Mộtchútsuyngẫm về hìnhthức PR “Nhiều người cho rằng PR đơn giản chỉ là xuất hiện trên các phương tiện truyền thông”. Hoạt động PR không đơn giản chỉ là việc đưa thông tin lên các phương tiện truyền thông càng nhiều càng tốt. Đến thời điểm này, PR không còn là khái niệm mới với nhiều người. Một số doanh nghiệp đã xác định PR là công cụ cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu ngày nay . Tuy nhiên, mô hìnhPR nào thích hợp cho doanh nghiệp? Đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Cẩn thận với giá trị ảo: Thành công của một số doanh nghiệp trong thời gian qua đã khiến nhiều người nhầm tưởng PR như thần dược, có thể mang lại cho thương hiệu sức khỏe cường tráng trong chớp mắt. Nhiều người cho rằng, PR đơn giản chỉ là xuất hiện trên các phương tiện truyền thông càng nhiều càng tốt. Vô tình, họ đã đơn giản hóa chức năng và giá trị, quy đồng PR với quan hệ báo chí hoặc đối ngoại. Các nhóm đối tượng khác của PR như cổ đông, khách hàng, người lao động… bị lãng quên. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không có chuyên viên PR mà sử dụng nhân sự kiêm trách hoặc thông qua các công ty PR. Ngoại trừ một số công ty đã khẳng định được uy tín, phần lớn các công ty PR nhỏ đều không có, hoặc thiếu chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Vì thế, thay vì tạo nên những thông tin giá trị, họ tận dụng các mối quan hệ với giới truyền thông và đưaPR.gif những tin không có giá trị. Nhiều bản kế hoạch PR được gửi tới doanh nghiệp chỉ có vỏn vẹn vài mục như: có thể đăng bao nhiêu tin, bài viết, phóng sự trên báo, đài. Nội dung không đề cập đến phân khúc thị trường của sản phẩm, thời điểm đưa thông tin…Điều này chỉ gây lãng phí ngân sách, khôngmang lại lợi ích gì. Tiêu tiền sao cho hiệu quả? Có nhiều ý kiến tranh luận quanh việc PR và marketing nên chung hay nhờ các công ty chuyên nghiệp? Điều này tùy thuộc vào thực tế ở mỗi doanh nghiệp. Xin mượn thành ngữ “liệu cơm gắp mắm” để nói về vấn đề này. Với những doanh nghiệp nhỏ, kinh phí cho công tác quảng bá hạn chế thì PR nằm trong marketing là mô hình hợp lý. Trường hợp này, hoạt động PR thường ở mức duy trì sự liên kết của doanh nghiệp với khách hàng.Trong doanh nghiệp cần có ít nhất một nhân viên am hiểu về lĩnh vực PR, người hiểu sâu sắc về sản phẩm, thực trạng và chỗ đứng của doanh nghiệp mình trên thị trường. Đây là người đại diện doanh nghiệp làm việc với công ty PR, kiểm tra hiệu quả dịch vụ của họ. Việc lựa chọn thời điểm tung ra chiến dịch PR cũng là yếu tố quan trọng.Với những doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, việc lập một bộ phận PR chuyên trách là cần thiết. Lúc này, bộ phận PR đóng vai trò dẫn đầu cho các chiến dịch quảng bá, bao gồm cả marketing. Bộ phận PR cần được đầu tư nhiều hơn về chiều sâu, nhân sự của PR phải hiểu và khai thác tối đa giá trị của sản phẩm. Chuyên viên PR, ngoài kiến thức chuyên môn về PR, cần được bổ trợ những kiến thứcvề sản phẩm, marketing, bán hàng… Như vậy PR có thể tạo nên một cách nhìn nhận khác đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện đối với một nhà quản lý hay một đối tác thì phải nhìn nhận vấn đề một cách thực tế thông qua tìm hiểu thông tin doanh nghiệp chứ không phải nhận định qua các chương trình PR của công ty đó. Hiện nay, một số công ty, doanh nghiệp lợi dụng các hoạt động PR để đánh bóng tên tuổi trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế nhằm tạo tên tuổi cũng như tìm kiếm lợi ích lâu dài từ các hoạt động PR, có thể bao gồm cả hàm ý “lừa gạt”. . Một chút suy ngẫm về hình thức PR “Nhiều người cho rằng PR đơn giản chỉ là xuất hiện trên các phương tiện truyền thông”. Hoạt động PR không đơn giản chỉ là việc. phẩm. Chuyên viên PR, ngoài kiến thức chuyên môn về PR, cần được bổ trợ những kiến thức về sản phẩm, marketing, bán hàng… Như vậy PR có thể tạo nên một cách nhìn nhận khác đối với một doanh nghiệp của PR như cổ đông, khách hàng, người lao động… bị lãng quên. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không có chuyên viên PR mà sử dụng nhân sự kiêm trách hoặc thông qua các công ty PR. Ngoại trừ một