1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ngân hàng Lý 11

15 319 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bài 1: Điện tích. Định luật culông. Câu 1: Trong những cách sau cách nào có thể nhiễm điện cho một vật? A. Cọ chiếc bút lên tóc. B. Đặt một thanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện. C. Đặt một vật gần một nguồn điện. D. Cho một vật tiếp xúc với quả pin. Câu 2: Trong các hiện tượng sau, hện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nhiễm điện. A. Chim thường xù lông về mùa đông. B. Về mùa đông lược dĩnh nhiều tóc khi trải tóc. C. Ô tô thường thả một chiếc xích sắt kéo lê trên đường. D. Sét giữa các đám mây. Câu 3: điện tích điểm là: A. Điện tích coi như tập trung tại một điểm. B. Vật chứa rất ít các điện tích. C. Vật có kích thước rất nhỏ. D. Điểm phát ra điện tích. Câu 4: Về sự tương tác điện, nhận định nào dưới đây không đúng? A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau. B. Các điện tích khác loại thì hút nhau. C. Hai thanh thủy tinh cùng cọ sát vào lụa, nếu đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau D. Hai thanh nhựa nếu cùng cọ sát lên len dạ, khi đặt gần nhau thì hút nhau Câu 5: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không giảm xuống 2 lần thì lực tương tác giữa chúng. A. Tăng 4 lần. B. Tăng 2 lần. C. Giảm 4 lần. D. Giảm 2 lần. Câu 6: nhận xét không đúng về điện môi là: A. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1. B. hằng số điện môi của chân không là 1. C. Hằng số điện môi của môi trường cho biết độ lớn lực tương tác giữa điện tích đặt trong một trường đó nhỏ hơn lực tương tác đặt trong chân không bao nhiêu lần. D. điên môi là môi trường cách điện. Câu 7: có thể dùng định luật culông để tính lực tương tác trong các trường hợp nào sau đây? A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm điện đặt gần nhau. B. Tương tác giữa một thanh nhựa và một thanh thủy tinh nhiễm điện đặt gần nhau. C. Tương tác giữa hai quả cầu nhỏ nhiễm điện đặt xa nhau. D. Tương tác giữa một thanh nhựa và một quả cầu nhỏ đặt gần nhau. Câu 8: cho hai điện tích có độ lớn không đổi đặt gần nhau và có khoảng cách không đổi, lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi chúng cùng được đặt trong A. Nước nguyên chất. B. Thủy tinh. C. Dầu hỏa. D. chân không. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D A B C D Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích. Câu 1: Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Proton mang điện dương là +1,6.10 -19 C. B. Khối lượng của Proton Xấp xỉ khối lượng nơtron. C. Tổng số hạt Proton và hạt Nơ tron luôn bằng số electron. D. Điện tích của Proton và của electron gọi là điện tích nguyên tố. Câu 2: Hạt nhân của nguyên tử ôxi có 8 Proton và 9 Nơtron, số electron của nguyên tử là: A. 9; B. 16; C. 17; D. 8. Câu 3: Nguyên tử thừa -1,6.10 -19 C khi nhận thêm Một electron thì nó A. sẽ là Ion dương; B. Vẫn là Ion âm; C. Trung hòa về điện; D. Có điện tích không xác định được. Câu 4: Điều kiện nào dưới đây khi nói về một vật dẫn điện là không đúng? A. Vật phải có nhiệt độ phòng; B. Vật có chứa các điện tích tự do; C. Vật phải mang điện tích; D. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại; Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D B B Bài 3:Điện trường, cường độ điện trường. Câu 1: Điện trường là A. Môi trường không khí bao quanh điện tích; B. Môi trường chứa các điện tích; C. Môi trường đẫn điện; D. Môi trường bao quanh điện tích, tác dụng truyền lực điện. Câu 2: Cường độ điện trường tại mỗi điểm đặc trưng cho A. thể tích vùng có từ trường lớn hay nhỏ. B. điện trường tại vùng đó lớn hay nhỏ. C. tác dụng lực điện trường lên điện tích đặt tại điểm đó. D. tốc độ dịch chuyển của điên tích tại điểm đó. Câu 3: Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng hai lần thì độ lớn của cường độ điện trường A. tăng hai lần. B. giảm hai lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần. Câu 4: Vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều A. cùng chiều với chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử dương đặt tại điểm đó. B. cùng chiều với chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử đặt tại điểm đó. C. Phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử tại điểm đó. D. Phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C C A Bài 4: Công của lực điện . Câu 1: Công của lực điện phụ thuộc vào A. vị trí của điểm đầu điểm cuối của đường đi. B. Cường độ điện trường. C. Hình dạng của đường đi. D. Độ lớn của điện tích bị di chuyền. Câu 2: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho A. khả năng tác dụng lực của điện trường. B. phương, chiều của cường độ điện trường. C. khả năng sinh công của điện trường. D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường. Câu 3: Chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng hai lần thì công của điện trường A. chưa đủ giữ kiện để kết luận. B. tăng hai lần. C. giảm hai lần. D. không thay đổi. Câu 4: Công của lực điện trường khác o trong khi các điện tích A. dịch chuyển giữa hai điểm khác nhau cắt các đường sức. B. Dịch chuyển vuông góc cắt các đường sức. C. Dịch chuyển hết trong quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường. D. Dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A A E. Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế. Câu 1: Điện thế là đại lượng dắc trưng cho điện trường về A. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường. B. khả năng sinh công tại một điểm. C. khả năng tác dụng lực tại một điểm. D. khả năng tác dụng lực tại các điểm khác nhau trong vùng không gian có điện trường. Câu 2: khi độ lớn của điện tích thử tăng lên gấp đôi thì điện thế tị điểm đó A. không đổi. B. tăng gấp đôi. C. giảm một nửa. D. tăng gấp 4. Câu 3: Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, vậy 1 vôn bằng: A. 1J.C; B. J/C; C. N/C; D. J/N. Câu 4: Trong những nhận định dưới đây nhận định nào không đúng? A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích trong điện trường B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C. C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó. D. Phụ thuộc vào vị trí giữa hai điểm đó. Câu 5: Quan hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế giữa hai điểm và độ dài hình chiếu của đường thẳng nối hai điểm trên phương đường sức là biểu thức? A. U = E.d; B. U = E/d; C. E = U.d; E =d/U Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A C A A Bài 6: Tụ điện Dòng điện trong chất bán dẫn Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về điện trở của chất bán dẫn? A. điện trở của chất bán dẫn thay đổi khi nhiệt độ chất bán dẫn thay đổi. B. điện trở của chất bán dẫn thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào. C. điện trở của chất bán dẫn phụ thuộc vào bản chất. D. điện trở của chất bán dẫn không phụ thuộc vào kích thước. Câu 2: Silíc khi pha tạp chất asen thì có bán dẫn A. mang điện âm và là bán dẫn loại n. B. mang điện âm và là bán dẫn loại p. C. Mang điện dương và là bán dẫn loại n. D. Mang điện dương và là bán dẫn loại p. Câu 3: Silic pha tạp chất nào thì không có bán dẫn loại p A. Bo. B. Nhôm. C. Gali. D. Phốt pho. Câu 4: Lỗ trống là A. Một hạt có khối lượng bằng khối lượng của electron nhưng mang điện tích dương. B. Một Ion dương có thể di chuyển tự do trong chất bán dẫn. C. Một vị trí liên kết bị thiếu electron nên mang điện dương. D. Một vị trí có lỗ nhỏ trên bề mặt chất bán dẫn. Câu 5: Pha tạp chất Đono vào Silic sẽ làm A. mật độ electron dẫn trong chất bán dẫn lớn hơn so với mật độ lỗ trống. B. mật độ lỗ trống dẫn trong chất bán dẫn lớn hơn so với mật độ electron . C. các electron liên kết chặt chẽ hơn với hạt nhân. D. Các Ion trong chất bán dẫn có thể dịch chuyển. Câu 6: Trong các chất sau, tạp chất nhận là: A. Nhôm. B. Phốt pho. C. Asen. D. Atimon. Câu 7: nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p – n. A. Là chỗ tiếp xúc giữa bán dẫn p và bán dẫn n. B. Lớp tiếp xúc này lớn hơn các lớp lân cận. C. Lớp tiếp xúc dễ dàng cho dòng điện đi qua theo chiều từ bán dẫn n sang bán dẫn p. D. Lớp tiếp xúc dễ dàng cho dòng điện đi qua theo chiều từ bán dẫn p sang bán dẫn n. Câu 8: Tranzito có cấu tạo A. Gồm chất bán dẫn pha tạp loại n(p) nằm giữa hai bán dẫn p(n). B. Gồm 2 chất bán dẫn pha tạp loại p và n tiếp xúc nhau. C. Gồm 4 chất bán dẫn pha tạp loại p và n tiếp xúc nhau. D. Gồm một miếng silic tinh khiết có hình dạng xác định. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A D C A A C A Từ trường Câu 1: Vật liệu nào sau đây không dùng làm nam châm? A. Sắt và hợp chất của sắt. B. Ni ken và hợp chất của Ni ken. C. Cô ban và hợp chất của ni ken. D. Nhôm và hợp chất của nhôm. Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm? A. Mọi nam châm khi nằm cân bằng thì trục của chúng trùng với phương bắc nam B. Các cực của nam châm cùng tên thì đẩy nhau C. Mọi nam châm đều hút được sắt D. Mọi nam châm đều có hai cực Câu 3: Cho hai dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì? A. hút nhau B. đẩy nhau C. không tương tác. D. Đều dao động. Câu4: Lực nào sau đây không phải lực từ? A. lực trái đất tác dụng vào vật nặng. B. lực trái đất tác dụng vào kim nam châm thử ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo hướng bắc nam. C. Lực do nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm nang dòng điện. D. Lực do hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng với nhau. Câu 5: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực từ lên các vật. B. tác dụng lực điện lên các điện tích. C. Tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. D. Tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó. Câu 6: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. C. pháp tuyến tại mỗi điểm hợp với hướng của từ trường một góc không đổi. D. tiếp tuyến tại mỗi điểm hợp với hướng của từ trường một góc không đổi. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong đây dẫn. A. Các đường sức từ là các đường tròn. B. Mặt phẳng chứa các đường sức từ thì vuông góc với dây dẫn. C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái. D. Chiều các đường sức từ không phụ thuộcvào chiều dòng điện. Câu 8: Đường không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm chỉ vẽ được duy nhất một đường sức. B. Các đường sức từ là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường. D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cẳt nhau. Câu 9: khi một nam châm ở trạng thái tự do, khong đạt gần các nam châm và dòng điện. Nó có thể nằm can bằng theo bất cứ phương nào, kim nam châm này đang đặt tại A. địa cực từ. B. xích đạo C. chí tuyến bắc. D. chí tuyến nam. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 D A A A C B D D A Lực từ, cảm ứng từ. Câu 1: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường A. thẳng. B. song song. C. Thẳng song song. D. Thẳng song song và cách đều nhau. Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ? A. đặc trưng cho lực từ về phương diện tác dụng lực từ. B. phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn mang dòng điện. C. trùng với hướng của từ trường. D. có đơn vị Tesla. Câu 3: Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện khong phụ thuộc vào A. độ lớn của cảm ứng từ. B. cường độ dòng điện chỵ trong đay dẫn. C. chiều dài dây dẫn mang dòng điện. D. điện trở của dây dẫn. Câu 4: Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây? A. Vuông góc với day dẫn mang dòng điện; B. Vuông góc với véctơ cảm ứng từ; C. Vuông góc với véctơ cảm ứng từ và dòng điện; D. Song song với các đường sức từ. Câu 5: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều? A. Từ phải sang trái; B. Từ trên xuống dưới; C. Từ trong ra ngoài; D. Từ ngoài vào trong. Câu 6: Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chụi tácdụng lực từ có chiều từ trên xuống dưới, thì cảm ứng từ có chiều A. từ trái sang phải. B. từ trên xuống dưới. C. từ trong ra ngoài. D. từ ngoài vào trong. Câu 7: Nếu lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện tăng hai lần thì độ lớn cảm ứng từ A. vẫn không đổi. B. tăng hai lần. C. giảm hai lần. D. thay đổi. Câu 8: Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng hai lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn A. tăng hai lần B. tăng bốn lần C. không đổi D. giảm hai lần. Câu 9: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1,5 Cm mang dòng điện 10A, đặt vuông góc trong từ trường đều có độ lớn 1,2T. Nó chịu tác dụng của lực từ là: A. 18N B. 1,8N C. 1800N D. 0N. Câu 10: Đặt một dây dẫn thẳng dài 120Cm trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,8T. Dòng điện chạy trong dây dẫn có dòng điện là 20A. Thì lực từ có độ lớn là: A. 19,2N B. 1920N C. 1,92N D. 0N Câu 11: một đoạn dây dẫn thẳng dài 1m mang dòng điện 10A, đặt trong từ trường đều 0,1T thì chịu một lực 0,5N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện. A. 0,5 0 B. 30 0 C. 45 0 D. 60 0 . Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án D B D D C A A B A D B Bài: Từ trường dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt. Câu 1: Nhận dịnh nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? A. Phụ thuộc bản chất dây dẫn; B. Phụ thuộc vào môi trường xung quanh; C. Phụ thuộc vào hình dạng dây dẫn; D. Phụ thuộc vào độ lớn dòng điện. Câu 2: Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây? A. Vuông góc với dây dẫn; B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện; C. Tỉ lệ thuận với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn; D. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn. Câu 3: cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần hơn dây dẫn 2 lần và cường độ dòng diện tăng lên hai lần thì độ lớn cảm ứng từ: A. tăng bốn lần; B. không đổi; C. tăng hai lần; D. giảm bốn lần. Câu 4: Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn mang dòng điên không phụ thuộc A. bán kính dây dẫn. B. bán kính vòng dây. C. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn. D. môi trường xung quanh. Câu 5: Nếu cường độ dòng điện trong dây tròn tăng lên hai lần và đường kính dây tăng lên hai lần, thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây A. không đổi. B. tăng hai lần. C. tăng bốn lần. D. giảm hai lần. Câu 6: Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc A. chiều dài ống dây. B. Số vòng dây của ống dây. C. Đường kính của ống dây. D. Số vòng dây trên một mét chiều dài ống. Câu 7: Khi cường độ dòng điện giảm đi hai lần đường kính ống dây tăng lên hai lần nhưng số vòng dây và chiều dài dây dẫn là không đổi, thì cảm ứng từ sinh bởi dòng điện trong ống dây A. giảm hai lần. B. tăng hai lần. C. khôn đổi. D. tăng bốn lần. Câu 8: Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a, mang hai dòng điện cùng chiều dòng điện và cường độ I thì cảm ứng từ tại các điểm cách đều hai dây dẫn có giá trị là: A. 0. B. 10 -7 I/a. C. 10 -7 I/4a. D. 10 -7 I/2a. Câu 9: Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a, mang hai dòng điện có chiều ngược chiều nhau nhưng cùng cường độ I thì cảm ứng từ tại các điểm cách đều hai dây dẫn có giá trị là: A. 0. B. 2.10 -7 I/a. C. 4.10 -7 I/a. D. 8.10 -7 I/a. Câu 10: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thhẳng dài vô hạn có cường độ 10A đặt trong chân không sinh ra một từ trường tại một điểm cách dây dẫn 50Cm.là: A. 4.10 -6 T. B. 2.10 -7 T. C. 5.10 -7 T. D. 3.10 -7 T. Câu 11: Một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện là 50Cm có cảm ứng từ là 1.2µT. Một điểm cách dây dẫn đó 60Cm thì có cảm ứng từ là: A. 0.4µT. B. 0.2 µT. C. 3.6 µT. D. 4.8 µT. Câu 12 Một điểm cách dây dân thẳng dai vô hạn mang dòng điện 5A có cảm ứng từ 0.4µT. Nếu cường độ dòng điện tăng lên 10Athì cảm ứng từ tại diểm đó là: A. 0.8µT. B. 1.2 µT. C. 0.2 µT. D. 1.6 µT. Câu 13: Một dòng điện chạy trong một dây dân tròn 10 vòng có đường kính 20Cm với cường độ 10A thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là : A. 0.2 π mT. B. 0.02 π mT. C. 20 π mT D. 0.2mT. Câu 14: Một dây dẫn tròn mang dòng điện 20A, tâm vòng dây có cảm ứng từ 0.4 π mT. Nếu dòng điện qua vòng dây giảm 5A so với ban đầu thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn là: A. 0.3 π mT. B. 0.5 π mT. C. 0.2 π mT. D. 0.6 π mT. Câu 15: Một ống dây dài 50Cm có 1000 Vòng dây dẫn tròn mang một dòng điện 5A độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là: [...]... quỹ đạo A 20Cm B 21 Cm C 22 Cm D 200 /11 Cm Câu 16: Người ta cho một electron bay với vận tốc 3,2.106m/s.bay vuông góc với các đường sức của một từ trường đều có độ lớn của cảm ứng từ 0.91mT, bán kính quỹ đạo là 2Cm Biết độ lớn điện tích tích của electron 1,6.10-19C Khối lượng của electron là: A 9,1.10-31kg B 9,1.10-29kg C 10-31kg D 10-29kg Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D D D A A... 10: một điện tích 10-6C, bay với vận tốc 104m/s xiên góc 300,so với các đường súctwf của một từ trường đều có độ lớn 0.5T Độ lớn Lực lo-zen-xơ tác dụng lên điện tích: A 25µN B 25 2 mN C 25N D 2,5N Câu 11: hai điện tích q1 = 10µC vaf ddieenj tichs q2 bay cùng hướng, cùng vận tốc vào một từ trường đều Lực lo-zen-xơ tác dụng lần lượt lên hai điện tích là 2.10-8N và 5.10-8N Độ lớn của điện tích q2 là: A... loại dây có tiết diện 0.5mm sao cho các vòng đây sát nhau Khi cho dòng điện 20A chạy qua thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là: A 4mT B 8mT C 8 π mT D 4 π mT Câu hỏi Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 A D A A B D A A D A A B A A B Bài lực lo-zen-xơ Câu 1: Lực lo-zen-xơ là: A là lực dòng điện trái đất tác dụng lên vật B lực điện tác dụng lên điện tích C Lực từ tác dụng lên dòng điện . trong dây dẫn có dòng điện là 20A. Thì lực từ có độ lớn là: A. 19,2N B. 1920N C. 1,92N D. 0N Câu 11: một đoạn dây dẫn thẳng dài 1m mang dòng điện 10A, đặt trong từ trường đều 0,1T thì chịu một. giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện. A. 0,5 0 B. 30 0 C. 45 0 D. 60 0 . Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án D B D D C A A B A D B Bài: Từ trường dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt. Câu. tại một điểm cách dây dẫn 50Cm.là: A. 4.10 -6 T. B. 2.10 -7 T. C. 5.10 -7 T. D. 3.10 -7 T. Câu 11: Một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện là 50Cm có cảm ứng từ là 1.2µT. Một

Ngày đăng: 01/07/2014, 11:00

Xem thêm: Ngân hàng Lý 11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w