1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp lâm học: Tìm hiểu nguồn thu nhập từ rừng và đất rừng của cộng đồng dân cư Bon Bu Prăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Nguồn Thu Nhập Từ Rừng Và Đất Rừng Của Cộng Đồng Dân Cư Bon Bu Prăng 2, Xã Quảng Trực, Huyện Tuy Đức, Tỉnh Đăk Nông
Tác giả Điều Hưng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Quốc Binh
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Lâm Học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 18,43 MB

Nội dung

Kinh tế, VH-XH, an ninh trật tự Đời sống cơ bản của bà con trong bon: Nhiều hộ dân dần 6n định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo; người dân không còn tư tưởng chặt phá rừng làm ray, di can

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỊ CHÍ MINH

œ§Gs§GsGsÉEl›#òòo

DIEU HUNG

TIM HIEU NGUON THU NHAP TU RUNG VA DAT RUNG

CUA CONG DONG DAN CU BON BU PRANG 2, XA QUANG

TRUC, HUYEN TUY DUC, TINH DAK NONG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGANH: LAM HOC

Thành phố Hồ Chi Minh

Tháng 08/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC & VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

Gs§GsGsGSLEl 2ø

DIEU HUNG

TIM HIEU NGUON THU NHAP TU RUNG VA DAT RUNG

CUA CONG DONG DAN CU BON BU PRANG 2, XA QUANG

TRUC, HUYEN TUY DUC, TINH DAK NONG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGANH: LAM HOC

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Quốc Binh

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 08/2023

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận với đề tài “Tìm hiểu nguồn thu nhập từ rừng

và đất rừng của cộng đồng dân cư bon Bu Prăng 2 xã Quảng Trực, huyệnTuy Đức, tỉnh Đăk Nông”, Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đượcnhiều sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo, nhà trường và đơn vị thực tập

Đặc biệt, tôi xin gửi lời chân thành nhát đến Th.S Nguyễn Quốc Bình đãtận tình hướng dẫn, góp ý dé tôi hoàn thành bài khóa luận này

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến sự hợp tác tận tình của cộngđồng dân cư bon Bu Prăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông

đã dành thời gian quý báu của mình để cung cấp thông tin cần thiết cho tôitrong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp

Với nền kiến thức còn hạn ché, bài viết không tránh những sai sót Rấtmong được sự góp ý của thầy, cô dé tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tốt

Trang 4

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

Tên viết tắt và ký hiệu Tên đầy đủ

DFID Department for International Development

FAO Food Agriculture Organisation

LSNG Lâm san ngoài gỗ

NLKH Nông Lâm kết hợp

VQG Vườn quốc gia

WWE World Wild Fund

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu nguồn thu nhập từ rừng và đất rừng của cộngđồng dân cư bon Bu Prăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Dăk Nông” đượcthực hiện vào tháng 04/2023 đến tháng 08/2023

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

- Tìm hiểu được thực trạng thu nhập của người dân từ rừng và đất rừng

- Phân tích đóng góp các nguồn thu nhập chính từ rừng và đất rừng

- Đề xuất các giải pháp nâng cao của các nguồn thu nhập chính từ rừng và đất

rừng.

Phương pháp thực hiện: Thu thập thông tin về nguồn thu nhập của 68 hộ gia đìnhtrong toàn thôn thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi cầu trúc Sau đó sử dụng phầnmềm Microsoft Excel mà chủ yếu là công cụ Pivot Table để xử lý số liệu cho các nội

dung nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thay:

- Qua điều tra thực trạng cho thấy tại bon Bu Prăng 2 có 68/70 hộ (có 02 hộ vì

lý do các nhân nên không điều tra được) Trong số này có 32.36% số hộ thuộc nhómcận nghèo và 67.74% số hộ nghèo, bon này không có hộ thoát nghéo va là một trongnhững Bon nghèo nhất xã do mới tái thành lập năm 2012

- Tại bon Bu Prăng 2 có 8 nguồn thu nhập chính từ rừng và đất rừng Trong đó,nguồn thu từ ca phê và mắc ca đóng góp thu nhập cho nhiều hộ gia đình tai bon Bu

Trang 6

- Cho biết Thời vụ đóng góp của các nguồn thu nhập từ và đất rừng:

+ Từ rừng: Măng, cá/tôm vào tháng 7, rau rừng xuất hiện các mùa quanh năm

và nhận khoán rừng trao trả theo quỹ.

+ Dat rừng: Cà phê vào tháng 11, tiêu vào tháng 2, mắc ca vào thang 4, cây ăn

trái vào tháng 5.

- Qua phân tích mức độ và lý do quan trọng của các nguồn thu nhập ở hai

nhóm mức sống là có sự khác nhau ở nhận thức về các nguồn thu nhập mà họ bán lấy

tiền, chứ không chỉ sử dụng sinh hoạt trong gia đình

- Thông qua điều tra ở hai nhóm mức sống người dân đều có những đề xuất vềgiá ca dé đảm bảo tăng nguồn thu nhập cho các hộ gia đình

Trang 7

12 MUG TIC dccrancnnn conn oedech annndinsnennanincesdiancirandisimninensasnnehadeinemnicanennissiveionrannedaedeanntandnoanneetnese 2

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên COU ccc eceecsecsessesseeseeseesesseesesseseeeseeseeseeeees 2

CHỮ GD 2 áxesasee kg oxb de se b0106 63684806 d8gseusecsEplessi2dEelSnsktSBSEDscsuolkkrauensifksiaoesEgESUsasiEekduängEusE.musduEoaiaa-xgEzE 3

GIỚI THIEU DIA DIEM, TONG QUAN NGHIÊN CỨU - 2222522222252 32.1 Giới thiệu dia điểm nghiên CU oo cece ccc cceccceesessessessesssesecsessessessesseesnssessesseeees 3

2.1.1 VỊ trí địa Mi eee ccc ccceesecsecsessessessssessessecsessssessessssessessssessssesssansasaeeaeeeee 3

Da MecDh, HVE, MATIN os ssaawawassnuecansiae ne te aoe se 380.88 cee sain abit See STRESSORS RARER DADRA RSD NERD 3 2.1.3 Khí hậu, thủy văn - 2 2¿22222E22E22212212221271211211221121122121121121 21 xe 3

2.1.4 Về dân SỐ 2-2-2 SS22122122122121221211111111111211111112112112121 21212121 xe 42.1.5 Dat sam XUat 7n 5s šẼÃ 42.1.6 Kinh tế, VH-XH, an ninh trật tự esceeeseeseseesessesessesssenesestssteaeseens 42.2 Tổng quan các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu -5 - 62.2.1 Tổng quan đến các nghiên cứu về sinh kế 2-2 52 s+2zz£2z+zxzzse2 62.2.2 Tổng quan về L8NG - 2-22 ©222222222EE+EE22212212221221271221221 22.222 crxe 8

815 Tỉ nữ me Khi ba ngokinrtgtatititoutkoiotoigd0000005G0010340010000058010000000G02806 10

CHYONS 3 kiiccbcostoisisiinoselloik Si ELĐDI tBESSLARESENULSSDE31SSS8G04015G8360113805LEL1GEGSIĐNSIH0:NGHGEEIABSGUGE 15

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU -2 2- 252525252 15

3.1 Nội dung nghiên cứu - ¿+52 +E22E2E2E2211211211211211211211211211211111 21.21 c0 15 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tan 5 2222 **+££+++vErrerrrrrrrrrrree 16

3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu -2- 2 ©2222222E22E22EE22E222E22E22222E.2Excrxee 17

Trang 8

4.1.1 Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2 19

4.1.2 Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2 21

4.2 Những thuận lợi và khó khăn của các nhóm hộ với từng nguồn thu nhập chính Saeed aE S88 D114 a oR eee ee 23 4.2.1 Những thuận lợi của các nhóm hộ với từng nguồn thu nhập chinh 24

4.2.2 Những khó khăn của các nhóm hộ với từng nguồn thu nhập chính 26

4.3 Sự đóng góp của các nguồn thu nhập từ rừng và đất rừng của người dân 29

4.3.1 Thời vụ đóng góp của các nguồn chính thu nhập trong năm 30

4.3.2 Mức độ quan trọng của các nguồn thu nhập với từng nhóm mức sống khác THỊNH c225512553216127155025958510230Đ14SESE4SIAAEGEEEEESESELEDIEGESLSEIRGSESSPIHRGELGHEHGLSRSISSGSES.SSESG1SSESE201038 5.383 31 4.4 Các đề xuất của người dân nhằm nâng cao an ninh thu nhập - 34

4.4.1 Các đề xuất an ninh thu nhập của nhóm cận nghèo - - -+ 34

4.4.2 Các đề xuất an ninh thu nhập của nhóm nghẻo 2- 2 222522552£‡ 36 4.4.3 Cac đề xuất an ninh thu nhập của những người then chốt tại địa phương 38

CHỮ 5 suunggg nhang tiihSSDS2ĐEDGS13909505038830Đ093638SSS0SHDBSNSESNGGISG45-09G003030ĐNĐHBEHSđ0N39E020039000938000300088000080 40

'.4i53 808.58 2.3-4¡5i0872ii0mmm Ô,.ÔỎ 40 5.1 Kết luận -2-52222S1222212122121121211211112112112111211110121121211211111212122 2 re 40

ch ‹-1 Al TÀI LIEU THAM KHAO 0.cecceccccssscsscsessesesvesesesscsesvsecsvescevssassveseevsvsreevsvsevavssevevseeeeee 42

PHU LUC vssecccssscecsssesesssssevessssvesessusesessivesessusssessuvessssuesessuvesestuvessssuvsssssuessessivesssuueseesseeee a

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bang 4.1 Số hộ gia đình điều tra tại bon Bu Prăng 2 chia theo nhóm mức sống 19

Bang 4.2 Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2 20

Bảng 4.3 Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2 chia theo THÔN] THỨC SOUS suáasssxs615566 81616010 105518315516 S55 06335553533053003558G33 855401153816 01683554335E148 854161856 22 Bảng 4.4 Những thuận lợi của các nhóm hộ với từng nguồn thu nhập chính 24

Bang 4.5 Những khó khăn của các nhóm hộ với từng nguồn thu nhập chính 28

Bảng 4.6 Thời vụ đóng góp của các nguồn thu nhập - 2 22222+222z+z2zz<2 30 Bang 4.7 Mức độ quan trọng của các nguồn thu nhập của nhóm cận nghèo 32

Bang 4.8 Mức độ quan trọng của các nguồn thu nhập của nhóm hộ nghéo 33

Bang 4.9 Cac dé xuất nhằm nang cao an ninh thu nhập của nhóm hộ cận nghèo 35

Bang 4.10 Các đề xuất nhằm nang cao an ninh thu nhập của nhóm hộ nghéo 37

Trang 10

ồn định Hệ quả của việc này dẫn đến người dân chuyên mục đích sử dụng đất từcây dai ngày sang ngắn ngay; từ quảng canh sang thâm canh nhằm đem lại hiệuqua cao và hướng đến thu nhập ổn định hơn cho người dân Do vậy việc nâng

cao thu nhập là vân đê cân quan tâm đôi người dân sông gân rừng.

Bon Bu Prăng 2 là một bon tương đối xa với trung tâm xã Quảng Trực; làmột bon mới tái lập nên đời sông của người dân còn gặp nhiều khó khăn Được

sự quan tâm của nhà nước, chính quyền địa phương và các ban quản lý bảo vệrừng cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm và các sinh hoạt thiết yếu hằng năm

và tạo việc làm ồn định trong việc nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ Đồng thời,nhờ hoạt động sinh kế gần rừng và đất rừng hai mùa rõ rệt quanh năm đã cungcấp các nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú từ khai thác lâm sản và lâm sảnngoài gỗ đã góp phan đảm bảo cuộc sống ôn định, là nguồn thu nhập lâu dài cho

Trang 11

bả con ở các bon vùng giáp biên Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế xã hộichung của xã, kinh tế của bon Bu Prăng 2 không chỉ dựa vào việc hỗ trợ từ chínhquyền cũng như vào việc khai thác tài nguyên rừng mà cần phải tự ôn định sảnxuất trên diện tích đất của mình Vì những lí do đó, nên tôi chọn bon Bu Prăng 2,

xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông dé thực hiện khoá luận “Tìm

hiểu nguồn thu nhập từ rừng và đất rừng của cộng đồng dân cư bon Bu Prăng 2,

xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông” Nghiên cứu này, mô tả được

thực trạng đời sống của người dân tại đây, biết được những nguồn thu nhập cáchoạt động sinh kế của họ Từ đó, có thể có các giải pháp hợp lí, để có thể cảithiện đời sống, phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các chương trình giúp đỡ

người dân.

1.2 Mục tiêu

Dé lam sáng tỏ mục dich của nghiên cứu này, các mục tiêu sẽ được thực hiện như

sau:

- Tìm hiểu được thực trạng thu nhập của người dân từ rừng và đất rừng

- Phân tích được sự đóng góp của các nguồn thu nhập chính từ rừng và dat

rừng của người dân tại địa điểm nghiên cứu

- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả của các nguồn thu nhập từrừng và đất rừng của người dân tại đây

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu bon Bu Prăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông”.

- Đối tượng: Những hộ gia đình có thu nhập từ rừng và đất rừng, không tìm hiểucác nguồn thu nhập của người dân trên đất nông nghiệp tại bon Bu Prăng 2, xã

Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông”.

Trang 12

Chương 2GIỚI THIEU DIA DIEM, TONG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lí

Bon Bu Prăng 2 nằm ở phía Tây Nam của huyện Tuy Đức có vị trí địa lý:

- Phía Tây giáp đồn biên phòng cửa khẩu Bu Prăng và xã Đăk Đam

(Campuchia),

- Phía Nam giáp xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước,

- Phía Bắc giáp Campuchia,

- Phía Đông giáp xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông.

2.1.2 Địa hình

Có dạng hình đôi núi, địa hình đa dạng, phong phú và bị chia cắt mạnh, có

sự xen kẽ giữa các núi cao, với các cao nguyên rộng lớn, đốc thoải, lượn sóng,khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng có độ cao trung bình so vớimặt nước biển trung bình là 800m

2.1.3 Khí hậu, thủy văn

Khí hậu chuyền tiếp giữa hai tiêu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam

Bộ, chính vì vậy chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió

mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khíhậu cao nguyên nhiệt đới âm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khônóng.

- Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Trang 13

- Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng

Năm 2012 bon Bu Prăng 2: 70 hộ = 241 khâu Trong đó: đồng bảo dân tộctại chỗ: 230 khẩu; dân tộc kinh: 07 khâu; dân tộc khác 04 khẩu

Năm 2023 bon Bu Prăng 2: 96 hộ với 305 khẩu Trong đó: đồng bào dântộc tại chỗ: 96 hộ với 265 khẩu; dân tộc kinh: 0 hộ 12 khẩu; dân tộc khác 0 hộ 28khẩu

2.1.5 Dat sản xuất

- Số hộ đã được giao đất là 70 hộ, với diện tích 143,16 ha, trong đó:

- Số hộ được giao đủ 02ha là 60 hộ, diện tích 128,83ha;

- Số hộ được giao đất nhưng chưa giao đủ 02ha là 10 hộ, diện tích 14,33ha

- Số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 45 hộ, với diện

tích 59,37ha.

2.1.6 Kinh tế, VH-XH, an ninh trật tự

Đời sống cơ bản của bà con trong bon: Nhiều hộ dân dần 6n định cuộc sống,

vươn lên thoát nghèo; người dân không còn tư tưởng chặt phá rừng làm ray, di

canh tự do; con em các gia đình được chăm sóc y tế cơ bản và đi học đầy đủ.Hằng năm, người dân được nhận sự hỗ trợ như giống cây trồng, vật nuôi từ chínhsách của Nhà nước dé họ tự sản xuất, tự cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm

và các sinh hoạt thiết yếu hằng ngày Da phần người dân trồng các loại cây cho

thu hoạch có giá trị kinh tế cao như mắc ca, cà phê, tiêu, góp phần đảm bảo

Trang 14

cuộc sống ôn định, là nguồn thu nhập lâu đài cho ba con ở các bon vùng giáp

biên.

Người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước và quy định của địa phương Thực hiện tốt các quy định khuvực biên giới, không tham gia xâm nhập, vượt biên, đồng thời thực hiện tốt cácquy định thăm thân Phối hợp các đồn Biên phòng tham gia các tổ đường biênmốc giới, tuần tra bảo vệ cột mốc biên giới đúng quy định

- Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn

+ Thuận lợi: Nhìn chung, cuộc sống của bà con nhanh chóng ổn định,

nhiều gia đình M”Nông sau khi lập gia đình cho con cái đã tách khẩu đến đâyđịnh cư Con em các gia đình được chăm sóc y tế cơ bản, Nhà nước cũng mởtrường mam non và trường tiêu học tại 02 khu vực này để các em nhỏ thuận tiệnhọc hành Lên cấp cao hơn thì chuyến ra trung tâm xã Quảng Trực Năm học2014-2015 trường mam non Hoa Ngọc Lan và trường tiểu học Lê Đình Chinh có

282 học sinh, đến năm học 2022-2023 có 391 học sinh, tăng 101 học sinh Các

hộ thuộc đối tượng dự án đã nhận đất ở cùng nhà ở, đất sản xuất 2 ha/hộ, được

Chính phủ hỗ trợ vật nuôi, con giống, cây trồng dé người dân yên tâm lao động

và sinh sống Một cuộc sống mới đang được nhân lên tại vùng đất biên cươngnày Sau khi ôn định nơi ăn, chốn ở cho các hộ dân, huyện Tuy Đức cũng triểnkhai nhiều giải pháp hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, chăn nuôi Tiêu biểu nhưchương trình hỗ trợ giống mắc ca, hỗ trợ kỹ thuật dé bà con trồng các loại câycông nghiệp như cà phê, hồ tiêu; các chương trình sinh kế chăn nuôi Bò, đê,ngan Nhiều hộ dân dan ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, gắn bó vớivùng đất xa xôi nhất nhì của tinh Đắk Nông và cũng là miền biên cương tô quốc.Người dân không còn tư tưởng chặt phá rừng, di canh tự do Cuộc sống của 150

hộ đã có nhiều bước khởi sắc, đến nay dân số ngày càng tăng

+ Khó khăn: Còn một số hộ dân tại bon tái lập là chưa về sinh sống đủ số

hộ, còn đang sinh sống tại nơi ở cũ, cụ thé còn 21 hộ chưa về sinh sống theo quy

định.

Trang 15

2.2 Tổng quan các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu

2.2.1 Tống quan đến các nghiên cứu về sinh kế

Bùi Văn Tuấn, (2015) với đề tài “Thue trang và giải pháp đảm bdo sinh

kế bên vững cho cộng dong dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hoa” đãđưa ra kết luận: Sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm có những thayđổi sâu sắc, các nguồn lực sinh kế của cộng đồng dan cư có sự chuyền biến tíchcực từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ hộ gia đình Bên cạnh những thuận lợi choviệc chuyên đổi và nâng cao sinh kế, cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm congặp không ít khó khăn Theo kết quả nghiên cứu thì sinh kế của cộng đồng dân

cư quận Bắc Từ Liêm tuy có chuyên biến, nhưng còn thiếu bền vững Dé dambảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ở quận Bắc Từ Liêm cần có sự kếthợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và nhân dân để khắc phục những điểmyếu, nâng cao sinh kế của người dân Quận Bắc Từ Liêm cần tiếp tục đôi mớichính sách hỗ trợ nguồn vốn; gắn sản xuất với bảo quản nông sản sau thu hoạch,chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sản xuất hàng hóa nông nghiệp chấtlượng cao gắn với xuất khâu trên cơ sở áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật; nângcao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tang và cơ sở vật chất

kỹ thuật; đa dạng hóa ngành nghề và nguồn thu nhập

Theo “Tap chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012” kết luận:Sinh kế của người dân tộc ít người có những thay đôi đáng ké trong thời gian qua,

từ một sinh kế phụ thuộc hoàn toan vào tự nhiên đã chuyên qua phát triển sảnxuất dé tăng thu nhập Mặc dù hoạt động sản xuất vẫn chưa đa dạng và hiệu quả,nhưng đây là những thay đổi lớn làm tiền đề cho một chiến lược sinh kế bềnvững vào những giai đoạn sau Kết quả trên là do nhiều tác động, tuy nhiênchương trình 135 là một trong những tác động lớn nhất và hiệu quả nhất

Theo “Tạp chí khoa học Trường Đại học Can Thơ (Phan D: Khoa hocChính trị, Kinh tế và Pháp luật: 38 (2015): 120-129) kết luận: Kết quả sinh kếcủa nông hộ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; trong đó, vốn xã hội, vật chất và tàichính thúc đây nông hộ đạt kết quả sinh kế tốt Chất lượng lao động cũng là động

Trang 16

lực để nông hộ có kết quả sinh kế tích cực vì họ tham gia các hoạt động tạo thunhập, đặc biệt là phi nông nghiệp Tuy nhiên, giá nông sản bap bênh, trong đó cógiá lúa và hoa màu, nông hộ canh tác lúa và hoa màu không hài lòng với kết quảsinh kế của họ Nghiên cứu cũng cho thấy các hiểm họa tự nhiên cản trở nông hộđạt được kết quả sinh kế kỳ vọng Đa dạng sinh kế làm cho nông hộ đạt kết quảsinh kế tốt hơn; tuy nhiên, sự sụt giảm giá đầu ra hầu hết nông sản trong thời gianqua đã làm cho chiến lược đa dạng sinh kế nông nghiệp tác động rất nhỏ, thậmchí cản trở nông hộ đạt kết quả sinh kế kỳ vọng của họ.

Theo “Tạp chí khoa học, Đại học Đồng Nai, số 02/2016 — Tiếp cân líthuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người Mạ ởvườn quốc gia Cát Tiên” kết luận rằng: Người Mạ nói chung và người Mạ ởVQG Cát Tiên nói riêng, mặc dù đã được các ban ngành, các cấp chính quyềnquan tâm chỉ đạo và hỗ trợ trong quá trình định cư nhưng cuộc sống của đồngbảo vẫn gặp nhiều khó khăn, phần lớn họ là những cư dân nghèo, đời sống vốngắn bó mật thiết với rừng và sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng Quá trình đidân và tái định cư đã cho thấy nhiều thách thức nảy sinh sau tái định cư như:Thay đổi không gian sinh tồn, thay đổi phương thức canh tác dẫn đến thay đốihoạt động mưu sinh; thiếu nguồn nước dé sinh hoạt va sản xuất; thiếu đất sảnxuất; thiếu vốn; sự lệ thuộc vào ngân sách nhà nước, xung đột lợi ích (cộng đồng

và VQG) Đề thích ứng với hoàn cảnh mới, các hoạt động mưu sinh của người

Mạ đã có những biến đổi dưới nhiều hình thức Nông nghiệp trồng trọt vẫn làngành chủ đạo, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân Việc mở rộng diệntích và thâm canh cây lúa nước đã đáp ứng phần nào nhu cầu lương thực Chănnuôi đang có xu hướng chuyên dich theo hướng tăng tỷ trọng trong cơ cấu thunhập nhưng còn chậm chạp Mặc dù được sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, từ phíanhà nước nhưng việc mở công tác quy mô chăn nuôi còn đang gặp nhiều cản trở

bởi những khó khăn về nguồn thức ăn, điều kiện thời tiết, Hoạt động khai thác

nguồn lợi tự nhiên cũng không còn giữ vị trí quan trọng như trước đây Da dạnghóa ngành nghề cũng là hướng đi mới trong việc chuyền đổi cơ cấu kinh tế, tuynhiên định hướng chưa rõ ràng và cụ thể Nhìn chung, do xuất phát điểm về kinh

Trang 17

tê- xã hội ở mức thap cùng với sự hạn chê về nguôn lực mưu sinh và phươngthức mưu sinh, van đề nghèo đói của người Mạ van là một thách thức lớn đối với

phát triển sinh kế bền vững

Như vậy, việc nghiên cứu các nguồn thu từ rừng và đất rừng trong nghiêncứu này có thể có liên quan và được gọi là một thành phần quan trọng trongnguồn sinh kế của người dân bon Bu Prăng 2

2.2.2 Tổng quan về LSNG

Khi loài người mới xuất hiện, họ sống chủ yếu bằng hình thức săn bắn vàhai lượm, rừng đã cung cấp các loại hoa quả, động vật làm thức ăn nuôi sống loàingười Dan dan, con người biết sử dụng gỗ dé làm nhà, lá dé lợp mái, dây đểbuộc Đến thời kì công nghiệp hóa, con người bắt đầu khai thác gỗ một cách 6 at

mà bỏ qua các sản phẩm ngoài gỗ Tuy nhiên, nguồn tai nguyên gỗ ngày cảngcạn kiệt không còn đủ để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người.Dan dan, LSNG được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của mỗi người LSNG lànguồn tài nguyên có nhiều giá trị đối với người dân, đặc biệt là đối với người dânsống gần rừng Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa tận dụng tối đa tiềm năng củanguồn tài nguyên này do sự hiểu biết về LSNG còn nhiều mơ hồ Vậy LSNG làgì? Có rất nhiều khái niệm về LSNG, dưới đây là những định nghĩa được biết đến

nhiêu nhật:

Theo W.W.F, 1989 “Sản phẩm ngoài gỗ bao hàm tat cả các vật liệu sinh

học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người.

Bao gồm các loại thực phẩm, dược liệu, hương liệu, tinh dầu, nhựa cây, keo dính,nhựa mủ, titan, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã, nguyên liệu thô vàCỦI, song mây, tre nứa, 26 nhỏ và sợi”.

Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, TháiBinh Dương hop tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5 đến ngày 8/11/1991 đã thôngqua nghị định về LSNG như sau: Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tat cả các sản pham

Trang 18

cụ thé, có thé tái tạo, ngoài gỗ củi và than Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từrừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ.

Là tat cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công nghiệp, gỗ làm bột giấy) cóthé lay ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán,

hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa hoặc xã hội (Wickens, 199]).

Là tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng như

những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng (FAO, 1995)

Là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, ở đất rừng

và ở các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999) [đẫn theo Nguyễn Quốc Bình, 2009]

LSNG tất đa dạng, phong phú và được sử dụng vảo nhiều mục đích khácnhau Hiện nay, LSNG được phân loại theo các phương thức chủ yếu sau:

- Phân loại LSNG theo hệ thống sinh vật: theo phương pháp này thì cácloại LSNG được phân theo hệ thống tiến hóa của giới sinh vật gồm hai nhóm

- Phân loại LSNG theo hệ thống tài nguyên thực vật rừng Việt Nam: dựa

vào công dụng của các sản phẩm để phân loại như nhóm cho titan, nhóm cho

được liệu, nhóm làm thủ công mỹ nghệ.

- Phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng: phân loại LSNG không dựa

trên nguồn sốc trong hệ sinh vật, nơi phân bố mà chỉ dựa trên giá trị sử dụng

Những loài có cùng giá trị sử dụng sẽ được phân vào cùng một nhóm.

Tại Việt Nam, LSNG được phân loại làm 6 nhóm dựa trên công dụng và nguôn gôc của LSNG, bao gôm các nhóm sau:

Trang 19

(1) Nhóm sản phẩm cây có sợi như tre, song, mây các loại thân lá có sợi

vả củ.

(2) Nhóm thực phẩm là những sản pham có nguồn gốc từ thực vật nhưthân, chéi non, rễ, lá, hoa, quả, hạt, các loại gia vị, hạt có dầu, nắm có thé dùnglàm thực phẩm Những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như: mật ong, thịtthú rừng, cá, tổ yến, trứng chim, các loại côn trùng ăn được

(3) Nhóm dược liệu, chất thơm và cây có chất độc

(4) Nhóm những sản phẩm chiết xuất như các loại nhựa, chất màu, dầu

béo và tinh dâu.

(5) Nhóm động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thựcphẩm như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, ngà voi, xương, cánhkiến đỏ

(6) Nhóm những sản phẩm khác: cây cảnh, lá dé gói thức ăn, hàng hóa

phong lan.

[dẫn theo Nguyễn Quốc Bình, 2009]

Với khái niệm và trích dẫn này thì các nguôn thu từ rừng và đất rừng mànghiên cứu này quan tâm đa phần thuộc về LSNG

2.2.2 Tổng quan về sinh kế

2.2.2.1 Một vài nghiên cứu về sinh kế trên thế giới

Trong bài viết “Nông nghiệp và sự nghèo nàn ở Nam Phi: Nông nghiệp cóthé giảm nghèo không?” Charles L Machethe đã đưa ra nhận xét: (1) Doi nghèo

và thu nhập bất bình dang vẫn tồn tại ở Nam Phi bat chấp những nỗ lực dé loại

bỏ chúng, các vấn đề đói nghèo ở Nam Phi phần lớn diễn ra ở nông thôn Do đó,thúc day tăng trưởng nông nghiệp của nông hộ có thé được xem là một chiếnlược hiệu quả để giảm đói nghèo và thu nhập bất bình đẳng Bằng chứng từ cácnước khác cho thay rằng, với sự hỗ trợ cần thiết, sản xuất nông nghiệp nhỏ có théđóng góp đáng kể vào xóa đói giảm nghèo bằng cách tăng năng suất nông nghiệp

Trang 20

và thu nhập nông thôn Nông nghiệp tạo thành một nguồn thu nhập chính củanhiều cộng đồng nông thôn ở Nam Phi và, vì lẽ ay nó đóng một vai trò lớn trongxóa đói giảm nghèo Vai trò này có thé được tăng cường bang cách dau từ thíchhợp trong các động lực quan trọng dé phát triển nông nghiệp: nguồn nhân lực,

nghiên cứu nông nghiệp, và các tổ chức nông thôn Đầu tư như vậy đã chứng tỏ

hiệu quả trong việc thúc đây tăng trưởng nông nghiệp quy mô nhỏ ở các nướckhác và chủ yếu là giải thích sự thành công đạt được trong phát triển ngành

thương mại nông nghiệp ở Nam Phi (2) Trong khi nông nghiệp đóng một vải trò

lớn trong xóa đói giảm nghèo, vấn đề đói nghèo ở Nam Phi không thể giải quyếtchỉ bằng cách thúc day tăng trưởng nông nghiệp quy mô nhỏ đơn độc Một lưu ýkhác nữa là cũng phải cần thúc day được các hoạt động phi nông nghiệp (vi dụnhư nông — công nghiệp), đặc biệt là những người có liên quan đến nông nghiệpcủa nông hộ Một chiến lược quan tâm đến việc tăng cường các mối liên kết nôngnghiệp/ phi nông nghiệp có khả năng mang lại kết quả tốt hơn về việc làm và tạo

thu nhập.

Justina Eyram Dugbazah với đề tài nghiên cứu “Giới, di cư và sinh kếnông thôn ở Ghana: nghiên cứu ở quận Ho” đã đưa ra kết luận là người nghèo ởnông thôn sẽ di cư đến các khu vực đô thị khi đối mặt với nghèo đói và bế tắttrong kinh tế Do đó, tỉ lệ đói nghèo của các hộ gia đình có người di cư thấp hơncác hộ gia đình không di cư vẫn ở lại nông thôn.

2.2.2.2 Một số nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam

Trong nghiên cứu “Sự biến đổi sinh kế và ảnh hưởng của các chính sáchruộng đất thời gian qua đến sự biến đổi sinh kế của các dân tộc thiểu số ở cácvùng miền núi và đồng bào dan tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Nam Bộ” của

Lê Đức Thịnh và các cộng sự đã đề cập đến hai vấn đề là thực trạng sinh kế củacác nhóm người ở các vùng dân tộc ít người sinh sống hiện nay như thế nao vàtác động của các chính sách, đặc biệt là chính sách đất đai trong thời gian qua đốivới sự biến đôi sinh kế của người dân Trong đó, nhóm tác giả đã đưa ra các kếtluận: sinh kế của các nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ hiện vẫn phụ thuộc rất nhiều

Trang 21

vào các nguồn lực đất đai Tuy nhiên, khả năng tiếp cận va cạnh tranh nguồn lựcnảy của các cộng đồng dân tộc tại chỗ yếu hơn so với các nhóm dân tộc khác Vàmột kết luận khác là quá trình hoạch định chính sách phát triển vùng còn mangnhiều tính áp đặt chủ quan, ít đề cập đến vấn đề nghiên cứu các yếu tố xã hội,

văn hóa.

Định Đức Thuận và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Lâm nghiệp với

nghiên cứu “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam” đã cómột vài nhận xét như: Chính sách lâm nghiệp chưa rõ ràng đối với người dân;người nghéo ít nhận được các lợi ích từ khuyến lâm và nghiên cứu, thu nhâp từlâm sản ngoài gỗ ngày càng giảm; giao đất lâm nghiệp chưa giúp được nhữngngười sống phụ thuộc vào rừng vượt được nghẻo, thủ tục hành chính phức tapđối với việc tiếp cận và lưu thông các sản phẩm từ rừng; có sự mâu thuẫn giữabảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học với cải thiện đời sống của người dân, chếbiến gỗ và lâm sản ngoài gỗ ít có tác động đếm giảm nghèo; người dân ít cóquyền sử dụng hợp pháp các sản phẩm từ rừng

Trần Đức Viên và các cộng sự trong nghiên cứu “Phân cấp trong quản lýtải nguyên rừng và sinh kế người dân” đã viết: những thay đổi trong chính sáchphân cấp về phân chia và quản lý đất rừng đã mang lại một số tác động tích cực.Một số chương trình và dự án đi kèm với chính sách phân quyền đã mang lạinhiều lợi ích cho người dân địa phương Nhận thức của người dân về việc cầnthiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, đã tăng lênđáng kể Ở cả hai bản người Thái được nghiên cứu, việc phân chia đất rừng chongười dân sản xuất nông nghiệp đã giúp ồn định thu nhập của họ và nhờ đó sự

hợp tác của họ trong bảo vệ rừng đã tăng lên.

Báo cáo “Điều tra đánh giá thực trạng phát triển sinh kế hộ của người dân

5 xã vùng đệm Vườn Quốc Gia Xuân Thủy” của Vũ Huy Phúc cho biết: cácnguồn vốn trong khung sinh kế của các hộ gia đình rất thuận lợi cho phát triểnkinh tế hộ gia đình (i) nguồn vốn con người có đủ các điều kiện về giới về họcvấn của chủ hộ, đa dạng các nghề nghiệp, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn khi muốnthay đồi tập quán, thói quen làm việc của người dan (ii) Nghề nghiệp chính là

Trang 22

chăn nuôi, trồng lúa nhưng mang lại thu nhập thấp, nhiều hộ vẫn phải đi vay để

mua lương thực trung bình 2 tháng trong năm.

Các nghiên cứu trên đây đều đề cập đến vấn đề sinh kế của các cộng đồngdân cư dân tộc thiểu số ở khu vực giáp xã biên giới, nơi cuộc sống người dân còn

nhiều khó khăn, sinh kế của họ chủ yêu là phát triển các ngành nghề nông thôn,

họ chưa có sự đầu tư thích hợp cho các hoạt động sinh kế của mình và phụ thuộcnhiều vào nguồn vốn tự nhiên như đất dai, tài nguyên rừng và trông chờ nhiều

vào sự hỗ trợ của Nhà nước

Bên cạnh các nghiên cứu đáp ứng trong thực tế cuộc sống của người dâncòn có các nghiên cứu có giá trị của nhiều sinh viên:

Nguyễn Đồng Bảo Khoa (2007) với đề tài “Tìm hiểu sinh kế của ngườidân địa phương và việc quan lý bảo vệ rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên TàKóu,tỉnh Bình Thuận” đã cho ra các kết luận: Do ảnh hưởng của các chính sách địnhcanh định cư thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau, cũng như từ cấu trúc củalàng xã, diện tích thé canh và thé cư nhỏ hẹp, cho nên không có nhiều sản phamcho thu hoạch từ đất thô cư và đây là trở ngại cho các biện pháp tăng thu nhậpnhằm giảm áp lực phụ thuộc và rừng của cộng đồng; và việc thực hiện giao đấtgiao rừng theo chương trình, chính sách của nhà nước đến người dân đã phần nàogiảm áp lực phụ thuộc vào rừng, nhất là nạn pháp rừng làm rẫy của cộng đồng tạiché.

Trần Quốc Chính (2009) với dé tài “Tim hiểu sinh kế và các yếu tố anhhưởng đến sinh kế người dân khu vực ấp 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnhĐồng Nai” đã đưa ra kết luận: sản xuất nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của ngườidân ấp 2, ngoài ra người dân còn đi làm thuê, vào rừng lấy măng, ươi và một số

hộ buôn bán hay đi làm nhà nước; và các yếu tố ảnh hưởng lên sinh kế người dânbao sồm các chính sách, định chế tác động tích cực lên sinh kế gom cac chuongtrình 134, 723, 661, chương trình xây nhà tình thương đối với hộ nghèo, cho vayvốn lãi suất ưu đãi, và các yêu tô tác động tiêu cực ngoài tầm kiểm soát củangười dân như: voi phá, thời tiết thất thường, giá cả sản phẩm bap bênh, thiếu dat

Trang 23

sản xuất, thiếu kỹ thuật sản xuất, thiếu vốn dau tư, lâm trường sáp nhập vào khubảo tôn.

Nguyễn Đông Giang (2008) với đề tài “Nghiên cứu sinh kế phụ thuộc vàotài nguyên rừng ở một cộng đồng dân cư ấp 7, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnhĐồng Nai” đã đưa ra kết luận: một trong những sinh kế chủ yếu, chính đáng củangười dân đang bị đe dọa từ phía các nhà chức trách: không cho trồng nhữnggiống cây ngoại lai, trong khi đó chưa hỗ trợ giải pháp sinh kế dé thay đôi

Với đề tài “Tìm hiểu ảnh hưởng của Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh đếnsinh kế của cộng đồng người Bana tại làng Kon Hléng, xã Kon Pne, huyệnKbang, tỉnh Gia Lai”, Phan Thị Kiều Hanh (2009) đã đưa ra kết luận rằng: Việcthành lập Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh cũng đem lại nhiều chương trình, chínhsách hỗ trợ của Nhà nước như hỗ trợ đất sản xuất, vay vốn với lãi suất thấp, phânbón, giống, kỹ thuật sản xuất nên đã phần nào mang lại hiệu quả, góp phần xóađói giảm nghèo, phát triển đời sống vật chất tinh than của người dân Việc chănnuôi cũng dần được chú trọng trong những năm gần đây Điều đó đã mang lại lợinhuận cho người dân nên điều kiện sống của họ ngày càng được cải thiện, họ ít

phụ thuộc vào rừng hơn.

Trang 24

Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Dé làm sáng tỏ các mục tiêu của dé tai, các nội dung sẽ được thực hiện như sau:

- Thực trạng các nguồn thu nhập chính từ rừng và đất rừng của người dân theo

+ Thời vụ đóng góp của các nguôn chính thu nhập trong năm.

+ Mức độ quan trọng của các nguồn thu nhập với từng nhóm mức sống

khác nhau (nhóm hộ nghèo và hộ cận nghẻo).

- Các đề xuất nâng cao hiệu quả của các nguồn thu nhập

+ Các đề xuất mang tính an ninh thu nhập

+ Các đề xuất mang tính nâng cao thu nhập

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu

N.t?.s?

N.d2+t2.s2

Dung lượng mẫu được tính theo công thức sau:n = (dẫn theo

Nguyễn Thị Kim Tài, 2006), trong đó:

Trang 25

+n: số hộ điều tra +N: tổng số hộ điều tra

+t: hệ số tin cậy (t= 1,96)+ đ: sai số mẫu (5%)

+ S?: phương sai mẫu (S= 0,25)

Do đó, với bon Bu Prăng 2 có 68 hộ gia đình, do đó dung lượng mẫu được

điều tra theo công thức trên là n = 41 hộ gia đình Dù vậy, trong nghiên cứu nàyhướng đến việc điều tra theo 2 nhóm mức sống và việc lấy mẫu riêng phần, đồngthời sự phân chia nhóm mức sống không đảm bảo dung lượng mẫu riêng phầntheo công thức trên Do đó, nghiên cứu này đã chọn số hộ điều tra là tất cả các hộtrong Bon dé đảm bảo dung lượng mẫu và độ tin cậy như kỳ vọng

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin liên quan đến những dữ liệu liệu về điều kiện tự nhiên — kinh

tế - xã hội, cơ sở hạ tầng tại bon Bu Prăng 2 cũng như của xã Quảng Trực, huyệnTuy Đức, tỉnh Đăk Nông được thu thập bằng cách tiếp cận với các cán bộ bon,cán bộ Ủy ban nhân dân xã Quảng Trực đề thu thập Những dữ liệu này còn thiếu

đã được tìm kiếm trên internet, một mặt dé b6 sung, mặt khác dé so sánh đốichiếu cho phù hợp

Các dữ liệu liên quan đến hiện trạng, diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệpđược thu thập thông qua việc tiếp cận với ban quản lí rừng rừng Thác Mơ Các

thu dt liệu đã thu thập được như tình hình quản lí và khai thác lâm sản của người dân.

Cac tài liệu liên quan đên vân đê nghiên cứu vê nguôn thu nhập, các định

nghĩa về nguồn thu nhập, thu nhập bền vững được thu thập qua các kênh internet,

Trang 26

3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp phục vục cho các nội dung của nghiên cứu này được

thực hiện bằng cách hình thức và phương pháp khác nhau, phụ thuộc vào ban

chat của thông tin đó Cụ thé:

- Các thông tin về hoạt động sản xuất của người dân thông qua việc quan sát trựctiếp và phỏng vấn bán cấu trúc một số người chủ chốt (bao gồm cán bộ xã vànhững người có hiểu biết ở địa phương)

- Các nội dung liên quan đến hộ gia đình được phỏng vấn người dân bằng bảngcâu hỏi cấu trúc (Phục lục 1) dé biết về thông tin chung của hộ, tình trang thunhập trong một năm của các hoạt động sinh kế (thu nhập từ rừng va đất rừng cáchoạt động trồng trọt, chăn nuôi) và những thuận lợi, khó khăn cũng như các đề

xuât của họ liên quan đên các nguôn thu của gia đình.

- Bên đó, dé thu thập thông tin bao quát của toàn khu vực nghiên cứu, các công

cụ khảo sát thực tế như lát cắt, sơ đồ tài nguyên, được áp dụng dé kiểm chứngthông tin thu được từ những người cung cấp thông tin chủ chốt cũng như từphỏng vấn hộ gia đình Vì là để kiểm chứng thông tin nên kết quả của nhữngcông cụ này không được trình bày trong kết quả nghiên cứu vì khi không khớpvới các thông tin thu thập được từ những nguồn khác đã hiệu chỉnh thông tin cho

chính xác

3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu

Sau khi thu thập được thông tin, tiến hành chọn lọc các thông tin cần thiết

và xử lý số liệu như sau:

- Thông tin thứ cấp: các thông tin thứ cấp về đặc điểm tự nhiên, khí hậu, văn hóa,

xã hội được xử lý bằng cách sắp xếp đúng mục, logic và tinh chỉnh dé phù hợp

với nội dung và phạm vi của nghiên cứu này.

- Thông tin sơ cấp được chia ra:

Trang 27

+ Thông tin từ phỏng vấn những người cung cấp thông tin then chốt đượcchia thành từng nhóm nội dung dé dùng so sách, bổ sung hay đối chiếu với cácthông tin thứ cấp, thông tin phỏng vấn hộ gia đình.

+ Những thông tin phỏng vấn hộ gia đình theo bảng phỏng vấn cấu trúc

được tinh chỉnh, loại bỏ những thông tin cá biệt, sau đó nhập vào Excel theo các

nhóm nội dung để tính toán theo các nội dung yêu cầu của nghiên cứu như tínhthu nhập trung bình cho từng loại sinh kế khác nhau; những thuận lợi và khókhăn; các đề xuất của từng nhóm hộ theo các nguồn thu nhập khác nhau Từ kếtquả tính toán và phân tích dé đưa ra nhận xét, kết luận, kết quả cho từng van đề

+ Những thông tin khác biệt hoặc khác được từ phỏng vấn hộ phân tích

được sẽ được so sánh, đối chiếu với các thông tin cùng nhóm được thu thập từcác nguồn khác, thậm chí đem ra thảo luận với những người cung cấp thông tinnòng cốt, với người dân đề lựa chọn được kết qua phù hợp nhất

Trang 28

Chương 4

KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng các nguồn thu nhập chính từ rừng và đất rừng của người

dân tại bon Bu Prăng 2

Thu nhập của người dân tại bon Bu Prăng 2 có rất nhiều nguồn khác nhau

Từ nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ Trong nghiên cứu này, chỉ tập trung vào

các nguồn thu nhập của các hộ gia đình dựa vào rừng và đất rừng Các nguồn thunhập đó có thé là từ tự nhiên, có thé là do người dân đầu tư vào mà có được Kếtquả điều tra các nguồn thu nhập từ rừng và đất rừng được phân tích chung cho cảBon và phân tích theo nhóm mức sống khác nhau

Bảng 4.1 Số hộ gia đình điều tra tại bon Bu Prăng 2 chia theo nhóm mức sống

TT Nhóm mức sống Số hộ Tỉ lệ (%)

| Cận nghèo 22 32.36

2 Nghèo 46 67.74

Tổng 68 100Kết quả điều tra toàn bon Bu Prăng 2 là 68/70 hộ (có 02 hộ vì lý do cánhân nên không điều tra được) Trong số này có 32.36% số hộ thuộc nhóm cậnnghèo và 67.74% số hộ nghèo Bon này không có hộ thoát nghèo và là một trongnhững bon nghèo nhất xã do mới tái thành lập năm 2012

4.1.1 Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2

Các nguồn thu nhập chính từ rừng và đất rừng được thống kê và tổng hợpthông qua kết quả điều tra theo bảng sau:

Trang 29

Bảng 4.2 Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2

Ngoài ba nguồn thu có tỉ lệ thu nhập và chiếm số lượng gia đình lớn thìvẫn còn nhiều nguồn thu nhập từ rừng như lấy măng, rau rừng, nhận khoán, hay

đi bắt tôm/cá trong rừng Điều này nói lên sự đang dạng các nguồn thu của ngườidân nơi đây, đồng thời cũng thê hiện được tính an ninh thu nhập cho họ

Mặt khác, việc rừng và đất rừng đã được người dân bon Bu Prăng sử dụng

trông cà phê, tiêu, mắc ca, các loại cây ăn trái đã cho thu nhập mà một minh

Trang 30

chứng cho thấy việc sử dụng rừng và đất rừng theo hướng 6n định, có đầu tư Kế

từ khi được hỗ trợ chuyên đến nơi sinh hoạt mới năm 2012, bà con ngườiM?nông ở bon Bu Prăng 2, xã Quang Trực, đã biết tận dụng đất dé đầu tư pháttriển sản xuất Cuộc sống của 68 hộ đã có nhiều bước chuyền đổi mới Một cuộc

sống mới đang được nhân lên tại vùng đất biên cương này Hằng năm, người dân

đều được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các chính sách nhà nước.Người dân đều nhận được sự hỗ trợ từ cây giống vật nuôi dé họ tự sản xuất, tựchu cấp nguồn lương thực, thực phẩm và các sinh hoạt thiết yếu hằng ngày Hiệngiờ người dân sử dụng đất rừng trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây

cà phê, mắc ca, tiêu và cây ăn quả Đặc biệt, cây mắc ca đang được bà con trồng

đại trà và đang trong giai đoạn chờ thu hoạch Đây là một loại cây có sản lượng

cũng như giá thành khá cao, ngoài việc dam bảo cuộc sống 6n định, còn tạo thêmnguồn thu nhập lâu dài cho cho bà con ở các xã vùng giáp biên Thêm vào đó,các nguồn thu nhập từ rừng như măng, rau rừng, cá/tôm Là những lâm sảnngoài gỗ đang là một thế mạnh dé các hộ gia đình hái phục vụ đời sống sinh hoạtcũng như cải thiện được nguồn thu nhập đảm bảo đời sống ngày được nâng cao

Từ đó, nguồn thu nhập của người dân dần 6n định và đảm bảo đời sông hơn

trước.

4.1.2 Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2

Phân tích sâu hơn, về mặt xã hội, luôn có sự phân hoá giữa các nhóm hộ

Sự phân hoá này thường phục thuộc vào đặc trưng của các nguồn thu nhập mà họ

có được Mỗi nhóm hộ gia đình có mức sống khác nhau sẽ thường chọn lựa các

nguồn thu nhập khác nhau dù cùng một không gian sinh sông Kết quả điều tra về

nguồn thu nhập theo nhóm mức sống tại bon Buprăng 2 cho kết quả như bảng 4.3

Kết quả bảng 4.3 cho thấy:

Nhóm hộ cận nghèo có ít nguồn thu nhập (5 nguồn) hơn nhóm nghèo (8nguồn) Các nguồn thu nhập của họ có số đông tập trung vào các loại cây trồngcông nghiệp như cà phê, mắc ca Tỉ lệ các nguồn thu nhập này cũng chiếm tỉ lệ

Trang 31

lớn trong tông thu nhập của họ Điều này cho thấy nhóm hộ cận nghèo có nguồnthu nhập cụ thể theo sự lựa chọn của họ.

Bảng 4.3 Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2 chia theonhóm mức sông

Trong khi đó, nhóm hộ nghèo có đa dạng nguồn thu nhập hon Số nhiều

các hộ trong nhóm này van có nguôn thu từ cây cà phê và cây mac ca nhưng

nhiều hộ khác tập trung vào cây tiêu, thu hái măng hay nhận khoán Thêm vào đó,

tỉ lệ các nguôn thu rãi đêu chứ không tập trung vào một nguôn cô định Do đó cóthể kết luận là nhóm hộ nghèo dù có nhiều nguồn thu nhập nhưng không cónguôn thu nhập cô định dé đảm bảo an ninh thu nhập cho cuộc sông của họ.

Trang 32

Ngoài ra, theo thực tế điều tra, nguồn thu nhập của cây cà phê, tiêu, mắc

ca theo hai nhóm hộ có thu nhập khá thấp vì họ phải đầu tư rất nhiều chi phí đầu

tư như công chăm sóc, phân thuốc, máy móc, thiết bị sơ chế của người dân cònlạc hậu Thêm nữa, sản phẩm cà phê không đủ tiêu chuẩn về độ chín Cây giống

mắc ca chưa được kiểm soát và quản lý chặt chẽ về nguồn giống nên nhiều hộ

dân mua và trồng các giống không rõ nguồn gốc xuất xứ Từ đó ảnh hưởng đếnchất lượng cây giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vẫn còn nhiều bất cập điều

này ảnh hưởng đên chât lượng và độ đông đêu của sản phâm mặc ca và cả cà phê.

Do đó, dé các loài cây như mắc ca, ca phê là nguồn thu nhập ổn định vàtin cậy giúp người dân ổn định cuộc sống cần thiết bao đảm chất lượng nguồngiống, không bị nhiễm bệnh, có khả năng chống chịu mạnh, hạn chế tối đa việc

sử dụng chất hóa học dé phòng trừ sâu bệnh như vậy thì cây mới phát triển bền

vững lâu dài.

Đồng thời, các nguồn thu nhập từ rừng, như đọt mây, lá nhíp và đọt đoát,măng đang được số ít các hộ gia đình thu hái và mang lại giá trị rất thấp Trongkhi đó, các nguồn nay là đặc trưng và là thế mạnh của người dân nơi đây, đượcnhiều hộ gia đình rất ưa chuộng sản phẩm từ rừng, là nhu cầu thiết yếu hàng ngàytrong bữa ăn của họ Do đó cần phải có chiến lược phá triển và mở rộng thịtrường rau rừng bán ra ngoài thị trường với mục đích phục vụ đời sống an sinh vàtăng nguồn thu nhập ôn định

Như vậy, để 6n định va da dạng các nguồn thu nhập từ rừng và đất rừngcần có các giải pháp truyền thông và định hướng nguồn thu nhập theo từng nhóm

hộ dé họ phát huy hết thế mạnh của họ trong điều kiện địa phương

4.2 Những thuận lợi và khó khăn của các nhóm hộ với từng nguồn thu nhập

Ngày đăng: 29/01/2025, 23:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w