1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG (Phần 4) doc

5 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 155,26 KB

Nội dung

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG (Phần 4) II TRÌNH ĐỘ CHẤT LƯỢNGCHẤT LƯỢNG TO ÀN PHẦN Từ lâu, người ta có xu thế nghiên cứu chất lượng sản phẩm chủ yếu dựa vào tính kỹ thuật của nó mà xem nhẹ tính kinh tế-xã hội. Trong nền kinh tế thị trường , nếu coi thường mặt kinh tế-xã hội của sản phẩm thì đã thất bại một nửa trong kinh doanh. Người sản xuất có nhiệm vụ và phải quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng, họ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình sản xuất ra trong quá trình sử dụng cả về mặt lượng nhu cầu lẫn giá nhu cầu. Để miêu tả sự liên quan giữa 2 mặt lợi ích có thể đạt được và chi phí thỏa mãn nhu cầu, hay nói theo cách khác là giữa lượng và giá nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi sản phẩm , các nhà khoa học đưa ra khái niệm trình độ chất lượng (Tc). TC là tỉ số giữa lượng nhu cầu có khả năng được thỏa mãn (Lnc) và chi phí để thỏa mãn nhu cầu (Gnc) *Lnc có thể được tính bằng lượng công việc hay lượng nhu cầu hay bằng các đại lượng hữu ích khác. *Gnc bao gồm chi phí sản xuất (biểu thị bằng giá mua) và chi phí sử dụng (chi tiêu trong suốt quá trình sử dụng) Vậy “Trình độ chất lượng là khả năng thỏa mãn số lượng nhu cầu xác định trong những điều kiện quan sát tính cho một đồng chi phí để sản xuất và sử dụng sản phẩm đó” Tc thực chất là đặc tính kinh tế kỹ thuật phản ánh khả năng tiềm tàng của sản phẩm, khả năng nầy chỉ có thể thực hiện được nếu chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Một vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm mới có khả năng hiện thực hóa trình độ chất lượng trong thực tế. Người ta đưa ra khái niệm chất lượng toàn phần (QT). Chất lượng toàn phần hay chất lượng tổng hợp phản ánh quan hệ giữa lượng và giá nhu cầu được thỏa mãn. “Chất lượng toàn phần của sản phẩm là mối tương quan giữa lượng nhu cầu thực tế được thỏa mãn (Ltt) và tổng chi phí để sản xuất và sử dụng nó (Gnc)” Trong sản xuất kinh doanh , khi mà chất lượng sản phẩm trở thành sự sống còn của các doanh nghiệp thì QT với tư cách là đại lượng cuối cùng quyết định chất lượng sản phẩm, và mục tiêu của quản trị chất lượng là đạt tới giá trị cực đại của QT . TC và QT là sự phối hợp hài hòa giữa chất lượng , giá trị sử dụng và giá trị. Hai chỉ tiêu TC và QT về bản chất khoa học không khác nhau. Khi thiết kế sản phẩm các nhà sản xuất đều mong muốn sản phẩm của mình đạt lợi ích tối đa khi sử dụng, nghĩa là người tiêu dùng bỏ ra một đồng có thể thu được lợi ích cao hơn bao nhiêu so với sản phẩm cùng loại, và đúng như thiết kế. Nhưng trong thực tế nhiều khi không đạt được điều đó, lợi ích mà người tiêu dùng thu được nhỏ hơn dự tính trong thiết kế. Người ta dùng chỉ tiêu hệ số hiệu quả sử dụng (ký hiệu là h) để đánh giá. Hệ số hiệu quả sử dụng của sản phẩm là tỉ số giữa QT so với TC, tức là tỉ số giữa lượng nhu cầu thực tế được thỏa mãn so với lượng nhu cầu có khả năng thỏa mãn của sản phẩm: Từ giá trị của h, người ta có thể suy ra SCP của sản phẩm như sau : Bất kỳ nhà kinh doanh nào khi tham gia thị trường đều quan tâm đến vấn đề cạnh tranh giá cả là chủ yếu hay chất lượng là chủ yếu. Về đại thể, giá cả là một chỉ tiêu quan trọng trong cạnh tranh, dù cho chất lượng sản phẩm có hoàn hảo bao nhiêu đi nữa. Ngày nay, các nhà kinh doanh không những chỉ quan tâm đến giá bán, giá mua sản phẩm mà còn phải quan tâm rất lớn đến những chi phí trong quá trình sử dụng chúng. Đối với người tiêu dùng, chi phí để thỏa mãn nhu cầu (Gnc) gồm giá mua và những chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm. Trong hình 2.2, chi phí sản xuất tỉ lệ thuận với chất lượng còn chi phí tiêu dùng tỉ lệ nghịch với chất lượng. Giao điểm của 2 đường chi phí theo quan niệm cũ là điểm tối ưu về chất lượng và chi phí trong kinh doanh. Ngược lại trong hình 2.3, chi phí sản xuất tỉ lệ nghịch với chất lượng, hay như người ta thường nói “nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm”, thực chất đây là một nghịch lý nhưng đó lại là xu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải tìm cách thực hiện cho được nghịch lý trên. Cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt trên qui mô toàn cầu khiến các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh theo xu thế nâng cao chất lượng giảm giá thành sản phẩm . Suy cho cùng, cạnh tranh về giá cả cũng chính là cạnh tranh về chất lượng vậy . CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG (Phần 4) II TRÌNH ĐỘ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TO ÀN PHẦN Từ lâu, người ta có xu thế nghiên cứu chất lượng sản phẩm chủ yếu. nhu cầu. Một vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm mới có khả năng hiện thực hóa trình độ chất lượng trong thực tế. Người ta đưa ra khái niệm chất lượng toàn phần (QT). Chất lượng toàn. khái niệm trình độ chất lượng (Tc). TC là tỉ số giữa lượng nhu cầu có khả năng được thỏa mãn (Lnc) và chi phí để thỏa mãn nhu cầu (Gnc) *Lnc có thể được tính bằng lượng công việc hay lượng

Ngày đăng: 01/07/2014, 08:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w