Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ
1.4. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ MỚI
* Trước Cách mạng Tháng 8:
_Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh, trong khi tố cáo nền giáo dục thực dân, chính sách ngu dân của Pháp ở Việt Nam, đã quan tâm tới việc xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Trong Chánh cương vắn tắt (1930), Người nêu phương diện xã hội lên hàng đầu, trong đó đề cập “nam nữ bình quyền”, “phổ thông giáo dục theo công nông hoá”. Năm 1943, Người đã có dự định xây dựng nền văn hoá dân tộc gồm 5 điểm lớn. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. Xây dựng xã hội:
mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. Xây dựng chính trị: dân quyền. Xây dựng kinh tế
24 Hnh 15: Chánh cương vắn tắt (1930)
_Tháng 8-1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hoá như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Quan niệm của Hồ Chí Minh đã chỉ ra được nguồn gốc động lực và cấu trúc của văn hoá. Quan điểm này có tính kế thừa, phát triển và có trước khi UNESCO ra đời.
* Kháng chiến chóng Pháp:
_Sau Cách mạng Tháng tám, ngay trong khi đang đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp. Người xác định rõ vai trò của văn hoá, kết hợp chặt chẽ văn hoá với kháng chiến “văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”, kết hợp kháng chiến với kiến quốc. Trong nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá mới, Người lưu ý đến ba nội dung với ý nghĩa là tính chất của nền văn hoá mới: Dân tộc, khoa học, đại chúng.
* Xây dựng chủ nghĩa xã hội:
_Văn hóa, đạo đức thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống song trước hết là các quan hệ xã hội. Sự phát triển cao về văn hóa và đạo đức của xã hội chủ nghĩa thể hiện: xã hội không còn hiện tượng người bốc lột người; con người được tôn trọng,
25
Hnh 16: “Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”
được đảm bảo đối xử công bằng, bình đẳng và các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau.
_Hồ Chí Minh cho rằng: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới “chủ ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo cho nó được thỏa mãn”; “chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường của mình”.
_Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, là tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hòa bình, đoàn kết, ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, việc làm cho mọi người và vì mọi người; không còn phân biệt chủng tộc, không còn gì có thể ngăn cản những người lao động hiểu nhau và thuơng yêu nhau”.
_Chủ nghĩa xã hội đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong các quan hệ xã hội. Đó là xã hội đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân; mọi cộng đồng người đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; ai cũng phải lao động và ai cũng có quyền lao động, ai cũng được hưởng thành quả lao động của mình trên nguyên tắc làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng, tất nhiên là trừ những người chưa có khả năng lao động hoặc không còn khả năng lao động.
=> Tóm lại: Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam có sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Người quan tâm từ sớm, khi đang tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Người chủ trương xây dựng nền văn hoá toàn diện, bao gồm văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội. Đặc biệt Người nhấn mạnh những nét đặc sắc trong đạo đức của nền văn hoá phương Đông. Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá Việt Nam có 3 mặt thống nhất với nhau. Thứ nhất, đó là củng cố, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá dân tộc.
Thứ hai là khắc phục những thiếu hụt của văn hoá truyền thống. Cuối cùng, là tạo ra những giá trị của nền văn hoá tương lai, hoàn thiện nhân cách, hướng con người tới chân, thiện, mỹ.
26
29