Trường thực tập: Phan Châu Trinh GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Năm Ngày soạn: 02/03/2010 Người soạn: Chu Văn Tài Khối lớp: 11 Giáo viên hướng dẫn: Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Năm Chương trình: Nâng cao Tiết 56: KHÁI NIỆM VỀ TECPEN I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức HS biết: - Sơ lược về tecpen, thành phần và đặc điểm cấu tạo của một vài dẫn xuất chứa oxi của tecpen. - Nguồn tecpen thiên nhiên và sơ lược về phương pháp khai thác. - Ứng dụng của tecpen trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. 2. Về kĩ năng: Quan sát mô hình phân tử của một số tecpen cụ thể, rút ra nhận xét về thành phần cấu tạo. Giải được bài tập có nội dung liên quan. 3. Tình cảm, thái độ: Thấy được sự gần gũi của hoá học trong đời sống. II. Chuẩn bị: Bài giảng điện tử, thí nghiệm nước cà chua làm mất màu nước brôm. III. Phương pháp: Nghiên cứu, hoạt động nhóm. IV. Thiết kế hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Làm câu 4a trang 169 SGK. - Phân biệt 4 khí sau: ; propan; buta–1,3–đien; SO 2 . 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung CH 2 CH 2 CH C CH CH 2 H 2 C CH 3 CH 3 -HS nhận xét, mở đầu có những hình dung về tecpen. I. THÀNH PHẦN, CẤU TẠO VÀ DẪN XUẤT: 1.Thành phần: - Tecpen là tên gọi nhóm hiđrôcacbon không no có CT chung là (C 5 H 8 ) n n ≥ 2, thường gặp trong giới thực vật. - Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo mộc như chàm, thông, sả, quế, chanh… 2. Cấu tạo: - Phân tử tecpen có cấu tạo mạch hở hoặc mạch vòng và có chứa các liên kết đôi C=C. Giáo sinh thực tập: Chu Văn Tài Trang 1 Trường thực tập: Phan Châu Trinh GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Năm CH CH 2 CH C H 2 C CH 2 H 2 C CH 3 CH 3 CH 2 OH CH 2 OH OH - Có các nối đôi trong phân tử. - Màu dd bị mất, như vậy có liên kết đôi trong phân tử, chính phản ứng cộng vào nối đôi làm mất màu dd. - Công thức phân tử thường là (C 5 H 8 ) n , n ≥ 2. - Không phải khi nào cũng có công thức là (C 5 H 8 ) n . - HS tìm hiểu SGK, nhận xét về nguồn tecpen trong thiên nhiên. + Có nhiều trong thực vật. + Có cả ở trong cơ thể động vật. 3.Một vài dẫn xuất của tecpen: a)Loại mạch hở: C 10 H 18 O C 10 H 20 O Geraniol Xitronelol - Geraniol trong tinh dầu hoa hồng. - Xitronelol có trong tinh dầu xả b)Loại mạch vòng : C 10 H 20 O C 10 H 18 O Mentol Menton - Mentol và menton trong tinh dầu bạc hà. (dùng làm dược phẩm, hương liệu bánh kẹo…) II. NGUỒN TECPEN THIÊN NHIÊN: 1.Nguồn tecpen thiên nhiên: - Tecpen và dẫn xuất chứa oxi của tecpen thường nằm trong: lá thân, hoa, quả, rễ… thực vật. - Nhiều tecpen công thức C 10 H 16 , C 15 H 24 có trong quả, lá và nhựa của loài thông. - Các dẫn xuất chứa oxi cùa tecpen cũng rất phổ biến và quan trọng: retinol (vitamin A, C 20 H 29 OH) có trong lòng đỏ trứng, dầu gan cá… Phitol (C 20 H 39 OH) dạng este có trong chất diệp lục của cây xanh… 2. Khai thác tecpen: - Chưng cất với hơi nước để lôi cuốn lấy tinh dầu từ các bộ phận chứa nhiều tinh dầu của thức vật. 3. Ứng dụng của tecpen: - Dùng làm hương liệu trong CN mĩ phẩm - Công nghiệp thực phẩm, sản xuất dược phẩm. Giáo sinh thực tập: Chu Văn Tài Trang 2 Trường thực tập: Phan Châu Trinh GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Năm O Hoạt động 1: - Vào bài GV giới thiệu một số tecpen gần gũi với đời sống: tinh dầu dứa, chanh, quế, cam, sả, tinh dầu chàm mà các ứng dụng của nó như trong nước hoa, dầu gội, kẹo cao su, dầu gió… - GV viết kèm một số CTCT tecpen. C 10 H 16 Oximen Có trong tinh dầu lá húng quế. C 10 H 16 limonen Có trong tinh dầu chanh, bưởi. - Nhận xét cấu tạo trong lk của tecpen? - GV làm thí nghiệm tecpen (licopen) làm mất màu dd Brôm, học sinh nêu hiện tượng? Giải thích hiện tượng. - Ngoài ra có một số tecpen như C 15 H 24 (α- ceđren, β-ceđren…) => nhận xét công thức phân tử? Vậy có phải khi nào tecpen cũng có công thức chung là (C 5 H 8 ) n , n ≥ 2? - C 40 H 56 (caroten, licopen…) cũng là một tecpen, nhưng không thuộc dạng (C 5 H 8 ) n , n ≥ 2. - GV nêu một số dẫn xuất chứa oxi của tecpen và ứng dụng - HS tìm hiểu, nghiên cứu thêm SGK giải thích hình vẽ. -HS tìm hiểu ứng dụng của tecpen. Giáo sinh thực tập: Chu Văn Tài Trang 3 Trường thực tập: Phan Châu Trinh GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Năm thực tế (có chiếu hình). Hoạt động 2 : - Trong thiên nhiên tecpen có ở đâu? - GV giới thiệu phương pháp cơ bản khai thác tecpen là phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước + Chiếu hình 6.8 SGK đặt vấn đề yêu cầu HS mô tả phương pháp sử dụng trong phòng thí nghiệm? + GV chiếu hình động flast, đồng thời bổ sung giải thích quy trình. + Cho HS quan sát hình mô tả phương pháp sử dụng trong công nghiệp, giải thích thêm. 4. Củng cố: - Nhấn mạnh lai kiến thức trọng tâm của bài: + Đặc điểm cấu tạo phân tử của tecpen: Công thức chung thường là (C 5 H 8 ) n , n ≥ 2, có các lk đôi trong cấu tạo phân tử. + Tồn tại nhiều trong tinh dầu thảo mộc và gan cá, đặc biêt là gan cá biển (cá mập). + Ứng dụng rộng rãi của tecpen và dẫn xuất trong đời sống. Sử dụng bài tập 4 trang 173 SGK. 5. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập: 1, 2, 3, 5, 6 trang 173 – 174 SGK. - Chuẩn bị bài mới: Đọc bài42 để trả lời các câu hỏi sau đây: + Trình bày danh pháp và cấu trúc của ankin? + So sánh cấu tạo của anken và ankin, cho biết chúng có những tính chất nào giống và khác nhau? 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy Giáo sinh thực tập: Chu Văn Tài Trang 4 Trường thực tập: Phan Châu Trinh GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Năm Đà Nẵng, ngày 04 tháng 03 năm 2010. BGH Duyệt GVHD Nguyễn Thị Ngọc Năm Giáo sinh thực tập: Chu Văn Tài Trang 5 . bánh kẹo…) II. NGUỒN TECPEN THIÊN NHIÊN: 1.Nguồn tecpen thiên nhiên: - Tecpen và dẫn xuất chứa oxi của tecpen thường nằm trong: lá thân, hoa, quả, rễ… thực vật. - Nhiều tecpen công thức C 10 H 16. 56: KHÁI NIỆM VỀ TECPEN I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức HS biết: - Sơ lược về tecpen, thành phần và đặc điểm cấu tạo của một vài dẫn xuất chứa oxi của tecpen. - Nguồn tecpen thiên nhiên. dung về tecpen. I. THÀNH PHẦN, CẤU TẠO VÀ DẪN XUẤT: 1.Thành phần: - Tecpen là tên gọi nhóm hiđrôcacbon không no có CT chung là (C 5 H 8 ) n n ≥ 2, thường gặp trong giới thực vật. - Tecpen