1.2 Xác định phạm vi, mục tiêu của hệ thống Hệ thống quản lý thư viện sẽ giúp quản lý cơ sở dữ liệu với số lượng sáchkhông quá lớn, khoảng 100,000 đầu sách.. Ngoài ra, hệ thống sẽ hỗ trợ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN KỸ THUẬT PHẦN MỀM
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ
-*** -Mã đề tài:
1 Tên đề tài
Xây dựng phần mềm quản lý thư viện
2 Mục đích
Xây dựng phần mềm quản lý thư viện
3 Công việc cần thực hiện
●Khảo sát và tìm hiểu hệ thống
●Tìm hiểu quy trình và nghiệp vụ của hệ thống
●Xác định yêu cầu của hệ thống
●Xây dựng mô hình nghiệp vụ của hệ thống, mô hình phân rã chức năng
●Xây dựng mô hình hoá tiến trình – Phân tích chức năng nghiệp vụ của hệthống
Trang 3●Xây dựng mô hình dữ liệu quan niệm – Phân tích hệ thống về dữ liệu.
●Xây dựng mô hình dữ liệu liên kết thực thể
●Thiết kế hệ thống: Thiết kế đầu vào , đầu ra của hệ thống Thiết kế giao diệnngười dùng
●Bảo vệ bài tập lớn
4 Yêu cầu
●Kết quả làm bài tập lớn: Báo cáo bài tập lớn
●Báo cáo bài tập lớn phải được trình bày theo mẫu quy định (kèm theo), báocáo có thể kết xuất thành tệp định dạng PDF và nộp qua email (không bắtbuộc phải in ấn)
●Hạn nộp báo cáo bài tập lớn:
5 Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Văn Vỵ, Giáo trình Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin,NXB Giáo dục Việt nam, 2010
- Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng, Khoa CNTT, ĐH HHVN
Hải Phòng, tháng 11 năm 2024 NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Trang 4Th.S Lã Xuân Anh
Trang 5Lời nói đầu
Trong thời đại của sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, các hệthống thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu trong các tổ chức và doanhnghiệp hiện đại Các hệ thống thông tin cung cấp cho chúng ta khả năng quản lý vàchia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả và toàn diện hơn bao giờ hết
Và trong lĩnh vực thư viện, quản lý và cập nhật thông tin của hàng nghìn cuốnsách là một thách thức lớn Để giải quyết vấn đề này, chúng em đã phát triển mộtứng dụng quản lý thư viện Trong báo cáo này, chúng em sẽ trình bày chi tiết vềquá trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin của ứng dụng này
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin là quá trình tạo ra các giải pháp cho cácvấn đề liên quan đến việc quản lý thông tin Trong trường hợp của chúng em, mụctiêu của hệ thống là cung cấp cho các thư viện một công cụ để quản lý và cập nhậtthông tin về các cuốn sách
Trước khi thiết kế hệ thống, chúng em đã tiến hành phân tích nhu cầu của người
sử dụng Chúng em đã thực hiện một cuộc khảo sát với các thủ thư và người quản
lý thư viện để hiểu rõ hơn về các thách thức mà họ đang đối mặt khi quản lý thôngtin sách Từ đó, chúng em đã xác định các tính năng cần thiết cho hệ thống quản lýthư viện sách
Sau đó, chúng em đã thiết kế cấu trúc của hệ thống Chúng em đã sử dụng môhình thực thể - mối quan hệ để mô tả các đối tượng trong hệ thống, bao gồm cáccuốn sách, người dùng và các trang quản lý Chúng em cũng đã đưa ra các sơ đồtuần tự để mô tả quy trình hoạt động của hệ thống
Trang 6Sau khi hoàn thành quá trình thiết kế, chúng em đã xây dựng và triển khai hệthống Một trong những điểm đáng chú ý của hệ thống thông tin quản lý thư việnsách này là tính đơn giản và dễ sử dụng Giao diện người dùng được thiết kế đơngiản và thân thiện với người dùng, giúp cho việc sử dụng trở nên dễ dàng và thuậntiện hơn Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ nhiều chức năng quản lý sách và độc giảkhác nhau, giúp cho việc quản lý thư viện trở nên hiệu quả và tiết kiệm thời gianhơn.
Trang 7CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG 1.1 Tổng quan hệ thống hiện tại
Tốc độ: Khi muốn tra cứu một cuốn sách hay tài liệu, nhân viên thư viện phải
mất thời gian tìm kiếm thủ công trong các kệ sách hoặc tra cứu chậm chạp từ
sổ sách ghi chép Nhiều khi không thể tìm thấy thông tin một cách nhanhchóng, gây mất thời gian cho người đọc và nhân viên thư viện
Quá tải: Khi nhu cầu của người dùng ngày càng tăng, số lượng sách trong
thư viện ngày càng lớn, có những đầu sách cùng thể loại hoặc cùng chủ đềnhưng lại có nhiều phiên bản hoặc ấn phẩm khác nhau Số lượng nhân viênthư viện có hạn, không thể tăng thêm tương ứng với khối lượng công việcngày càng nhiều
Quản lý khó khăn: Công việc kiểm soát các loại sách, quá trình nhập và xuất
sách không hề dễ dàng Khi khối lượng dữ liệu ngày càng nhiều, việc tìmkiếm và cung cấp các thông tin cần thiết trở nên phức tạp và dễ bị sai sót Quátrình quản lý thủ công dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, ví dụ nhưmất mát sách, hư hỏng hoặc lỗi trong quá trình ghi chép dữ liệu
Dễ gây sai sót: Hệ thống quản lý thư viện hoàn toàn thủ công, nên tất cả các
công đoạn nhập và xuất sách đều do nhân viên thực hiện bằng tay Điều này
dễ gây ra sai sót, gây khó khăn cho việc quản lý của nhân viên và người phụtrách, đồng thời làm tăng thời gian chờ đợi của người đọc khi mượn hoặc trảsách
1.2 Xác định phạm vi, mục tiêu của hệ thống
Hệ thống quản lý thư viện sẽ giúp quản lý cơ sở dữ liệu với số lượng sáchkhông quá lớn, khoảng 100,000 đầu sách Mục tiêu chính của phần mềm là giảiquyết sự chậm trễ và sai sót trong việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người đọc
và hỗ trợ các nghiệp vụ như nhập sách, xuất sách, và quản lí phiếu mượn, phiếu
Trang 8trả Hệ thống còn bao gồm các chức năng quản lý đầu sách, quản lý người đọc,người mượn,…
Hệ thống này sẽ cải thiện hiệu suất và hiệu quả của các hoạt động thưviện thông qua một phần mềm quản lý tối ưu và linh hoạt, đồng thời được thiết
kế với khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thư viện Cácnghiệp vụ chính bao gồm:
a Cập nhật tài nguyên
Khi cập nhật thông tin sách vào hệ thống, cần kiểm tra dữ liệu để đảmbảo tính chính xác, đầy đủ, và hợp lệ Thông tin cần thu thập bao gồm: tên sách,thể loại, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, vị trí lưu trữ, và số lượng hiện có.Các thông tin này được nhập vào hệ thống và có thể được người dùng truy xuất
dễ dàng để phục vụ nhu cầu của bạn đọc
b Phân loại tài nguyên
Mỗi tài liệu, sách đều có một mã riêng, gọi là mã sách, giúp nhận diện tàiliệu trong hệ thống Mỗi lần nhập sách mới, hệ thống sẽ tạo mã sách duy nhất
để quản lý tốt hơn và tránh nhầm lẫn giữa các sách có cùng tên hoặc thể loạinhưng khác năm xuất bản Phân loại theo mã sách giúp kiểm soát tốt hơn việcnhập, xuất, và bảo quản tài nguyên
c Sắp xếp tài nguyên
Việc sắp xếp tài nguyên trong thư viện rất quan trọng để giúp người dùng
dễ dàng tìm kiếm và tra cứu Phần mềm sẽ sắp xếp sách theo các tiêu chí: loạitài liệu (sách, tạp chí, luận văn, ), thể loại (khoa học, nghệ thuật, văn học, ),tên tác giả và tên sách (theo thứ tự bảng chữ cái) Ngoài ra, có thể sắp xếp theo
vị trí lưu trữ để dễ dàng quản lý vị trí của sách trong thư viện Việc sắp xếpcũng giúp tìm ra các sách đã cũ, hư hỏng để có kế hoạch bảo quản hoặc thay thếkịp thời
d Tìm kiếm và phục vụ bạn đọc
Trang 9có thể sử dụng các chức năng tìm kiếm tài nguyên dựa trên tên sách, tácgiả, thể loại, hoặc nhà xuất bản Khi tìm thấy tài liệu, thủ thư có thể thực hiệncác nghiệp vụ xuất sách và lập phiếu mượn trả Bạn đọc sẽ cung cấp thông tin
cá nhân (họ tên, số điện thoại) để lập phiếu và lưu trữ dữ liệu cho mục đíchthống kê bạn đọc
e Đổi trả và gia hạn sách
Khi bạn đọc muốn gia hạn hoặc đổi trả sách, thủ thư sẽ truy xuất phiếumượn sách theo mã phiếu để xác nhận Trong trường hợp sách đủ điều kiện(còn thời hạn mượn và không bị hư hỏng), hệ thống sẽ thực hiện gia hạn hoặcghi nhận sách đã trả Nếu không đủ điều kiện, hệ thống sẽ từ chối yêu cầu đổitrả hoặc gia hạn
f Thống kê và báo cáo
Hệ thống cung cấp các báo cáo chi tiết về số lượng sách hiện có trong thưviện, các đầu sách mượn nhiều nhất, sách còn nhiều trong kho Các báo cáo cóthể được tạo theo ngày, tuần, tháng, quý, hoặc theo thời gian tùy chọn Ngoài
ra, hệ thống sẽ hỗ trợ báo cáo doanh thu từ các dịch vụ khác của thư viện (nhưbán sách, dịch vụ photocopy, ), giúp quản lý thư viện có cái nhìn tổng quan vềhoạt động kinh doanh và kế hoạch phát triển thư viện trong tương lai
Như vậy, hệ thống được xây dựng với mục tiêu:
Tăng tốc độ phục vụ
Hệ thống quản lý giúp nhân viên thư viện nhanh chóng tra cứu, mượn vàtrả sách cho bạn đọc, giảm thiểu thời gian chờ đợi Nhờ khả năng phân loại và
Trang 10sắp xếp khoa học, phần mềm giúp thủ thư tìm sách và hoàn tất quy trình giaodịch một cách nhanh chóng và chính xác.
Quản lý tài nguyên dễ dàng
Phần mềm cung cấp các công cụ quản lý tài liệu chi tiết, giúp cập nhật vàtheo dõi thông tin về sách, tài liệu trong thư viện, bao gồm số lượng hiện có,tình trạng sách, và thông tin liên quan Việc quản lý chặt chẽ giúp giảm thiểusai sót và tăng khả năng kiểm soát sách
Tối ưu hóa quá trình truy xuất phiếu
Hệ thống lưu trữ các phiếu mượn trả sách cho phép thủ thư truy xuất lại
dễ dàng khi có nhu cầu đổi trả hoặc tìm kiếm thông tin chi tiết về lần mượntrước đó Điều này hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ bạn đọc một cách chuyênnghiệp hơn
Tạo báo cáo và thống kê chính xác
Hệ thống hỗ trợ việc tạo ra các báo cáo thống kê dựa trên các tiêu chí như
số lượng sách đã mượn, và thống kê theo thời gian (ngày, tháng, năm) nhằmgiúp thư viện nắm bắt tình hình sử dụng và điều chỉnh kế hoạch phát triển
Chuẩn hóa dữ liệu
Cơ sở dữ liệu của hệ thống được chuẩn hóa để tránh trùng lặp và đảm bảotính nhất quán của dữ liệu Việc này giúp tối ưu hóa bộ nhớ và giảm thiểu rủi romất mát dữ liệu, đồng thời đảm bảo dữ liệu luôn được tổ chức một cách khoahọc, thuận tiện cho việc mở rộng
Kiến trúc linh hoạt
Hệ thống được thiết kế với kiến trúc module, cho phép mở rộng các tínhnăng và nâng cấp dễ dàng Điều này giúp thư viện có thể điều chỉnh và pháttriển hệ thống quản lý một cách linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu mới trongtương lai
Trang 111.3 Xác định người dùng và các chức năng của mỗi người dùng
1.3.1 Người quản lý thư viện:
Quản lý nhập/xuất tài liệu: Quản lý thông tin về mã sách, số lượng sách
nhập/xuất, số lượng sách còn lại trong kho và trên kệ
Quản lý phiếu, chứng từ: Có quyền xem tất cả các phiếu mượn/trả tài liệu
và các chứng từ liên quan trong quá trình quản lý thư viện, có thể lập phiếumượn hoặc trả cho các sách mới nhập hoặc sách đã trả
Quản lý thông tin của bạn đọc: Có quyền quản lý các thông tin tài khoản
của bạn đọc bao gồm thông tin cá nhân của bạn đọc, lịch sử mượn trả tàiliệu, cấp và quản lý thẻ thư viện Trong trường hợp bạn đọc có hành vi viphạm quy định của thư viện (như trả sách muộn, làm hỏng tài liệu, ), ngườiquản lý có thể ghi chú các vi phạm vào hồ sơ của bạn đọc và thực hiện cácbiện pháp phù hợp như cảnh báo hoặc hạn chế quyền mượn tài liệu
Theo dõi việc nhập sách và tài liệu vào thư viện: Quản lý việc nhập sách
mới, tra cứu và tạo phiếu mượn trả sách, quản lý việc xuất đối với các tàiliệu hư hỏng
1.3.2 Bạn đọc (khách hàng):
Đưa ra yêu cầu về tài liệu: Bạn đọc có thể yêu cầu tìm kiếm sách hoặc tài
liệu cần thiết, đưa ra yêu cầu mượn hoặc trả sách thông qua thủ thư
Cung cấp thông tin cá nhân: Bạn đọc cung cấp các thông tin cá nhân như
họ tên, số điện thoại để thủ thư lưu trữ vào hệ thống, tạo thuận lợi cho việcquản lý hồ sơ và lập phiếu mượn/trả sách
Sử dụng website thư viện: Khách hàng có thể sử dụng website để tìm kiếm
sách, chỉnh sửa thông tin cá nhân, xem lịch sử mượn và thông tin tài liệuđang mượn
Trang 121.4 Quy trình chính trong hệ thống
1.4.1 Quy trình quản lý thư viện
a Quy trình quản lý tài nguyên thư viện:
Đảm bảo các tài liệu trong thư viện đạt tiêu chuẩn về chất lượng, nguồngốc rõ ràng, là các ấn phẩm chính thức từ nhà xuất bản hoặc các nhà cung cấpđáng tin cậy Các tài liệu trước khi được nhập vào thư viện đều phải trải quakiểm tra chất lượng, tránh tình trạng hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu Tài liệuđược phân loại và sắp xếp khoa học để dễ dàng tìm kiếm và phục vụ bạn đọc.Các tài liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, phân loại theo thể loại, tácgiả, năm xuất bản, chủ đề, để tiện lợi cho việc tìm kiếm trên hệ thống
b Mô tả và nhập liệu:
Sau khi phân loại, thông tin chi tiết về tài liệu sẽ được nhập vào hệ thốngquản lý Các thông tin bao gồm: Tên tài liệu, loại tài liệu, tác giả, nhà xuất bản,năm xuất bản, chủ đề, số lượng, ngày nhập, và vị trí lưu trữ Các thông tin nàyđược lưu trong hệ thống để nhân viên thư viện dễ dàng quản lý và cung cấpthông tin cho bạn đọc
c Lưu trữ và bảo quản tài liệu:
Các tài liệu trong thư viện được lưu trữ tại các kệ theo vị trí quy định, donhân viên thư viện quản lý Việc bảo quản tài liệu phải tuân theo điều kiện phùhợp với từng loại, đảm bảo không làm hư hỏng tài liệu Hệ thống lưu thông tin
vị trí của mỗi tài liệu để dễ dàng tìm kiếm và quản lý kho tài liệu trong thư viện
d Tìm kiếm và kiểm soát mượn trả:
Hệ thống hỗ trợ việc tìm kiếm tài liệu nhanh chóng và lưu trữ thông tinmượn trả, bao gồm: Nhân viên nào thực hiện cho mượn, ai là người mượn, thờigian mượn và trả, và chi tiết về tài liệu được mượn Sau khi cho mượn, hệ thống
sẽ tự động cập nhật số lượng tài liệu trong kho và lưu thông tin mượn trả vàophiếu mượn
Trang 131.4.2 Quy trình quản lý mượn trả tài liệu
a Tiếp nhận yêu cầu mượn sách:
Khi bạn đọc đến thư viện và yêu cầu mượn sách, nhân viên thư viện sẽtiếp nhận yêu cầu Bạn đọc có thể yêu cầu mượn sách dựa trên nhu cầu
b Tìm kiếm sách trong hệ thống:
Sau khi tiếp nhận yêu cầu, nhân viên thư viện sẽ tìm kiếm tài liệu trong
hệ thống để cung cấp thông tin chi tiết cho bạn đọc, bao gồm: Tên tài liệu, tácgiả, thể loại, và tóm tắt nội dung
c Lập phiếu mượn trả:
Khi đã xác nhận tài liệu cần mượn, nhân viên thư viện thêm tài liệu vàophiếu mượn trả và hoàn tất quy trình Bạn đọc cần cung cấp thông tin cá nhân(họ tên, số điện thoại) để lưu trữ thông tin và tạo điều kiện cho lần mượn tiếptheo Hệ thống sẽ lưu lại thông tin bao gồm họ tên bạn đọc, tài liệu mượn, sốlượng, thời gian mượn, thời gian trả và nhân viên phụ trách
d Đổi trả tài liệu:
Khi bạn đọc muốn đổi hoặc trả tài liệu, nhân viên tiếp nhận phiếu (nếubạn đọc vẫn còn giữ) hoặc số điện thoại để truy xuất phiếu đã mượn, sau đókiểm tra chất lượng tài liệu và thực hiện quy trình đổi trả Quy trình đổi trả diễn
ra tương tự như quy trình mượn trả thông thường
1.4.3 Quy trình quản lý tài chính và doanh thu thư viện (áp dụng với các dịch
Trang 14Khi quản lý yêu cầu báo cáo doanh thu theo thời gian (tuần, tháng, quý,năm), hệ thống sẽ tự động xuất báo cáo, cho phép so sánh doanh thu giữa cácgiai đoạn khác nhau để hỗ trợ quản lý theo dõi hiệu quả hoạt động.
c Nhập tài liệu mới:
Nhân viên thư viện sẽ nhập tài liệu mới dựa trên nhu cầu thực tế, ưu tiêncác đầu sách phổ biến để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và giảm thiểu nhập cáctài liệu còn tồn đọng trong kho, giúp tối ưu chi phí
1.4.4 Quy trình quản lý bạn đọc
a Quản lý thông tin bạn đọc
Hệ thống lưu trữ thông tin cá nhân của bạn đọc đã đăng ký, bao gồm: họtên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, email và lịch sử mượn trả tài liệu Cácthông tin này giúp thư viện quản lý và phục vụ bạn đọc tốt hơn, đồng thời hỗtrợ trong việc lập hóa đơn, truy xuất thông tin và thông báo khi cần
b Quản lý tài khoản bạn đọc
Bạn đọc có thể đăng ký tài khoản cá nhân trên hệ thống thư viện, chophép truy cập vào các tính năng trực tuyến như tìm kiếm tài liệu, xem lịch sửmượn trả, và cập nhật thông tin cá nhân Tài khoản này hỗ trợ bạn đọc quản lýhoạt động mượn trả tài liệu của mình, giúp họ chủ động theo dõi thời hạn trảsách, và đồng thời giúp thư viện cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn
1.4.5 Quy trình quản lý báo cáo và thống kê
Thực hiện thống kê và tạo báo cáo theo các mốc thời gian như ngày,tháng, quý, năm hoặc một khoảng thời gian do quản lý yêu cầu Các báo cáobao gồm: Danh sách tài liệu nhập mới, danh sách nhân viên, danh sách bạn đọc,danh sách phiếu mượn trả,
Trang 15CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Phân tích đặc tả bài toán
2.1.1 Quản lý hệ thống
Quản lý tài khoản và phân quyền: Quản trị viên có thể thêm, sửa, xóa tàikhoản người dùng và phân quyền truy cập cho từng tài khoản (ví dụ:Quản trị viên, Thủ thư, Người dùng) Mỗi tài khoản có thể được gánquyền khác nhau về việc truy cập và thao tác với dữ liệu trong hệ thống
Đăng nhập: Người dùng nhập tên tài khoản và mật khẩu vào hệ thống Hệthống kiểm tra thông tin đăng nhập và đối chiếu với dữ liệu lưu trữ Nếuthông tin hợp lệ, người dùng sẽ được truy cập vào hệ thống theo quyềnhạn đã phân
Đăng xuất: Khi người dùng nhấn nút đăng xuất, hệ thống sẽ kết thúcphiên làm việc của người dùng và chuyển về màn hình đăng nhập Tất cả
dữ liệu phiên làm việc hiện tại sẽ được xóa để bảo mật
Đổi mật khẩu: Người dùng có thể thay đổi mật khẩu của mình sau khiđăng nhập Hệ thống yêu cầu người dùng nhập mật khẩu cũ và mật khẩumới, sau đó kiểm tra tính hợp lệ của mật khẩu mới trước khi cập nhật vào
cơ sở dữ liệu
2.1.2 Quản lý danh mục
Quản lý danh mục loại sách: Thư viện có thể phân loại sách theo các thểloại khác nhau như văn học, khoa học, nghệ thuật, lịch sử, để dễ dàngtìm kiếm và quản lý
Trang 16 Quản lý danh mục vị trí: Quản trị viên có thể quản lý thông tin về vị trícủa sách trong thư viện (ví dụ: khu vực, giá sách, kệ sách) Điều này giúpnhân viên thư viện dễ dàng tìm và sắp xếp sách
Quản lý danh mục loại thành viên: Thư viện có thể phân loại các thànhviên theo các nhóm (ví dụ: học sinh, sinh viên, giảng viên, khách mượn
tự do) Mỗi loại thành viên có quyền lợi và hạn mức mượn sách khácnhau
2.1.3 Quản lý thông tin tài liệu và khách hàng
Quản lý thông tin khách hàng: Thư viện quản lý thông tin về khách hàng(tên, địa chỉ, thông tin liên hệ, loại thành viên) Điều này giúp thư việntheo dõi lịch sử mượn sách và phục vụ khách hàng hiệu quả hơn
Quản lý thông tin tài liệu: Thư viện quản lý các tài liệu trong thư việnnhư sách, báo, tạp chí, với các thông tin chi tiết như tên tài liệu, tác giả,năm xuất bản, mô tả, số lượng bản sao, v.v
Quản lý thông tin bản sao tài liệu: Mỗi tài liệu có thể có nhiều bản sao(sách, tạp chí ) Hệ thống sẽ lưu trữ và theo dõi số lượng bản sao củatừng tài liệu và tình trạng của từng bản sao (đã mượn, còn trống, hưhỏng)
2.1.4 Quản lý lưu thông sách
Quản lý phiếu mượn : Khi khách hàng mượn sách, hệ thống tạo phiếumượn với thông tin như mã khách hàng, tên sách, ngày mượn và ngàytrả dự kiến Hệ thống kiểm tra tính khả dụng của sách và số lượng sáchkhách hàng có thể mượn theo loại thành viên Sau khi phiếu mượnđược tạo, hệ thống lưu trữ thông tin và gửi thông báo qua email chokhách hàng về chi tiết mượn sách
Quản lý phiếu trả : Khi khách hàng trả sách, hệ thống tạo phiếu trả vớithông tin như mã khách hàng, tên sách và ngày trả thực tế Hệ thống sosánh ngày trả thực tế với ngày trả dự kiến, tính phí trễ hạn nếu có vàcập nhật trạng thái sách (có sẵn, mượn, hư hỏng) Phiếu trả sẽ được lưutrữ và gửi thông báo qua email cho khách hàng về việc trả sách và phítrễ hạn (nếu có)
Trang 172.1.5 Báo cáo -Thống kê
Báo cáo doanh thu: Thư viện có thể tạo báo cáo doanh thu từ cácdịch vụ như mượn sách có phí, phạt trễ hạn, hay các dịch vụ khác(nếu có) Báo cáo này giúp thư viện đánh giá tình hình tài chính
Thống kê khách hàng: Hệ thống có thể thống kê số lượng kháchhàng, số lượng mượn sách, tần suất sử dụng dịch vụ của kháchhàng, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phục vụ tốt hơn
Thống kê sách: Hệ thống có thể thống kê số lượng sách đã mượn,sách còn lại trong thư viện, sách mới, sách hư hỏng, từ đó hỗ trợcông tác bảo trì, bổ sung sách và quản lý kho sách hiệu quả
2.2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.2.1 Xác định tác nhân ,ca sử dụng
Bảng liệt kê các tác nhân và mô tả thông tin cho các tác nhân:
1 Ban Quản Lý Người dùng quản trị
2 Thủ thư Người dùng có quyền cơ bản ngoài quyền quản trị
3 Khách hàng Người dùng cơ bản
Bảng 1Bảng mô tả thông tin các tác nhân
Từ bảng trên ta có thể xác định được các ca sử dụng ứng với từng tác nhântrong hệ thống:
1 Ban Quản Lý Quản lí hệ thống
Quản lý tài khoản và phân quyền: Quản lý tàikhoản người dùng, phân quyền cho các thànhviên trong hệ thống (tạo, sửa, xóa tài khoản)
Đăng nhập: Được phép đăng nhập vào hệthống với quyền quản trị cao nhất
Đăng xuất: Được phép đăng xuất khỏi hệthống
Đổi mật khẩu: Có quyền đổi mật khẩu cho
Trang 18mình và cho các tài khoản người dùng kháctrong hệ thống.
Quản lý thông tin tài liệu và khách hàng:
Quản lý thông tin khách hàng (thêm, sửa,xóa, cập nhật thông tin khách hàng)
Quản lý thông tin tài liệu (thêm, sửa, xóa, cậpnhật thông tin tài liệu trong thư viện)
Quản lý thông tin bản sao tài liệu (thêm, sửa,xóa, cập nhật thông tin bản sao tài liệu)
Quản lý lưu thông sách:
Quản lý phiếu mượn (thêm, sửa, xóa, cậpnhật phiếu mượn sách)
Quản lý phiếu trả (thêm, sửa, xóa, cập nhậtphiếu trả sách)
Báo cáo thống kê:
Xem và tạo báo cáo doanh thu của thư viện
Thống kê khách hàng (số lượng, tần suấtmượn sách, v.v.)
Thống kê sách (số lượng sách hiện có, sách
Trang 19Quản lý thông tin tài liệu và khách hàng:
Quản lý thông tin khách hàng (thêm, sửa,xóa, cập nhật thông tin khách hàng)
Quản lý thông tin tài liệu (thêm, sửa, xóa, cậpnhật thông tin tài liệu trong thư viện)
Quản lý thông tin bản sao tài liệu (thêm, sửa,xóa, cập nhật thông tin bản sao tài liệu)
Quản lý lưu thông sách:
Quản lý phiếu mượn (thêm, sửa, xóa, cậpnhật phiếu mượn sách)
Quản lý phiếu trả (thêm, sửa, xóa, cập nhậtphiếu trả sách)
Báo cáo thống kê: