KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp lâm học: Tìm hiểu nguồn thu nhập từ rừng và đất rừng của cộng đồng dân cư Bon Bu Prăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông (Trang 28 - 49)

4.1. Thực trạng các nguồn thu nhập chính từ rừng và đất rừng của người

dân tại bon Bu Prăng 2

Thu nhập của người dân tại bon Bu Prăng 2 có rất nhiều nguồn khác nhau.

Từ nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ. Trong nghiên cứu này, chỉ tập trung vào

các nguồn thu nhập của các hộ gia đình dựa vào rừng và đất rừng. Các nguồn thu nhập đó có thé là từ tự nhiên, có thé là do người dân đầu tư vào mà có được. Kết quả điều tra các nguồn thu nhập từ rừng và đất rừng được phân tích chung cho cả Bon và phân tích theo nhóm mức sống khác nhau.

Bảng 4.1. Số hộ gia đình điều tra tại bon Bu Prăng 2 chia theo nhóm mức sống TT Nhóm mức sống Số hộ Tỉ lệ (%)

| Cận nghèo 22 32.36

2 Nghèo 46 67.74

Tổng 68 100 Kết quả điều tra toàn bon Bu Prăng 2 là 68/70 hộ (có 02 hộ vì lý do cá nhân nên không điều tra được). Trong số này có 32.36% số hộ thuộc nhóm cận nghèo và 67.74% số hộ nghèo. Bon này không có hộ thoát nghèo và là một trong những bon nghèo nhất xã do mới tái thành lập năm 2012.

4.1.1. Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2

Các nguồn thu nhập chính từ rừng và đất rừng được thống kê và tổng hợp thông qua kết quả điều tra theo bảng sau:

Bảng 4.2. Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2

TT Nguồnthunhập Số hộ Thu nhập TB/hộ Tỷ lệ % (n=68) (triệu đồng/năm)

1 Ca phé 46 40.05 18.42

2 Tiéu 14 83.69 11.71

3 Mac ca 49 19.58 9.59

4 Nhận khoán 9 6.00 0.54

5 Măng 12 258 0.28

6 Cây ăn trái 2 7.50 0.15

ri Rau rừng 7 1.15 0.08

8 Ca, tom 2 1.43 0.02

Kết quả ở bảng 4.1 cho thay người dan tai bon Bu Prăng 2 có 8 nguồn thu nhập từ rừng và đất rừng. Trong đó, nguồn thu từ cà phê va mắc ca đóng góp thu nhập cho nhiều hộ gia đình tại bon Bu Prăng 2. Có nhiều hộ với tỉ lệ thu nhập lần lượt là gần 20% và gần 10% cho riêng những nguồn nay. Nguồn thu nhập từ cây tiêu dù chỉ có 14 hộ nhưng thu nhập trung bình này rất lớn, gần gấp đôi so với thu nhập trung bình của các hộ có nguồn thu từ cà phê, đồng thời tỉ lệ thu nhập từ tiêu đóng góp hơn 10% ở các hộ này. Điều này chứng tỏ những hộ gia đình này đang tổng nguồn thu rất lớn.

Ngoài ba nguồn thu có tỉ lệ thu nhập và chiếm số lượng gia đình lớn thì vẫn còn nhiều nguồn thu nhập từ rừng như lấy măng, rau rừng, nhận khoán, hay đi bắt tôm/cá trong rừng. Điều này nói lên sự đang dạng các nguồn thu của người dân nơi đây, đồng thời cũng thê hiện được tính an ninh thu nhập cho họ.

Mặt khác, việc rừng và đất rừng đã được người dân bon Bu Prăng sử dụng

trông cà phê, tiêu, mắc ca, các loại cây ăn trái đã cho thu nhập mà một minh

chứng cho thấy việc sử dụng rừng và đất rừng theo hướng 6n định, có đầu tư. Kế từ khi được hỗ trợ chuyên đến nơi sinh hoạt mới năm 2012, bà con người M?nông ở bon Bu Prăng 2, xã Quang Trực, đã biết tận dụng đất dé đầu tư phát triển sản xuất. Cuộc sống của 68 hộ đã có nhiều bước chuyền đổi mới. Một cuộc sống mới đang được nhân lên tại vùng đất biên cương này. Hằng năm, người dân đều được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các chính sách nhà nước.

Người dân đều nhận được sự hỗ trợ từ cây giống vật nuôi dé họ tự sản xuất, tự chu cấp nguồn lương thực, thực phẩm và các sinh hoạt thiết yếu hằng ngày. Hiện giờ người dân sử dụng đất rừng trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây cà phê, mắc ca, tiêu và cây ăn quả. Đặc biệt, cây mắc ca đang được bà con trồng

đại trà và đang trong giai đoạn chờ thu hoạch. Đây là một loại cây có sản lượng

cũng như giá thành khá cao, ngoài việc dam bảo cuộc sống 6n định, còn tạo thêm nguồn thu nhập lâu dài cho cho bà con ở các xã vùng giáp biên. Thêm vào đó, các nguồn thu nhập từ rừng như măng, rau rừng, cá/tôm.... Là những lâm sản ngoài gỗ đang là một thế mạnh dé các hộ gia đình hái phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như cải thiện được nguồn thu nhập đảm bảo đời sống ngày được nâng cao.

Từ đó, nguồn thu nhập của người dân dần 6n định và đảm bảo đời sông hơn

trước.

4.1.2. Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2

Phân tích sâu hơn, về mặt xã hội, luôn có sự phân hoá giữa các nhóm hộ.

Sự phân hoá này thường phục thuộc vào đặc trưng của các nguồn thu nhập mà họ có được. Mỗi nhóm hộ gia đình có mức sống khác nhau sẽ thường chọn lựa các nguồn thu nhập khác nhau dù cùng một không gian sinh sông. Kết quả điều tra về nguồn thu nhập theo nhóm mức sống tại bon Buprăng 2 cho kết quả như bảng 4.3.

Kết quả bảng 4.3 cho thấy:

Nhóm hộ cận nghèo có ít nguồn thu nhập (5 nguồn) hơn nhóm nghèo (8 nguồn). Các nguồn thu nhập của họ có số đông tập trung vào các loại cây trồng công nghiệp như cà phê, mắc ca. Tỉ lệ các nguồn thu nhập này cũng chiếm tỉ lệ

lớn trong tông thu nhập của họ. Điều này cho thấy nhóm hộ cận nghèo có nguồn thu nhập cụ thể theo sự lựa chọn của họ.

Bảng 4.3. Các nguồn thu nhập chính của người dân tại bon Bu Prăng 2 chia theo

nhóm mức sông

TT Nguồn thu nhập

Nhóm hộ cận nghèo (n=22) Nhóm hộ nghèo (n=46)

Sốhộ Thunhập %Thu Sốhộ Thunhập %Thu

TB/hộ nhập TB/hộ nhập

(triệu đồng) (triệu đồng)

1 Càphê 12 4562 37.9 34 38.08 226

2 Tiêu 3 53.33 440 11 41.97 54.7

3 Macca 9 18.11 15.0 40 19.91 11.8 4 Măng 2 1.50 1.20 10 2,55 1.5 5 Cátôm 2 1.75 140 5 1.30 0.7

6 Nhận khoán 9 6.00 3.5 rừng

7 — Cay ăn trải 2 7.50 44

8 Raurtmg 2 1.15 0.6

Trong khi đó, nhóm hộ nghèo có đa dạng nguồn thu nhập hon. Số nhiều

các hộ trong nhóm này van có nguôn thu từ cây cà phê và cây mac ca nhưng

nhiều hộ khác tập trung vào cây tiêu, thu hái măng hay nhận khoán. Thêm vào đó,

tỉ lệ các nguôn thu rãi đêu chứ không tập trung vào một nguôn cô định. Do đó có

thể kết luận là nhóm hộ nghèo dù có nhiều nguồn thu nhập nhưng không có

nguôn thu nhập cô định dé đảm bảo an ninh thu nhập cho cuộc sông của họ.

Ngoài ra, theo thực tế điều tra, nguồn thu nhập của cây cà phê, tiêu, mắc ca theo hai nhóm hộ có thu nhập khá thấp vì họ phải đầu tư rất nhiều chi phí đầu tư như công chăm sóc, phân thuốc, máy móc, thiết bị sơ chế của người dân còn lạc hậu. Thêm nữa, sản phẩm cà phê không đủ tiêu chuẩn về độ chín. Cây giống mắc ca chưa được kiểm soát và quản lý chặt chẽ về nguồn giống nên nhiều hộ dân mua và trồng các giống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cây giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vẫn còn nhiều bất cập điều

này ảnh hưởng đên chât lượng và độ đông đêu của sản phâm mặc ca và cả cà phê.

Do đó, dé các loài cây như mắc ca, ca phê là nguồn thu nhập ổn định và tin cậy giúp người dân ổn định cuộc sống cần thiết bao đảm chất lượng nguồn giống, không bị nhiễm bệnh, có khả năng chống chịu mạnh, hạn chế tối đa việc sử dụng chất hóa học dé phòng trừ sâu bệnh như vậy thì cây mới phát triển bền

vững lâu dài.

Đồng thời, các nguồn thu nhập từ rừng, như đọt mây, lá nhíp và đọt đoát, măng đang được số ít các hộ gia đình thu hái và mang lại giá trị rất thấp. Trong khi đó, các nguồn nay là đặc trưng và là thế mạnh của người dân nơi đây, được nhiều hộ gia đình rất ưa chuộng sản phẩm từ rừng, là nhu cầu thiết yếu hàng ngày trong bữa ăn của họ. Do đó cần phải có chiến lược phá triển và mở rộng thị trường rau rừng bán ra ngoài thị trường với mục đích phục vụ đời sống an sinh và tăng nguồn thu nhập ôn định.

Như vậy, để 6n định va da dạng các nguồn thu nhập từ rừng và đất rừng cần có các giải pháp truyền thông và định hướng nguồn thu nhập theo từng nhóm hộ dé họ phát huy hết thế mạnh của họ trong điều kiện địa phương.

4.2. Những thuận lợi và khó khăn của các nhóm hộ với từng nguồn thu nhập

chính

Người dân tại bon Buprăng 2 có nhiều nguồn thu khác nhau. Để có được các nguồn thu đó, trong quá trình sản xuất, thu hái họ gặp phải không ít những

thuận lợi và khó khăn khác nhau. Những thuận lợi và khó khăn của các nhóm hộ

có mức sống khác nhau được phân tích dựa trên từng nguồn thu nhập cụ thé.

Trong từng nguồn thu nhập sẽ có những thuận lợi và khó khăn cụ thê. Đối với các nhóm mức sống khác nhau sẽ có khó khăn hay thuận lợi riêng.

4.2.1. Những thuận lợi của các nhóm hộ với từng nguồn thu nhập chính

Các hộ gia đình rằng vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu giữa các vùng. Đồng thời với điện tích dat tự nhiên có phần lớn diện tích sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp lâu năm, các loại đất phù hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu, mắc ca và cây ăn trái hoặc cây ăn ngắn ngày như lúa đồi, lúa nước, bắp, một số loại rau củ quả và thu hoạch lâm sản ngoài gỗ có sẵn trong tự nhiên, là điều kiện tốt dé 6n định tình hình an ninh lương thực và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, để có thể phân tích một cách định lượng hơn với từng nguồn thu ở mỗi hộ gia đình chỉ được lựa chọn duy nhất một thuận lợi quan trọng nhất, kết quả điều tra về thuận lợi cho từng nguồn thu, cho kết quả bảng 4.4.

Bảng 4.4. Những thuận lợi của các nhóm hộ với từng nguồn thu nhập chính Nguồn Thuận lợi Nhóm mức sống thu nhập Cận nghèo Nghèo

(n=22) (n=46)

Dễ chăm sóc 1 4

Cà phê Giá bán cao 9 22T

Điều kiện khí hậu thuận lợi 2 9 Điều kiện khí hậu thuận loi 3 3 Tiêu Dễ chăm sóc | 7

Duoc mua 1

Gia ban cao 6 30

Mac ca Dễ chăm sóc 1 6 Điều kiện khí hậu thích hợp 2 3 Ít đầu tư phân bón 1 Cây ăn trái Dễ chăm sóc | Giá cả ôn định | Măng Có sẵn trong tự nhiên 2 10

Rau rừng Có sẵn trong tự nhiên 2 5

Ca tom Có san trong tự nhiên 2

Nhận khoán rừng Tạo việc làm 9

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy:

Các loài cây như cà phê, mắc ca, tiêu được nhiêu hộ gia đình ở cả hai

nhóm mức sống cho là đo có giá cả cao, 6n định thị trường đầu ra dé; chăm sóc tương đối tương đối dễ. Ngoài ra, cũng có những thuận lợi khác như các loài cây

này it cân phân bón dau tư nhưng vận được mùa màng bội thu cho người dân.

Bên cạnh các nguồn thu từ những cây trồng từ đất rừng thì những loài cây có sẵn trong tự nhiên đến mùa người dân tại bon lại vào rừng thu hái đi trao đôi buôn bán hoặc sử dụng cho sinh hoạt góp phần cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm cho các hộ dân nơi đây. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và các nguồn từ rừng có sẵn trong tự nhiên đây là một cơ hội dé các hộ dân đây mạnh thúc đây kinh tế phát triển nâng cao đời sống xã hội. Tuy nhiên, riêng nguồn thu từ nhận khoán rừng là một chính sách hướng đến hệ nghéo nên được họ nhận định là tạo công ăn việc làm cho chính họ. Trên thực tế, bên cạnh viện đi tuần tra rừng cũng là lúc học đi thu hái rau rừng, măng hay tôm, cá. Do đó, nguồn thu nhập này đươc họ cho là tạo công ăn việc làm cho chính họ, theo kiểu một công đôi việc.

Từ kết quả điều tra kết hợp với quan sát thực tế, chúng tôi nhận định

những thuận lợi được người dân đưa ra trong nghiên cứu này là tin cậy được và

phù hợp với thực tế. Những thuận lợi này có thể làm cơ sở cho phát triển các nguồn thu thích hợp cho từng nhóm hộ gia đình có mức sống khác nhau đề đảm bảo an ninh nguồn thu nhập cho người dân ở bon Bu Prăng 2.

4.2.2. Những khó khăn của các nhóm hộ với từng nguồn thu nhập chính

Hai năm nay, diện tích cây tiêu bị chết nhiều không chỉ bon Bu Prăng 2,

xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông mà lan rộng ra các tỉnh khác như

Dak Lak, Gia Lai. Giá tiêu hạt lại tuột đốc và hiện chỉ còn 70 nghìn đồng/kg khiến người trồng tiêu lỗ nặng, chính vì thế khâu thu hoạch chủ yếu là các thành viên trong gia đình đảm nhiệm, vì nếu thuê nhân công, cộng chỉ phí đầu tư sẽ lỗ nặng. Nguyên nhân gia hạt tiêu giảm mạnh là do trên thị trường thế giới cung đã vượt cầu nên tiêu bị ép giá. Do đặc thù hồ tiêu thuộc nghành gia vị nên chỉ khi người dân sản xuất tiêu sạch thì người dân mình mới đứng vững, khi có thị trường ồn định thì giá cả hồ tiêu thì có giá bán tốt hơn so với hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động như hiện nay, ngoài việc khuyên cáo người dân nên ngưng trồng hỗ tiêu thay vào đó là thay đổi thói quen canh tác, chăm sóc vườn tiêu theo hướng bền vững, hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học dé phòng trừ sâu bệnh, không đề dư lượng trong hạt tiêu, có thé trồng xen với các cây khác như cà phê hoặc cây ăn quả, chọn những cây giống tốt đảm bảo chất lượng, không bị nhiễm bệnh.

Cây mắc ca có thời gian từ trồng đến thu hoạch khá đài, giá cây giống ghép còn khá cao, ngoài ra còn cạnh tranh một số cây khác như sau riêng. Khi thu hoạch phải nhặt quả hằng ngày nếu không sẽ không kịp bị chuột sóc và côn trùng cắn phá, nên một số địa phương chưa chủ trọng phát triển. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hiện tại chưa có loại thuốc nào đăng ký sử dụng cho cây mắc ca, nên khó khăn trong việc hưỡng dẫn nông dân quản lý dịch hại. Nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi giống mắc ca trong nhân dân còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, thiếu sự hỗ trợ liên kết và đầu tư bền vững từ các doanh nghiệp, bên cạnh đó việc

sản xuât, kinh doanh và sử dụng cây giông mặc ca ghép từ các dòng có năng suât cao, chât lượng tôt còn chậm chưa có nhiêu mô hình liên kêt mắc ca hiệu quả từ

thực tiễn sản xuất.

Địa hình trong vùng đây chủ yếu là đồi núi, đất dốc nên rat dé bị xói món, rửa trôi, tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu phân thuốc, thời tiết cực đoan như sương muối, mưa đá, rét đậm ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây ăn quả.

Cơ sở hạ tầng đang trong thời kỳ thấp kém, vì thế việc vận chuyên hoa quả từ nơi sản xuất đến cơ sở tiêu thụ khó khăn. Thị trường bap bênh, các loại cây ăn rơi vào tình trạng được mùa nhưng mat giá dẫn đến é thừa, thối hồng không tiêu thu được, chất lượng giống cây ăn quả chưa cao, hình thức mẫu mã, chất lượng sản phẩm chưa cao, sự phối hợp giữa nha quan lý, các doanh nghiệp, người nông dân còn chưa chặt chẽ, thiếu những quy định cụ thé.

Với nguồn thu nhập từ rừng như lâm sản ngoài gỗ vẫn chưa được khai thác một cách bền vững và mang tính lâu đài. Do khai thác 6 ạt, chi dựa nguồn tải nguyên sẵn có nên một mặt nguồn tài nguyên nảy cảng ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng đến sinh cảnh của rừng. Điều kiện di chuyên thu hoạch trong rừng còn gặp nhiều khó khăn cần đi vào các khu vực rừng sâu mới thu hoạch được, giá bán thấp nên ít hộ trao đổi buôn bán chỉ phục vụ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày

trong gia đình.

Vi vậy, tương tự như những thuận lợi, các khó khăn vời từng nguồn thu nhập của người dân tại bon Bu Prăng 2 được thống kê theo bảng 4.5.

Kết quả ở bang 4.5: Cho thấy đối với cây ca phê các hộ gia đình cho rang, nguyên nhân khiến năng suất cây cà phê giảm do diễn biến thời tiết diễn biến thất thường, mưa sớm lại kéo đài từ tháng 5 đến tháng 10 lại không có mưa nắng, nóng kéo dài dẫn dến thiếu nước vào mùa khô thiếu phân thuốc để chăm bón, thiếu đất canh tác để mở rộng sản xuất, thiếu thiết bị máy móc nên năng suất bị giảm mạnh, doanh thu hằng năm của các hộ gia đình phải dùng chi trả tiền và lãi

vay năm trước nên họ không có vôn đâu tư.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp lâm học: Tìm hiểu nguồn thu nhập từ rừng và đất rừng của cộng đồng dân cư Bon Bu Prăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông (Trang 28 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)