Bằngphương pháp khảo sát cụ thé các loại nguyên liệu, sản phâm, thiết bi, đồng thời áp dụng các phần mềm Excel, Autocad đề tính toán và thực hiện bản vẽ các chỉ tiết sản phẩm, tỷ lệ lợi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
VƯƠNG VĂN THIỆN
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
SAN PHAM BAN AN EXT TAI CÔNG TY
CO PHAN GO MINH DUONG
LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOCNGANH CONG NGHE CHE BIEN LAM SAN
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
VƯƠNG VĂN THIỆN
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
SAN PHAM BAN AN EXT TẠI CÔNG TY
CO PHAN GO MINH DUONG
Chuyên ngành: Chế Biến Lâm Sản
LUẬN VĂN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS LÊ THANH THÙY
Thành phó Hồ Chí Minh
Tháng 8/2023
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập — Tự do — Hạnh phúc
GIÁY XÁC NHAN THUC TẬP
Kính gửi: Ban lãnh đạo Công ty CP gỗ Minh Dương
Tôi tên: Vương Văn Thiện MSSV: 19115115
Sinh viên lớp: DH19CB ~ Chuyên ngành: Công nghệ chế biến lâm sản — Khoa: Lâm Nghiệp
~ Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Được sự đồng ý của quý công ty, tôi đã được trực tiếp đến xướng 3 để thực tập, làm quen
với công việc thực tế, tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất của Công ty từ ngày 05/05/2023
đến ngày 30/06/2023 Trong thời gian thực tập tại đây, được sự hướng dẫn tận tỉnh, chu đáo
của Ban lãnh đạo công ty cũng như các anh/chị làm việc tại công ty, tôi đã có cơ hội tiếp
thu, học hỏi dé hoàn thành bai khóa luận tốt nghiệp của minh.
Nay tôi làm đơn nay kính trình lên Ban lãnh đạo công ty xác nhận cho tôi về việc đã thực
tập tại công ty trong khoảng thời gian trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô khoaLâm Nghiệp cùng tất cả các giảng viên Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã giảngday, quan tâm, chi bảo tận tình cho em trong suốt thời gian hoc tập tai trường Tất cả
những kiến thức quý báu mà Quý Thầy Cô đã truyền dạy chính là hành trang vững
chắc nhất dé em vững bước trên đường đời
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô ThS Lê Thanh Thùy — Giảng viên hướngdẫn, người đã dành thời gian quý báu của mình dé hướng dan tận tinh cho em hoànthành khóa luận tốt nghiệp
Xin cảm ơn đến Ban giám đốc, cán bộ, cùng toàn thể anh, chị em công nhâncủa Công ty cô phần gỗ Minh Dương đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn
thành đề tài này
Cảm ơn ba mẹ, anh chị và tất cả những người thân trong gia đình, đã nuôi
dưỡng, chỉ dạy và là nguồn động viên lớn lao, giúp em vượt qua những khó khăn, thử
thách trong cuộc sống Và cũng không quên gửi lời cảm ơn đến tat cả bạn bè đã luôn
bên cạnh, động viên, giúp đỡ em trong những năm tháng học tập tại trường.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn đến tất cả những người đã dạy dỗ vàgiúp đỡ em Tuy nhiên, trong quá trình làm việc không thé tránh khỏi những sai sót,rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh giá của Quý Thay Cô dé có thể hoànthiện bài báo cáo này tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chi Minh, Thang 8 năm 2023
Sinh viên
Vương Văn Thiện
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Khao sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Ban ăn EXT tai Công
ty cổ phần gỗ Minh Dương” được thực hiện từ ngày 05/05/2023 — 05/07/2023 Bằngphương pháp khảo sát cụ thé các loại nguyên liệu, sản phâm, thiết bi, đồng thời áp
dụng các phần mềm Excel, Autocad đề tính toán và thực hiện bản vẽ các chỉ tiết sản
phẩm, tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ khuyết tật sản phâm Qua kết quả khảo sát chúng tôinhận thấy:
Nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập về có độ âm từ 8-12% đảm bảo đúng quy
cách, yêu cầu của Công ty Nguyên liệu chủ yếu sử dụng cho các sản phẩm tại Công
ty là: gỗ Walnut (Oc chó), gỗ Keo lá tram, gỗ White Oak (gỗ Sồi trắng)
Máy móc thiết bị tại Công ty được bố trí hợp lý đảm bảo cho quá trình sản
xuất giữa các khâu được thông suốt, sản phẩm hoàn thành đúng tiến độ
Sản phẩm bàn ăn có kích thước 780 x 2200 x 900 mm được thiết kế với khảnăng thu gọn khi sử dụng ít người và mở rộng khi gia chủ có thêm khách Tỷ lệ lợidụng gỗ trong quá trình sản xuất Bàn ăn EXT là 76,7% Trong đó, tỷ lệ lợi dụng gỗ
ở công đoạn sơ chế là 86,86% và tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tinh chế là 88,27%
Tỷ lệ khuyết tật của nguyên liệu đưa vào sản xuất là 2,73%: tỷ lệ khuyết tật ởcông đoạn sơ chế là 2,10%, ở công đoạn tinh chế là 1,91%; tỷ lệ khuyết tật ở công
đoạn lắp ráp là 2,79 % và công đoạn trang sức bề mặt là 2,50%
Dé từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồntại trong Công ty góp phần nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cho Công
ty cô phần gỗ Minh Dương
Trang 6MỤC LỤC
BIA PHỤ L2 22111 nn TH TT nh nh nrxu i
GIAY XÁC NHAN THỰC TẬP - 2.22 222111111 22222 ren ii
6 PS CỔ iii
DANH SÁCH CAC CHỮ VIET TẮTT -2- 22S+2E+2E£2E£2E£2E2ZE2E222222222222ee2 viiiDANH SÁCH CAC BẢNG 2-52-2221 212212212212121121212121212121 2121 xe ix
2.2.2 Co cau tổ chức bộ máy của Công ty cô phần gỗ Minh Dương 9
2.2.3 Tình hình máy móc thiết bị của Công ty 2: 2222+22++2++2z2z++zxzzxzzzzez 9
224 ine hin figuyEh HIỂU sccsnseeranmeacemaxarnc amen 11
2.2.5 Một số sản phẩm có trong Công ty gỗ Minh Dương -5-5- I
Chương 3 MỤC TIỂU, NOI DUNG VA PHƯƠNG PHAP KHẢO SAT 17
Sel MEETS TCHAD SAL, 1 00020 Ốẻốốốố 17
Trang 73.2.1 Khảo sát nguyên liệu sản xuất sản pham Bàn ăn EXT - 17
3.2.2 Khao sát sản phẩm Bàn ăn EXT -. -5-©722222222222222212221ce ce 17 3.2.3 Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất sản phâm Bàn ăn EXT 18
3.2.4 Ty lệ loi dụng gỗ qua các công đoạn sản xuất sản phâm Ban ăn EXT 18
3.2.5 Tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn sản xuất sản phẩm - 18
3.2.6 Phân tích ưu nhược điểm và đánh giá quy trình sản xuất sản pham 18
3.3 Phuong 0040 18
3.3.1 Phương pháp tìm hiểu nguyên vật liệu sản xuất - 2 2¿522522z£: 18 3.3.2 Phương pháp lập biểu đồ gia công sản phẩm - 2-22 ©2222z+22+22zz>22 19 3.3.3 Phương pháp tính toán ty lệ lợi dụng gỗ -2- 252 522525222+2zszxszxe2 19 3.3.4 Phương pháp tính toán tỷ lệ khuyết tật ¿52552 2222E2xc2xzxezrrzex 20 3.3.5 Phương pháp lay mẫu và tính độ tin cậy - 2: 22©22222+2z++2zzzzzzzxsrez 20 Chương 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 22-5222222222z22zzszxrerzcee 22 4.1 Nguyên liệu sử dụng cho sản phâm Bàn ăn EXT -2252z525z5552 22 4.1.1 Đánh giá chất lượng nguyên liệu gỗ White Oak 22552 22+2z+2z2zz>zz 24 4.1.2 Yêu cầu về chất lượng của nguyên liệu đầu vào -2- 22 ©5z52zz5s2 24 4.1.3 Tỷ lệ (%) các dạng khuyết tật của nguyên liệu đầu vảo - 25
4.2 Kết quả khảo sát sản phẩm Bàn ăn EXT 0 ccccccccccccesseeseesseeeeessesseeeeeeseesseees a 4.2.1 Hình dang, đặc điểm san phẩm Bàn ăn EXT -2222222222z222zz 37 4.2.2 Kết cau, các chi tiết và định mức nguyên liệu của san phâm Ban ăn EXT 30
4.2.3 Các dạng liên kết của Ban ăn EXT 2c 4.3 Quy trình công nghệ sản xuất Bàn ăn EXT -2¿-2¿+2+2z+2zzxzzxzzse2 34 4.3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm Bàn ăn EXT 2-52 s+2s2sz+s2 34 4.3.2 Lưu trình công nghệ tên từng chi tiết sản phâm Ban ăn EXT 36
Trang 84.3.3 Lập biểu đồ gia công sản phẩm Bàn ăn EXT 2¿©5¿222222zz2z>s22 394.3.4 Phiếu công nghệ của từng chỉ tiết sản phẩm Bàn ăn EXT -.- 404.3.5 Kết quả khảo sát công đoạn sơ chế 2- 22222+22z222+2EE++zxzzxrerxrsrer 40ä.5.6 Kết:quả khán sắt công đoạn tính chế «ecoceeeeaoeosiieisooEisiiDskg001666, 4000 484.3.7 Kết quả khảo sát công đoạn lắp ráp -2¿©22+22+22+22++22+2zxzrxrzrrcree 56
43.8 ũng đomm:trang sic ĐỀ PHĂẲ eesdeenoinobiiditiobiostsvbicklGicbiirbireii0in04002300đ01 61
4.3.9 Kết quả khảo sát công đoạn bao bì đóng gói sản pham -2- 654.4 Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn sản xuất sản phẩm 674.4.1 Tỷ lệ lợi dung gỗ trong công đoạn sơ chế 2-©222z+22z22zz2z+zzzzz+z 684.4.2 Ty lệ lợi dụng gỗ trong công đoạn tỉnh chế -2- 22 2222+2E+2z+2z2zz>2z 764.4.3 Tỷ lệ lợi dụng gỗ của cả quá trình sản xuất 2 2+©525522zc2x2xcsez 794.5 Ty lệ khuyết tật qua các công đoạn sản xuất - 2-22 52222E+2z+2z+zzzzzz 804.5.1 Tỷ lệ khuyết tật qua công đoạn sơ chế 2- 2 22222+2z+2zz+zx+zzzzzzzzxz 814.5.2 Ty lệ khuyết tật qua công đoạn tinh chế - 22z22s++2+zzxzzxz+z+z 834.5.3 Tỷ lệ khuyết tật qua công đoạn lắp ráp -2+- 2 ccczxerxrrreererree 864.5.4 Tỷ lệ khuyết tật qua công đoạn trang sức bề mặt -2- 22 2252522 88
4.5.6 Tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn sản xuất Bàn ăn EXT 90
4.6 Đánh giá và đề xuất các biện pháp kỹ thuật trong quá trình sản xuất 92Chương 5 KET LUẬN VÀ DE NGHỊ, 2-©222222222E222E22EEe2Erzrrrrrrree 95
5.1 Kết luận - 2 2SS 2 E221221212121121121112111121111111211211212112122121211122 2 are 95
TAT LIỆU THAM KHÁO Si 97
Trang 9Computer Numerical Control
Lién Minh Chau Au
Ty lệ lợi dụng gỗ %
Kilogam trên met khốiGiám đốc
Tỷ lệ khuyết tật %Phó giám đốc
Pha phôi Quality Control
Số thứ tự
Tiến sĩ
Thạc sĩ Trách nhiệm hữu hạn Thương mại
Thành phố Hồ Chí MinhThể tích m3
Trang 10DANH SÁCH CÁC BANG
Bang 2.1: Thống kê máy móc trong phân xưởng -. 2- 2222z222++22+z22+z=: 10Bảng 4.1: Tỷ lệ (%) các dạng khuyết tật từ nguồn nguyên liệu đầu vào 25Bang 4.2: Thống kê các chi tiết và định mức nguyên liệu - 2-22 22552 30Bảng 4.3: Thống kê các vật tư liên kết sử dụng -2- 2 22©2z+2scczzzzxsree 34Bảng 4.4: Quy cách và thể tích nguyên liệu đầu vào danh cho 40 sản phẩm 67Bang 4.5: Quy cách và thé tích nguyên liệu sau cắt ngắn -2 2222-522 68
Bang 4.6: Quy cách và thể tích nguyên liệu sau rong cạnh - 2-22 22552 69
Bang 4.7: Quy cách và thể tích nguyên liệu sau bao 2 mặt 2 252- 70
Bang 4.8: Quy cách và thé tích nguyên liệu bảo 4 mặt 2-22 525522522 lạiBang 4.9: Quy cách và thể tích nguyên liệu sau long thanh, bạ - 72Bảng 4.10: Quy cách và thé tích nguyên liệu sau ghép tấm - 2 252552 73Bang 4.11: Quy cách và thể tích nguyên liệu sau long ray trượt . 74Bảng 4.12: Quy cách va thé tích nguyên liệu sau cắt tỉnh -2- 5: 77
Bảng 4.13: Quy cách và thé tích nguyên liệu sau chà nhám 2 252: 78
Bảng 4.14: Ty lệ khuyết tật qua công đoạn sơ chế -2 2-©2225z55+2czzcs+ 81Bang 4.15: Ty lệ khuyết tat qua công đoạn tinh chế 2-22 ©2222zz2zz+zz+2s2 84Bang 4.16: Tỷ lệ khuyết tat qua công đoạn lắp ráp -2- 22 ©2z+2s+2z+zxszs+ 86Bang 4.17: Ty lệ khuyết tat công đoạn trang sức bề mặt 2-2222 89
Trang 11Hình 3.6: Nguyễn liệu gỗ Walt «2 nrverenrennacenearnnennersincnemncsinncensnnantntaroneeesnnannst 13
Hình 2.7: Nguyên liệu gỗ Thông -2- 2 22222E22E22E22E2EEE2EEEEEEEEEEEErrrrrrrrer 15
Him 05.10700801 0n 15Hình 2.9: San pham ghế đang được sản xuất tại Công ty -2 2222-552 16
Hình 2.10: Sản phẩm ban An Khang 2- 22522 522222E22E22E£E2E2Ezzezxrzsez 16
Hình,4.1: GỖ White DMk SẺ SỐY ars 23Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ % các dạng khuyết tật của nguyên liệu đầu vào 26
Tri 8h ro in eee re,
Hình 4.4: Bản vẽ ba hình chiếu sản pham Ban ăn EXT (khi thu gọn) 28Hình 4.5: Bản vẽ ba hình chiếu sản phẩm Ban ăn EXT -.-. cc eens 29
Hình 4.6: Các loại vít được sử dụng tại nhà máy -<+<->+s<-e-ee .32
Hình 4.7: Bat vít liên kết mặt bàn và liên kết khung -. -c5-+c5 - 32Hình 4.8: Chốt gỗ và công đoạn căn chỉnh mặt ván để có định chốt gỗ 33
Hình 4.9: Dinh chữ chữ U (trái), I (phải) 55552 5<sssssesseeeeeesrreseere 33
Hình 4.10: Sơ đồ quy trình chung sản xuất Bàn ăn EXT 2-22 2522 35Hình 4.11: Máy cưa đĩa cắt ngắn 2-222222222222222221221211221221221 2212 re 41
Hình 4.12: May bào 2 mặt - 22 222312231 22115211 231 2 1 2111 ng ng ng 43 Hình:4.15: May báo HD Í cease exons csneveesanmnronsantweennnateannantmeiaaseedanmnanumreneesnend 43
Trang 12Hình 4.14: Máy rong cạnh Ripsaw - G222 2221122111231 1 221152111111 11 1 re 46 Hinh 4.15: May lợng CNC co cneeseeneeoesoeoecsaEesvssiskgeliigss3SuSssESES,8E4858gM354gE5di0080g8) 47 Hình 4.16: Máy phay CNC - 22-2222 2n HH Hước 47 Hình;3.17: May cha nhậm thine soi asncoasoSEEg ng con g5S8qhìngGhosutGi0HDHg Eee 49
Hình 4.18: Máy cha nhám rung cam tay - 22 2 2222222E+2E22EE22E2EEcExezrrcrev 49Hinh:4.19: sy thấm bầu We sseseeeesdsesboitiniddbirbgintisvb/c0fvofircbirtbistdðinfd002Y000001 50Hình 4.20: May chà nhám băng nằm 2-2 22 ©2222222E2EE£EEEEESEErrErerrrree 50Hình 4.21: May chà nhám chổi cước - 2 2+222+2222E+2EE£E+22Ez2EEzzzzzzzzze 50Hình 4.22: Máy cưa bàn cắt tỉnh -2- 2-52222222E22122122212212112212212221 2122 cze 52Hình 4.23: Máy cắt 2 đầu 2-22 22222222212211271122112211211211211211 1e rcre 52
pe eg S| «xe eeeseeeiienieeatabisdiosidEuinugisdloandrirtuAddZztgdu 058613020.g038u308 n1 54
HìnH4225: May TU HỆ saxcnss sxe sasseapsessza là di 48556 10.15g16S885h4à8.SL3E2310S6EEu.8uEšeL3333gi0L48.08A 16838388 x2 56
Hình 4.26: Sơ đồ lắp ráp Bàn ăn EXT 2-22 2+22222222E22E12212222221222222 xe 58Hình 4.27: Máy bắn vít và súng bắn đinh 2: 22©2222z+22+22E+2Ezz2zzzzzzzxcrex 59Tình 4.38: Lig rắp expen mặt chính, «.exesecse-EskEekacLEbkeCiorEirboirgSL0.00003100c1260 59Hình 4.29: Lắp ráp cụm mặt phụ -2- 2 22 ©2+222£EE22E22EE2EE2EE2EEE2EEerxrrrrrrex 60
Hình 4.30: Lắp ráp cụm khung did -2- 22522 222SS22E22E22E2£E2E2E2Ezxezxez 60
Hình 4.31: Quét keo ốp bạ chân vào lõi chân 2-2 ©s£2z+2E££E££Ez£Ezzzzzzrez 61Hình 4.32: Sơn lót cho khung điềm 0 0 0ccccccccceccsesseessessessessessesseeeseeseeesesseesseees 63
Trang 13Tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn sản xuất sản phẩm Bàn ăn EXT 91
Trang 14Chương 1
MO DAU
1.1 Tinh cấp thiết của dé tài
Ngày nay, trước sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp thì nước ta cũng
tập trung vào phát triển những ngành mũi nhọn dé hội nhập với nền kinh tế thế giới,đưa Việt Nam từ một nước đang phát triển thành nước phát triển Trong đó, ngànhchế biến gỗ đã có những bước phát triển trong những năm gần đây Việt Nam là mộttrong mười nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới Cùng với đó thì nhu cầu
sử dụng gỗ dé chế biến ra những vật dụng gia đình, văn phòng, ngày càng lớn Vì
vậy, nhu cầu sử dụng đồ gỗ nội thất càng tăng lên theo thời gian
Theo kịp xu hướng đó, những mặt hàng nội thất bằng gỗ tự nhiên và ván công
nghiệp với những thiết kế mới cũng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng hơn.Bàn ăn cũng là 1 sản phẩm như vậy Vì vậy, van đề quan trọng ở đây là làm sao đápứng được thị hiểu sử dụng đồ gỗ của con người mà lại vừa tiết kiệm gỗ vừa nâng cao
hiệu quả sử dụng 20 Đề làm được điều đó ngoài việc đầu tư máy móc, thiết bị hiện
đại, nâng cao tay nghề công nhân thì công việc hoàn thiện quy trình công nghệ sảnxuất là biện pháp thiết thực nhất
Chính vì vậy, được sự chấp thuận của khoa Lâm Nghiệp - Bộ môn Công NghệChế Biến Lâm Sản và dưới sự hướng dẫn của Cô ThS Lê Thanh Thùy và sự cho phépcủa Công ty cổ phần gỗ Minh Dương, em tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát quytrình công nghệ sản xuất sản phâm Bàn ăn EXT tại Công ty cô phần gỗ Minh Dương”
dé tìm ra ưu nhược điểm trong dây chuyền sản xuất, từ đó tim ra các biện pháp phù
hợp với tình hình của Công ty.
Trang 151.2 Mục đích
Khao sát quy trình sản xuất sản phẩm bàn ăn EXT tại Công ty cô phần gỗ Minh
Dương nhằm xác định nhược diém, trong quá trình sản xuất dé từ đó đề xuất các giảipháp công nghệ hợp lý, hoàn thiện hơn quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm gópphan nâng cao chất lượng sản phẩm, tylé lợi dụng gỗ và năng suất Công ty Khảo sátquy trình sản xuất san phẩm bàn ăn EXT tại Công ty cô phần gỗ Minh Dương sẽ làmột chủ đề thú vị và có tính ứng dụng cao cho sinh viên khoa lâm Việc tiễn hànhkhảo sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhằm phân tích, xác định và đánhgiá tình hình sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần gỗ Minh Duong, từ đó có thé đềxuất các giải pháp kĩ thuật sao cho dây chuyền sản xuất hoàn thiện hơn, hợp lý hơn,phù hợp với sản phẩm nhằm tăng năng suất lao động, ha giá thành sản phẩm dé tăngtính cạnh tranh cho dòng sản phẩm đó
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đứng trước thực trạng nguồn nguyên liệu gỗ trong nước ngày càng khan hiếm
và hơn 80% gỗ nguyên liệu phải nhập khâu từ nước ngoài, thì việc tiết kiệm nguyên
vật liệu và các chỉ phí phụ trong sản xuất đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu và
có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà sản xuất, có ý nghĩa sống còn đối với từng doanh
nghiệp Tất cả các doanh nghiệp chế biến gỗ luôn luôn mong muốn giảm chỉ phí sản
xuất đến mức thấp nhất cho một đơn vị sản phâm và yêu cầu đặt ra là phải sử dụngnguồn nguyên liệu một cách hợp lý Thực tế này đặt ra yêu cầu ngành gỗ và các cơ
quan quản lý của Việt Nam cần có sự chuẩn bị thích hợp, nhằm giảm thiểu những
thay đổi trong xuất khẩu vào thị trường các sản phẩm nguyên liệu gỗ
Đề tài phân tích những yếu tố trong quy trình sản xuất ảnh hưởng tới tỷ lệ lợidụng gỗ và áp dụng những công thức tính toán nhằm tìm ra những giải pháp tiếtkiệm nguyên liệu gỗ, tiết kiệm chi phí sản xuất Kết quả nghiên cứu là tài liệu thamkhảo có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ Đề tài khảo sát này góp phần
vào kho tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Lâm Nghiệp và các nghành liên quan.
Việc tìm hiểu và đánh giá quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty
cô phần gỗ Minh Dương giúp chúng ta nhìn rõ hơn các khâu công nghệ trong quá
Trang 16trình sản xuất, cách bố trí day chuyền sản xuất, phương pháp điều hành sản xuất
cũng như những bat cập tồn tại trong quá trình sản xuất, góp phần xây dung một quy
trình công nghệ sản xuất hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượngsản phẩm
1.4 Giới hạn của đề tài
Trong quá trình làm đề tài do có giới hạn thời gian cũng như điều kiện thựchiện nên phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung sau:
- Giới hạn khảo sát là sản phẩm bàn ăn (40 sản phẩm)
- Nguyên liệu chính sản xuất bàn ăn
- Khảo sát quy trình sản xuất bàn ăn
- Khảo sát tỷ lệ lợi dụng gỗ
- Khảo sát tỷ lệ khuyết tật qua từng khâu công nghệ
Trang 17Chương 2
TONG QUAN
2.1 Tống quan về sản xuất và xuất khau sản phẩm gỗ
Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 Châu Á và đứng đầu
Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản, đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng xuấtkhẩu và tăng trưởng kinh tế của đất nước Công nghiệp chế biến và thương mại gỗphải trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành lâm nghiệp và tập trung vào phát triển các
sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời và đồ mộc mỹ
nghệ.
Các thị trường xuất khâu đồ gỗ và lâm sản chính gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản,Trung Quốc, EU, Hàn Quốc chiếm trên 90% tông giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàngnày Việc tăng kim ngạch xuất khâu, xuất siêu nhóm mặt hàng đồ gỗ, lâm sản đã đónggóp tích cực và quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam từ đầunăm 2022 đến nay cũng như nhiều năm qua.Các thị trường chính là Hoa Kỳ (38 -44%), EU (28 - 30%), Nhật Bản (12 - 15%), Trung Quốc (12 - 15%), thị trường nội
địa càng lớn và nhiều tiềm năng với dân số gần 100 triệu người Hiện đang là thị
trường của làng nghề và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ
và phục vụ xây dựng là những nhóm sản phẩm được tiêu thụ mạnh Đồ gỗ nước ngoài
đang có xu hướng xâm nhập thị trường Việt Nam.
Trong 5 tháng đầu năm 2023 chi dat 4,7 ty USD, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗgiảm gần 30% so với cùng kỳ, doanh nghiệp gỗ đang trải qua thời kỳ rất khó khăn
Theo thông cáo báo chí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa công bốcho hay, sau nhiều năm liên tục tăng trưởng nhanh, trong 5 tháng đầu năm 2023 kimngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,7 tỷ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳnăm 2022 Đặc biệt, sản phẩm gỗ chế biến sâu, thuộc mã HS 94 (Đồ gỗ nội thất thuộc
Trang 18nhóm hàng số 94, gồm các mặt hàng gỗ đồ nội thất và các sản phẩm từ gỗ khác), giảm
tới 38%.
Về các mặt hàng cụ thể, 4 tháng đầu năm 2023, trong khi mặt hàng gỗ dán
được sản xuất từ gỗ cứng chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm mạnh do chịu tácđộng của cuộc điều tra đo Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiến hành từ giữa năm 2021
về chống lân tránh thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp, thì sản phâm gỗ dán sửdụng trong xây dựng (gỗ dán phủ film) xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU lại tăng
4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khâu mặt hàng ván sợi sang thị trường Ấn Độ
đạt 21,19 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2022 (7,6 triệu USD) Ván sợi
hiện chiếm 47% tong giá trị xuất khẩu gỗ va sản phẩm gỗ sang thị trường An Độ.Với mặt hàng ván bóc, xuất khâu trong 4 tháng đầu năm đạt 69,4 triệu USD, tăng 9%
so với cùng kỳ năm 2022 Các thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này như TrungQuốc (57,2 triệu USD), Campuchia (3,4 triệu USD) đều tăng lần lượt 1% và 20% sovới cùng ky năm 2022 Ngoài ra, xuất khẩu ván bóc sang thị trường An Độ cũng tăngmạnh từ 284,5 ngàn USD trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 3,1 triệu USD trong 4 tháng
đầu năm 2023
Cũng theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mặc dù giá xuất khâu dim gỗgiảm rất mạnh so với cuối năm 2022, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ trong
4 tháng đầu năm 2023 đạt trên 4,1 triệu tấn, với trị giá 704,4 triệu USD, tăng 3% so
với cùng kỳ năm 2022 Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là 2 thị trường chính tiêu thụ
dăm gỗ xuất khâu từ Việt Nam, trong đó xuất khâu sang Trung Quốc chiếm trên 70%
Xuất khẩu viên nén 4 tháng đầu năm dat 1,2 triệu tan, kim ngạch 213,04 triệu USD,
giảm 22% về lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022 Đặc biệt giá xuấtkhẩu viên nén đã giảm rất mạnh
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam, dự kiến trong
tháng 6 và tháng 7 này nhu cầu viên nén tại thị trường Hàn Quốc sẽ tăng trở lại với
lượng tiêu thụ là 100.000 tan/thang Trong khi đó tai thị trường Nhật Bản, các doanhnghiệp Việt đã ký được các hợp đồng dài hạn 2 - 3 năm cung cấp viên nén cho thị
trường này.
Trang 19Có thé thay, hai thị trường nhập khâu lớn viên nén của Việt Nam là Hàn Quốc
và Nhật Bản, chiếm 98% tong lượng đã va đang có tin hiệu tốt
Thị trường EU đường như đã dần ôn định sau cơn sốt các nguồn cung ứng
năng lượng, bao gồm cả nhiên liệu sinh khối Tuy nhiên, với những cam kết giảm
mạnh phát thải và tăng cường sử dụng năng lượng sinh học, dự báo xuất khẩu viên
nén sẽ phục hồi cả về giá cả và khối lượng từ những tháng cuối năm 2023
Mặc dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, chủ yếu do các tác động từ bên ngoài,Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kỳ vọng, với vị thế hiện có trong thương mại gỗtoàn cầu, cùng với năng lực cạnh tranh đã được thử thách và đội ngũ doanh nhân đãtích lũy nhiều kinh nghiệm thương trường, doanh nghiệp gỗ Việt sẽ sớm lấy lại đàtăng trưởng khi thị trường gỗ toàn cầu phục hồi
Dé trợ lực cho doanh nghiệp ngành gỗ lúc này, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịchHiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - đề nghị, các Bộ, ngành chức năng đây mạnh hoạtđộng xúc tiễn thương mại giới thiệu quảng bá về các hội chợ đồ gỗ quốc tế tại ViệtNam; cung cấp các thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội
chợ đồ gỗ quốc tế
Đồng thời, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành gỗ trong việc mở Công ty, văn phòngđại diện, cửa hàng ở các thị trường tiềm năng Đây là nền tảng cơ bản cho việc pháttriển thị trường
2.2 Giới thiệu về Công ty cỗ phần gỗ Minh Dương
- Tên Công ty: Công ty cổ phần gỗ Minh Dương
- Tên quốc tế: Minh Duong Furniture Corp
- Địa chỉ: Khu phố 1B, phường An Phú, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình
Dương.
- Điện thoại: 0650.371 1.097.
- Fax: 0650.3711.098.
- Website: minhduongfurniture.com.
- Email: minhduongf@hem.vnn.vn; minhduongf@yahoo.com.
- Tổng giám đốc/Giám đốc: Dương Minh Dinh
Trang 20- Diện tích mặt bang: 30.000 m?.
- Tổng số lao động: 1450 người
- Thị trường xuất khâu: Châu Âu, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Anh.
- Doanh thu ước tính: trên 30.000.000 USD/năm.
- Công suất: 150 conts/tháng
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, gia công, kinh doanh các mặt hàng đồ
gỗ gia dụng và mỹ nghệ xuất khẩu
- Logo công ty:
——————— ——
Với nhiều năm kinh nghiệm, Công ty chuyên chế biến, sản xuất và xuất khâu
đồ gỗ nội thất hàng đầu Việt Nam
Công ty chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu như: Bộ bàn ghế phòng ăn, bộ bànghế phòng khách, ghế quay bar, giường những sản phầm nay da số là xuất đi các thị
trường châu Âu, châu Á, Mỹ, ngoài ra còn sản xuất những bộ bàn ghế trong nhà
Trang 21cao cấp tùy don đặt hàng của khách hàng nhưng hàng này chủ yếu là hàng nội địa
được sản xuất với số lượng ít, giá thành cao đòi hỏi sự tinh xảo, khéo léo, sang trọng
và tính mỹ thuật cao Công ty cũng thực hiện theo yêu cầu từ khách hàng
Đề đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng trong thị trường
trong và ngoài nước hiện nay, Công ty cổ phần gỗ Minh Dương luôn luôn đổi mới vàsáng tạo dé tao ra những san phẩm tốt nhất đến với người tiêu dùng
Nhà máy chế biến gỗ Tam Binh Dia chỉ: Xã An Binh, huyện Di An, tinh Binh
Dương Diện tích: 2,5 héc ta.
Nhà máy chế biến gỗ Thành Dương Địa chỉ: xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên,tỉnh Bình Dương Diện tích: 3 héc ta.
Nhà máy chế biến gỗ Chu Lai Địa chỉ: Xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tinh
Quảng Nam Diện tích: 6,5 héc ta.
Tháng 8/2009, Công ty Cổ Phần Gỗ Minh Dương được thành lập với 2showroom chuyên cung cấp những mặt hàng nội thất chất lượng cao cho các khách
hàng Việt.
Phương châm của Công ty: Chất Lượng — Trung Thực được đặt lên hàng dau.Hiện nay, tại Công ty đã có 6 nhà xưởng với dây chuyền sản xuất khép kín
Trang 222.2.2 Cơ cấu tô chức bộ máy của Công ty cỗ phần gỗ Minh Dương
Hình 2.4: So đồ bố trí nhà xưởng của Công ty2.2.3 Tình hình máy móc thiết bị của Công ty
Công ty bao gồm 7 nhà xưởng trong đó có 6 xưởng sản xuất thườngxuyên và | xưởng nguyên liệu Mỗi nhà xưởng đều có day đủ thiết bị, máymóc dé gia công sản phẩm hoàn thiện, máy móc xuất xứ chủ yếu ở Đài Loan
và Việt Nam, hình dáng gọn nhẹ, làm việc hiệu quả cũng như độ chính xác gia công cao.
Máy móc thiết bị thường xuyên được kiểm tra, bảo trì, sửa chữa Các loại
máy gia công và phụ trợ khá đầy đủ, các loại máy cần thiết cho quá trình sảnxuất từ sơ chế đến sản xuất ván ghép thanh, làm chốt gỗ cho đến những thiết
Trang 23bi gia công sơ chế, tinh ché, dây chuyền sản xuất hoàn thiện bề mặt.
Số lượng máy móc thiết bị ở phân xưởng được trình bày trong bang 2.1.Bảng 2.1: Thống kê máy móc trong phân xưởng
STT Tên máy Số lượng Xuất xứ
I1 Máy long CNC 1 Đài Loan
2 Máy rong cạnh ripsaw 1 Đài Loan
3 Máy phay cạnh CNC 1 Dai Loan
4 Máy cat tinh 3 Việt Nam
5 Máy cat 2 dau 5 Đài Loan
7 Máy bào 2 mặt 2 Đài loan
8 Máy khoan nam 2 Việt Nam
9 Máy khoan 2 trục 2 Đài Loan
10 Máy khoan cấy tán (sò) 1 Dai Loan
I1 |May long 1 Dai Loan
12 May Tupi | trục 2 Viét Nam
13 Máy Tupi 2 trục 3 Việt Nam
14 Máy khoan năm 2 Trung Quốc
15 Máy khoan nhiều đầu 1 Trung Quôc
16 Máy khoan ba đầu 3 Đài Loan
17 Máy khoan đứng 3 Trung Quốc
18 [May CNC làm đầu mộng 2 Đài Loan
19 Máy đánh mộng âm 2 Đài Loan
20 Máy đánh mộng dương 2 Dai Loan
21 Máy khoan 1 trục pe Dai Loan
22 Máy chà nhám thùng 1200 | Việt Nam
23 Máy chà nhám thùng 900 1 Việt Nam
24 Máy chà nhám cạnh 2 Dai Loan
Trang 2425_ Máy chà nhám băng nam 2 Việt Nam
26 Máy chà nhám chéi 2 Việt Nam
27 Máy chà nhám chối cước | Việt Nam
28 Máy chà nám bau hơi 2 Việt Nam
29 Máy long chỉ | Việt Nam
30 Máy cao hơi 1 Việt Nam
31 Máy nhám rung cam tay 20 Trung Quốc
32_ Máy ban vít 15 Việt Nam
33 Buồng phun sơn 3 Đài Loan
34 |Máy router lưỡi trên | Đài Loan
35 Máy router lưỡi dưới | Đài Loan
36 |Máy chà nhám thut 1 Việt Nam
2.2.4 Tinh hinh nguyén liéu
Gỗ tự nhiên va ván nhân tao là hai nguồn nguyên liệu chính nhà máy dang sửdụng Gỗ tự nhiên bao gồm: gỗ Sôi trắng (White Oak), gỗ Oc chó (Walnut), được
nhập từ châu Âu và Mỹ Ván nhân tạo gồm ván ép (Plywood), , MDF, veneer vàgiấy melamine Các vật liệu liên kết như: chốt gỗ, núm nhựa bit, 16 vít, đính, vít, vàcác phụ kiện cho sản phẩm được nhập ở Trung Quốc và Việt Nam
Trong thời gian khảo sát nguồn nguyên liệu tại nhà máy, chúng tôi nhận thấycác tiêu chuẩn chất lượng của Nhà máy đối với một số dạng khuyết tật của nguyên
liệu đầu vào như sau:
Cả 2 nguồn nguyên liệu đầu vào là go tự nhiên và ván nhân tao đều được tínhtoán tỷ mỉ từ đó nguyên liệu sẽ được mua theo đơn hàng (lệnh sản xuất) hiện tại Công
ty nhận từ khách hàng, không mua theo lô gỗ nhằm giảm chỉ phí mua nguyên liệuban đầu đồng thời cũng khống chế được lượng dư tồn kho Từ đó tiết kiệm được diện
tích mặt bằng nhà xưởng cũng như tránh các tình trạng khuyết tật khi nguyên liệu lưu
kho dài hạn như: gỗ thay đôi độ âm, cong vénh, mối mọt,
Trang 25Nha máy hiện đang sử dụng chủ yếu 3 loại gỗ là: gỗ White oak (Sôi trắng), gỗ
Thông, gỗ Walnut (óc chó), nhưng trong thời gian thực tập ở nhà máy thì loại gỗ
Walnut và gỗ Sôi trang được sử dung chủ yếu và dang đưa vào sản xuất, còn các loại
gỗ khác thì được lưu vào trong kho, và là những sản phẩm còn tồn đọng lại Ngoài
ra, nhà máy còn được sử dụng các loại van MDF hoặc MDF có dán veneer dé sản
xuất các chỉ tiết phụ hay các chi tiết ở bên hông, cánh cửa, hộc tủ, ván nốc, ván hậu Trong đó, nguyên liệu chính sản xuất Bàn ăn EXT là gỗ Sồi trắng (hay còn gọi là
White Oak).
s* Gỗ Walnut (Oc chó):
- Cấu tạo thô đại: Gỗ có giác lõi phân biệt, gỗ giác máu xám nhạt, gỗ lõi màunâu đến nâu đậm, thỉnh thoảng có các sắc tím Vòng năm không rõ, gỗ sớm gỗ muộn
không phân biệt.
- Cau tạo hiền vi: Mạch phân bố trung gian, tụ hợp đơn kép: số lượng 3 — 14/mm?, đường kính của lỗ mạch trung bình: trong mạch gỗ có thé bít Tế bào mô mềm
xếp doc thân cây phân bố làm thành giải đứt đoạn theo chiều dài tiếp tuyến (giữa cáctia gỗ) và làm thành giải mau (giải bậc thang) Tia gỗ nhỏ và hẹp Mật độ tia xếp loại
trung bình (6 - 8 tia/ mm) Không có ông dẫn nhựa doc Gỗ không có hiện tượng cấutạo lớp.
- Tính chất cơ lý: Gỗ óc chó là loại gỗ cứng, mật độ hạt gỗ trung bình, sức chịu
lực uốn xoắn và lực nén trung bình Khối lượng thé tích: 660 — 720 kg/m? (độ 4m
Trang 2612%) Hệ số co rút thể tích: 0,37 Độ bền uốn tĩnh: 117 MPa Độ bền khi nén doc thé:
64 MPa.
- Hướng sử dụng gỗ: Gỗ Óc chó có khả năng chịu lực tốt, độ bám keo và ốcvis tốt Gỗ giữ sơn và màu nhuộm rat tốt, có thé đánh bóng dé trở thành thành phẩmhoàn hao Gỗ khô chậm nên người sản xuất phải có kỹ năng hiểu biết về đặc tính của
gỗ để sản xuất thao tác một cách hợp lý nhất Gỗ có độ bền khá cao bởi gỗ lõi có khảnăng kháng sâu, là một trong những loại gỗ có độ bền cao ngay cả trong điều kiện độ
âm môi trường cao
Gỗ Oc chó được sử dụng dé làm đồ gỗ nội thất cao cấp cho các không giannhư phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, cụ thé là những bộ bàn ghế, giường ngủ, tủquan áo, kệ tivi, tủ bếp, bàn ăn, Cùng với các vật dụng cao cấp khác trong không
gian nội thất gia đình
s% Gỗ Thông:
- Cấu tạo thô đại: Gỗ Thông có giác lõi phân biệt, giác màu trắng, lõi màu vàngtươi và sáng Vòng sinh trưởng thể hiện rõ yếu ớt, thường rộng 3 - 5 mm; trong giới
han sinh trưởng có gỗ sớm va gỗ muộn nhưng có sự chuyến tiếp dan dan từ gỗ sớm
sang gỗ muộn Cấu tạo mặt gỗ rất mịn; tia gỗ nhỏ khó thấy; mô mềm phân tán nhưng
khó thay; các yêu tô câu tạo đông déu.
Trang 27- Cấu tạo hiển vi: Mặt cắt ngang của quản bào có hình vuông, tròn, hoặc đagiác; đường kính tiếp tuyến 45 — 50 um ; độ đài của quản bao có sự thay đổi 3 — 5mm; phần tận cùng của quản bảo cũng đa dạng Ở mặt cắt xuyên tâm nhìn rõ lỗ thôngngang trên vách quản bao có viền tròn, đường kính 15 — 18 wm, thường phân bố 1 —
2 dãy phân tán hoặc tập trung gần
Tia gỗ có cau tạo đồng hình, chi 1 dãy tế bào, hiếm khi gặp một vài lớp có 2dãy ở giữa tia; trên 1mm thường gặp 5 - 6 tia, cao 126 — 441 um, rộng 14 — 19 um,một số it tia chỉ có 1 — 3 lớp tế bào Mô mềm phân tán; tế bao mô mềm có vách mỏngnhẫn, hình dai khá dài, chiều cao vượt chiều rộng 5 — 7 lần hoặc hơn
- Tinh chat cơ lý: Khối lượng thể tích: 550 kg/m? (độ âm 12%) Độ am thăngbằng 11,49% Độ âm bão hòa 24% Hệ số co rút thé tích 0,45 Độ bền uốn tĩnh 80MPa Độ bền khi nén doc thé 39 MPa
Thông là một loại cây thân gỗ lớn, mọc thắng đứng, to và tron dé dang choviệc cưa xẻ của các nhà sản xuất, loài cây hạt trần này thường mọc ở vùng có khí hậu
ôn đới Ở Việt Nam loại cây này thường được trồng ở các vùng có khí hậu lạnh như
Da Lạt, Cao nguyên,
Cây Thông tăng trưởng nhanh nên lượng gỗ Thông nguyên liệu trên thị trường
được cung cấp liên tục Chất lượng gỗ Thông nguyên liệu khá tốt và giá thành không
quá cao, mà vân gỗ và màu sắc lại khá đẹp
Có nhiều loại gỗ Thông nhưng gỗ Thông nguyên liệu từ cây Thông trắng được
sử dụng nhiều hơn cả vì vân gỗ rất đẹp Ở Việt Nam hiện nay loại Thông này đang bịkhai thác gần như cạn kiệt Hầu hết gỗ Thông Trắng sử dụng cho sản xuất tại ViệtNam đều được nhập khẩu từ nước ngoài
Trong thân cây Thông có nhựa, sau khi khai thác nhựa vẫn còn tồn động trong
gỗ Thông, loại nhựa này giúp chống lại sự xâm hại của mối, mọt bên ngoài nên các
sản phâm được làm từ gỗ Thông nguyên liệu khá bền do Gỗ Thông nguyên liệu nhẹhơn các loại gỗ nguyên liệu khác nên đồ dùng làm từ gỗ Thông nguyên liệu dễ dàng
di chuyên tạo nên sự tiện lợi trong việc trang trí va sắp xêp nội that.
Trang 28Hình 2.7: Nguyên liệu gỗ Thông
Và nguyên liệu chính được sử dụng cho sản phẩm khảo sát là White Oak (gỗSồi trắng)
2.2.5 Một số sản phẩm có trong Công ty gỗ Minh Dương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất và thiết kế đồ trang trí nội
thất với đa dạng chủng loại, mẫu mã Công ty cổ phần gỗ Minh Dương chuyên sản
xuất và xuất khẩu các sản phẩm trang trí nội thất, ngoại thất cao cấp được làm từ gỗ
Cao su và gỗ Xà cu, gỗ Sôi, Thông, Tram
Các sản phẩm của Công ty được xuất khâu sang các nước Châu Âu như Mỹ,
Uc, Anh và trong nước Cùng với đó là đội ngũ kĩ thuật tiên tiến dé mỗi tháng Công
ty có thé đạt được năng suất xuất khẩu hơn các năm trước
- Một số sản phẩm đang được sản xuất tại Công ty
Trang 29Hình 2.9: Sản phẩm ghế đang được sản xuất tai Công ty
===
Thị trường chính của Công ty là: Mỹ và các nước Châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc Bên cạnh đó Công ty đã và đang tiếp tục mở rộng thị trường sang các nước
EU như Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Đức Công ty liên tục sáng tạo, tư duy đổi mới trong
thiết kế, sản xuất dé đa dạng mẫu mã, phong cách, dé phát triển qui mô Công ty,
mở rộng thị trường và đưa đồ gỗ nội thất của Việt Nam ra khắp Năm Châu
Trang 30Chương 3
MỤC TIỂU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHAP
KHẢO SÁT
3.1 Mục tiêu khảo sát
Trong quá trình thực hiện khảo sát cũng như đề hoàn thành luận văn này chúng
tôi đã tiền hành thực hiện các mục tiêu: Khảo sát nguyên liệu sản xuất sản pham, khảo
sát sản phẩm Bàn ăn EXT, khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm, khảo sát tính toán
tỷ lệ lợi dụng gỗ qua từng công đoạn sản xuất sản phẩm, khảo sát tính toán tỷ lệkhuyết tật gỗ qua từng công đoạn sản xuất, phân tích đánh giá quá trình sản xuất sảnphẩm Việc thực hiện các mục tiêu trên sẽ giúp hoàn thiện luận văn và đề xuất một
số biện pháp cho Công ty góp phần hoàn thiện quy trình
3.2 Nội dung khảo sát
3.2.1 Khảo sát nguyên liệu sản xuất sản phẩm Bàn ăn EXT
Trong quá trình khảo sát nguyên liệu sản xuất, chúng tôi tiến hành chụp hình
và ghi nhận tìm hiểu kích thước của nguyên liệu đầu vào và đầu ra, tìm hiểu các yêucầu về chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm, đồng thời lập các bảng tính tỷ lệkhuyết tật của nguyên liệu
3.2.2 Khảo sát sản phẩm Bàn ăn EXT
Trong quá trình khảo sát sản phẩm, chúng chúng tôi tiến hành chụp hình vàghi nhận các chỉ tiết cụ thé như mô tả đặc điểm, hình dạng, kích thước chỉ tiết, kếtcau va công năng của từng chi tiết và từng bộ phận, từ đó tiến hành lập bản vẽ cácchỉ tiết, tìm hiểu sơ đồ hướng dẫn lắp ráp sản phẩm, xác định mối liên kết của các chitiết
Trang 313.2.3 Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bàn ăn EXT
Trong quá trình khảo sát quy trình sản xuất, chúng tôi tiến hành tìm hiểu lưutrình sản xuất của từng chỉ tiết và quy trình chung cho sản phẩm, từ đó lập biểu đồ
gia công và phiếu công nghệ cho sản phẩm Ban ăn EXT
3.2.4 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn sản xuất sản phẩm Bàn ăn EXT
Trong quá trình khảo sát tại nhà máy chúng tôi sẽ tiễn hành theo dõi và tinh tỷ
lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn: công đoạn sơ chế, công đoạn tinh chế, và công
đoạn trang sức bề mặt
3.2.5 Tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn sản xuất sản phẩm
Trong quá trình khảo sát tại nhà máy chúng tôi sẽ tiến hành theo dõi và tính tỷ
lệ khuyết tật từ nguyên liệu đưa vào sản xuất và qua các công đoạn: công đoạn sơ
chế, công đoạn tinh chế, và công đoạn trang sức bề mặt Đồng thời, xác định tỷ lệphần trăm các dạng khuyết tật để từ đó phân tích, đề xuất các biện pháp khắc phục.3.2.6 Phân tích ưu nhược điểm và đánh giá quy trình sản xuất sản phẩm
Dựa vào khảo sát thực tế và các tính toán ty lệ lợi dụng, tỷ lệ khuyết tật dé đưa
ra các đánh giá đề xuất giúp cho Công ty nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, giảm tỷ lệ khuyếttật làm cho chất lượng sản phẩm được nâng cao
3.3 Phương pháp khảo sát
3.3.1 Phương pháp tìm hiểu nguyên vật liệu sản xuất
Khao sát ghi nhận kết quả, thu thập mau, số liệu Tính toán xử lý số liệu
- Tìm hiểu nguyên vật liệu:
Tìm hiểu, khảo sát nguyên liệu dé sản xuất sản phẩm bằng cách quan sát quá
trình sản xuất của Công ty từ những bước đầu Theo dõi các chi tiết của sản phâmqua từng công đoạn đo đạc kích thước thô, kích thước tinh của từng chi tiết Sau đóxác định tính toán sai số gia công trong từng công đoạn sản xuất của sản phẩm có hợp
lý hay không Ghi nhận và đưa ra kết quả
- Phương pháp phân tích và tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất
Thực hiện nội dung này bao gồm tiến hành quan sát, theo dõi quá trình sản
xuất các chi tiết của sản phẩm, quan sát kĩ từng công đoạn và có những công cụ hỗ
Trang 32trợ như: thước dây, đồng hồ bam giờ, thước kẹp Từ đó mô tả hình đáng, đặc điểm,kết cầu của sản phẩm và lưu đồ sản xuất của sản phẩm.
3.3.2 Phương pháp lập biểu đồ gia công sản phẩm
Biểu đồ gia công sản phẩm mộc là biểu đồ thé hiện đầy đủ các công đoạn củacác chi tiết cần gia công Chúng tôi tiến hành quan sát, ghi nhận lại số liệu và lập lênbiểu đồ gia công
Trong quá trình khảo sát chúng tôi tiến hành đo kích thước từng chi tiết khảosát và dùng phần mềm Excel để tính giá trị trung bình từng chi tiết sản phẩm cần khảo
sát Qua đó xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ, xây dựng định mức lao động và thời gian trên
từng khâu công nghệ.
3.3.3 Phương pháp tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ
Đề xác định ty lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn, chúng tôi ước lượng bải toán
trung bình đám đông, tiến hành khảo sát các kích thước sau đó lấy trị số trung bình
Các giá trị trung bình được tính bằng số liệu Excel Sau khi tính được giá trị trung
bình các chi tiết qua các công đoạn chúng tôi tiến hành tính thể tích của chúng Ngoài
ra thé tích của chi tiết cong được tính bằng phần mềm Autocad
Thẻ tích từng chỉ tiết thắng được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua từng công đoạn được tính theo công thức sau:
K = Vs/Vị*100% (3.3)
Trong do: K : Tỷ lệ lợi dung gỗ
Vs : Thể tích gỗ sau khi gia công (m*)
Trang 33Vị _ : Thể tích gỗ trước khi gia công (m°)
Vs và Vì được tính theo giá trị trung bình (m)
Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ của quá trình sản xuất
K = Ki*Ko*K3* *Ki (3.4)
Trong dé: K : Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn
1 : Số công đoạn3.3.4 Phương pháp tính toán tỷ lệ khuyết tật
Dé xác định tỷ lệ khuyết tật qua các khâu công nghệ, chúng tôi tiến hành khảo
sát trên các mẫu và tính toán tỷ lệ khuyết tật qua các công thức
Khi xác định tỷ lệ khuyết tật của các chi tiết, tiến hành tỷ lệ phần trăm khuyết
tật (P%).
Cách thức xác định tỷ lệ khuyết tật dựa vào công thức:
P= (P1+P2+P3+ +Pn) /n x 100% (3.5)
s* Số chi tiết hỏng/Tổng sé chi tiết theo doi
Xác định ty lệ phế phẩm ở các khâu gia công sản phẩm:
- Công đoạn sơ chế : máy cắt ván, cưa đĩa, máy rong cạnh,
- Công đoạn tinh chế: cắt tinh, chà nhám
- Công đoạn lắp ráp
- Công đoạn trang sức bề mặt: sơn lót, sơn bóng, lau glaze
3.3.5 Phương pháp lấy mẫu và tính độ tin cậy
Phương pháp lấy mẫu được sử dụng là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên vàviệc Xử lý số liệu thực hiện bằng phần mềm Excel.
Phương pháp xác định độ tin cậy được thực hiện qua việc thu thập số liệu trongsản xuất thực tế và tham khảo các tài liệu liên quan
Công thức tính số lượng mẫu:
Trang 34Trong đó:
n là số chỉ tiết cần theo dõi
e là sai số tương đối cho trước với độ chính xác 97%, e = 0,03
ta là giá tri cho tra bảng với độ tin cậy B = 95%, tạ = 1,96
s là phương sai mẫu, s được xác định như sau:
(3.7)
Trong đó: p là tỷ lệ phế phẩm (q= I-p)
Ta đem so sánh net VỚI n tính toán NEU:
N tính toán S Net thì phép tính toán dam bảo độ tin cậy mà không
phải khảo sát thêm.
N tinh toán > Net thì ít nhât phải khảo sát thêm (1 tính toán - Net) chi tiệt.
Trang 35Chương 4
KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nguyên liệu sử dụng cho sản phẩm Bàn ăn EXT
Nguyên liệu chính sử dung cho sản pham Ban ăn EXT là gỗ White Oak (gỗ
Séi trang)
¢ Gỗ Sồi trắng:
- Tên tiếng Việt: Gỗ Séi trắng
- Tên tiếng Anh: White Oak
- Tên khoa hoc: Quercus Alba
- Phân phối: Đông Hoa Kỳ
- Kích thước cây: Dài 20 - 25m, đường kính: 1 - 1,2m
- Trọng lượng khô trung bình: 755 kg/m3
- Độ cứng Janka: 5,990 N
- Mô-đun vỡ: 102,3 Mpa
- Mô-đun đàn hồi: 12,15 Gpa
- Cường độ nghiền: 50,8 Mpa
- Co ngót: thể tích 16,3%
- Cấu tạo thô đại: Gỗ Sôi trắng có giác lõi không phân biệt, gỗ màu vàng nhạtđến màu trắng xám
- Cau tạo hiển vi: Vòng năm rõ, gỗ sớm gỗ muộn phân biệt Mạch xếp vòng,
tụ họp dây xuyên tâm, mạch gỗ có 2 loại kích thước phân biệt, loại mạch to đường
kính > 0,02 mm, mật độ mạch là 2 - 3 mạch/mm”, loại mạch nhỏ đường kính < 0,1
mm, mật độ 8 - 10 mach/mm’.
Tế bào mô mềm xếp đọc thân cây phân bồ theo các hình thức vây quanh mạchkhông kin và thành dải phân tán giữa các tia gỗ (dai màu).
Trang 36Tia có có hai cấp kích thước Tia nhỏ có mật độ 9 - 12 tia/mm Tia lớn (+1
— tỉa tụ hợp) có mật độ 1 — 2 tia/mm Gỗ không có hiện tượng cấu tạo lớp Gỗ không
có ống dẫn nhựa Gỗ nặng trung bình, thé gỗ thắng, tương đối min
- Tính chất cơ lý: Loại gỗ Sồi mà nhà máy đang sử dụng là Sồi trắng có khối
lượng thể tích 755 kg/m? (ở độ 4m 12%) Độ bền uốn tĩnh: 102,3 MPa Độ bền khinén doc thé: 50,8 MPa.
- Hướng sử dung: Gỗ Sôi có độ bám dính với ốc vis tốt du phải khoan trướckhi đóng đỉnh và ốc Vì gỗ S6i phản ứng với sắt nên người thao tác nên dùng đỉnh mạkẽm Độ bám dính của gỗ thay đôi nhưng gỗ có thé được sơn màu và đánh bóng détrở thành sản phẩm tốt Gỗ khô chậm nên người thao tác phải cân thận dé tránh nguy
cơ rạn nứt gỗ, vì độ co rút lớn nên gỗ dễ bị biến dạng khi khô Gỗ Sồi trắng có vânthé và màu sắc tự nhiên rất dep, cho nên sản phẩm của gỗ White Oak thường giữ
nguyên màu cơ bản của chúng theo yêu cầu của khách hàng
Quy cách nguyên liệu đầu vào của nguyên liệu gỗ White Oak tại Công ty cổ
phần gỗ Minh Dương:
23 x 210 x 2500 mm
27x 210 x 2500 mm
33 x 210 x 2500 mm
Trang 374.1.1 Đánh giá chất lượng nguyên liệu gỗ White Oak
Qua quá trình khảo sát nguồn nguyên liệu của nhà máy, chúng tôi đã ghi nhận
được loại khuyết tật của nguyên liệu và cách phân loại pham chất một đồng gỗ - tức
là nguyên liệu có khuyết tật ở mức nào vẫn được tiếp tục gia công - như sau:
- Nếu thanh gỗ bị lẹm vỏ ở hai đầu thanh thì sẽ bị loại, và được tận dụng vàonhững việc khác như: cắt ngắn hai đầu, hạ quy cách xuống dé làm những chỉ tiết nhỏhơn Đối với thanh gỗ xẻ có vỏ trong cũng sẽ bị loại và đối với thanh gỗ có ít vỏ trong
sẽ được tận dụng vào việc khác của nhà máy.
- Đối với vết nứt gỗ:
+ Nếu vết nứt nhỏ, không kéo dài đến giữa thanh gỗ thì vẫn được nhận.
+ Nếu vết nứt lớn, đồng thời kéo dài vào trong thân thì sẽ bị loại hoặc hạquy cách Đối với những thanh gỗ bị mục và kết cấu của thanh gỗ rỗng xốp thì sẽ bịloại, còn đối với những thanh gỗ chỉ bị mục ở một đầu thanh thì nhà máy sẽ tận dụngnguyên liệu cho khách hàng, bằng cách hạ quy cách và làm các chỉ tiết nhỏ hơn
- Nếu thanh gỗ có nhiều mốc kim, mốc xám và kết cầu rỗng x6p thì cũng sẽ bị
loại, hoặc trên một thanh gỗ có quá nhiều mắt gỗ cũng bị loại vì không đảm bảo kết
cau và thâm mỹ cho sản pham
4.1.2 Yêu cầu về chất lượng của nguyên liệu đầu vào
Để sản xuất ra sản phẩm Bàn ăn theo tiêu chuẩn của khách hàng thì nguồnnguyên liệu cần phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:
- Độ âm phôi phải đạt từ 8 — 12%
- Khuyét tật gỗ không được nam ở vị trí liên kết và bề mặt sản phẩm nhằmđảm bảo khả năng chịu lực và tính thâm mỹ của sản phẩm
- Phôi gỗ đảm bảo không bị mục, nứt tét, mốc đen, móc xanh Mặt chính
của sản phâm không được có mắt đen, mốc xanh
- Đảm bảo tính thâm mỹ của sản phâm: Các chỉ tiết phải đều màu sơn, cácmôi ghép keo phải khít, không can móp trên sản phẩm
- Cho phép dùng bột gỗ kết hợp với keo dán sắt 502 và bột trám để trám trét
khuyết tật Tuy nhiên phải dùng bột tram đồng màu với sản phẩm
Trang 38Tiêu chuan với mat g6 đôi với gd White oak: Đôi với mat sông có kích thước
< (3x5) mm thì cho phép tối đa 2 mắt/m?; đối với mắt sống có kích thước < (4x8)
mm chỉ cho phép 2 mắt sống/m? Lưu ý: khoảng cách giữa các mắt cho phép tối thiểu
5cm; đối với mắt chết có kích thước < (4x6) mm thì chấp nhận 1 mat/m?
4.1.3 Tỷ lệ (%) các dạng khuyết tật của nguyên liệu đầu vào
Nguôn nguyên liệu dau vao sẽ được kiêm tra va sang lọc kĩ đê sản phâm đạtchất lượng tốt hơn Đề đánh giá chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy,tôi tiền hành khảo sát lặp lại 15 lần trong 15 ngày và mỗi lần khảo sát là 20 tam gỗ.Bảng thống kê các dạng khuyết tật của nguồn nguyên liệu đầu vào được thê hiện ở
bảng 4.1.
Bảng 4.1: Tỷ lệ (%) các dạng khuyết tật từ nguồn nguyên liệu đầu vào
Số lượng tình sỗ Số lượng thanh gỗ có khuyết tật ứng với từng
STT thanh gỗ , F dang khuyết tật (thanh)
Trang 39Biểu đồ thé hiện tỷ lệ các dang khuyết tật của nguyên liệu gỗ White Oak:
T¥ lệ % các dạng khuyết tật của nguyên liệu đâu vào
chúng ta có thé thấy Số lượng mẫu gỗ có khuyết tật chiếm 11%, điều này làm giảm
tỷ lệ lợi dụng gỗ trong quá trình sản xuất tuy không nhiều, trong đó vẫn có những
thanh gỗ có khuyết tật trong giới hạn cho phép và được tận dụng bằng cách cắt ngắn
dé ghép lại hoặc làm chi tiết nhỏ hơn Ngoài ra nhà máy có thé dùng các thanh gỗ bịkhuyết tật như trên dé sản xuất các sản phẩm được phủ sơn hoặc phủ veneer
Trong quá trình khảo sát nguyên liệu, tôi thay dang khuyết tật chiếm tỷ lệ caonhất là mắt gỗ chiếm 3,3%, nứt tét chiếm 3,3%, cong vênh chiếm 2,66%, tim gỗchiếm 1,66%
Đề nghị: Công ty cần có những biện pháp khắc phục đối với các dạng khuyếttật nứt tét, cong vénh có thé tận dụng bằng cách hạ quy cách để làm các chỉ tiết nhỏ
hơn; các dạng khuyết tật như mắt gỗ, tim gỗ có thê dùng đối với những chỉ tiết khôngyêu cầu bề mặt đẹp và theo đơn hàng của khách hang, và cũng có thé dùng bột gỗ kếthợp với keo dé tram trét khuyết tật
Trang 404.2 Kết quả khảo sát sản phẩm Bàn ăn EXT
4.2.1 Hình dáng, đặc điểm sản phẩm Bàn ăn EXT
Sản pham Bàn ăn EXT là một san phẩm thuộc bộ sản phẩm thiết kế nội thất
nhà ở được sản xuất theo đơn đặt hàng của của Công ty Oak Funitureland Group
Limited- một trong những khách hàng thường xuyên của Công ty Bàn ăn là sản phẩmmộc được sử dụng làm nội thất phòng ăn nhà ở, chung cư, biệt thự nhà phó Chính vìvậy, san phâm đòi hỏi có tính thâm mỹ cao phù hợp với không gian sang trọng, hiện
đại Sản phẩm có kiểu dang đơn giản nhưng không hề mat đi tính hài hòa và nỗi bật
của sản phẩm Bàn ăn có thiết kế thu gọn linh hoạt phù hợp cho gia đình có ít thànhviên hoặc cũng có thé mở to ra khi gia chủ có thêm khách
Sản phân được chọn khảo sát vì sản phâm đang trong quá trình sản xuất đápứng được số lượng yêu cầu và thời gian đảm bảo cho quá trình khảo sát, theo dõi
cũng như đi sâu vào quy trình sản xuất một cách thuận lợi Đồng thời đáp ứng mong
muốn mà Công ty đề ra cho bản thân thực tập sinh là chúng tôi có thé theo sát quytrình sản xuất, học tập, tìm hiểu về nguyên liệu và các kết cầu của dòng sản phẩm
mới này.
- Kích thước tinh của sản pham
Chiều cao: 780 mmChiều dài: 2200 mmChiều rộng: 900 mm
Hình 4.3: Sản phâm Bàn ăn EXT
Bản vẽ 3 hình chiếu của sản phẩm (xem hình 4.4, 4.5)