1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề kiểm tra 1 tiết Vật lý 12 (lần 2)

3 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 150 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG LỚP: 12.6 Họ và tên: Thứ tư, ngày 27 tháng 01 năm 2010 KIỂM TRA MỘT TIẾT SỐ 2 MÔN VẬT 12 Thời gian làm bài: 45 phút  I/. Trắc nghiệm (6,0 điểm) Câu 1: Chỉ ra phát biểu sai A. Quang điện trở là một điện trở có trị số phụ thuộc cường độ chùm sáng thích hợp chiếu vào nó. B. Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong. C. Pin quang điện là dụng cụ biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng. D. Quang điện trở và pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện ngoài. Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m, bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe là 0,50 μm . Hệ vân trên màn có khoảng vân là A. 1,3 mm. B. 1,1 mm. C. 1,0 mm. D. 1,2 mm. Câu 3: Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là A. ánh sáng lục. B. ánh sáng vàng. C. ánh sáng tím. D. ánh sáng đỏ. Câu 4: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng 1 0,25 m λ = µ và 2 0,30 mλ = µ vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện o λ = 350 mn . Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện? A. Chỉ có bức xạ 1 λ . B. Chỉ có bức xạ 2 λ . C. Cả hai bức xạ trên. D. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai, khi nói về hiện tượng quang – phát quang? A. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ. B. Khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại, chất lỏng fluorexêin (chất diệp lục) phát ra ánh sáng huỳnh quang màu lục. C. Tần số của ánh sáng phát quang bao giờ cũng nhỏ hơn tần số của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ. D. Sự huỳnh quang và lân quang thuộc hiện tượng quang – phát quang. Câu 6: Giới hạn quang điện của kim loại natri là 0,50μm . Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi chiếu vào kim loại đó A. bức xạ màu vàng có bước sóng v 0,589 m. λ = µ B. bức xạ màu đỏ có bước sóng đ 0,656 m. λ = µ C. tia hồng ngoại. D. tia tử ngoại. Câu 7: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây? A. Độ định hướng cao. B. Độ đơn sắc cao. C. Công suất lớn. D. Cường độ lớn. Câu 8: Với 1 2 3 f ,f ,f lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma thì A. 3 2 1 f f f .> > B. 2 1 3 f f f .> > C. 3 1 2 f f f .> > D. 1 3 2 f f f .> > Câu 9: Một ánh sáng đơn sắc khi truyền trong chân không có bước sóng 600 nm. Tần số của ánh sáng đó bằng A. 12 5.10 Hz . B. 14 5.10 Hz . C. 13 5.10 Hz . D. 180 Hz . Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai? A. Tia Rơn-ghen và tia gamma đều thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ. C. Các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ liên tục. D. Sóng ánh sáng là sóng ngang. Trang 1/3 ĐIỂM: Câu 11: Năng lượng của mỗi lượng tử ánh sáng phụ thuộc vào A. bước sóng ánh sáng trong chân không. B. công suất của nguồn phát sáng. C. cường độ chùm sáng. D. môi trường truyền sáng. Câu 12: Khi nói về tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là các bức xạ không nhìn thấy. B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt. D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cùng có bản chất là sóng điện từ. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc? A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định. B. Vận tốc truyền của một ánh sáng đơn sắc trong các môi trường khác nhau là khác nhau. C. Ánh sáng đơn sắc bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. D. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định gọi là màu đơn sắc. Câu 14: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 7,2 mm có vân sáng bậc A. 6. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm 2,4 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là A. 0,5 μm. B. 0,6 μm. C. 0,7 μm. D. 0,4 μm. Câu 16: Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tần số ánh sáng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng lớn. B. Bước sóng của ánh sáng càng lớn thì năng lượng phôtôn ứng với ánh sáng đó càng nhỏ. C. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f xác định thì các phôtôn ứng với ánh sáng đó đều có năng lượng như nhau. D. Trong chân không, vận tốc của phôtôn luôn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng. Câu 17: Năng lượng của một phôtôn được xác định theo công thức A. h c λ ε = . B. h ε = λ . C. c h λ ε = . D. hc ε = λ . Câu 18: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai? A. Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng. B. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng. C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. D. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím. Câu 19: Công thoát của êlectron ra khỏi natri là 2,5 eV. Giới hạn quang điện của natri là A. 0,497 mm . B. 0,497μm . C. 0,497 nm . D. 4,97μm . Câu 20: Trong chân không, bước sóng của một ánh sáng màu lục là A. 0,55 nm. B. 0,55 μm . C. 0,55 pm. D. 0,55 mm. II/. Tự luận (4,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là hiện tượng quang điện? Phát biểu định luật về giới hạn quang điện. Câu 2: (2,0 điểm) Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm ; khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Khi dùng ánh sáng có bước sóng 1 λ thì khoảng cách giữa 12 vân sáng liên tiếp đo được 4,84 mm. a) Tính bước sóng 1 λ . (1,0 điểm) Trang 2/3 b) Thay bức xạ 1 λ bằng bức xạ 2 λ , thì tại vị trí vân sáng bậc 3 của 1 λ có vân sáng bậc 4 của 2 λ . Tính bước sóng 2 λ . (1,0 điểm) Hết ………… Bài làm I/. Trắc nghiệm (6,0 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 II/. Tự luận (4,0 điểm) Câu 1: Câu 2: Trang 3/3 . 1 λ có vân sáng bậc 4 của 2 λ . Tính bước sóng 2 λ . (1, 0 điểm) Hết ………… Bài làm I/. Trắc nghiệm (6,0 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 II/. Tự luận (4,0 điểm) Câu 1: . THPT NGUYỄN ĐÁNG LỚP: 12 .6 Họ và tên: Thứ tư, ngày 27 tháng 01 năm 2 010 KIỂM TRA MỘT TIẾT SỐ 2 MÔN VẬT LÝ 12 Thời gian làm bài: 45 phút  I/. Trắc nghiệm (6,0 điểm) Câu 1: Chỉ ra phát biểu. nm. Tần số của ánh sáng đó bằng A. 12 5 .10 Hz . B. 14 5 .10 Hz . C. 13 5 .10 Hz . D. 18 0 Hz . Câu 10 : Phát biểu nào sau đây sai? A. Tia Rơn-ghen và tia gamma đều thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. B.

Ngày đăng: 01/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w