1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Bảo vệ thực vật: Xác định nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên ớt ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và khả năng phòng trừ của các vi sinh vật đối kháng

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác Định Nấm Colletotrichum Gây Bệnh Thán Thư Trên Ớt Ở Khu Vực Đông Nam Bộ Và Tây Nguyên Và Khả Năng Phòng Trừ Của Các Vi Sinh Vật Đối Kháng
Tác giả Trần Phạm Duy
Người hướng dẫn TS. Võ Thị Ngọc Hà
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 37,9 MB

Nội dung

gây bệnh than thư trên ớt ở khu vực Tây Ninh, Lâm Đồng và khả năng phòng trừ của các vi sinh vật đối kháng” được thực hiện tại phòng thí nghiệm và nhà lưới của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Đạ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

TRAN PHAM DUY

XÁC ĐỊNH NAM Colletotrichum GAY BỆNH THAN

THU TREN OT O KHU VUC DONG NAM BO VA TAY NGUYEN VA KHA NANG PHONG TRU

CUA CÁC VI SINH VAT DOI KHANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

TRAN PHAM DUY

XAC DINH NAM Colletotrichum GAY BENH THAN

THU TREN OT O KHU VUC DONG NAM BO VA

TAY NGUYEN VA KHA NANG PHONG TRU

CUA CÁC VI SINH VAT DOI KHANG

Chuyên ngành: Bảo vệ Thực vat

Trang 3

XÁC ĐỊNH NAM Colletotrichum GÂY BỆNH THAN THU TREN

OT O KHU VUC DONG NAM BO VA TAY NGUYEN VA KHANANG PHONG TRU CUA CÁC VI SINH VAT DOI KHANG

TRAN PHAM DUY

Hội dong cham luận van:

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

TS PHAN CÔNG KIÊNViện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hồ

Trang 4

Thang 10 năm 2020, hoc cao hoc chuyên ngành Bao vệ thực vật tại trường

Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ liên lạc: 927/17 CMT8, F7, Tân Bình, TP Hồ Chi Minh

Điện thoại: 0947374004.

Email: tranphamduy1201@gmail.com

Trang 5

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu của tôi.

Đề tài thuộc dự án “Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật có ích phòng trừ một số đối

tượng bệnh hại chính trên rau họ cà (Solanaceae) vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên”

do PGS TS Huỳnh Thanh Hùng làm chủ nhiệm.

Địa điểm nghiên cứu, số liệu và kết quả đúc kết từ thí nghiệm trong luận văn làhoàn toàn trung thực chưa từng được công bố trong bat kỳ công trình nghiên cứu nào

Tác giả

Trần Phạm Duy

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành bản luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

trước sự quan tâm, tận tình hướng dẫn của Cô TS Võ Thị Ngọc Hà

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy Cô giáo Khoa Nông học,

Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều

kiện cho tôi tham gia khóa học và tận tình hướng dẫn tôi học tập trong suốt thời gian

TP HCM, Ngày 08 thang 11 năm 2022

Tac gia

Tran Pham Duy

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu nắm Colletotrichum spp gây bệnh than thư trên ớt ở khu vực

Tây Ninh, Lâm Đồng và khả năng phòng trừ của các vi sinh vật đối kháng” được thực

hiện tại phòng thí nghiệm và nhà lưới của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Đại học Nông Lâm

thành phố Hồ Chí Minh, từ thang 02 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022 Mục tiêu của

đề tài là xác định được thành phan loài của nắm Colletotrichum spp gây bệnh than thư

ớt tại khu vực Tây Ninh, Lâm Đồng và đánh giá được khả năng phòng trừ của một số

vi sinh vật đối kháng Đề tài thực hiện các nội dung: (1) Thu thập và phân lập mẫu nắm

gây bệnh thán thư, trên các quả ớt bị nhiễm bệnh của giống ớt chỉ thiên tại tỉnh Tây

Ninh và ớt sừng đỏ tại tỉnh Lam Đồng, (2) Các mẫu nam Colletotrichum spp được

định danh bằng hình thai và vùng gen ITS, (3) Đánh giá khả năng đối kháng của các

dòng vi sinh vật được khảo sát đối với nam Colletotrichum spp gây bệnh than thư trêncây ớt trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

Kết quả phân lập được 32 mẫu nam, theo khóa phân loại của Sutton năm 1995

thuộc 3 loài Colletotrichum spp gồm loài: Colletotrichum acutatum với đặc điểm là

có hệ sợi nắm màu trang hoặc trắng xám hơi cam hoặc cam hồng 0 phan trung tam, cónhiều 6 bào tử là các chấm nhỏ màu đen li ti trên bề mặt đĩa nắm, bào tử hình bầu dục,giác bám hình trứng, loài: Colletotrichum coccodes với đặc điểm là hệ sợi nắm màutrang sau chuyên dan sang màu den, bào tử hình trụ tròn hai đầu, giác bám hình trứnghoặc hình chùy và loài: Colletotrichum gloeosporioides với đặc điểm là tản nam nhiều

Trang 8

kháng lần lượt là 74,35%; 64,03% và 63,63%; 2 dòng có khả năng đối kháng trungbình O — BT 1.2( Pseudomonas sp.) và O — BT 4.1( Pseudomonas sp.) với hiệu suất

đối kháng tương ứng 58,49% và 54,59% Các vi sinh vật còn lại có khả năng đối kháng

thấp với hiệu suất đôi kháng đưới 50%

Thí nghiệm trong nhà lưới nhằm đánh giá khả năng đối kháng của 3 dòng vi

khuẩn CC — FN 1.1, O— BT 3.2, O—BT 2.2 với nam Colletotrichum sp gây bệnh thanthư Thí nghiệm được bồ trí 15 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại được thực

hiện trên 1 cây ớt khỏe, cho trái đồng đều Kết qua cho thấy các dòng vi khuân CC —

FN 1.1, O-BT 3.2; O - BT 2.2 đều thể hiện kha năng phòng trừ nắm Colletotrichum

scovillei gay bệnh than thư trên cây ớt ở những mức độ khác nhau, trong đó dòng CC

—EN 1.1(Pseudomonas sp.) có hiệu lực phòng trừ cao nhất

Từ khóa: Bệnh than thư, quả ớt, nam Colletotrichum spp., khả năng đối kháng

Trang 9

SUMMARYThe topic "Researching on the fungus Colletotrichum spp causes Chili anthracnose disease in Tay Ninh province, Dong Thap province and the preventing ability of antagonistic microorganisms" was carried out in the laboratory and net house

of the Department of Plants Protection, University of Agriculture and Forestry Ho Chi Minh City, from February 2022 to October 2022 The aim of the study is: to determine the species of the fungus Co/letotrichum spp caused Chili anthracnose disease in Tay Ninh province, Dong Thap province and evaluate the preventing ability of some antagonistic microorganisms The study was made with following contents: (1) Collecting and isolating samples of fungi causing anthracnose disease on Celestial chilies in Tay Ninh province and Red Horn chilies in Lam Dong province (2) Samples

of Colletotrichum spp were identified by morphological and the ITS gene region (3) Evaluation of antagonistic ability of antagonistic microorganisms against Colletotrichum spp causing anthracnose on chili plants in the laboratory and net house conditions.

As a result, 32 fungal samples were isolated, according to Sutton's 1995 classification are 3 species of Colletotrichum spp., including species: Colletotrichum acutatum with the characteristic of having white or white grayish-orange or pink- orange mycelium in the central part, with many sporangia, which are tiny black dots

on the surface of the mushroom disk, spores are shaped oval, ovoid, species: Colletotrichum coccodes with characteristics of white mycelium after gradually turning black, cylindrical spores with two ends, ovate or club-shaped attachment and species: Colletotrichum gloeosporioides with characteristic The point is a fungal

Trang 10

resistance are O - BT 3.2 (Pseudomonas sp); O - BT 2.2 (Actinobacteria) and CC - LD 2.4 (Bacillus sp.) with respectively antagonistic efficiency of 74.35%, 64.03% and 63.63%, the two lines had the average ability to antagonize O - BT 1.2 (Pseudomonas sp.) and O - BT 4.1 ( Pseudomonas sp.) with antagonistic efficiency of 58.49% and 54.59% respectively The remaining microorganisms have low resistance with antagonistic efficiency less than 50%.

The experiment in the net house was to evaluate the antagonistic ability of three bacterial strains CC - FN 1.1, O - BT 3.2, O - BT 2.2 with Colletotrichum spp cause anthracnose The experiment was arranged with 15 treatments, 3 replicates, each repetition was performed on 1 healthy chili plant, giving uniform fruit The results showed that the bacteria lines CC - FN 1.1, O - BT 3.2; O— BT 2.2 showed the ability

to control fungus Colletotrichum scovillei causing anthracnose disease on chili plants

at different levels, in which the CC - FN 1.1 (Pseudomonas sp.) line had the highest control.

Keywords: Anthracnose, chilli, Co//letotrichum, antagonistic ability.

Trang 11

MỤC LỤC

Trang

Trang ChUain Ta 1

LY lich 0 0 i Lời eis 6) eee eee ee ee ill

EG CAI O I sasceesnactercessareecenwinscrvatrnst seesaw Ate sw Sa DSS SN CASTS BCID ES iv

Tóm tẮTK 52-5221 2122122122122122121122122111111111111111121211111111111112121112211 xe V

M0 VI

MG LUG sáng 6i 11000556: tög1132Qãi0L18GA8318331338843G441ÄSÄSI1SSRE331ãÄGSHLG3AEH4814805893514ã38ã888433183484818008 1X

Danh mặc chữ việt EÍLeeesaeseekisniondogeonilGi/SG.393000384000810040<00030/80180400050103.0016 60 GEe XI

Yar iS ae bi ek Gil BATA zest mete ete atic ct tra nls oil ao A Ran X11 Danh sach Cac Dang XII

0710075 — 1

CHUONG 1 TONG QUAN Q ccccssssssscssssssssssosssccsssssccssossscsecsssscsecesescsesesesssecssesseeeeseees 3

L.1.1 Nguén géc 00 3

1.1.2 Dac tinh thurc vat HOC 1 3

1.1.3 Điều kiện sinh thai ccccccecccceccecsececsecseseesecsessesecsesecesesesecsesecssesecseseeeeeeeeeeeees 51.1.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt ở Việt Nam - 5 2+s+S22E+E2EE2E2EZEzEerxrrrrx 51.1.8 Tình hình sản xuất, tiêu tạ DD cs eanctetaeescntrasenssareuneesiencnnannnneniss 8

12 Beis Khi: THỨ KH Ĩ buaeeaseeonoddinitttiltieitGEoBSGG315S04G18ã000:330358033835ES8%003801681044330/.8108GG3ISHSSOGRGGS.ISPSiGSR 8

1.2.1 Nghiên cứu về các loài nắm Colletotrichum sp gây bệnh than thư ót 8

Trang 12

RE td Oe (| 19

22 NOL đựng DENIC: CW suase nong thon me n1 E9 AESEAĐT5SEISEA98S155EGS.CG4ES1G0/3908815EE1B8 19

2.3 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 2 2-52 5+22E22E22E£Ec£E22EZEzEzkzrrzrres 192.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 2+22222+2E22E£EE22122122122122121112121212121 21 2e 19

2.3.2 Vat liGu mghiém CU 0 19 2A, Phương:pháp nghiỀn GỨNsssscncss2556618055666396133 96310 13000358 18140983895301038715/58505856.208801830 27

151.1, Tìm TIÊN EE 272,42 Phân lập năm gây bệnĩH «c2 H20 HH gừng g6 g0 292.4.3 Định danh bằng đặc điểm hình thái nắm gây bệnh than thư ớt - 292.4.4 Định danh phân tử các chủng nam Co//e/ofrichum spp gây bệnh than thư trên ớt

SS ee md te ence 30 2A đblla (MCh INA eee ee Le 30 2.4.4.2 Phan ứng PCR va giải trình ty DNA - 5-5 cee ceeeeeeeeeeeeeteeneenes 30

2.5 Đánh giá khả năng đối kháng của các vi sinh vật được khảo sát với nam gây bệnh

Ce TH LÊN Ô losbsseseeiistbuegiilnsedogbpistcbiEcgsibf0pgSq0ltsuBiSdG3isestàdfidisooi94430439t004d80s: 32 2.5.1 Đánh giá tiêm năng đôi kháng của các vi sinh vật được khảo sát với nam gây

bệnh than thư trong phòng thí nghiệm theo phương pháp cấy kép 322.5.2 Đánh giá tiềm năng đối kháng của các vi sinh vật được phân lập với nam gây

bệnh thán thứ HOS HH LOL, soeeesessssssesosgegoiekosetiSiS4072659588315/.8S8S31038480003508:.8.38 34

CHƯƠNG 3 KET QUA VẢ THẢO LUẬN wescssssscssussessicsasensisvasassecansenenasssasssianteness 39

3.1 Thu thập, phân lập nam Colletotrichum spp trên ớt . 5:©52©52552552<: 393.2 Định danh Colletotrichum sp bằng đặc điểm hình thái và trình tự ITS 403.2.1 Định danh nắm Colletotrichum sp bằng đặc điểm hình thái - 403.2.2 Định danh nắm Colletotrichum sp bằng trình tự 16S-RNA - - 423.3 Đánh giá tiềm năng đối kháng của các vi sinh vật được khảo sát với nam gây bệnh

than thư trong phòng thí nghiệm theo phương pháp cấy kép . 46

3.4 Đánh giá tiềm năng đối kháng của các vị sinh vật được phân lập với nam gay bénh

Chaat CC OS TN WT occa ssnseszesscasaasnsaacs xesenams mamansomesas snasa stomaawnsaumeaneatnaxaaxensaues 52

KẾT TIẾN XÃ GIẾ NGHĨ wrvsaevcrsansrersnnrssennersrcrnensicesncvonenecnceusnesntnnncanaunneoeass 59

Trang 13

GPDH: Glyceraldehydes - 3 - phosphate dehydrogenase

ITS: Internal Transcribed spacer

PCR: Polymerase Chain Reaction

PDA: Potato Dextrose Agar

MPL: Mau phan lap

NSC: Ngay sau cay

Trang 14

Hình 2.4 Bố trí thí nghiệm trong nhà lưới - 2-22 ©2222++22++2E++2E++2z+zzz+zzzze2 34

Hình 3.1 Hình ảnh mẫu quả ớt nhiễm nam Colletotrichum spp được thu thập 39Hình 3.2 Đặc điểm hình thái của các mẫu nắm nhóm l - 2 22 222222222222 40

Hình 3.3 Hình thái bào tử và giác bám của Colletotrichum coccodes do Sutton mô

PEt DD rer ae elena tesa lia ella cr 4l

Hình 3.4 Đặc điểm hình thái của các mẫu nắm nhóm IL eececeeseeeceeeeeseeeeeeeeeeeees Al

Hình 3.5 Hình thái bao tử va giác bám cua Colletotrichum gloeosporiodes do Sutton

HONS 101995 va ies táng enna HỒ sta sna 1H: GigiAGöi1GI3AEtA36536.0SuICSSEISLS14043843E58686/05513051 0.0 42

Hình 3.6 Đặc điểm hình thái của các mẫu nắm nhóm ID eceececeeeeeseseeeeseeeeeee 42Hình 3.7 Hình điện di sản phẩm PCR khuếch đại trình tự vùng gen ITS, (M) ladder

100 bp (Thermo Scientific), (-) đối GHƯNG B00 ssessnerenvecenrenensomausrenverssmnsunees 42Hình 3.8 Kha nang đối kháng của các dòng vi khuẩn đối với nam Colletotrichum

scovillei tại thời điểm 7NSC Được sắp xếp theo HSĐK lần lượt theo thứ tự

| a 50

Trang 15

DANH SÁCH CÁC BANG

Bảng 1.1 Diện tích thu hoạch, năng suất, số lượng sản xuất ớt và ớt khô của Việt Nam

= ` 6

Bảng 1.2 Thanh phan giá trị đỉnh dưỡng trên mỗi 100g ớt tươi - 7

Bảng 1.3 Diện tích thu hoạch, năng suất, số lượng sản xuất ớt của Thế Giới 8

Bang 2.1 Hiéu suat doi khang cua cac dong vi sinh vat dat da duoc danh gia trén nam

Fusarium sp.; Rhizoctonia sp và R solaHqC€đ@THI 5 55555 +<52 22

Bang 2.2 Đặc điểm hình thái của các dòng vi khuẩn đối kháng trên môi trường King’B

V070 23 Bang 2.3 Primer được sử dụng trong các phan ứng PCR -. -<<+<5- 31

Bang 2.4 Thanh phần của phan ứng PCR 22©222SE22222EE22E222E2222222222222222Xe2 31

Bang 2.5 Chu trình nhiệt của phản ứng PCR với primer FTS4/ [TS5 32

Bảng 2.6 Các nghiệm thức được bố trí trong nhà lưới -. 2-22 22 222225522 37Bang 3.1 Kết quả tìm kiếm trên Genbank các mẫu Colletotrichum spp dựa vào vùng

BST CHẾ on ous gi y8 os ansarensnswr sen ans se d3qghšS016: EA.330Nhö8E56.3104688L3038.43338ỹ1580 GhiN 28830 g0) 43

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các dòng vi sinh vật đối kháng lên đường kính tản nắm

Colletotrichum scovillei trong điều kiện phòng thí nghiệm 46Bảng 3.3 Hiệu suất đối kháng (HSDK) của 17 dong vi khuẩn đối với nam

Colletotrichum scovillei trong điều kiện phòng thí nghiệm 47Bảng 3.4 Diễn biến bệnh thán thư trên ớt tại thí nghiệm trong nhà lưới 52Bang 3.5 Chi số bệnh (%) thán thư trên ớt tại thí nghiệm trong nhà lưới qua từng thời

Trang 16

MỞ DAU

Đặt van đê

Cay ớt (Capsicum sp.) thuộc chi Capsicum, họ cà Solanaceae, là loại cây mang

lại giá trị kinh tế cao và là một trong những cây trồng quan trọng nhất ở vùng nhiệt

đới, trái ớt được dùng như một loại qua gia vị cũng như làm rau phố biến trên thé

gidi.

Còn bệnh than thu là bệnh hại nghiêm trọng nhất trên cây ớt Bệnh bat đầu xuấthiện trên cánh đồng có thể tiếp tục phát triển ngay cả sau khi trái đã được hái, đồngthời bệnh lây lan rất nhanh, nếu ruộng ớt bị nhiễm bệnh nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến

năng suất.

Dé phòng trừ bệnh than thư cũng như một số bệnh khác, bà con nông dan

thường sử dụng nhiều loại thuốc hóa học Song một thực tế trong sản xuất hiện nay

cho thấy các thuốc trừ bệnh người nông dân đang sử dụng hiệu lực giảm dần đo tínhkháng của nắm tăng dần, dẫn đến tình trạng bà con nông dân, tăng liều lượng thuốchoặc tăng số lần phun làm tăng chỉ phí sản xuất nhưng không đạt hiệu quả phòng

trừ Sự lo ngại về tác động của dư lượng và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học,cũng như các chính sách về canh tác nông nghiệp theo hướng an toàn bền vững đã

thúc đây việc phát triển các chế phẩm sinh học từ vi sinh Vi sinh vật có khả năng

kiểm soát các bệnh hại cây trồng, giup cây trồng phát triển tốt hơn, làm cho tác nhân

gây bệnh không kháng thuốc, an toàn với môi trường sinh thái Bên cạnh đó tác nhângây bệnh than thư trên ớt, nam Colletotrichum sp thường là các phức hợp loài phứctạp, hiện có 14 tổ hợp loài Colletotrichum và hơn 24 loài đơn lập đã được xác định

(Cannon và ctv., 2012; Marin-Felix và ctv., 2017).

Việc định danh đúng loài nam Colletotrichum gây bệnh, có vai trò quan trọngkhông những về mặt khoa học mà còn trong thực tiễn quản lý bệnh vì quan hệ giữa

Trang 17

nam với cây kí chủ cũng như tính man cảm với thuốc hóa học của các loài khác nhaucũng khác nhau (Mongkolporn và ctv.,2010) Đồng thời việc xác định được chính

xác loài Colletotrichum gây bệnh sẽ tao điều kiện cho việc tìm kiếm các vi sinh vậtđối kháng chính xác làm tiền dé cho việc phát triển chế phẩm sinh học phù hợp Trên

cơ sở đó đề tài : “NGHIÊN CỨU NAM COLLETOTRICHUM SPP GAY BỆNHTHAN THU TREN GOT Ở KHU VỰC TÂY NINH, LAM DONG VÀ KHẢ NĂNG

PHÒNG TRỪ CUA CÁC VI SINH VAT DOI KHANG?” được thực hiện

Mục tiêu của đề tài

Xác định được chính xác thành phan loài của nam Colletotrichum spp gây bệnhthán thư ớt tại khu vực Tây Ninh, Lâm Đồng và đánh giá khả năng đối kháng củamột số vi khuẩn được khảo sát

Yêu cầu của đề tài

Phân lập và định danh được các nắm gây bệnh thán thư ớt bằng đặc điểmhình

thái và sinh học phân tử.

Đánh giá được tiềm năng đối kháng của các vi khuẩn trong bộ vi sinh vật cólợi do Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật cung cấp với nam Colletotrichum spp trong diéu

kiện phòng thi nghiệm va nha lưới.

Trang 18

Chương 1

TONG QUAN

1.1 So lược về cây ớt

1.1.1 Nguồn gốc phân loại

Cây ớt có tên khoa học Capsicum frutescens L; Capsicum annuum L thuộc

chi Capsicum, họ cà (Solanaceae) có nguồn gốc từ Nam Mỹ Có hai nhóm phổ biến

là ớt cay (Capsicum annuum L.) và ớt ngọt (Capsicum annuum var grossum).

Theo Pickersgill, 1997, chi Capsicum bắt đầu từ vùng nhiệt đới Mỹ và đã đượcnhân giống khắp thé giới bao gồm cả vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả vùng ôn đới

Phân loại thực vật

Giới: Plantae — Thực vat

Ngành: Spermatophyta — Cây có hat Ngành phụ: Angiospermae — Cây hạt kin

Lớp: Dicotyledonae — Cây hai lá mầm

Bộ: Solanales — Bộ ca Họ: Solanaceae — Họ cà Chi: Capsicum — Chi ớt

Loài: Capsicum frutescens - Ot cay (CABI, 2019)

1.1.2 Đặc tính thực vat hoc

Ot có rễ trụ, nhưng phân nhánh mạnh va phát triển thành rễ chùm, phân bốchính trong tang dat cày Khi cây già, phần gốc thân chính hóa gỗ, đọc theo chiều dàithân có 4 — 5 cạnh Thân có lông hoặc không lông, cây cao 35-65 cm, có giống cao

125 — 135 em Ot phân tán mạnh, kích thước thay đổi theo điều kiện canh tác và giống

Trang 19

Lá ớt mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng

đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không

lông.

Hoa ớt lưỡng phái, mọc đơn hoặc thanh chùm 2-3 hoa Hoa nhỏ, dài, hoa mau

xanh có hình chén, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn Tràng hoa có 6-7 cánh màu trắng hoặctím Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái Phần trong cánh hoa có lỗ

tiết mật Hoa ớt có thể tự thụ phan hay thu phan chéo do côn trùng vì ớt thuộc loại

tiền thư, thụ phan chéo có ý nghĩa lớn ở ớt cay, tỷ lệ thụ phấn chéo từ 10-40% tùy

giống, do đó cần chú ý trong việc dé giống và giữ giống thuần

Trái ớt có 2-4 thay, dạng trái rat thay đồi từ hình cầu đến hình nón, bề mặt trái

có thê phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẫn; trái khi chín có màu đỏ, đen, vàng; trái

không cay hay rất cay Chiều đài và dạng trái đóng vai trò quan trọng trong việc chọngiống ớt xuất khâu dưới dạng quả khô Ot quả khô nguyên trái phải dai hơn 9 cm và

khi khô không rời cuống Việc chế biến ớt bột không đòi hỏi tiêu chuẩn cao về kíchthước và dạng trái nhưng yêu cầu về màu sắc, độ cay và tỷ lệ tươi/khô khi phơi Ớt

trai to ở nước ta có tỷ lệ tươi/khô là 6,5:1 trong khi ớt trái nhỏ có tỷ lệ này là 8:1 Trái

chứa nhiều hạt tròn dep, có màu nâu sáng (Mai Thị Phương Anh, 2020)

Trang 20

1.1.3 Điều kiện sinh thái

Cây ớt có nguồn gốc vùng nhiệt đới Nam Mỹ, do đó đây là cây ưa nhiệt Cây

yêu cầu khí hậu ấm áp, có thời gian sinh trưởng dài Tuy nhiên, sự phát triển của ớt

sẽ tăng cường ở khoảng nhiệt độ 20 — 30 °C (Li và ctv., 2015)

Theo Mai Thị Phương Anh, 2020 thì nhiệt độ ban đêm thấp (8-10°C và 15°C)

làm giảm tỷ lệ đậu qua va thường sinh ra qua không hat, nhiệt độ ban đêm thích hop

nhất trong giai đoạn nở hoa là 200C

Nhiệt độ tối cao cho hoa đậu là nhiệt độ ban ngày và ban đêm trong khoảng16-21°C nhiệt độ ban ngày trên 24°C dẫn đến hiện tượng rụng hoa, những quả đậu cóthé bị rụng nếu nhiệt độ trên 32°C (Votava, E.J và Bosland P.W,2004) Nhiệt độ lớnhơn 32°C, đặc biệt trong thời kì nở hoa, gây hại cho sự tồn tại của phan hoa (Challinor

va ctv., 2007).

Ot không man cảm với thời gian chiếu sáng vì thé ớt có thé trồng quanh nămnhưng là cây ưa sáng nên trời âm u sẽ làm hạn chế sự đậu quả Cây ớt là cây chịu hạnnhưng ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả cần độ 4m đồng ruộng 70 — 80%, nếu độ

âm dưới 70% ở giai đoạn này quả bị cong, vỏ san sùi Ot không chiu được ung, độ

ầm đồng ruộng lớn hơn 80% thì rễ sinh trưởng kém, cây còi cọc Đất phù hợp nhất

dé trồng ớt là đất thịt nhẹ, giàu vôi Gt có thé cho năng suất trên đất cát nhưng phảiđảm bảo chế độ nước và phân bón đầy đủ Trên đất màu mỡ, ớt sinh trưởng đượcnhưng tỷ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh hưởng Đất chua và kiềm không thíchhợp cho ớt sinh trưởng và phát triển Ot là cây chịu được mặn,có thé nảy mam ở đất

có nông độ muối 4000 ppm và pH = 7,6 Mưa nhiều và tưới trực tiếp lên cây thường

xuyên sẽ tạo điều kiện tốt cho nắm bệnh phát triển và tấn công vào cây ớt (Mai Thị

Phương Anh, 2020).

1.1.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt ở Việt Nam

Từ lâu, ớt đã trở thành cây trồng chuyên canh mang giá trị cao Với khí hậunhiệt đới gió mùa, mang lại điều kiện thuận lợi để cây ớt sinh trưởng và phát triển.Đặc biệt là những năm gần đây, nhiều mô hình ớt được triển khai thành công, đáp

Trang 21

ứng được nhu cầu xuất khâu cao Nhờ thế đã mở ra hướng đi mới cho bà con nôngdân trong việc chuyền đối cơ cau cây trồng sang trồng ớt Diện tích ớt nước ta trong

những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng Trong đó, các tỉnh trồng ớt truyềnthống như: Quỳnh Phụ (Thái Bình) với diện tích 1.200 ha, Đại Lộc (Quảng Nam),Phù Mỹ (Binh Định), Bố Trạch (Quang Bình), Thanh Bình (Đồng Tháp), Châu Đốc(An Giang), Ớt có thé trồng được quanh năm nhưng thường tập trung vào 3 vụchính Thu Đông: Gieo vào tháng 9 thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau Ớt

Đông Xuân: Gieo vào tháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau Ot

Xuân Hè: Gieo vào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 tháng 9

Bảng 1.1 Diện tích thu hoạch, năng suất, số lượng sản xuất ớt và ớt khô của Việt

Sản Ot và 95.028 96.210 98.101 tan 99834tấn 101.548 tấn

lượng ớtkhô tấn tấn

Bên cạnh đó, nhiều công ty xuất khâu lớn sản xuất, chế biến, và xuất khâu ớtcay dưới dạng khác như: ớt tươi (đông lạnh), muối mặn, muối chua, sây khô, xay bột,

Trang 22

Bảng 1.2 Thành phần giá trị dinh dưỡng trên mỗi 100g ớt tươi (Nguồn: Cơ sở dữ

liệu Dinh dưỡng Quốc gia My USDA)

Chất Giá trị dinh dưỡng Tỷ lệ % RDA

Năng lượng 40 Keal 2%

Trang 23

-1.1.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ 6t ở Thế Giới

Theo tô chức Nông lương Thế Giới (FAO,2018), cây ớt được xem là một trong

số những cây trồng quan trọng ở các vùng nhiệt đới Diện tích canh tác trên toàn thégiới là khoảng 1.700.000 ha dé sản xuất ớt tươi, và khoảng 1.800.000 ha dé sản xuất

ớt khô; tổng diện tích là 3.729.900 ha với tổng sản lượng 20.000.000 tan Các nướcsản xuất và xuất khâu ớt quan trọng bao gồm Trung Quốc, An Độ, Mexico, Morocco,Pakistan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ

Bảng 1.3 Diện tích thu hoạch, năng suất, số lượng sản xuất ớt của Thế Giới (FAO,

2010-2018)

2014 2015 2016 2017 2018

Diện tích Ởtvàớt 1.678.644 1.720.126 1.834.128 1.828.038 1.776.334

khô ha ha ha ha haNăng Ớtvàớt 22.138 23.206 21.307 24.275 23.445 ha

suất khô hg/ha hg/ha hg/ha hg/ha

San Ot va Ot 3.716.248 3.991.688 3.907.960 4.437.524 4.164.594luong khô tân tấn tấn tấn tấn

1.2 Bệnh thán thư trên ớt

1.2.1 Nghiên cứu về các loài nắm Colletotrichum sp gây bệnh than thư ớt

Năm 1992 tác giả Isaac cho rằng tên bệnh than thư có nguồn gốc từ tiếng HyLạp có nghĩa là ‘coal’, cách gọi tên này căn cứ vào việc mô tả đặc điểm của bệnh là

rất tối, thương tôn bị lõm xuống, chứa các khối bào tử Bệnh thán thư do các loài

Trang 24

đã bau chọn rằng Colletotrichum spp là nhóm nam gây bệnh thực vật quan trong thứtám trên thế giới (Dean va ctv, 2012) Các loài thuộc chi này được báo cáo là gây ra

bệnh than thư ở hơn 121 chi thực vật thuộc 45 họ thực vật khác nhau (Farr va ctv, 2016)

Loài nấm Colletotrichum spp lần đầu được nghiên cứu bới Corda (1837).Năm 1903, Schrenk và Spaulding đã phát hiện ra giai đoạn hữu tính là Glomerella.

Nam Colletotrichum spp có hệ khuẩn ty thật, gồm có sự phát triển sợi nammảnh, phân nhánh, không màu và vách ngăn sợi nam Hệ sợi nam có gian bào va nộibào, mỗi tế bào chứa nhiều nhân Nhiều hạt dầu được sản xuất trong mỗi tế bào của

hệ sợi nam Khi chín, sợi nắm trở nên sậm mau và bện xoắn lại thành dạng chất nềnnhỏ dưới lớp ngoài cùng (Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thanh, 2010)

Soi nam già đôi khi hình thành vách day, màu nâu sậm, hình cầu hoặc không

đều gọi là hậu bào tử (Chlamydospores), nó có thé ở tận cùng hoặc chen gitra sợi nắm

và ton tại trong thời gian dài và khi tach ra chúng cũng mọc mam dé hình thành sợinam mới (Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thanh, 2010)

Ở giai đoạn vô tính chúng cho ra các bào tử đính đơn bào, có dạng hình thoi,hình liềm hoặc hình trụ không màu và đôi khi có giọt dich trong bên trong bào tử(Agrios, 2005) Bào tử vô tính được sinh ra trong đĩa đài (Acervulus) chứa nhiều đính

bào đài (Conidiophore) và gai cứng (Setae) ở mép bìa đĩa đài hoặc giữa các cành bảođài (Barnett và Hunter, 1998) Đĩa đài dạng tròn hoặc dạng gối, có sáp, mau den(Barnett va Hunter, 1998) có thé được quan sát trên bề mặt môi trường thạch Agar

bằng kính hiển vi (Pitt va Hocking, 2009) Trên mô bệnh, đĩa đài được tim thấy bêndưới lớp biểu bì (Wang, 2009) Cành bào đài đơn giản, thon dai; bao tử trong suốt,một tế bảo, đạng trứng hoặc dạng thon đến dạng liềm (Barnett và Hunter, 1998) Khốibào tử màu hồng hay màu da cam và đĩa đài đôi khi nhầm lẫn với 6 bào tử của namFusarium spp (Trần Nguyễn Hà, 2005; Tran Thị Miên, 2008)

Những loài trong chi nam Colletotrichum có thê hoặc không thé sinh ra gai(Vinnere, 2004; Nguyễn Hồng Quí, 2015) Trong nuôi cấy, gai cũng có thể không

Trang 25

xuất hiện, các gai dài cứng, thuôn nhọn, không phân nhánh và đa bào cấu trúc như tơ

(Barnett và ctv, 1998) Riêng ở loài Colletotrichum gloeosporioides còn ghi nhận

thêm là mỗi nòi nắm đều có nhiều bào tử và gai đặc trưng (Padman và Janardhna,2011) Và gai được sinh ra nhiều ở điều kiện 4m độ không khí tương đối thấp (Nguyễn

Văn Bá và ctv, 2005).

Ở giai đoạn sinh sản hữu tính, chúng hình thành quả nang chứa nhiều nang,mỗi nang chứa các bảo tử nang đơn bảo bên trong Kích thước và hình dạng của chúng

có sự khác nhau tùy thuộc vao từng loài ( Guerber va Correll, 2011; Armstrong-Cho

và Banniza, 2006; Agrios, 2005) Số lượng nang bên trong quả nang dao động từ 50

— 80 ở Glomerella musae (Rodriguez và ctv,1992) Bên trong mỗi nang, 8 bảo tử nangđược sinh ra và chúng đã được tìm thấy trên các loài G graminicola, G musae,G

acutata và Œ trucata (Politis, 1975; Mandahar va ctv, 1986; Rodriguez va ctv, 1992; Tan va Tow, 1992; Guerber va Correll, 2011; Armstrong-Cho va Banniza, 2006; Wang, 2009).

Sự xâmnhiễm ban dau của các loài nam Colletotrichum có liên quan đến mộtloạt các quá trình bao gồm sự tiếp xúc bào tử lên bề mặt cây trồng, sự nảy mầm củabào tử, sự hình thành giác bám, sự xâm nhập vào biểu bì của cây, sự phát triển và

định vị vào mô cây và sự sản sinh ra đĩa cành và bào tử phân sinh.

Nam Colletotrichum sp có thé qua đông trên các cây ký chủ khác như các cây

họ cà hoặc các cây họ đậu, tàn dư thực vật và các quả bị bỏ lại trên đồng ruộng Các

loài Colletotrichum sản sinh ra các hạch nam nhỏ để ton tại ở trạng thái ngủ nghỉtrong đất giữa mùa đông hoặc khi gặp điều kiện stress và những hạch nhỏ này có thể

Trang 26

loài Colletotrichum quyết định khả năng gây bệnh và độc lực của chúng (Velho và

ctv, 2018).

Giai đoạn nhiém ban dau và xâm chiếm mô

|

M6 bị xâm nhiễm chết va sup

Acervuli với hang loạt bao tử đính màu Acervuli trong các khu vực bị héng nhạt phat trién trên khu vực bị nhiễm

Hình 1.2 Các giai đoạn lây nhiễm của nam Colletotrichum trên ớt (A, B)

(Nguồn: Agrios, 2015)Theo Nguyễn Thanh Phong cho rằng trong vụ đông xuân và xuân hè năm 2016

- 2018, tại Thái Bình đã xác định có hai loài gây bệnh thán thư trên ớt đó là loài

Colletotrichum capsici và C gloeosporioides Cả hai loài này có thể xâm nhiễm gâyhại nhiều vị trí khác nhau của quả ot, ở vi trí giữa quả được coi là thuận lợi nhất chonam Colletotrichum sp xâm nhiễm và gây hại Trong đó nam C gloeosporioides xuấthiện và gây hại trên ớt phố biến hơn loài Colletotrichum capsici (Nguyễn Thanh

Phong, 2018).

Bệnh than thư ớt do nam Colletotrichum spp hại phố biến trên các vùng trồng

ớt ở các tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Bắc Ninh Trong đó đã xác định được

hai loài nam gây hại chính là C gloeosporioides và Colletotrichum acutatum, hai loàinam này gây hại trên tat cả các bộ phận của cây ớt nhưng xuất hiện gây hại nhiều là

trên quả ớt chín và loài nắm Colletotrichum acutatum gây hại phô biến hơn nhiều so

Trang 27

với nam C gloeosporioides Các loài nam này phát triển tốt trên môi trường PDA, ở

nhiệt độ từ 25 — 60°C và pH từ 6-7 (Nguyễn Thanh Phong, 2018)

Bệnh có thé hại than, lá, quả và hạt, nhưng hại chủ yếu trên quả vào giai đoạnchín Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm, ướt trên bề mặt vỏ quả, sau 2 - 3ngày kích thước vết bệnh có thể lên tới lem đường kính Vết bệnh thường có hìnhthoi, lõm, phân ranh giới giữa mô bệnh là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh.Trên bề mặt vét bệnh có những chấm nhỏ là đĩa cảnh của nắm gây bệnh Các vết bệnh

có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bân (Nguyễn

Thanh Phong, 2018) Nam có thé gây hại trên một số chồi non, gây hiện tượng thối

ngọn ớt.

Biện pháp phòng trừ: Tiêu diệt nguồn bệnh, dọn sạch tàn dư cây bệnh, chọn

hạt giống khoẻ, sạch bệnh Xử lý hạt giống với nước nóng 520C trong 2 giờ hoặcKMnO4 0,1% từ 1 - 2 giờ hoặc với các loại thuốc trừ nắm Luân canh với cây trồngkhác họ Bồ trí mật độ trồng thích hợp Diệt côn trùng hại quả Khi bệnh xuất hiện cóthể phun một số loại thuốc sau: Azoxytrobin (min 93%), Chlorothalonil,

Difenoconazole, Fosetyl-Aluminium, Dimethomorph, (Vũ Triệu Man, 2007).

1.2.2 Định danh phân tử dé phân biệt loài trong quan thé nam Colletotrichum

spp gây bệnh than thư

Hiện nay, định danh nam Colletotrichum spp dựa trên phân tích phân tử ngày

càng phô biến và dẫn đến nhiều thay đổi trong phân loại các loài thuộc chỉ này

(Cannon và ctv, 2012) Các loài Colletotrichum gây nên bệnh than thư trên ớt ở các

quốc gia, các vùng khác nhau là khác nhau Mặc dù nghiên cứu về các loài đã thu

Trang 28

biến đổi di truyền trong và giữa các loài và quan thé (Cai và ctv., 2009; Hyde và ctv

2009) Việc phân định loài bằng cách sử dụng hình thái học và phát sinh loài dựa trênvùng liên gien ITS (Internal transcribed spacers) của rDNA là không đủ dé phân biệtnhiều loài Colletotrichum có liên quan chặt chẽ (Cannon ctv., 2012; Damm ctv.,

2009; Weir và ctv., 2012) Trong khi các phân tích phát sinh loài đa vi trí đã được

chứng minh là đáng tin cậy trong việc giải quyết các thách thức của việc định danhloài Colletotrichum, chăng hạn như các gen: actin (ACT), B-tubulin (TUB2),

calmodulin (CAL), và glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase (GAPDH), do đó

da duoc su dung dé xác định mối quan hệ giữa các loài Colletotrichum (Parka va ctv,2018) Gardes và Bruns (1993) đã ứng dụng phân tích trình tự ADN để phân loại cấp

loài, nhận diện sự biến đôi vùng ITSI (Internal transcribed spacer 1) của rDNA giữa

sáu loài trong chi Colletotrichum cũng như phát hiện hiện tượng đa hình trong cùng vùng của loài C gloeosporioides từ các ký chủ khác nhau ( Gardes M và ctv., 1993) Trong năm 2017 và 2018, Fatemeh Khodadadi và ctv., thu thập 400 chủng Colletotrichum từ trai táo ở New York và các bang khác, cùng với việc phan lập, sang

lọc hình thái về màu sắc khuẩn lạc, tốc độ tăng trưởng, hình dạng bào tử, sử dụngtrình tự ITS, TUB2 và GAPDH bồ sung ACT, ApMat, CAL, GS và APN2 đã phân

lập hai phúc hợp loài Colletotrichum: C acutatum (19 phan lập) và C gloeosporioides (25 phân lập) Weir và cộng sự (2012) đã nghiên cứu xây dựng cây

di truyền cho 156 mẫu phân lập Co//e/ofriehum spp từ nhiều vùng trên thé giới Các

vùng gen được nhóm tác gia sử dụng là GPDH (Glyceraldehyde 3 phosphate dehydrogenase), ACT (Partial actin), TUB2 (B-tubulin), ITS (Internal transcribed

spacer) và CAL (Calmodulin) Phân tích dựa trên các trình tự gen đã phân các mẫu

phân lập Colletotrichum spp thành chín phức hợp loài với 119 loài Co/lefofrichum

spp được phân lập (L Fangling và ctv., 2016) Do tính chất đa dạng và phức tạp củanam Colletotrichum spp., các vùng gen như GS (Glutamine synthetase), CHS(Chalcone synthase), HIS (Histone), ApMat (gene kiêu Mating) đã được dùng dé xác

định độ tương đồng và phân tích di truyền của nam Colletotrichum spp Các nghiên

cứu của Liu vả cộng sự (2016) dựa vào 88 loài Co//efofrichum spp đã được phân lập

Trang 29

từ các mẫu trái ớt bị thối ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã phát hiện thêm một loài mới,

được mô tả là C sichuanensis dựa trên trình tự các vùng gen GPDH, ACT, TUB2,

ITS2 va CAL De Silva (2016) đã ghi nhận có 45 loài nam Colletotrichum spp gây

ra bệnh than thư trên cây ớt ở Úc Phức hợp loài C acutatum được xác định bằng sáu

vùng gen ITS, ACT, CHS1, TUB2 và HIS3 Phức hợp loài C gloeosporioides được

xác định bằng bốn vùng gen ITS, TUB2, ApMat và GS Phân tích cây phát sinh loàighi nhận có bốn loài Colletotrichum spp gồm C siamene, C simmondsii, C.queenslandicum và C truncatum (D D De Silva và ctv., 2017) Đôi với namColletotrichum gây bệnh than thư trên ớt, các nghiên cứu phan loại cho thấy có sựthay đôi lớn về thành phần loài so với các công bố trước đây Tai An Độ, định danh

lại 52 mẫu nắm C gloeosporioides sensu lato cho thấy chúng thuộc 2 loài là C

/#ucficola và C siamense (Sharma & Shenoy, 2013) Tương tự, 2 loài C acutatum

va C capsici, von được coi là 2 loài chính gây hại trên ớt tại Thái Lan nay được định

danh lai lần lượt là C simmondsii và C truncatum (Ko và ctv., 2011) Cũng tại Thai

Lan, hơn 4 loài Colletotrichum gây bệnh than thư ớt đã được xác định là C gloeosporioides sensu stricto, C siamense, C acutatum và C truncatum (Suwannarat

va ctv, 2017) Tai Trung Quốc, phân tích trình tự của 1285 mẫu nam Colletotrichum

thu tại 29 tinh đã xác định được 15 loài trong đó có 5 loài phô biến là C fioriniae, C

fructicola, C gloeosporioides sensu stricto, C scovillei, and C truncatum (Diao và

ctv., 2017) Tai Uc, phan tich 45 mau nam Colletotrichum gây bệnh than thư ớt da

xác định được 5 loài C siamense, C simmondsii, C queenslandicum, C truncatum

va C cairnsense (De Silva va ctv, 2017) Trong nam 2017, dua trén dac diém hinh

Trang 30

1.2.2 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh than thư do nam Colletotrichum

spp gay ra

Đề quản lý bệnh than thư trên ớt, phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, viviệc phát hiện và kiểm soát bệnh do Colletotrichum spp có thê khó khăn do vòng đời

phức tạp của nhiều loài, khả năng thay đôi lối sống và khả năng lây nhiễm chéo của

các ký chủ thực vật khác nhau, đó là sử dụng các biện pháp canh tác, hóa chất, cácbiện pháp thân thiện với môi trường như sử dụng các chất kiểm soát sinh học, chiết

xuất thực vật và sử dụng các giống cây trồng kháng bệnh (Oh B.J., Kim K.D và Kim

Y.S, 2018).

+ Biện pháp canh tác

Theo Roberts ruộng trồng ớt đã nhiễm bệnh thán thư từ vụ trước nên tránhtrồng cây họ ca ít nhất là 2 năm (Roberts và ctv, 2001) Thực hành vệ sinh đồng ruộngbao gồm kiểm soát cỏ dai và các cây ớt dại Lựa chon các giống ớt chín nhanh détránh sự xâm nhiễm bởi các loài nam Hạn chế vết thương tốn trên qua do côn trùnghoặc các loài khác dé giảm nguy cơ lây nhiễm của các loài nam Colletotrichum spp

và các vi khuân gây thối rữa khác Đến cuối vụ các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnhtrên đồng ruộng cần mang khỏi đồng ruộng hoặc bị chôn vùi kết hợp với bón cân đốiDam — Lân — Ka li và bé sung các chất hỗ trợ (Roberts va ctv, 2001)

+ Biện pháp sử dung giống chống chịu bệnh

Nhiều thực nghiệm của Agrios,2015 nhận thay sử dụng các loại giống khánglàm giảm mức độ nhiễm bệnh thán thư và giảm chi phí về máy móc và thuốc hoá họctrong phòng trừ bệnh Chín giống kháng bệnh than thư (BS-35, BS-20, BS-28, Punjab

Lal, Bhut Jolokia, Tarwan-2, IC-383072, Pant C-1 và Lankamura Collection) đã được

xác định có thé được sử dụng dé phát triển các giống cây trồng kháng bệnh thànhcông thông qua các chương trình nhân giống (Grag R và ctv, 2014) Thông tin về cácgiống kháng Colletotrichum spp cũng có thê được sử dụng dé nghiên cứu sự đi truyềncủa tính kháng và cũng dé xác định vi trí và nghiên cứu bản đồ các locus tính trang

số lượng về tính kháng (Manandhar JB và ctv, 2016) Tuy nhiên, tới ngày nay chưa

có tính kháng mạnh trong dong ớt Capsicum annuum là loài duy nhất được trồng rộng

Trang 31

khắp trên thế giới (Park, 2007), do thiếu tính kháng trong vốn gen của C annuum,không có giống kháng bệnh thương mại nào được phát triển ở C annuum (Temiyakul

P và ctv, 2012) Các nghiên cứu sâu hơn cần được thực hiện để điều tra tầm quan

trọng của các gen khác biệt này trong việc quản lý bệnh thán thư hại ớt Tuy nhiên,

cơ chế di truyền liên quan đến tính kháng bệnh thán thư của cây ớt vẫn còn chưa được

hiểu rõ chủ yếu do thiếu thông tin về các mô-đun tín hiệu phòng vệ chi phối cơ chế

kháng bệnh

+ Biên pháp hoá học

Sử dụng thuốc hóa học là biện pháp phổ biến và thiết thực nhất trong kiểm

soát bệnh thán thư Những loại thuốc diét nắm được khuyến cáo dé kiểm soát bệnh

là: Difenoconazole: thán thư cà chua, Boscalid: thán thư cà phê, Mancozeb: thán thư

hồ tiêu, Pyraclostrobin: than thư ớt, Thifluzamide: than thư ớt, (Cục Bảo Vệ ThựcVật, 2021) Mặc dù có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng chúng thường sử

dụng chung một số hoạt chất, đối với bệnh nắm than thu một số hoạt chất được Cục

Bảo Vệ Thực Vật cho phép sử dụng như: Azoxytrobin (min 93%), Chlorothalonil, Difenoconazole, Fosetyl-Aluminium, Dimethomorph, Tebuconazole, Thifluzamide, Boscalid, Pyraclostrobin, Chitosan, Mancozeb, Propineb ( Cuc Bao Vé Thuc Vat, 2021).

Tuy nhiên, không thé bỏ qua nhiều báo cáo về tác động tan phá của việc sửdụng thuốc diét nam đối với sức khỏe nông dân, tình trạng kinh tế và sự ô nhiễm độchại đối với môi trường, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (Voorrips và ctv, 2004;Garg va ctv, 2014) Các loại thuốc diét nắm khác nhau có phương thức hoạt động cụ

Trang 32

khám phá trong những năm gan đây vì các đặc tinh kháng nam và kháng khuẩn hiệuquả của chúng Sự phân hủy dễ dàng, hoạt tính không tồn dư và đặc tính không gây

độc hại thực vật của chúng tiếp tục phô biến việc sử dụng chúng dé kiểm soát sinhhọc Một số nghiên cứu sử dụng chiết xuất thực vật cũng đã được thực hiện dé tiépcận việc kiểm soát Colletotrichum spp trên ớt (Ngullie va ctv, 2010; Johnny va ctv,2011) Họ đã chỉ ra mức độ hiệu qua khác nhau của các chất chiết xuất từ cây cỏ ngọt(Acorus calamus L.), dau cọ (Cymbopogon martini), chiết xuất lá Ocimum sanctum,

dau neem (Azadirachta indica), tỏi, chống lại sự phát triển của mầm bệnh và sự nảy

mam của bào tử

Khi sử dụng các thuốc diệt nắm sinh học dé chống lại nam Colletotrichum spp

trên quả ớt, Charigkapakorn (2000) đã phát hiện ra rằng sử dụng các chế phẩm sinh

học hiệu quả trong hai khoảng thời gian khi phần lớn cây ở giai đoạn nở hoa đầu tiên

và ở giai đoạn nở hoa trưởng thành.

+ Kiểm soát sinh học

Tiềm năng kiểm soát sinh học của Colletotrichum sp đã được đề xuất sớmnhất bởi Lenné và Parbery (1976) Jeger và Jeffries (1988) cũng nhắn mạnh khả năngkiểm soát sinh học đối với các bệnh trên quả sau thu hoạch bằng cách sử dụngPseudomonas fluorescens Các chủng vi khuẩn đối kháng (DGg13 và BB133) đãđược tìm thay dé kiểm soát một cách hiệu quả C capsici, mầm bệnh bệnh than thưchính ở Thai Lan (Intanoo và Chamswarng, 2007) Các loài Trichoderma có thé cạnhtranh về diện tích bề mặt, do đó làm giảm sự lây nhiễm mam bệnh (Jeffries vàKoomen, 1992; Maymon và ctv., 2004) Loài Trichoderma đã được áp dung dé kiểm

soát các loài Colletotrichum spp trong ớt (Boonratkwang và ctv, 2007), dâu tây (Freeman và ctv, 2001) và cây có múi ở Belize (Moretto va ctv, 2001) với giảm bệnh

đồng thời Các chất kiểm soát sinh học khác đã được thử nghiệm cho cho hiệu quả

chống lại C acutatum bao gồm Bacillus subtilis va Candida oleophila (Wharton và

Diéguez-Uribeondo, 2004).

Hiện nay, sử dụng chế phẩm sinh học phòng ngừa bệnh hai đang được tap

trung hướng đến trong nên nông nghiệp, vì vừa có hiệu quả phòng bệnh cao vừa mang

Trang 33

lại nhiều lợi ích về môi trường và sinh thái Nhiều chủng vi sinh vật đã được nghiêncứu về khả năng đối kháng với nắm bệnh Trong đó, vi khuẩn Bacillus spp được xem

là nhóm vi sinh có nhiều ưu thé ứng dụng nhờ khả năng phân bồ rộng trong đất, tốc

độ phát triển nhanh, hình thành nội bào tử có sức chống chịu tốt, an toàn với người

và động vật, tiết ra chất kích thích tăng trưởng cây trồng cũng như được sản xuất đượcnhiều hoạt chất sinh học có giá trị (Kim & Chung, 2004) Một số vi khuẩn Bacillusspp có khả năng tiết ra các loại kháng sinh như surfactin, fengycin, iturin có bản chat

là lipopeptide và các enzyme phân hủy vách tế bào nam như chitinase và cellulases(B-1,3, B-1,4) vào môi trường, do đó sẽ ức chế và kìm hãm khả năng gây hai của nam

(Gisi, Chet, & Gullino, 2009; Ashwini & Srividya, 2014) Đặc biệt, các vi khuẩnthuộc nhóm B subtilis, bao gồm B subtilis và các loài có quan hệ gần như: Ö pumilus,

B atrophaeus, B licheniformis và B amyloliquefaciens, đã được chứng minh có kha

năng đối kháng với nam bệnh Trên thế giới và trong nước có nhiều công trình nghiên

cứu về van đề này Năm 2014, Ashwini và Srividya nghiên cứu sử dụng vi khuẩn B

subtilis làm tác nhân đối kháng sinh học phòng trừ bệnh thán thư trên ớt do nắmColletotrichum gloeosporioides OGC1 gây ra Năm 2016, Nguyễn Thị Liên, và ctv.,

đã phân lập và tuyển chọn được chủng vi khuân B.amyloliquefaciens trong đất vùng

rễ có khả năng đối kháng tốt nhất với nam Collefotrichum spp gây bệnh than thư trên

ớt ở Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang

Trang 34

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiễn hành từ tháng 02/2022 đến tháng 08/2022

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Thu thập mẫu ớt bệnh tại tỉnh Tây Ninh và Lâm Đồng.

Tất cả các thí nghiệm trong nghiên cứu được tiến hành tại

phòng thí nghiệm bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông Học, trường

đại học Nông Lâm thành phó Hồ Chi Minh

2.2 Nội dung nghiên cứu

Thu thập và phân lập các mẫu nắm gây bệnh than thư ớt ở các

vùng trồng ớt thuộc tỉnh Tây Ninh và Lâm Đồng

Định danh mẫu nam gây bệnh dựa trên đặc điểm hình thái va kỹ

thuật phân tử Đánh giá khả năng đối kháng của các vi

khuẩn được khảo sát với nắm

Colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt.

2.3 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nam Colletotrichum spp gây bệnh than thư trên ớt và các dòng vi sinhvật đất

2.3.2 Vật liệu nghiên cứu

Trang 35

đầu tuýp, Micropippet, ống nghiệm, ống đong, đèn cồn, bình thủy tinh,

lame, kéo, găng tay.

Trang 36

Thiết bị: Kính hién vi soi nồi, kính hiển vi quang học Olympus BX40 (NhậtBản), máy anh, laptop, máy PCR, máy ly tâm, hệ thống chụp gel UVP, tủ ủ nhiệt(hoặc tủ định ôn), tủ lạnh -20°C, nồi hap khử trùng, tủ cấy vi sinh, lò vi sóng, máy

điện di, may vortex.

Hóa chất: My Taq Polymerase (Bioline — Anh), cồn 96°, cồn 70°, Primer xuôi,

Primer ngược, Agarose (Bioline), TAE, Bộ kit ly trích DNA của công ty TNHH Giải

pháp Y sinh ABT, cồn 90%, natri hypochlorite 1%, KOH 3%, dung dich Crystal

Violet, dung dich lugon, dung dich Fuchin, dung dịch luc Malachite 5%, HạO; NaOH

40%, Dextrose, Malt extract, Peptone, Glycerol, KzHPOx khan, MgSO 7H20, MgSO, 1,2%, tetramethyl-p-phenylenediamine dihydrochloride 1%.

Môi trường WA (Water Agar)

Cân 20 g agar cho vào 1000 ml nước cat Hap khử trùng ở 121°C, 1 atm, trong

20 phút.

Môi trường PGA (Potato Dextrose Agar)

Rửa sạch 200 g khoai tây (không got vỏ) Cắt khoai tây thành từng miếng nhỏ

và luột trong khoảng 1 giờ, sau đó lọc khoai tây và nước luộc bang ray (hoặc vải

màn) rồi vức bỏ phan bả đi Có thé dùng máy xay sinh tố dé xay nát hỗn hợp Hòa

tan 20 ø đường dextrose (glucose) và 20g Agar vao1000 ml nước máy với nước lọc

khoai tây Hấp khử trùng ở 121ĐC trong 20 phút

Môi trường KBA (King’B Agar)

Thanh phan: Peptone (20 g), Glycerol (10 g), KsHPO, khan (1,5 g),MgSOx.7H2O (1,5 g), Agar (15 g), nước cất (1000 ml) Trộn chung tat ca các thànhphan ngoại trừ MgSO¿ Điều chỉnh pH đến 7,2 Từ từ thêm MgSO, và lắc đều Hapkhử trùng ở 121°C trong 25 phút.

Môi trường LB

Thành phần môi trường: peptone (10 g), cao nam men (5 g), NaCl (10 g), agar

(20 g) nước cất (1000 ml) Trộn chung tất cả các thành phần Hấp khử trùng ở 121°C.

Trang 37

Vi sinh vật đối kháng

Nguồn vi sinh vật đối kháng được cung cấp từ phòng thí nghiệm của Bộ môn

Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Bao gồm:

- 7 dòng Bacillus sp.: CC - LD 1.1, CC - LD 2.1, CC - LD 2.4, O - BT 1.1,O - BT 3.1, CC —FN 1.1, CC —FN 1.2.

- 5 dong Pseudomonas sp.: CC - LD 1.2, O - BT 1.2, 0 - BT 3.2, 0 - BT 4.1, O- BT 4.2,

- 4 dong xa khuẩn: CC - LD 1.3, CC - LD 2.3, CC - LD 2.2, O - BT 2.2

- | dòng chưa xác định được: O - BT 2.1.

Trang 38

Bang 2.1 Hiệu suất đối kháng của các dòng vi sinh vật đất đã được đánh giá trên nam

Fusarium sp.; Rhizoctonia sp và R solanacearum.

Dong vi sinh Fusarium sp Rhizoctonia sp R.solanacearu vat m

Bacillus sp CC -LĐ 1.1 Không đối kháng Đối kháng thấp =

CC —-EN L2 = = Đối kháng yếu

Pseudomonas CC —-LĐÐ 1.2 Đối kháng trung Đối kháng cao —

Trang 39

Bảng 2.2 Đặc điểm hình thái của các dòng vi khuan đối kháng trên môi trường

King'B Agar (KBA)

STT Tên mẫu Đặc điểm hình

thái

1 CC - LÐ 1.1

( Bacillus sp.)

CC - LÐ 1.2 ( Bacillus sp.)

CC - LÐ 2.4 ( Bacillus sp.)

lồi, to, co rang

cua, mau vang duc.

Khuẩn lạc hìnhdạng bat định,

Trang 40

Khuân lạc tròn, nhỏ, có màu hơi ngả vàng

Khuan lạc có

hình dạng tròn, nhỏ, màu hơi vàng

Ngày đăng: 30/01/2025, 00:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w