1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng văn hóa hồ chí minh với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, Đậm Đà bản sắc văn hóa dân tộc

39 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Văn Hóa Hồ Chí Minh Với Sự Nghiệp Xây Dựng Nền Văn Hóa Tiên Tiến, Đậm Đà Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Võ Văn Lộc, Nguyễn Phan Trà My, Hoàng Thị Hồng Nhung, Bùi Nguyễn Hồng Quân, Tiêu Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Cẩm Trang, Phạm Thành Vương
Người hướng dẫn Th.S Lê Hoài Nam
Trường học Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 19,75 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề tài: TƯ TƯỞNG VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NỀN VĂN

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài:

TƯ TƯỞNG VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Lớp học phần: DHMK18CTT

422000128803Nhóm: 3

GVHD: Th.S Lê Hoài Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài:

TƯ TƯỞNG VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

& 1.2.1

A

2 Võ Văn Lộc 22671491

Nội dungChương 1:

1.2.2

A

Trang 3

3 Nguyễn Phan

Trà My 22670131

Nội dungChương 1: 1.3 A

A

7 Nguyễn Thị

Cẩm Trang 22666471

Nội dungChương 1: 1.4 A

8 Phạm Thành

Nội dungChương 2: 2.3

& 2.4

A

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ 11

1.1 KHÁI NIỆM 11

1.2 MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ VĂN HOÁ VÀ QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VỚI CÁC LĨNH VỰC KHÁC 12

1.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá 12

1.2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hoá với các lĩnh vực khác 13

1.3 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ.16 1.3.1 Văn hoá là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng 16

1.3.2 Văn hoá là một mặt trận 21

1.3.3 Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân 22

1.4 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ MỚI 24

Chương 2: XÂY DỰNG VĂN HOÁ VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 28

2.1 XÂY DỰNG VĂN HOÁ VIỆT NAM HIỆN NAY (THỰC TRẠNG) 28 2.2 THUẬN LỢI (THÀNH TỰU) 30

2.3 KHÓ KHĂN 32

2.4 GIẢI PHÁP 33

KẾT LUẬN 35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤ LỤC 38

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài (những lí do chọn đề tài)

_ Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiệntrình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định Riêng phần mình,Chủ tịch Hồ Chí Minh có phần định nghĩa riêng về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồncũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh rangôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sửdụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa

_Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của

nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòihỏi của sự sinh tồn” Trong mối quan hệ với chính trị và kinh tế, văn hoá khôngthể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụchính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Văn hoá giữ một vai trò quantrọng trong việc phát triển đất nước

_Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, văn hoá có phát triển thì xã hội đómới phát triển và vững mạnh Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vănhoá là một điều thiết thực và cần được chú ý, để ý

=> Đó là những lý do để chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Tư tưởng văn hóa

Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” làm tiểu luận môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trang 6

số thiếu sót.

_Đầu tiên, bài luận án “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự nghiệp xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố HồChí Minh hiện nay” của nghiên cứu sinh Hồ Ngọc Vinh từ Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn đã phân tích tác động của những điều kiện lịch

sử - xã hội và tiền đề ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh vềvăn hóa, phân tích nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và ýnghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, làm rõ sự nghiệp xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố HồChí Minh thời gian qua, đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế vànguyên nhân trong sự nghiệp xây dựng văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh.Qua đó, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nângcao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với sự nghiệp xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thành phố HồChí Minh hiện nay Thế nhưng các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thựctiễn hoặc những vấn đề còn bỡ ngỡ cần phải tiếp tục nghiên cứu

Trang 7

_Thứ hai, bài tiểu luận của Mai Nguyễn đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội đãlàm rõ những nhận thức về nền văn hóa, giải thích luận điểm nền văn hóa ViệtNam là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và bài luận đã nói lênthực trạng và đưa ra giải pháp tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay và những hạn chế Tuy nhiên,những giải pháp được nêu trong bài chỉ mang tính tham khảo, chưa đi sâu vàophân tích và làm rõ tính cần thiết cũng như tính thực tế, không mang lại hiệuquả Chưa nêu rõ ý nghĩa thực tiễn và khoa học

_Cuối cùng là Tiểu luận Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc của Thư viện Hành chính đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh vềvăn hóa, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới đấtnước hiện nay, phân tích thực trạng cũng như hạn chế của nền văn hóa hiện nay

Dù khá đầy đủ nhưng bài luận vẫn chưa đi sâu vào nội dung tư tưởng của HồChí Minh về văn hóa, chưa phân tích nhiều khía cạnh của văn hóa mà chỉ nói

sơ, chung chung Ngoài ra thì thực trạng của vấn đề chưa được phân tích rõràng, còn khá mơ hồ cho người đọc

Hnh 1: Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

_ Mục đích:

 Trang bị cho sinh viên một cách đầy đủ, toàn diện về nhận thức Qua đó giúpsinh viên có cái nhìn khái quát, biết vận dụng kiến thức đó với tình hình thựctiễn của đất nước, liên hệ với bản thân qua tu dưỡng rèn luyện theo phongcách Hồ Chí Minh

 Khai thác năng lực làm việc nhóm, phân chia công việc cho mỗi thành viên.Tìm hiểu rõ nội dung về Tư tưởng hồ Chí Minh về văn hóa Tìm kiếm cáinguồn thông tin tham khảo từ mọi nguồn: sách, báo chí, giáo trình, mạngInternet,…Vận dụng các kiến thức cơ bản và liên hệ với tình hình thực tiễncủa đất nước

 Tổng kết lý thuyết về văn hóa, nêu rõ thực trạng, thành tựu, hạn chế và đưa

ra các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề

Trang 9

_Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết: tổng hợp lại các lý thuyết tìmhiểu được một cách ngắn gọn, cụ thể với nội dung chính xác Đặc biệt cầnnắm rõ những lưu ý hay ý nghĩa của đề tài một cách rõ ràng

 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu thực tiễn dựa trên việc quansát, điều tra, thực nghiệm trong thực tiễn để tìm hiểu các yếu tố tác động đếnvấn đề nghiên cứu, đo lường mức độ tác động và rút ra luận điểm

 Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp: phân tích những lý thuyết, dữliệu thu thập được để nhận thức, phát hiện và khai thác thêm các khía cạnhkhác nhau nhằm chọn lọc thông tin và đưa ra các ý chính cần thiết phục vụ

đề tài

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

_Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về các vần đề

văn hoá về giáo dục, văn nghệ và đời sống trước và sau năm 1969 Các chủtrương chính sách của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử, khẳng định rõ vai tròcủa Hồ Chí Minh trong việc duy trì và phát triển nền văn hoá của nước CộngHoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

_Phạm vi nghiên cứu: Bởi đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng lớn,

nhóm sẽ chỉ nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá trong hai giaiđoạn là giai đoạn trước năm 1969 và giai đoạn sau năm 1969

Trang 10

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học:

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống văn hoá tốt đẹp, trong lịch sử cũngnhư trong hiện tại, các yếu tố đó tác động rất lớn đến sự phát triển đất nước.Tiếp thu những nhận thức quan trọng vai trò của văn hoá trong kho tàng tri thứcnhân loại, lối sống đề cao văn hoá, đạo đức của dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớmkhẳng định vị trí nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực phát triển của vănhoá Văn hoá chính là yếu tố cốt lõi trong phát triển đất nước hài hoà, bền vững.Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mới với những thuận lợi và cả nhữngthách thức mới Trong bối cảnh đó chỉ có văn hoá mới có thể giải quyết các mâuthuẫn đang tồn tại và ngày càng gay gắt Văn hoá với những vai trò của nó cầnđược phát triển hơn nữa vì mục tiêu tiến bộ nhân loại, ổn định và hoà bình thếgiới

- Ý nghĩa thực tiễn:

Để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của văn hoá đối với các mục tiêu củaĐảng đề ra cũng như đối với sự phát triển đất nước, đòi hỏi Đảng và Nhà nướcphải kiên trì chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa theo triết lý pháttriển Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc lênmột tầm cao mới, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới để văn hóaViệt Nam vẫn giữ được “cốt cách” dân tộc, vừa theo kịp bước tiến chung củanhân loại Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, xây dựng nếp sống văn hoá

ở cơ sở, phát huy chức năng giáo dục của văn hoá gia đình, đầu tư thích đángcho con người cũng chính là xây dựng nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển đấtnước, không chỉ giáo dục tri thức mà còn phải rèn luyện văn hoá đạo đức, chủnghĩa yêu nước

Trang 11

7 Cấu trúc của tiểu luận

_Mở đầu

_Nội dung:

 Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá

 Chương 2: Xây dựng văn hoá Việt Nam hiện nay theo tư tưởng HồChí Minh

_Kết luận

_Tài liệu tham khảo

_Phụ lục

Trang 12

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ

1.1 KHÁI NIỆM

_Khái niệm văn hóa có nội hàm phong

phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có

rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn

hóa Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,

khái niệm văn hóa được hiểu theo cả

ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp

_Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu

văn hóa là toàn bộ những giá trị vật

chất và tinh thần do loài người sáng

tạo ra với phương thức sử dụng chúng,

nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời

đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người

_Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, vănhọc, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và cácphương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Vănhóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loàingười đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinhtồn”

_Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệmphiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại

_Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đềcần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội,văn hóa Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”

Hnh 2: Khái niệm văn hoá

Trang 13

_Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ởviệc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ,…

1.2 MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ VĂN HOÁ VÀ QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VỚI CÁC LĨNH VỰC KHÁC

1.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá

_Từ những cơ sở khách quan, khoa học, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớmđưa ra khái niệm văn hóa, quan điểm xây dựng nền văn hóa dân tộc Người đúc kếtnội hàm khái niệm văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộcsống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phápluật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằngngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phátminh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạtcùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhucầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Khái niệm văn hóa mà Chủ tịch Hồ ChíMinh nêu ra đã khái quát nội dung rộng nhất của phạm trù văn hóa, bao hàm cáchoạt động vật chất và tinh thần của con người cùng với các giá trị mà con ngườisáng tạo ra; đồng thời, khái niệm văn hóa của Người cũng chỉ ra nhu cầu sinh tồncủa con người với tư cách chủ thể hoạt động của đời sống xã hội chính là nguồngốc, động lực sâu xa của văn hóa

12

Hnh 3: Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá

Trang 14

1.2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hoá với các lĩnh vực khác

_Từ sau Cách mạng Tháng Tám -Năm 1945, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định

là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng Văn hóa có mốiquan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu củađời sống xã hội và được nhận thức như sau:

+ Trong quan hệ văn hóa với chính trị:

Hnh 4: Quan hệ văn hoá với chính trị

Trang 15

dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh nêu rõ: "Văn hóa hóa kháng chiến, khángchiến hóa văn hóa", hoặc đường lối kháng chiến toàn diện, thi đua trên mọi lĩnhvực, là với ý nghĩa như vậy Theo đó, một phong trào văn hóa cách mạng, vănhóa kháng chiến đã diễn ra rất sôi động, góp phần đắc lực vào thắng lợi của sựnghiệp kháng chiến kiến quốc.

Tóm lại, Hồ Chí Minh cho rằng, nước Việt Nam thuộc địa, trước hết phải giảiphóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân

Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển

+ Trong quan hệ với kinh tế:

Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ rõkinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựngkiến trúc thượng tầng Người cho rằng, "cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiết rồi, vănhóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được" Trong xây dựng chủnghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã tổng kết: Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phảiphát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhândân ta" Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, văn hóa khônghoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế.Tómlại, sự phát triển của chinh trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển; ngượclại, mỗi bước phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa

14

Hnh 5: Quan hệ văn hoá với kinh tế

Trang 16

+ Quan hệ văn hoá với xã hội:

Theo Hồ Chí Minh, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng.Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển Người nói: “xã hội thếnào, văn nghệ thế ấy” Văn học nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú,nhưng chế độ nô lệ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn không thểphát triển được Phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về taynhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lênđịa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa

+ Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại:

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dântộc Việt Nam, là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưucủa con người Việt Nam.Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhânloại Theo Người,mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóaViệt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ

Hnh 6: Quan hệ văn hoá với xã hội

Trang 17

1.3 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ

Hồ Chí Minh coi văn hóa như một phần quan trọng trong cuộc sống và cách mạng.Ông nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong việc hình thành tinh thần cộng đồng, giáodục nhân dân, và đặc biệt là trong việc tạo lập lòng yêu nước và tinh thần đoàn kếtquốc gia Ông khuyến khích sự sáng tạo văn hóa để thúc đẩy phong trào cách mạng

và xây dựng xã hội mới

1.3.1 Văn hoá là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng

_Văn hoá là mục tiêu Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Như vậy, cùng vớichính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trìnhcách mạng

Theo quan điểm Hồ Chí Minh,văn hóa là mục tiêu - nhìn mộtcách tổng quát - là quyền sống,quyền sung sướng, quyền tự do,quyền mưu cầu hạnh phúc; là khátvọng của nhân dân về các giá trịchân, thiện, mỹ Đó là một xã hộidân chủ - dân là chủ và dân làmchủ - công bằng, văn minh, aicũng cơm ăn áo mặc, ai cũngđược học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luônluôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triểntoàn diện

Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho một xã hội phát triển bền vững với ba trụ cột là bềnvững về kinh tế, xã hội và môi trường Chúng ta có thể nhận thức ở những mức độ

Hnh 7: Văn hoá là mục tiêu

Trang 18

khác nhau trong di sản Hồ Chí Minh về các mục tiêu của Chương trình nghị sựXXI, một phần quan trọng của chiến lược phát triển bền vững

_Văn hóa là động lực Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển Di sản Hồ ChíMinh cho ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm động lực vậtchất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực Tất cả quy

tụ ở con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa Theo Người, vì lẽsinh tồn cũng như mục đích sống, loài người mới tạo ra hàng loạt yếu tố cấu thànhvăn hoá cả vật chất lẫn tinh thần Hồ Chí Minh là người hoạt động chính trị, chonên có thể thấy rõ đường lối chính trị của Người luôn thấm đượm tinh thần vănhoá Tuy nhiên, nếu tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ ChíMinh, động lực có thể nhận thức ở các phương diện chủ yếu sau:

+Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân

đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ Tư duy biện chứng,độc lập, tự chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên là một động lực lớn dẫn đến tưtưởng và hành động cách mạng có chất lượng khoa học và cách mạng

Hnh 8: Văn hoá chính trị

Trang 19

+Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cáchmạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cáchmạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra các quan điểm cơ bản định hướng cho việcxây dựng nền văn nghệ cách mạng: Văn hóa, văn nghệ là một mặt trận, người hoạtđộng văn hóa, nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắcbén trong đấu tranh cách mạng Nội dung này là sự nhấn mạnh quan điểm của Chủtịch Hồ Chí Minh trong khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa, văn nghệ trong sựnghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa cũng có tầm quan trọng như mặt trận quân

sự, chính trị, kinh tế Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những năm 20 thế

kỷ XX và tiếp tục được phát triển qua các giai đoạn cách mạng sau này Ý nghĩacủa quan điểm về mặt trận văn hóa, chiến sĩ văn hóa là: “Văn hóa, nghệ thuật cũngnhư mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chínhtrị” “Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức làphụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân Nói tóm tắt là phảiđặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết” Đốivới mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và tự do của văn nghệ sĩ, Người luôn chỉ rõ:dân tộc bị áp bức thì văn nghệ sĩ cũng mất tự do Văn nghệ muốn tự do phải tham

gia cách mạng

Hnh 9: Văn hoá văn nghệ

Ngày đăng: 07/02/2025, 10:44

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN