Vì thế để có thể đánh giá chất lượng đào tạo của các trường đại học hiện nay như thế nào để có thể định vị nước ta đang ở vị trí nào trong thời đại hiện nay thì yếu tố mà ta có thể dễ nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
NHÓM OVERTHINKING
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Bình Dương, tháng 03 năm 2024
Trang 2TÊN NHÓM: OVERTHINKING
1
NGUYỄN VĂN
VƯỢNG
232340101054
2
NGUYỄN HOÀNG
NAM
232340101038
232340101030
ii
Trang 3MỤC LỤC
1.Giới Thiệu 4
1.1 Lí Do Chọn Đề Tài 4
1.2 Mục Tiêu Nguyên Cứu 5
1.3 Câu hỏi nguyên cứu 5
1.4 Đối tượng và phạm vi nguyên cứu 6
1.5 Ý nghĩa 6
2.1 Khái niệm 6
2.2 Tổng quan về các nghiên cứu đi trước 7
3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 7
3.1 Từ các nghiên cứu đi trước nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu như sau 8
3.2 Giả thuyết nghiên cứu 8
3.3 Thang đo 10
4 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 12
4.1 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu 12
4.2 Dữ liệu thu thập 12
4.3 Công cụ phân tích dữ liệu: Phần mềm SPSS 12
5.KẾT CẤU NGHIÊN CỨU 12
6.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 12
7.TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
iii
Trang 41.Giới Thiệu
1.1 Lí Do Chọn Đề Tài
Hiện nay xã hội đã dần tiến tới thời đại 4.0 nơi mà trí thức,kinh nghiệm được trọng
dụng hơn cả.Vì thế chất lượng đào tạo của các trường tại Việt Nam đặc biệt là các trường đại học đóng một yếu tố cốt lõi quyết định tới sự thành bại của một sinh viên khi ra trường hay thậm chí đến sự phát triển của đất nước sau này “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(Hồ Chí Minh,2011) Vì thế để có thể đánh giá chất lượng đào tạo của các trường đại học hiện nay như thế nào để có thể định vị nước ta đang ở
vị trí nào trong thời đại hiện nay thì yếu tố mà ta có thể dễ nhận biết nhất thông qua đó chính là kết quả học tập của sinh viên của những tương lai đất nước sau này.Hiện nay
ở Việt Nam cũng đã có một số nguyên cứu về các yếu tố tác động đến các quả học tập của sinh viên như Võ Văn Việt và Đặng Thị Thu Phương (2017): chỉ ra 7 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên là: Năng lực trí tuệ; Sở thích học tập; Động
cơ của ba mẹ; Cơ sở vật chất; Học bổng; Áp lực bạn bè cùng trang lứa; Áp lực xã hội hay nghiên cứu của Phan Thị Hồng Thảo và cộng sự (2020):chỉ ra rằng có 3 nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên gồm: phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên, phương pháp học tập ngoài giờ lên lớp và cơ sở vật chất của nhà trường.Nhưng mọi năm đều lại có thêm những yếu tố mới rào cản mới ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như đi làm thêm,học phí,chương trình học,các điều kiện để ra trường,không quan tâm tới tấm bằng ra trường…Do đó nguyên cứu này sẽ giúp vạch
ra những nhân tố mới đánh sâu vào tâm lý của sinh viên trong thời đại hiện nay từ đó đưa ra những kế hoạch củ thể để có thể giúp sinh viên định hướng được cách học tập tốt nhất cho bản thân cũng như giúp trường đại học đưa ra những phương án cải cách chất lượng học.Thực trạng sinh viên bỏ học đại học hiện nay đã gây nên sự nhức nhối cho xã hội theo Hà Ánh(2022): “Nhiều sinh viên (SV) đã quyết nghỉ học “ngang” chỉ sau 1 - 2 học kỳ” có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo Võ Thị Tâm(2010) cho rằng: “Nguyên nhân là SV phải đối diện trong môi trường học tập ở bậc đại học, môi trường đòi hỏi người học phải tự lực, sáng tạo và tích cực cùng với phương pháp học tập hiệu quả mà bản thân người học chưa sẵn sàng chuẩn bị cho mình tâm lý học tập cũng như kỹ năng học tập hiệu quả ở các bậc học trước đó Bước vào ngưỡng cửa đại học không phải là điều dễ dàng, nhưng học làm sao cho có hiệu quả thì thật sự là vấn đề khó khăn đối với các bạn sinh viên” mặt khác sinh viên cũng
có thể chọn sai ngành rớt nguyện vọng hay chất lượng đào tạo không phù hợp gây mất hứng thú học dẫn đến bị chậm tiến độ khi phải đợi thi lại năm sau dẫn đến ảnh hướng tới việc học tập khá nhiều hoặc chi phí đầu tư cho đại học quá cao khiến sinh viên vẫn còn đắng đo trong việc nên chọn đại học hay học cao đẳng những nguyên nhân trên ít
iv
Trang 5nhiều sẽ ảnh hướng đến kết quả học tập của sinh viên trong tương lai từ đó sẽ khiến họ mất định hướng trong việc học.Chính vì thế việc đưa ra phương pháp nguyên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên có tầm quan trọng rất lớn trong giai đoạn hiện nay.Tỉnh Bình Dương luôn là nơi thu hút được một nguồn lao động dồi dào đặc biệt là nơi các sinh viên từ các trường đại học trong khu vực tìm kiếm cơ hội việc làm theo Trí Dũng (2023):trường đại học Thủ Dầu Một đã có 30.000 sinh viên và học viên sau đại học tốt nghiệp ra trường tham gia vào thị trường lao động tại tỉnh Bình Dương.Nhưng các doanh nghiệp hiện nay đều yêu cầu kiến thức trình độ tương ứng với phù hợp với công ty của họ ngày càng khó hơn chính vì thế để có thể nâng cao vị thế của các trường đại học ở tỉnh Bình Dương nói chung và đại học Thủ Dầu Một nói riêng để có thể đưa ra những nguồn nhân lực chất lượng thì việc nâng cao chất lượng đào tạo ở đây chính là trình độ học tập của mỗi sinh viên là điểu không thể thiếu bởi vì không có công ty nào lại nhận một sinh viên chỉ tốt nghiệp loại trung bình cả điều này còn có thể gây ảnh hưởng tới danh tiếng của trường đào tạo ra sinh viên đó nữa.Chính
vì thế việc nguyên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên không chỉ góp phần giúp sinh viên nhận ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc học của mình
mà còn góp phần giúp các trường đại học Thủ Dầu Một có thể phát hiện ra các yếu tố tích cực hạn chế các mặt tiêu cực để nâng cao kết quả học tập của sinh viên trường mình từ đó nâng cao chất lượng đạo tạo của trường đưa ra những nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội.Chính vì những lí do trên nên nhóm chúng tôi mới viết định chọn
đề tài Các Yếu Tố Tác Động Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Thủ Dầu Một
1.2 Mục Tiêu Nguyên Cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tâp của sinh viên trường đại Học Thủ Dầu Một và mức độ tác động của các nhân tố trên đến kết quả học tập của sinh viên đại Học Thủ Dầu Một.Từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện mức độ học tập của sinh viên trường đại Học Thủ Dầu Một cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Thủ Dầu Một
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một
-Mức độ tác động của các nhân tố trên đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một
-Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Thủ Dầu Một
1.3 Câu hỏi nguyên cứu
-Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một như thế nào?
v
Trang 6-Mức độ tác động của các nhân tố này đến kết quả học tập của sinh trường Đại học Thủ Dầu Một như thế nào?
-Các giải pháp đề xuất như thế nào nhằm cải thiện mức độ học tập của sinh viên đại học Thủ Dầu Một cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Thủ Dầu Một?
1.4 Đối tượng và phạm vi nguyên cứu
-Đối tượng nguyên cứu:Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Thủ Dầu Một
-Đối tượng:sinh viên đại học Thủ Dầu Một
-Phạm Vi:trường Đại Học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
-Thời gian:12/01/2024 đến 22/3/2024
1.5 Ý nghĩa
Kết quả nguyên cứu này sẽ giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân từ đó cải thiện kết quả học tập của mình tại trường,tìm ra những con đường đúng đắn để phát triển trong tương lai.Mặt khác kết quả nguyên cứu này có thể giúp trường đại học Thủ Dầu Một nắm bắt được tâm lí cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên để từ đó đưa ra những kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường cũng như giúp các giảng viên đưa ra những giáo trình phù hợp đối với sinh viên nâng cao chất lượng giảng dạy trong môi trường đại học.Kết quả nguyên cứu này cũng sẽ góp phần nhỏ trong lĩnh vực này giúp cho nền giáo dục Việt nam có thể ngày càng hoàn thiện hơn
2/ Tổng quan về tài liệu và cơ sở lí thuyết.
2.1 Khái niệm.
2.1.1 Học tập
Theo Tạ Thị Hồng Hạnh(2009): Học tập là bất cứ sự thay đổi nào trong nội dung hoặc tổ chức của sự ghi nhớ lâu dài Học tập là kết quả của tiến trình xử lý thông tin Tiến trình này có thể là sự cân nhắc tỉnh táo dưới sự tác động tình huống cao Trái lại,
nó cũng có thể không trọng tâm, thậm chí không tỉnh táo dưới tác động tình huống thấp Kết quả học tập là từ tiến trình xử lý thông tin và là lý do thay đổi trong sự ghi nhớ
Theo ông Phạm Văn Khanh: Học tập là hoạt động sống hướng người học tới tri thức,
kỹ năng, hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình
2.2.2 Kết quả
Theo tác giả Tô Thị Phương Dung: Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau
2.3.3 Kết quả học tập
vi
Trang 7Trần Trung Tình (2020) cho rằng: “kết quả học tập phản ánh những gì mà người học đạt được sau 1 giai đoạn học tập.”
Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc (2008) lại cho rằng: “ kết quả học tập là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong khoa học: 1/ Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt được, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định 2/ Đó là mức độ thành tích đã đạt được của một sinh viên so với các bạn học khác.”
2.2 Tổng quan về các nghiên cứu đi trước.
Phan Thị Hồng Thảo và cộng sự(2020) Đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: nghiên cứu trường hợp tại học viên ngân Hàng- Phân viện Bắc Ninh Qua khảo sát ý kiến của 400 sinh viên đang theo học nhóm tác giả đã nêu lên được những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như: phương pháp học tập ngoài giờ, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất Trong đó tác giả nhấn mạnh tác nhân phương pháp học tập ngoài giờ là quan trọng nhất Thông qua kết quả nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã có những đề xuất: đối với sinh viên nên
có tinh thần tự giác học tập, còn với học viện ngân hàng – phân viên Bắc Ninh cũng cần có sự thay đổi phương pháp giảng dạy và đổi mới cơ sở vật chất
Võ Thị Tâm (2010) về “ Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh” Đã có 1200 phiếu khảo sát được phát ra và thu vào được 962 phiếu đạt yêu cầu Qua nghiên cứu đã xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Động cơ học tập, tính kiên định học tập, cạnh tranh trong học tập, ấn tượng về trường đại học và phương pháp học tập Kết quả nghiên cứu nhằm xác định được cái yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên để từ đó đưa ra giải pháp kịp thời nhằm nâng cao điểm của sinh viên Đinh Thị Hoá và cộng sự (2018) đã làm nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế trường đại học Đồng Nai Nhóm tác giả đã khảo sát 420 sinh viên bằng phiếu khảo sát, thông qua phương pháp phân tích EFA tác giả đã xác định ra 12 tác nhân: kiến thức và cách tổ chức môn học của giảng viên, bạn bè ảnh hưởng, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, dịch vụ hỗ trợ, cơ
sở vật chất, ấn tượng về trường học, tương tác lớp học của giảng viên, phương pháp học, phương pháp học tập, cam kết học tập, động cơ học tập
Phùng Thị Thu Trang(2019) về “ phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên” Đã có 607 sinh viên của khoa tham gia khảo sát Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng có tới 7 yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên bao gồm: tổ hợp, ban cán sự, câu lạc bộ, điểm đầu vào, nghỉ học, trình độ ngôn ngữ, thích ngành học Thông qua kết quả nghiên cứu này, các giảng viên trong khoa sẽ có cơ sở để có thể đưa ra những đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của các sinh viên của khoa
Võ Văn Việt và Đặng Thị Thu Phương(2017) về "các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên" Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 400 sinh viên đang theo học tại Trường Đai học Công nghệ Thông tin -Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
vii
Trang 8Minh Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập, cụ thể: Sở thích học tập, cơ sở vật chất, áp lực xã hội, áp lực bạn bè cùng trang lứa, năng lực trí tuệ, học bổng và cuối cùng là yếu tố Động cơ của ba mẹ Thông qua nghiên cứu này, các giảng viên và phụ huynh có thể hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên từ đó có giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học
3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.1 Từ các nghiên cứu đi trước nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu như sau
3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Động cơ học tập là người học mà họ định hướng, thúc đẩy và xác định đúng mục tiêu trong quá trình học từ đó họ có quá trình học một cách đúng đắn Trong giáo dục, sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập của sinh viên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và giảng dạy đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung trong nhiều năm Khi có động cơ học tập sinh viên sẽ có thể phát triển được những các định hướng mà
họ đã đề ra nhằm để phát triển bản thân họ hơn trong tương lai Kết quả học tập của Sinh viên sẽ gia tăng khi động cơ học tập của họ cao vì mức độ cam kết vào việc tích lũy kiến thức và ứng dụng những chiến lược học tập có hiệu quả (Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2009, trang 325-326) Do đó, động cơ học tập ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên Vì vậy, giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu đó là:
H1: Động cơ học tập đã ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên Kiên định được hiểu là một dạng tâm lý mà con người quyết tâm thực hiện mà không
bị những việc khác ảnh hưởng đến Vì hiện nay những vấn đề tâm lý như bị căng thẳng
nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc và học tập của con người Trong môi trường học tập cũng vậy khi không có kiên định cho việc học thì sinh viên sẽ khó chú tâm vào học tập vì những tác động từ ảnh hưởng bên ngoài do đó việc học sẽ còn
viii
Động cơ học tập (H1)
Kiên định học tập (H2)
Cạnh tranh học tập (H3)
Ấn tượng trường học (H4)
Phương pháp học tập (H5)
Kết quả học tập
Trang 9khó khăn hơn Trong quá trình học tập, sinh viên không chỉ những quan tâm đến việc như các đồ án, bài tập, thi cử mà họ còn phải quan tâm đến tài chính, việc làm thêm
và còn nhiều vấn đề bên ngoài xã hội họ nữa, nên có kiên định trong học tập có vai trò quan trọng cho mỗi sinh viên Kiên định học tập thể hiện qua sinh viên dành hết tâm trí và sức lực (cam kết), chịu đựng và hành động tích cực (kiểm soát) và đón nhận thay đổi (thử thách) trong quá trình học tập và sinh hoạt của mình tại trường đại học (Nguyễn Đình Thọ, 2010, trang 11-12).Những sinh viên có tính kiên định cao họ sẽ có thể kiểm soát được những căng thẳng trong học tập và sẽ biến điều đó thành những điều tích cực hơn trong cuộc sống Tính kiên Định giúp con người chuyển đổi những vấn đề căng thẳng thành những vấn đề bình thường hay những cơ hội, giúp làm tăng hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống (Nguyễn Đình Thọ, 2010, tr 11-12).Vì vậy, giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu đó là:
H2: Kiên định học tập đã ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên Các nghiên cứu trong lĩnh vực cạnh tranh cá nhân cho rằng con người sống trong xã hội tin rằng để thành công trong cuộc sống và để đạt được thành quả về vật chất cũng như tiếng tăm, họ cần phải làm việc cật lực, nghĩa là họ có định hướng cạnh tranh Nên
có thể nói là cạnh tranh cá nhân là khi quá trình con người muốn ganh đua với nhau để
có thể nắm phần thắng hay có lợi cho mình Cạnh tranh không chỉ là thứ dùng để thắng thế mà còn có khả năng giúp con người phát triển bản thân hơn Trong học tập cũng vậy, khi sinh viên có cảm giác muốn cạnh tranh trong việc học thì đó cũng là một điều tốt vì khi đó bản thân sinh viên sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân cũng như ganh đua về những kết quả học tập hơn để họ có thể phát triển bản thân hơn Sinh viên có mức độ cạnh tranh trong học tập cao họ thường sử dụng cạnh tranh như là đòn bẩy để tự phát triển khả năng của mình Những sinh viên này quan niệm là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những sinh viên khác trong lớp, họ luôn hợp tác với các thành viên khác trong lớp Như vậy cạnh tranh trong học tập làm việc học mang lại hiệu quả cao (Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2009, trang 330-331) Vì vậy, giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu đó là:
H3: Cạnh tranh học tập đã ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên
Có thể nói khi một người họ có ấn tượng về thương hiệu của một cái gì đó thì họ luôn
có một ánh nhìn tốt dành cho thứ đó vậy Và ấn tượng trường học đối với sinh viên cũng thế, một ấn tượng về thương hiệu của trường đại học là rất quan trọng đối với sinh viên qua các sản phẩm, công cụ hỗ trợ học tập hay các giảng viên có tâm có khi là những dịch vụ mà trường đại học đó mang lại cho sinh viên, khi ấy các sinh viên là những người thụ hưởng các sản phẩm hay dịch vụ đó khi họ cần đến một trường đại học tiếng tăm, các sinh viên sẽ có xu hướng cho rằng khi theo học một trường mà có những sản phẩm và dịch vụ tốt thì sẽ cho họ một hành trang vững chắc để theo học do
đó họ sẽ có thể có được một không gian học tốt và lúc theo học tại trường đại học Vì vậy, giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu đó là:
H4: Ấn tượng trường học lại ảnh hưởng đến đến kết quả học tập của sinh viên
ix
Trang 10Phương pháp học tập ở bậc đại học do Giáo sư Robert Feldman (Đại học Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất Khi có một lộ trình học đúng đắn khi đó các kết quả học tập của sinh viên sẽ cao hơn Khi nghiên cứu về kĩ năng học đại học Nguyễn Thanh Long
và cộng sự (2008) chỉ ra phương pháp học tập hiệu quả cho một môn học là một quá trình hoạt động diễn ra trước buổi học, trong buổi học và sau buổi học Trước buổi học, SV phải xem đề cương, tài liệu học tập, suy nghĩ về chủ đề của bài giảng sắp tới Trong buổi học luôn đặt câu hỏi và ghi chú những điểm quan trọng và mối quan hệ giữa chúng trong khi lắng nghe bài giảng Sau buổi học, hoàn chỉnh việc ghi chép bài giảng và tìm câu trả lời cho các câu hỏi ñặt ra Ngoài ra các tác giả cũng cho rằng phương pháp học tập tốt, là phương pháp học tự lực, sáng tạo và tích cực Khi biết phương pháp học sẽ giúp cho người học tiết kiệm được thời gian, hiểu bài tốt hơn, tìm thấy sự đam mê, niềm vui trong học tập điều đó chắc chắn người học sẽ có điểm số tốt trong học tập Vì vậy, giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu đó là:
H5: Phương pháp học tập đã ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên
3.3 Thang đo
3.3.1 Thang đo động cơ học tập của sinh viên
Động cơ học tập:Yếu tố thể hiệc mức độ tập trung chú ý của sinh viên cũng như sự nỗ lực của sinh viên trong việc học đồng thời giúp sinh viên xác định đúng mục đích mục tiêu học tập.Thang đo động cơ học tập của sinh viên trong nguyên cứu này dựa theo thang đo của Cole et al (2004) bao gồm 4 biến quan sát
Thang đo động cơ học tập
Ký hiệu Biến quan sát
DC1 Tôi dành rất nhiều thời gian cho học tập
DC2 Đầu tư vào việc học là ưu tiên số một của tôi
DC4 Nhìn chung động cơ học tập của tôi rất cao
3.3.2 Thang đo tính kiên định học tập của sinh viên
Kiên định học tập:Yếu tố thể hiện tính kiên nhẫn sức bền của sinh viên trong môi trường học tập.Thang đo tính kiên định học tập của sinh viên trong nguyên cứu này dựa theo thang đo của Cole et al (2004) bao gồm 5 biến quan sát
Thang đo tính kiên định
Ký hiệu Biến quan sát
KD1 Dù có khó khăn nào đi nữa tôi luôn cam kết hoàn thành việc học
của tôi tại trường
KD2 Khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập,tôi luôn có khả năng giải
quyết nó
KD3 Tôi luôn thích thú với những khó khắn trong học tập
KD4 Tôi luôn có khả năng đối phó với những khó khăn không lường
hết trong học tập
KD5 Nhìn chung,khả năng chịu đựng được những áp lực trong học tập
x