1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vận động gây quỹ XHHGD

10 797 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 115,5 KB

Nội dung

Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo I / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1.Về nhận thức. Từ thiện nhân đạo là một việc làm có ý nghóa vô cùng sâu sắc, cao đẹp. Đây là một hoạt động mà toàn xã hội, các ngành, các cấp, toàn thể nhân dân ta đang đồng lòng nỗ lực để chia sẻ phần nào những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của người nghèo, người tàn tật,… Giúp họ có thêm niềm tin, hy vọng hướng tới tương lai. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của người dân Việt Nam, nó đã được kết tinh thành những câu ca dao, thành ngữ mà nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “ Thương người như thể thương thân ”; “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”; “ Lá lành đùm lá rách ”; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” … Lúc còn sống Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc. Đó là Đất nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó cũng là lời căn dặn của Bác trước lúc Người đi xa, căn dặn chúng ta là Con Lạc, Cháu Hồng, cùng một bào thai, chúng ta phải biết thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn, cũng như chia sẻ niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Phát huy truyền thống của dân tộc và thực hiện theo lời căn dặn của Bác. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đó là những chính sách dành cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa như chương trình 134,135,…. Từ thiện nhân đạo cũng là một hoạt động thiết thực nhằm giáo dục học sinh biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẽ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Giáo dục thế hệ tương lai của đất nước phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Giúp học sinh ý thức sâu sắc về hoạt động nhân đạo có ý nghóa hết sức sâu sắc này. Trong sự quan tâm chung đó, ngành giáo dục cũng có những chương trình, dự án chăm sóc, giáo dục dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số như dự án bạn hữu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chương trình cấp sách giáo khoa miễn phí cho học sinh dân tộc thiểu số….và đặc biệt là năm học 2008-2009 là năm đầu tiên mà Bộ Giáo Dục phát động phong trào” xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” để tạo cho các em hứng thú đến trường học tập, các em nhận thấy mỗi ngày đến trường là một niềm vui. TW Đoàn cũng phát động nhiều phong trào “Vì đàn em thân yêu, vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”…. Để góp phần nhỏ vào công tác đền ơn đáp nghóa, từ thiện nhân đạo chung của toàn xã hội. Trong những năm qua, phong trào vận động gây quỹ vì học sinh nghèo của liên đội luôn được duy trì và phát triển, nhân rộng với momg muốn ngày càng giúp đỡ được nhiều học sinh nghèo và gia đình học sinh gặp khó khăn, hoạn nạn hơn . Đó là một việc làm hết sức có ý nghóa và cần thiết. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng đó của Liên đội nên tôi đã tham mưu với nhà trường phát động phong trào gây quỹ vì học sinh nghèo ngay từ đầu năm và đã Chia sẻ kinh nghiệm 1 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo nhận được sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân, các bậc phụ huynh, học sinh….vì thế được đòa phương và nhà trường đánh giá cao. 2.Về thực tế. Thống Nhất là một xã nghèo, vùng sâu, vùng xa của huyện Bù Đăng. Dân cư chủ yếu là đồng bào các dân tộc tại chỗ và các dân tộc phía bắc vào lập nghiệp nên đời sống còn nhiều khó khăn. Tỉ lệ gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và việc học của các em. Mặt bằng dân trí chưa cao, dẫn đến PHHS chưa coi trọng việc học của con em mình, hầu hết là khoán trắng việc học tập của các em cho nhà trường. Từ những khó khăn trên nên một số em lớn tuổi nghỉ học để phụ giúp gia đình. Với tổng số học sinh toàn trường là 418 em mà có tới 78 em thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn có sổ hộ nghèo là những con số khiến tôi phải trăn trở và cần phải có biện pháp kòp thời giúp đỡ, quan tâm, động viên các em. Để duy trì và phát huy tốt những việc làm đầy tính nhân văn, nhân đạo cao quý này. Tôi luôn suy nghó để tìm ra những hình thức hay, biện pháp tốt và quy mô nhằm giúp đỡ phần nào những khó khăn, thiếu thốn của các em và gia đình. Từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài “ Hoạt động Đội với phong trào gây quỹ vì học sinh nghèo” và tôi đã áp dụng , thực hiện tốt đề tài này tại liên đội trong năm học 2008-2009 này. II / THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ . 1 - Thuận lợi . -Từ khi phong trào được phát động đến nay, nhà trường và liên đội luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các cấp, các ngành, phụ huynh học sinh và toàn thểø nhân dân . -Tập thể các cán bộ, giáo viên, các tổ chức, đoàn thể, phụ huynh, học sinh, các tầng lớp nhân dân… đều nhận thức rõ ý nghóa, tính giáo dục và thiết thực của phong trào. -Các thành phần, đối tượng tham gia đều nhận thức sâu sắc đây là một truyền thống cao đẹp của dân tộc, họ tự hào và rất vui khi tham gia. -Các cấp lãnh đạo luôn đánh giá cao phong trào này của liên đội, khuyến khích liên đội tổ chức, duy trì tốt phong trào. -Các thành phần và đối tượng luôn tham gia, hưởng ứng tốt khi phát động phong trào. -Điều kiện kinh tế, văn hoá của nhân dân ngày càng được nâng lên cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển phong trào. -Hình thức vận động phong phú , phù hợp và đa dạng. - Phong trào đã tạo được dư luận tốt trong nhân dân. 2- Khó khăn. Chia sẻ kinh nghiệm 2 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo -Thống Nhất là một xã nghèo, thuộc vùng sâu vùng xa của huyện Bù Đăng (cách trung tâm huyện 30 km ). Đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Dân cư chủ yếu là đồng bào các dân tộc tiểu số và các dân tộc phía bắc di cư vào. Các điểm trường còn cách xa nhau nên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động quyên góp tập trung như đêm diễn văn nghệ, các hội thi…. -Số lượng gia đình nghèo còn nhiều, đời sống đa số các gia đình còn thấp nhất là ở các điểm lẻ nên nguồn hỗ trợ, vận độngï ít. -Số lượng học sinh cần hỗ trợ còn nhiều mà nguồn để hỗ trợ thì còn hạn chế. III / BIỆN PHÁP THỰC HIỆN . 1.Công tác tham mưu, phối hợp. 1.1- Đối với lãnh đạo nhà trường. Tổng phụ trách tham mưu với lãnh đạo trường để xin ý kiến góp ý, chỉ đạo, đồng thuận chủ trương. Tham mưu với bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường để thành lập ban vận động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Trong đó bí thư chi bộ- hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban, chủ tòch công đoàn và bí thư chi đoàn làm phó ban, TPT làm uỷ viên thường trực và một số thành viên khác. Tổng phụ trách tham mưu với ban vận động tuyên truyền, vận động và triển khai, đôn đốc các đối tượng, thành phần tham gia phong trào với tình cảm và tinh thần trách nhiệm cao nhất. 1.2 - Đối với ban đại diện cha mẹ học sinh. Tham mưu với ban đại diện cha mẹ học sinh để nhận được sự tác động, tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh hưởng ứng, cho con em mình tham gia . Tham mưu với ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức tặng quà và cấp học bổng cho học sinh. Tham mưu với ban đại diện cha mẹ học sinh có các hình thức biểu dương, khen thưởng kòp thời đối với các bậc phụ huynh tham gia tốt phong trào. 1.3 - Đối với chính quyền đòa phương. Tham mưu với chính quyền đòa phương, mặt trận đoàn thể để nhận được sự đồng thuận, tham gia ủng hộ và tuyên truyền, tác động đến các tổ chức, cá nhân tham gia phong trào. Tham mưu với Đoàn đòa phương để nhận sự vận động, chia sẻ tốt nhất của các anh chò Đoàn viên, Thanh niên… Tham mưu với đài truyền thanh xã để có chương trình phát thanh tuyên truyền, vận động và thông báo kết quả thu được cũng như tặng quà của phong trào, đồng thời nêu gương các nhà mạnh thường quân đã ủng hộ cho phong trào. Tham mưu với đòa phương trao đổi với ban quản lý thôn, các đoàn thể… phối hợp với trường để làm công tác tư tưởng cho các gia đình có con em là học sinh nghèo về mặt tinh thần, tình cảm… Chia sẻ kinh nghiệm 3 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo 1.4 - Phối hợp với tập thể CB- GV- CNV trong trường. Khảo sát, điều tra, thống kê cập nhật những học sinh nghèo cần được quan tâm . Tuyên truyền, vận động học sinh và các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào. Tham gia ủng hộ phong trào và tổ chức tặng quà cho học sinh. Tham gia các buổi nói chuyện, trao đổi góp ý cho gia đình có học sinh khó khăn cần được quan tâm về vật chất, tình cảm, tinh thần… Giáo viên phối hợp với chi đoàn tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh để tạo điều kiện cho học sinh vui vẻ đến trường. 2 - Khảo sát tình hình học sinh. -Lập mẫu phiếu khảo sát tình hình học sinh nghèo cần được quan tâm. -Tổ chức triển khai phiếu điều tra đến các lớp khảo sát, điều tra. -Tổng hợp số lượng học sinh khó khăn, khó khăn về mặt nào, thời điểm cần giúp đỡ. Các đối tượng nghèo khó khăn thường là các gia đình mới từ bắc vào hoặc gia đình không có rẫy nên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. 3- Lập kế hoạch và triển khai thực hiện. Xác đònh thời điểm và điều kiện thuận lợi để xây dựng kế hoạch. Xây dựng kế hoạch, lấy ý kiến góp ý, chỉ đạo của lãnh đạo và Hội đồng Sư phạm nhà trường. Lập kế hoạch triển khai đến các lớp, các bộ phận để tham gia, phối hợp triển khai thực hiện. Các thành viên ban vận động có trách nhiệm triển khai, đôn đốc thực hiện. 4- Các hình thức phát động. 4.1- Chính quyền đòa phương và các đoàn thể. Tham gia ủng hộ bằng quà, tiền mặt và kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp tham gia, ủng hộ phong trào qua các đợt phát động, trong ngày Quốc tế Thiếu nhi, khai mạc hè.Văn nghệ – TDTT. 4.2 - Các mạnh thường quân và phụ huynh học sinh. Tham gia ủng hộ bằng quà, tiền mặt theo từng đợt vận động, ủng hộ theo thư ngỏ, trực tiếp khi ban vận động đến nhà hoặc trong các đêm hội diễn văn nghệ, hội thi… 4.3 - Nội tại của trường. - Tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên ủng hộ bằng tiền mặt vào sổ truyền thống trong dòp Đại hội Đội viên, đêm văn nghệ. - Ủng hộ quà và vật chất trực tiếp cho liên đội trong thời gian xuyên suốt năm học. -Tập thể học sinh toàn trường tham gia phong trào theo kế hoạch phát động, vận động cụ thể. Chia sẻ kinh nghiệm 4 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo - Hướng dẫn các lớp chủ động thành lập các nhóm “câu lạc bộ đội bạn cùng tiến, giúp bạn cùng tiến” để giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học tập. -Tham gia các buổi tiếp xúc trao đổi, vận động với các em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. 5- Phát động phong trào qua nhiều kênh thông tin. 5.1- Phát động trong nội tại nhà trường. 5.1.1- Phát thanh Măng non. Trong chương trình phát thanh Măng non, đội tuyên truyền Măng non tuyên truyền vận động, nêu gương các cá nhân và tập thể tham gia phong trào. Thông báo kết quả thu được và đã tổ chức tặng của phong trào. 5.1.2- Thông qua chào cờ đầu tuần, sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp… Trong các buổi chào cờ đầu tuần và sinh hoạt đội, TPT vận động, kêu gọi đội viên tham gia. Tuyên dương các em tham gia tốt các cuộc vận động. Giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền vận động các em tham gia theo kế hoạch và tuyên dương, khen ngợi các em trong lớp tham gia phong trào đồng thời phát động thi đua với các lớp… 5.1.3- Thông qua các hoạt động tập trung. Thông qua đêm diễn văn nghệ, các hội thi lớn để vận động khán giả ủng hộ, ghi danh vào sổ truyền thống và nêu danh, cảm ơn trước hội thi, hội diễn. 5.2- Phát động ra ngoài nhà trường. - Thông qua thư ngỏ để kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà mạnh thường quân ủng hộ. - Thông qua vận động trực tiếp, ban vận động đến từng nhà để kêu gọi ủng hộ, có ghi danh, ký lưu niệm vào sổ truyền thống và chụp hình để lưu niệm làm báo ảnh tuyên dương, tuyên truyền. 6- Hình thức hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường. 6.1- Thông qua chào cờ đầu tuần. Đối với các các em cần giúp đỡ về vật chất mang tính thường xuyên như sách vở, bút, quần áo… trao tặng trong lễ chào cờ vừa có tính tuyên truyền giáo dục và đỡ cho công tác vận chuyển, đi lại… Đối với các em học lực yếu đã được giúp đỡ có nhiều tiến bộ thì cần tuyên dương, khen ngợi trong các buổi chào cờ để làm gương. Qua đó các em được giúp đỡ cũng như øcác em ủng hộ tự hào với các bạn. 6.2- Thông qua các hoạt động tập trung. Đối với các em cần giúp đỡ về vật chất và tinh thần cần có tính tuyên dương, khen ngợi thì tổ chức trao tặng trong các hoạt động lớn, tập trung để làm gương cho các bạn học tập và noi theo. 6.3- Trực tiếp đến tận nhà để tặng quà học sinh nghèo. Chia sẻ kinh nghiệm 5 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo Những trường hợp quà tặng bằng vật chất khó vận chuyển cách xa trường mà gia đình khó khăn, neo đơn mà cần giúp đỡ thì tế nhò, làm công tác tư tưởng và trực tiếp đến nhà để trao tặng, giúp đỡ. * Một số mô hình tổ chức vận động gây quỹ vì học sinh nghèo đã thực hiện tại liên đội là : - Ngày tình nguyện: Liên đội kết hợp với chi đoàn liên hệ với các chủ hộ nhiều rẫy để nhận nhặt điều tính tiền theo kg nhặt được. Trong thời điểm mùa điều chín rộ . - “ Dành tiền ăn sáng, ăn quà của mình làm quà tặng bạn” - Tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ vì học sinh nghèo. - Vận động trực tiếp từ các cửa hàng tập hoá và các nhà mạnh thường quân qua thư ngỏ, hội thi, hội diễn…. - Đồ cũ của ta là quà mới của bạn. - Nuôi heo đất tặng áo trắng cho các bạn nghèo đón tết. -Thầy cô - người là tình thương bao la (ủng hộ vào đêm văn nghệ) * Ví dụ một số hoạt động nhỏ trong phong trào gây quỹ vì học sinh nghèo : + Vận động gây quỹ vì học sinh nghèo qua tổ chức đêm văn nghệ. Điều kiện thuận lợi để vận động : - Do điểm chính trường nằm ở trung tâm xã nên thuận lợi cho việc vận động ủng hộ của các công ty và các tạp hóa ở chợ. - Thời điểm vận động : Vào dòp gia đình các em đang thu hoạch mùa điều rộ. - Xây dựng kế hoạch, trình hiệu trưởng nhà trường và hội cha mẹ học sinh xin ý kiến chỉ đạo. - Tuyên truyền, nêu mục đích, ý nghóa, tính giáo dục của đợt vận động đến các em học sinh, các bậc phụ huynh … - Thông báo kế hoạch quyên góp đến toàn trường trong ngày chào cờ đầu tuần, có kế hoạch cụ thể triển khai đến các phụ trách chi, phụ trách sao. Phụ trách các chi đội, sao thu gom và ủng hộ trong đêm văn nghệ 20/03/2009. -Tổng kết cuộc vận động, tuyên dương các tập thể và cá nhân tham gia tốt cuộc vận động . - Các lớp và liên đội lập danh sách học sinh nghèo, gia đình gặp khó khăn nhưng có thành tích vươn lên trong học tập nhận học bổng trình chi bộ và hiệu trưởng, hội phụ huynh học sinh xem xét, cho ý kiến chỉ đạo. - Tổ chức tặng quà vào dòp tết Nguyên đán để các em vui tết, đón xuân. Qua đó giáo dục, tuyên truyền sâu sắc ý nghóa, tình cảm của phong trào. -> Trong đợt vận động gây quỹ vì học sinh nghèo qua đêm văn nghệ ban vận động đã thu được kết quả là 13. 047. 000 đồng (mười ba triệu không trăm bốn mươi bảy nghìn đồng) và 30 hộp sữa trò giá 6. 000. 000 đồng ( sáu triệu đồng ) tổng cộng thu được qua đêm văn nghệ là 19. 047 .000 đồng ( mười chín triệu không trăm bốn mươi bảy nghìn đồng). + Đợt vận động “ Nuôi heo đất gây quỹ đểû mua áo trắng tặng học sinh nghèo đón tết”: Chia sẻ kinh nghiệm 6 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo - Liên đội tham mưu, lập kế hoạch tổ chức, phát động và triển khai thực hiện trong toàn liên đội. - Hình thức phát động là TPT kết hợp với phụ trách chi, phụ trách sao mỗi lớp nuôi một con heo đất rồi tổ chức vận động học sinh lớp mình bớt tiền ăn sáng để nuôi heo. Phát động từ tháng 11/2009 - đến ngày 15/01/2009 thì đập heo tổng kết số tiền sau đó mua áo trắng tặng học sinh nghèo đón tết nguyên đán vào ngày 19/01/2009. - Đối với tập thể và cá nhân học sinh ủng hộ để khích lệ các em thì liên đội sau khi tổ chức đập heo xong đã bình chọn tập thể và cá nhân nào ủng hộ nhiều sẽ đạt danh hiệu “kiệt xuất nuôi heo đất”. * Kết quả thu được tính đến ngày 15/01/2009 là 1.127 .500 đồng (một triệu một trăm hai mươi bảy nghìn năm trăm đồng) và số tiền đó đã mua được 32 chiếc áo mỗi chiếc trò giá 35. 000 đồng . Đã bầu được một tập thể đạt danh hiệu “kiệt xuất nuôi heo đất” là chi đội Kim Đồng (lớp 5 1 ) với số tiền 207. 000 đồng và một học sinh đạt danh hiệu “kiệt xuất nuôi heo đất” là em Lương Hùng Vó lớp 4 1 với số tiền 57. 000 đồng. IV . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC QUA PHONG TRÀO. 1- Về nhận thức và giá trò giáo dục. -Vận động gây quỹ vì học sinh nghèo: Góp phần giúp học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân thấy được ý nghóa cao đẹp của phong trào. -Vận động gây quỹ vì học sinh nghèo:Là một phong trào của liên đội được đòa phương và dư luận xã hội đánh giá cao, mang tính giáo dục truyền thống sâu sắc. -Vận động gây quỹ vì học sinh nghèo:Đã trở thành một phong trào mạnh tại liên đội, góp phần giúp đỡ những em khó khăn cần giúp đỡ. Tạo thêm niềm tin, sức mạnh để các em an tâm học tập, rèn luyện. -Vận động gây quỹ vì học sinh nghèo:Thực sự đã trở thành cầu nối giữa các em , giúp các em mạnh dạn, tự tin trong tình bạn bè chan hoà, thân ái. 2- Bằng việc làm cụ thể theo kết quả thống kê thu được từ đầu năm đến ngày 26/03/2009. * Trong năm học 2008-2009 phong trào trào đã thu được kết quả như sau: Tổng số lần tổ chức phát động là 4 lần, trò giá gần 21 triệu đồng. Tổng số đợt tặng quà gồm 4 đợt, trò giá hơn 14 triệu đồng. Đã trao tặng cho hơn 200 phần quà va ø22 xuất học bổng. Kết hợp với chi Đoàn thực hiện được 5 ngày công tình thương và 5 ngày công tình nghóa. Trao tặng 12 phần quà cho gia đình chính sách, gia đình neo đơn, khó khăn. Từ việc gây quỹ và tặng quà học sinh nghèo thì liên đội kết hợp với nhà trường đã giúp đỡ được các em có hoàn cảnh khó khăn tính đến hết giữa kỳ II về học tập đã đạt từ học lực yếu lên trung bình là 19 học sinh . Từ trung bình lên khá là 28 học sinh . từ khá lên gỏi là 17 học sinh. Chia sẻ kinh nghiệm 7 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo 3. Kết quả cụ thể trong năm học 2008-2009 là: * Tổng số đợt vận động bằng tiền mặt là 4 đợt, trò giá gần 21 triệu đồng, cụ thểlà: + Đợt 1: Nhân dòp Đại hội Đội viên vận động mạnh thường quân tặng 40 chiếc cặp và 3 xuất học bỗng. + Đợt 2: Tết Nguyên đán: vận động được 1 127 000 đồng. + Đợt 3: Nhân dòp đêm văn nghệ. Vận động được tổng cộng 19 047 000 đồng. + Đợt 4 :Nhân dòp vụ mùa điều chi đội kết hợp với chi đoàn thực hiện được 5 ngày công trò giá 723. 000 đồng Ngoài ra còn vận động được sách vở, bút, quần áo … * Tổ chức tặng quà là 4 đợt trò giá hơn 14 triệu đồng + Đợt 1: Đại hội Đội viên năm học 2008-2009 tặng 55 phần quà, mỗi phần trò giá 40.000 đồng. + Đợt 2: Tặng 32 phần quà cho học sinh nghèo ăn tết, mỗi phần quà trò giá 35.000 đồng. + Đợt 3: Tặng 35 phần quà cho học sinh nghèo vượt khó nhân dòp kỷ niệm TLĐTNCS Hồ Chí Minh (26/03/2009), mỗi phần quà trò giá 25.000 đồng. + Đợt 4 : Tặng 22 xuất học bổng và các phần quà khác mỗi xuất học bổng trò giá 300. 000 đồng. Dự tính tặng vào ngày tổng kết cuối năm học 2008-2009. - Bên cạnh đó liên đội đã kết hợp với chi đoàn đã tặng 12 phần quà.Mỗi phần quà trò giá 50. 000 đồng cho gia đình chính sách , neo đơn . - Ngoài ra liên đội đang tham mưu với nhà trường tiếp tục phát động các phong trào nhân dòp 30/04/2009 - Số tiền gây quỹ ủng hộ học sinh nghèo sau khi nhà trường dự tính trao cuối năm học thì số còn lại sẽ tiếp tục trao học bổng và các phần quà vào đầu năm học 2009-2010 để khuyến khích các em phấn đấu hơn nữa trong năm học mới. V/ KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 1-Kết luận. - Qua năm học 2008-2009 phong trào vận động gây quỹ vì học sinh nghèo kết quả mang lại thật rõ rệt và đã thu hút được nhiều thành phần , lực lượng tham gia. - Để phong trào có được kết quả như trên, nhà trường và liên đội luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm tận tình và tạo điều kiện tốt nhất của Đảng uỷ, Chính quyền đòa phương và các tổ chức cá nhân ở đòa phương đặc biệt là đoàn xã, các chi đoàn thôn ấp, PHHS… - Phong trào không chỉ dừng ở phạm vi tặng quà cho học sinh nghèo mà còn thăm hỏi, giúp đỡ gia đình nghèo gặp khó khăn, hoạn nạn, gia đình chính sách, neo đơn…. - Các thầy cô đều cảm nhận được từ ánh mắt hồn nhiên của các em sự chan hoà thân ái. Món quà tặng cho các bạn tuy nhỏ, giá trò chẳng là bao so với những khó Chia sẻ kinh nghiệm 8 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo khăn, vất vả của các em và các gia đình nhưng đó là tình cảm, tấm chân tình mà các bạn, thầy cô giáo, các ngành, các cấp và các nhà mạnh thường quân dành cho các em. - Cũng từ phong trào này mà tỷ lệ học sinh bỏ học ở trường đã được giảm dần. Chất lượng học tập cũng được nâng lên .Tình đoàn kết giữa các em được tăng lên. Đây chính là điểm thành công nhất, ý nghóa nhất khi xây dựng phong trào này. - Phong trào chỉ mang tính chất giúp đỡ, hỗ trợ, vì thế tránh để xẩy ra tình trạng phụ huynh và học sinh có tâm lý trông chờ, ỉ lại nhà trường. - Phong trào đã tạo được ấn tượng tốt trong các tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội. -Qua các phong trào vận động và tổ chức các trò chơi cho học sinh đã tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh gần gũi nhau hơn .Học sinh khi đến trường cảm thấy thoãi mái, vui vẻ và hứng thú học tập hơn khiđến trường. Đây là một trong những việc làm của giáo viên mà Bộ Giáo Dục hiện nay đang phát động đó là “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2- Bài học kinh nghiệm. - Biết tham mưu tốt với các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể…có liên quan đến các đợt vận động . - Hình thức tổ chức, biện pháp thực hiện và thời điểm vận động phải phù hợp . - Tổng phụ trách và các thành viên trong ban vận động phải linh hoạt, năng động, nhiệt tình. - Quà tặng phải đúng với hoàn cảnh cần giúp đỡ của học sinh và phải phát tặng kòp thời. - Tổ chức tặng quà phải thực sự là dòp để tuyên truyền, có ý nghóa giáo dục sâu sắc đến tất cả các em học sinh, các tầng lớp nhân dân về truyền thống cao đẹp của dân tộc. - Mỗi thầy cô giáo phải luôn hoà đồng, gần gũi, quan tâm đến các em học sinh và các bậc phụ huynh, quần chúng nhân dân. Phải tạo được niềm tin, ấn tượng tốt cho mọi người và phải làm gương cho mọi người noi theo. - Có các hình thức tuyên dương, khen thưởng xứng đáng và kòp thời cho các tập thể và cá nhân tham gia tốt phong trào. VI/ MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG. Chia sẻ kinh nghiệm 9 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………… HIỆU TRƯỞNG- C.T HĐKH TRƯỜNG Chia sẻ kinh nghiệm 10 . phong trào theo kế hoạch phát động, vận động cụ thể. Chia sẻ kinh nghiệm 4 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo - Hướng dẫn các lớp chủ động thành lập các nhóm “câu. nghệ) * Ví dụ một số hoạt động nhỏ trong phong trào gây quỹ vì học sinh nghèo : + Vận động gây quỹ vì học sinh nghèo qua tổ chức đêm văn nghệ. Điều kiện thuận lợi để vận động : - Do điểm chính. bảy nghìn đồng). + Đợt vận động “ Nuôi heo đất gây quỹ đểû mua áo trắng tặng học sinh nghèo đón tết”: Chia sẻ kinh nghiệm 6 Hoạt động Đội với công tác vận động gây quỹ vì học sinh nghèo -

Ngày đăng: 01/07/2014, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w