1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Mô hình đóng góp cộng đồng-phần1 pptx

7 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 171,59 KB

Nội dung

hình đóng góp cộng đồng-phần1 Scott Cook - người đồng sáng lập của công ty phần mềm Intuit vừa nêu lên một vài thử thách mà các công ty truyền thống phải đối mặt: Làm sao để có thể bắt kịp với sự nổi lên của các “siêu sao” Internet như hiện nay – thậm chí là cả với những công ty truyền thống đang từng bước đổi mới như Honda, Procter & Gamble, và Hyatt - những doanh nghiệp đang tạo ra sự thu hút mối quan tâm và chia sẻ từ vô số người không thuộc tổ chức của họ. Tiếp cận ý tưởng Đầu năm nay, tôi đã có cuộc trò chuyện với 70 nhà điều hành hàng đầu tại Intuit. Buổi thảo luận của chúng tôi hướng tới việc tìm hiểu về vấn đề: Hiện những người không thuộc công ty cống hiến thời gian, sức lực và chuyên môn, hiểu biết của họ cho công ty ra sao? Những ích lợi mà chính khách hàng của công ty được hưởng là gì. Thoạt nghe, có thể bạn cảm thấy điều này hơi kỳ quặc. Nhưng thực ra, nếu tổ chức của bạn chưa từng trải qua những thử nghiệm này, thì rất có thể bạn đang bỏ lỡ một cơ hội lớn để tạo ra những bước đột phá mới làm thay đổi diện mạo công việc kinh doanh của công ty. Hàng ngày, có hàng triệu người (bằng các hình thức khác nhau) đang tự nguyện đóng góp cho các công ty: từ những ý kiến đánh giá có thể nắm bắt, thu thập được cho tới những nguồn lực có thể tính toán. Chính sự đóng góp ấy đã tạo ra giá trị khổng lồ cho các khách hàng (trong đó có bản thân họ), và đương nhiên là cho cả các cổ đông của những công ty. Cách đây một vài năm, khi lần đầu tiên biết đến ý tưởng này, tôi đã không thấu hiểu hết được bản chất của sự tình nguyện, và tôi cho rằng: Sự tình nguyện là dành cho các hoạt động từ thiện, chứ không phải cho các doanh nghiệp - những tổ chức luôn chạy theo lợi nhuận. Khi mới tiếp cận vấn đề này, tôi hết sức ngạc nhiên. Sau đó thì tôi cũng bắt đầu nhận ra một điều rằng: Sự đóng góp của người sử dụng đang trở thành một nguồn lực quan trọng cho không ít các tổ chức phát triển và có lợi thế cạnh tranh vào bậc nhất thế giới. Những tấm gương dẫn đường Chẳng hạn như eBay, công ty hoạt động như một cửa hàng trực tuyến mà khởi điểm ban đầu không hề có bất kỳ dự trữ hàng hóa nào, họ trao cho khách hàng toàn quyền đưa các sản phẩm lên những “giá hàng” ảo để chào bán. Hay như Wikipedia, họ đã gây ra một cú sốc lớn, ảnh hưởng tới vị trí danh giá với 230 năm thâm niên hoạt động của Encyclopaedia Britanica bằng cách cung cấp một bộ bách khoa toàn thư hoàn toàn miễn phí - được viết và cập nhật thường xuyên bởi những người không chuyên (đồng thời những người này cũng không được trả bất kỳ một khoản thù lao nào). hình đóng góp cộng đồng Trong một vài trường hợp khác, sự đóng góp này không thể hiện rõ ràng, trực tiếp như là cốt lõi của một tập hợp những giá trị tiêu biểu. Lấy ví dụ như Skype, công ty này gần như không phải gánh chịu bất kỳ một khoản chi phí vốn nào bởi hệ thống điện thoại thông qua mạng Internet được xây dựng dựa trên khả năng xử lý ít được khai thác trước đó – chính là những chiếc máy tính cá nhân của các khách hàng của Skype. Hay Google cũng là một ví dụ tương tự, trang này được hình thành dựa trên sự đóng góp, cùng nhau chia sẻ của người sử dụng: Công cụ tìm kiếm Google hoạt động dựa vào sự tổng hợp bằng thuật toán học các đường truyền liên kết giữa các website khác nhau, còn hệ thống đặt quảng cáo thì dựa trên những số liệu thu thập được từ phản ứng truy cập của khách hàng. làm cho một số công ty như Google, eBay, Wikipedia trở thành những công ty có lợi thế cạnh tranh vào bậc nhất thế giới Ảnh nguồn: kevinnations.com Những gì tôi đã trình bày với các bạn không đồng nghĩa với việc tôi cho rằng các bạn có thể (hoặc nên ngay lập tức) chuyển đổi công ty của mình thành một Google hay Skype thứ hai. Mà như bạn đã biết, hình kinh doanh của các công ty này chủ yếu dựa trên sự đóng góp của người sử dụng. hình đóng góp cộng đồng Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ được bản chất sức mạnh của hiện tượng này, giống như điều mà tôi vừa làm được, và cần phải học hỏi được điều gì đó từ số lượng ngày càng tăng lên những công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp truyền thống (như Honda, Procter & Gamble, Best Buy, hay Hyatt) đang bắt đầu đổi mới theo hình này. Những công ty này đã bắt đầu tận dụng sự đóng góp của khách hàng vào việc cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tạo ra những loại hình kinh doanh mới, giảm thiểu chi phí, khuyến khích tăng thành quả hoạt động của nhân viên và nhiều mục đích khác nữa… Khái niệm về hình đóng góp, chia sẻ cộng đồng người sử dụng không còn là quá mới mẻ. Tuy nhiên, như tôi vừa đề cập tới, các công ty – không ngoại trừ cả những gã khổng lồ Internet hay những cây đại thụ hoạt động theo phương thức truyền thống – đã chủ động tạo ra một điều cái gì đó mà cá nhân tôi gọi là hình đóng góp cộng đồng. Các công ty này đã tạo ra một số cách thức có thể tổng hợp cũng như khuyến khích những đóng góp hoặc phản ứng từ phía cộng đồng người sử dụng, mà những đóng góp hoặc phản ứng này (xét trên một khía cạnh nào đó) sẽ rất hữu ích cho người khác. Cộng đồng người sử dụng ở đây có thể được hiểu là các khách hàng thông thường, những khách hàng tiềm năng, nhân viên của công ty, thậm chí là những người từ trước tới nay không hề có bất kỳ một mối liên hệ nào với công ty. . là mô hình đóng góp cộng đồng. Các công ty này đã tạo ra một số cách thức có thể tổng hợp cũng như khuyến khích những đóng góp hoặc phản ứng từ phía cộng đồng người sử dụng, mà những đóng góp. Google hay Skype thứ hai. Mà như bạn đã biết, mô hình kinh doanh của các công ty này chủ yếu dựa trên sự đóng góp của người sử dụng. Mô hình đóng góp cộng đồng Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ được. người này cũng không được trả bất kỳ một khoản thù lao nào). Mô hình đóng góp cộng đồng Trong một vài trường hợp khác, sự đóng góp này không thể hiện rõ ràng, trực tiếp như là cốt lõi của

Ngày đăng: 01/07/2014, 11:20

w