu một tấm gương học sinh nghèo vượt khó tiêu biểu. ( Phần này nêu ngắn gọn, dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng mà lựa chọn gương tiêu biểu, ở những hoàn cảnh lứa tuổi khác nhau). 2. Suy nghĩ về tấm gương đó. a. Mục đích của sự vượt khó vươn lên - Tình thương cha mẹ - Ý thức, ý chí nghị lực của bản thân giúp họ kiên chì phấn đấu - Sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, xã hội b. Ý nghĩa của sự vượt khó - Thể hiện sức mạnh của nghị lực, niềm tin vào cuộc sống - Họ tự khẳng định mình -> đáng khâm phục, ca ngợi - Họ thực sự giúp đỡ xã hội phát triển, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. 3. Thái độ của chúng ta đối với họ - Mỗi người cảm thông, khích lệ, giúp đỡ họ - Xã hội quan tâm, có kế hoạch giúp đỡ 2,0 1,5 1,5 1,0 Câu 3: (10 điểm) 1. Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, căn cứ vào từng đoạn trích đã học, khái quát lên nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, chữ viết cẩn thận 2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau: Nội dung cần đạt Biểu điểm I- Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu thành công xuất sắc của Nguyễn Du là nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật. II- Thân bài : 1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. a.Miêu tả ngoại hình rất độc đáo - Nguyễn Du khắc họa ngoại hình mỗi nhân vật hết sức cô đọng mà vẫn in dấu nét mặt, bộ dạng của từng nhân vật, không ai giống ai. Thúy Vân, Thúy Kiều đều đẹp nhưng 0,5 2,0 + ThúyVân: Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhừng màu da. + Thúy Kiều: Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. + Mã Giám Sinh: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao - Nguyễn Du miêu tả nhân vật chính diện theo bút pháp ước lệ nhưng có sự sáng tạo nên vẫn sinh động; - Tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực và ngôn ngữ đời thường nhưng rất sinh động. b. Miêu tả nội tâm tinh tế và sâu sắc - Nguyễn Du thường đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính để nhân vật bộc lộ tâm trạng: Thúy Kiều bị đẩy vào lầu xanh, định thoát chết để thoát nhục lại không chết ; bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích, chưa biết tương lai lành dữ ra sao. - Ông đặc biệt thành công trong miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự của tác giả, qua độc thoại nội tâm và qua tả cảnh ngụ tình. + Tâm trạng nhớ người yêu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được bộc lộ qua tiếng nói nội tâm của nàng. + Tâm trạng cô đơn, lo lắng của Kiều khi một mình ở lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cảnh thiên nhiên. 2. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật sắc sảo - Thúy Vân: Với vẻ khuôn trăng đầy đặn, hoa cười ngọc thốt cho thấy tính cách đoan trang, phúc hậu. - Thúy Kiều : với đôi mắt như làn thu thuỷ, nét xuân sơn toát lên tính cách thông minh, đa cảm,… - Mã Giám Sinh : vẻ mặt mày râu nhẵn nhụi, trang phục quần áo bảnh bao, cử chỉ ngồi tót sỗ sàng, cho thấy đó là kẻ trai lơ, thô lỗ. 3. Ý nghĩa của việc miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật - Tài năng bậc thầy của Nguyễn Du - Thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật đặc biệt là nhân vật Thuý Kiều – hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm - Gián tiếp thể hiện chủ đề tác phẩm III- Kết bài : - Khẳng định, mở rộng nâng cao vấn đề. 2,0 1,0 1,0 1,0 2,0 0,5 Hết . ………………………….Hết………………………………… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TUYÊN QUANG Năm học 2009-2010 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm. VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH Năm học 2009 - 2010 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 01 trang Câu 1:. điểm) Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Hãy viết một bài văn (khoảng 300 từ), giới thi u ngắn gọn một tấm gương tiêu biểu và nêu suy nghĩ của mình về tấm gương đó. Câu

Ngày đăng: 01/07/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan