Hãylàngười biết cáchlắng nghe! Hãy thử dành ra một đến hai phút nghĩ về một người bạn và tự hỏi vì sao bạn lại nghĩ đến người đó. Có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp xung quanh, nhưng bạn chỉ có thể chia sẻ tất cả mọi suy nghĩ, vấn đề của mình với một người. Bạn hoàn toàn tin tưởng vào người đó để có thể chia sẻ những suy nghĩ thầm kín nhất của mình và coi đó là một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Điều này cũng tương tự như trong kinh doanh. Nếu bạn có thể lắng nghe những gì khách hàng nói một cách nghiêm túc, bạn sẽ lấy được lòng tin và sự tín nhiệm từ họ. Thử tưởng tượng, trong khi bạn đang thuyết trình về một kế hoạch kinh doanh mà bạn đã phải đầu tư rất nhiều tâm huyết vào đó thì mọi người lại đọc báo hoặc làm việc riêng. Điều đó khiến bạn cảm thấy không được tôn trọng và bị xúc phạm. Lắng nghe phải được hiểu là bạn hiểu những gì mình đang được nghe. Có rất nhiều người cho rằng, những người có khả năng nói tốt sẽ là một người làm kinh doanh giỏi. Tuy nhiên, những người làm kinh doanh giỏi lại chia sẻ chìa khóa để họ thành công lại chính là khả năng lắng nghe. Họ là những người quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác và cảm thấy thoải mái khi lắng nghe khách hàng của mình nói. Thông thường, chúng ta đều muốn mua hàng hoặc hợp tác với những người mà chúng ta có cảm tình. Việc nghiêm túc lắng nghe những gì khách hàng nói sẽ giúp bạn có được niềm tin cũng như sự tín nhiệm từ phía họ và giúp họ tự tin vào bản thân mình hơn. Một người luôn lắng nghe sẽ tạo được cảm tình hơn rất nhiều so với một người chỉ biết “thao thao bất tuyệt” nói về sản phẩm của mình. “Bán những thứ khách hàng cần chứ không phải là bán những gì mình có” là tiêu chí kinh doanh của bất kỳ một tổ chức nào. Do đó, việc lắng nghe ý kiến khách hàng về nhu cầu, sở thích của họ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, việc làm này sẽ phản tác dụng nếu như bạn lắng nghe một cách hời hợt hoặc không nghiêm túc bởi khách hàng sẽ rất tức giận nếu như họ cảm thấy bạn không thực sự nghe những điều họ nói. Có rất nhiều người bán hàng đã không tạo được ấn tượng tốt cho người mua khi họ mắc phải lỗi như ngắt lời khi khách hàng đang nói, tỏ ra biết hết những điều khách hàng sẽ nói Trung bình, con người có thể nói từ 125 đến 150 từ một phút, còn khả năng nghe là từ 500 đến 600 từ trong một phút. Sự chênh lệch giữ nói và nghe là để bạn có thể hiểu và tư duy được những gì mà mình được nghe. Để người khác có thể lắng nghe mình một cách hiệu quả, khi nói, bạn cần phải nhấn mạnh vào những từ chủ chốt, làm nổi bật phần thông điệp bạn muốn truyền tải tới người nghe. Khi nói chuyện với khách hàng, bạn nên tránh: • Bầy tỏ thái độ trỉ chích, phê phán, chống đối, hay tỏ ra không chân thành khi lắng nghe • Giải thích quá sớm hoặc quá muộn những thắc mắc của khách hàng • Ngắt lời khi khách hàng đang nói . Hãy là người biết cách lắng nghe! Hãy thử dành ra một đến hai phút nghĩ về một người bạn và tự hỏi vì sao bạn lại nghĩ đến người đó. Có rất nhiều bạn. những người có khả năng nói tốt sẽ là một người làm kinh doanh giỏi. Tuy nhiên, những người làm kinh doanh giỏi lại chia sẻ chìa khóa để họ thành công lại chính là khả năng lắng nghe. Họ là những. mọi người lại đọc báo hoặc làm việc riêng. Điều đó khiến bạn cảm thấy không được tôn trọng và bị xúc phạm. Lắng nghe phải được hiểu là bạn hiểu những gì mình đang được nghe. Có rất nhiều người