BỆNH TRĨLÀ GÌ? Khi tổ chức đệm là các mạch máu trĩ ở ống hậu môn bị giãn quá mức và gây triệu chứng: đau, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn khi đi tiêu Þ bệnh trĩ. YẾU TỐ THUẬN LỢI GÂY BỆNHTRĨ 1- Tăng áp lực trong ống hậu môn khi rặn đi cầu: táo bón, tiêu chảy ở người bệnh đại tràng mạn tính … 2- Tăng áp lực trong xoang bụng: bệnh phổi mạn tính - ho nhiều, lao động nặng… 3- Ap lực tĩnh mạch trĩ tăng do tư thế: ngồi lâu, đứng nhiều ở những người làm nghề thư ký, nhân viên bán hàng, thợ may, . . . 4- Cản trở sự hồi lưu tĩnh mạch trĩ: có thai, u vùng bụng dưới… 5- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: xơ gan… TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNHTRĨ •Thường gặp khi đi tiêu: 1. Chảy máu hậu môn 2. Búi trĩ sa lồi ở hậu môn 3. Rỉ dịch gây ẩm ướt ở hậu môn 4. Ngứa quanh hậu môn PHÂN LOẠI BỆNH TRĨTrĩ nội: dãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Trĩ ngoại: dãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Trĩ hỗn hợp: trĩ nội và ngoại liên kết nhau. Trĩ vòng: các búi trĩ chính và phụ liên kết nhau thành vòng. PHÂN ĐỘ BỆNHTRĨ NỘI Độ 1 Búi tr ĩ trong ống hậu môn (phát hiện bằng soi hậu môn). Độ 2 Đi cầu trĩ sa xuống rồi tự rút vào. Độ 3 Đi cầu sa xuống phải lấy tay đẩy vào. Độ 4 Búi trĩ thường xuyên ở ngoài ống hậu môn. ĐIỀU TRỊTRĨ NHƯ THẾ NÀO ? •Tùy loại và mức độ trĩ mà có phương pháp điều trị thích hợp. •Nội khoa: - Thuốc điều trị trĩ. - Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý. - Thiết lập chế độ ăn giàu chất xơ tránh táo bón. - Điều trị các bệnh lý toàn thân mãn tính. •Thủ thuật : - Tiêm hóa chất làm xơ chai búi trĩ. - Làm hoại tử búi trĩ bằng nhiệt, bằng đông lạnh, hoặc thắt trĩ bằng vòng cao su. •PP thắt trĩ bằng vòng cao su: Đơn giản, thực hiện trong 5 phút, ít gây đau và không ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân, chi phí thấp. Hiện đang được áp dụng nhiều trong nước cũng như trên thế giới. •Phẫu thuật: Có nhiều kỹ thuật cắt trĩ tùy theo phân loại và mức độ trĩ: phẫu thuật Longo, phẫu thuật Whitehead, phẫu thuật Milligan-Morgan …… Dụng cụ phẫu thuật có thể sử dụng: dao thường, dao điện, dao Laser, máy đốt điện cao tần… PHÒNG NGỪA BỆNHTRĨ 1- Chống táo bón: với chế độ ăn giàu chất xơ (rau, trái cây…), uống đủ lượng nước cần thiết, tập thói quen đi tiêu đều đặn hàng ngày. 2- Tránh tăng áp lực: + Hạn chế đứng, ngồi lâu do nghề nghiệp. + Khi thai đã lớn, mẹ ngủ nên nằm nghiêng. + Điều trị tích cực các bệnh mãn tính: viêm phế quản mãn, viêm đại tràng CÁC BIẾN CHỨNG - Do bệnhtrĩ quá nặng 1. Thiếu máu do chảy máu. 2. Thuyên tắc trĩ do tắc mạch. 3. Sa và nghẹt búi trĩ. 4. Nhiễm trùng. - Do điều trị không đúng 1. Viêm lở loét, tạo mủ vùng hậu môn. 2. Nhiễm trùng hoại tử ống hậu môn và tầng sinh môn. 3. Nhiễm trùng máu. 4. Đi tiêu mất tự chủ. 5. Hẹp hậu môn. ĐỂ HẠN CHẾ CÁC TAI BIẾN NÀY • Đi khám bệnh ngay từ khi mới có các dấu hiệu bệnhtrĩ (tiêu máu hay sa trĩ) hoặc cảm thấy bất thường ở hậu môn. • Phải đi khám tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật và có những thầy thuốc, lương y có chuyên khoa về bệnh lý này. BS Vũ Tiến Quốc Thái . BỆNH TRĨ LÀ GÌ? Khi tổ chức đệm là các mạch máu trĩ ở ống hậu môn bị giãn quá mức và gây triệu chứng: đau, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn khi đi tiêu Þ bệnh trĩ. YẾU TỐ THUẬN LỢI GÂY BỆNH. mạch trĩ trong. Trĩ ngoại: dãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Trĩ hỗn hợp: trĩ nội và ngoại liên kết nhau. Trĩ vòng: các búi trĩ chính và phụ liên kết nhau thành vòng. PHÂN ĐỘ BỆNH TRĨ. trị các bệnh lý toàn thân mãn tính. •Thủ thuật : - Tiêm hóa chất làm xơ chai búi trĩ. - Làm hoại tử búi trĩ bằng nhiệt, bằng đông lạnh, hoặc thắt trĩ bằng vòng cao su. •PP thắt trĩ bằng