1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh trĩ là gì? pptx

5 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 110,69 KB

Nội dung

Bệnh trĩ gì? * Bệnh trĩ gì? sự sưng phồng tĩnh mạch trĩ xuất hiện vùng xung quanh hậu môn và đoạn trước trực tràng. Bệnh trĩ chiếm 60 – 70% người đến khám hậu môn trực tràng. Đây bệnh không ảnh hưởng đến tới sự sống còn nhưng bệnh gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt làm việc của người bệnh. Do tâm lý e ngại vì vậy nhiều người (nhất chị em phụ nữ) ít đến các cơ sở y tế để được tư vấn và khám bệnh kịp thời. Vì vậy bệnh ngày càng nặng nên khó khăn cho việc điều trị sau này. * Những nguyên nhân gây bệnh trĩ? Do di truyền Táo bón kinh niên Rối loạn chức năng ruột do dùng thuốc nhuận tràng hoặc căng giãn chuyển động của ruột. Thói quen ngồi lâu ít vận động: Đọc sách báo, thợ may, lái xe, văn phòng…. Thời kỳ phụ nữ mang thai và sinh nở nhiều lần Bệnh lỵ, gan mãn tính. Tất cả những nhuyên nhân trên đều dẫn đến sự giãn dây chằng các mô đỡ mạch máu, kết quả mạch máu to ra, thành mạch mỏng hơn, đỏ và chảy máu. Nếu sự căng giãn và các nguyên nhân trên tiếp tục tác động thì mạch máu sẽ yếu và mô sẽ bị sa xuống gây ra bệnh trĩ. * Những triệu chứng của bệnh trĩ? Những dấu hiệu dưới đây biểu hiện triệu chứng của bệnh trĩ: Máu đỏ tươi chảy nhỏ giọt sau khi đi đại tiện hoặc thấm ra giấy vệ sinh Đau, ngứa khó chịu vùng hậu môn. Vùng xung quanh hậu môn có hiện tượng nhấp nhô của các khối trĩ Búi trĩ bị sa ra ngoài. * Khi nào phải đi khám bác sĩ: - Búi trĩ bị vỡ, nhiễm khuẩn gây đau đớn. - Cháy máu nhiều: chảy máu kéo dài hơn 2 ngày thì bệnh nhân phải đến khám bác sĩ để đề phòng thiếu máu. - Trĩ lồi ra ngoài, gây xưng, đau tạo thành khối cứng xung quanh hậu môn. - Xuất hiện trĩ viêm tắc sa ra ngoài hoặc vùng da thừa sa xuống hậu môn gây khó chịu, ngứa và các chất dịch chảy kèm theo. - Bệnh trĩ đã chữa trị bằng thuốc đông y, tây y… sau 5-7 ngày mà không thuyên giảm * Làm thế nào để xác nhận từng độ của bệnh trĩ? Trĩ độ 1: Xuất hiện bên trong lòng hậu môn, có thể chảy máu khi đại tiện. Trĩ độ 2: Búi trĩ đã sa ra ngoài nhưng có thể tự thụt vào Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi bệnh nhân đi đại tiện và phải dùng tay để đẩy búi trĩ trở vào hậu môn. Trĩ độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài vĩnh viễn và không thể đẩy lại vào hoàn toàn vào hậu môn * Bệnh trĩ và những biến chứng thường gặp ? - Chảy máu: Trĩ do giãn mạch máu nên rất dễ rách, vỡ, gây chảy máu nhiều kéo dài hàng tuần và diễn biến tái đi tái lại nhiều đợt, nếu để kéo dài bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng (cần phân biệt với các bệnh khác gây chảy máu như polip, ung thư vùng trực tràng, viêm trực tràng….) Trường hợp này cũng phải can thiệp phẫu thuật ngay. - Trĩ lòi ra ngoài thành búi hoặc thành vòng gây đau đớn khó chịu. Lúc đầu trĩ sa ra ngoài khi đại tiện và nhét lại được, sau đó thì sa luôn và nằm hẳn ở ngoài hậu môn và không đẩy lên được, gây bầm tím, chảy máu vì bị nghẹt động mạch nên rất đau đớn gây khó chịu, trường hợp này cần phẫu thuật sớm tránh hoại tử. - Trĩ bị tắc nghẽn do cục máu tụ lại làm búi trĩ sưng to, căng bóng gây đau đớn cho bệnh nhân lúc này cần phẫu thuật lấy cục máu ngay. - Trĩ bị viêm nhiễm, làm nóng rát ngứa ngáy gây khó chịu ở hậu môn, đôi khi do bẹnh nhân dặn nhiều gây nứt kẽ hậu môn, búi trĩ sưng to phù nề, có khi tiết dịch làm bệnh nhân khó chịu và rất dễ nhiễm trùng. Đôi lúc bệnh nhân bị viêm nhiễm kéo dài cũng gây nên tình trạng dò hậu môn. Trường hợp này cũng phải phẫu thuật để tìm đường dò. * Vậy trĩ được chữa như thế nào? Trường hợp trĩ nhẹ: Sẽ được cải thiện rõ rệt bằng chế độ ăn nhiều chất xơ, như rau xanh…uống nước đầy đủ từ 1,5 – 2,5 lít/ngày. Và chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lí cho từng lứa tuổi. Phương pháp đông y: Như uống thuốc có nhiều chất nhuận tràng cũng góp phần giảm bớt áp lực lên búi trĩ hoặc nâng cao phần khí huyết để bổ sung sức khỏe cho bệnh nhân cũng làm giảm và kéo dài bệnh trĩ. Ngoài ra các phương pháp như: Bôi trĩ, thắt chun búi trĩ, tiêm trĩ sơ chai hoặc làm đông bằng tia hồng ngoại, hay xử lý búi trĩ bằng công nghệ lase cũng góp phần làm búi trĩ được ổn định một thời gian dài. Tuy nhiên những phương pháp trên phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ chưa kể có thể gây những biến chứng như: Teo hẹp hậu môn, sơ sẹo. . Bệnh trĩ là gì? * Bệnh trĩ là gì? Là sự sưng phồng tĩnh mạch trĩ xuất hiện vùng xung quanh hậu môn và đoạn trước trực tràng. Bệnh trĩ chiếm 60 – 70% người đến khám. búi trĩ hoặc nâng cao phần khí huyết để bổ sung sức khỏe cho bệnh nhân cũng làm giảm và kéo dài bệnh trĩ. Ngoài ra các phương pháp như: Bôi trĩ, thắt chun búi trĩ, tiêm trĩ sơ chai hoặc làm. tiện. Trĩ độ 2: Búi trĩ đã sa ra ngoài nhưng có thể tự thụt vào Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi bệnh nhân đi đại tiện và phải dùng tay để đẩy búi trĩ trở vào hậu môn. Trĩ độ 4: Búi trĩ sa

Ngày đăng: 04/04/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN