Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.. * Cơ cấu tổ chức: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Thành
Trang 1TR ƯỜ NG Đ I H C M HÀ N I Ạ Ọ Ở Ộ KHOA LU T Ậ
TI U LU N MÔN Ể Ậ
Lu t Hiếến Pháp ậ Đếề tài sốế 8:
Mô hình tổ chức hệ thống Tòa án của Việt Nam hiện nay theo pháp luật hiện hành, những giải pháp để
hoàn thiện.
H và tên: ọ Nguyễễn Th Hồồng H nh ị ạ
Ngày, tháng, năm sinh: 23/02/2003
MSSV: 21A510100077
L p ớ : 2151A01
Ngành: Lu t Kinh Tễế ậ
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 1
I Cơ sở pháp lí 1
1 Cơ cấu tổ chức hệ thống Tòa án Việt Nam 1
2 Vị trí pháp lý và chức năng của tòa án nhân dân 2
3 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân 2
4 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động 8
II Cơ sở thực tiễn 10
1 Thực trạng hoàn thiện khung pháp lý cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống tòa án 10
2 Định hướng đổi mới và hoàn thiện tổ chức hệ thống Tòa án 13
C KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3A MỞ ĐẦU
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Ngay từ buổi đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tòa án đã chiếm một vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong việc xét xử những hành vi vi phạm pháp luật, chống phá nhà nước ta Cùng với quá trình phát triển của cách mạng, ở mỗi một giai đoạn khác nhau, do những yêu cầu đặt ra khác nhau, hệ thống tổ chức của tòa án nhân dân cũng có những điểm khác
Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “ Mô hình tổ chức hệ thống Tòa án của Việt Nam hiện nay theo pháp luật hiện hành, những giải pháp để hoàn thiện.” cho bài tập lớn của mình.
B NỘI DUNG
I Cơ sở pháp lí
1 Cơ cấu tổ chức hệ thống Tòa án Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 không tiếp tục liệt kê tên các Tòa án cụ thể như Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) mà quy định: ‘‘Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định” Điều này nhằm phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp về việc tổ chức Tòa án hạn chế sự phụ thuộc vào đơn
vị hành chính
Trang 4- Từ sau khi Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 có hiệu lực, cơ cấu tổ chức hệ thống Tòa án Việt Nam đã có nhiều thay đổi cũng như về quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp Tòa án.
Tòa án ở nước ta được chia làm các cấp như sau:
Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân cấp cao
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tòa án quân sự
2 Vị trí pháp lý và chức năng của tòa án nhân dân
Theo Điều 102 Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Hiến pháp
2013 đã chính thức khẳng định Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, thể hiện rõ nguyên tắc phân công trong thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta giai đoạn hiện nay
Với vai trò là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, trong bộ máy nhà nước, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử Tòa án nhân dân xét xử những vụ án
3 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân
3.1 Tòa án nhân dân tối cao
Trang 5Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định ở Điều 20 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
* Cơ cấu thành viên: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước Sau khi được bầu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp Đây là quy định mới của Hiến pháp năm 2013 nhằm nâng cao ý thức
về danh dự và trọng trách của người giữ chức danh này Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định ở Điều 27 Luật tổ chức Tòa
án nhân dân năm 2014
Các Phó Chánh án do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm
Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm
Công chức khác, viên chức và người lao động
* Cơ cấu tổ chức: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Thành viên:
Chánh án, các Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán không dưới 13 người và không quá 17 người)
Trang 6Nguyên tắc hoạt động: Hội đồng Thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể, quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá ½ tổng số thành viên biểu quyết tán thành.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ tư pháp có
có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết Hội đồng Thẩm phán được quyền ban hành một loại văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết
Bộ máy giúp việc: gồm các vụ và các đơn vị tương đương
3.2 Tòa án nhân dân cấp cao
Tòa án nhân dân cấp cao mới được ra đời theo quy định tại Luật
Tổ chức tòa án năm 2014 Tòa án nhân dân cấp cao là cấp thứ
ba trong hệ thống gồm 4 cấp của hệ thống Tòa án nhân dân tại Việt Nam
* Cơ cấu thành viên: Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 5 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định ở Điều 35 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 5 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm
Chánh toà, các Phó Chánh toà do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Trang 7Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Công chức khác và người lao động
* Cơ cấu tổ chức: - Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
Thành viên: Chánh án, các Phó chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao (tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán không dưới 11 người và không quá 13 người)
Nguyên tắc hoạt động: Uỷ ban Thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể, quyết định của Uỷ ban Thẩm phán phải được quá ½ tổng số thành viên biểu quyết tán thành
- Các Toà chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà
hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên Trong trường hợp cần thiết: Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Bộ máy giúp việc: gồm có Văn phòng và các đơn vị khác
3.3 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
* Cơ cấu thành viên: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 5 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm Chánh án Tòa án
Trang 8nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định ở Điều 42 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 5 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm
Chánh toà, các Phó Chánh toà do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Công chức khác và người lao động
* Cơ cấu tổ chức: Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Thành viên: Chánh án, các Phó chánh án và một số Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Các Toà chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà
hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên Trong trường hợp cần thiết: Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Trang 9Bộ máy giúp việc: gồm có Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương.
3.4 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
* Cơ cấu thành viên: Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân là 5 năm, kể
từ ngày được bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định ở Điều
47 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 5 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm
Chánh toà, các Phó Chánh toà do Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Thẩm tra viên về thi hành án do Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Công chức khác và người lao động
Trang 10* Cơ cấu tổ chức: Các Toà chuyên trách Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và tương đương: có thể có Toà hình sự, Toà dân sự, Toà
gia đình và người chưa thành niên, Toà xử lý hành chính Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Toà chuyên trách căn cứ vào yêu cầu, thực
tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
Bộ máy giúp việc
3.5 Tòa án quân sự
Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật; bao gồm: Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa án quân sự khu vực Chánh án Tòa án quân sự trung ương đồng thời là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
4 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
a Nguyên tắc việc xét xử của Tòa án do Thẩm phán và Hội thẩm thực hiện
Hội đồng xét xử gồm các thẩm phán và hội thẩm nhân dân (hội thẩm quân nhân) do tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa và ra bản án, quyết định đối với các vụ án Sự tham gia của thẩm phán
và hội thẩm trong hoạt động xét xử nhằm bảo đảm cho các quyết định của tòa
án không những đúng pháp luật mà còn phản ánh được nguyện vọng của nhân dân Đây chính là hình thức nhân dân giám sát có hiệu quả và tham gia trực tiếp vào việc thực hiện quyền lực nhà nước tại Tòa án nhân dân
b Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo pháp luật
Trang 11Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính khách quan và tính pháp chế của hoạt động xét xử tại tòa án Theo đó, khi tiến hành xét xử, mỗi thẩm phán và hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật mà không chịu bất cứ sự chi phối nào từ phía các thành viên khác trong hội đồng xét xử, các thành viên khác của tòa án, các cấp tòa án khác, các cơ quan nhà nước khác, tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng cũng như
dư luận xã hội Có như vậy, sự thật khách quan của vụ án mới có cơ hội được làm sáng tỏ, sự nghiêm minh của pháp luật mới được giữ vững
c Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định
Nguyên tắc này nhằm thu hút sự quan tâm đông đảo của nhân dân đối với hoạt động xét xử của tòa án; từ đó, đảm bảo sự giám sát của nhân dân cũng như nâng cao giá trị giáo dục pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật của hoạt động này trong xã hội Theo đó, tòa án phải công khai kế hoạch xét xử, mở phiên tòa công khai tại trụ sở tòa án cũng như tiến hành xét xử lưu động tại trụ sở của cơ quan,
tổ chức khác cũng như tại địa bàn dân cư Mọi công dân từ 16 tuổi trở lên đều
có quyền tham dự phiên tòa Đối với một số vụ án có liên quan đến bí mật quốc gia, danh dự nhân phẩm của công dân hay có liên quan đến trẻ em, tòa án có thể quyết định xét xử kín một phần hay toàn bộ vụ án Tuy nhiên, việc tuyên án phải được công khai
d Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số
Nguyên tắc này là sự thể hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước áp dụng vào hoạt động của Tòa án nhân dân Kết quả của hoạt động xét xử có ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự pháp luật, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức cũng như uy tín của bộ máy nhà nước nói chung, tòa án nhân dân nói riêng nên hoạt động này phải được tiến hành hết sức thận trọng, huy động được trí tuệ tập thể của đội ngũ thẩm phán và hội thẩm Tuy nhiên, vị thế bình đẳng giữa thẩm phán với hội thẩm trong xét xử
Trang 12cũng như sự chênh lệch về trình độ pháp luật, kinh nghiệm xét xử… giữa họ luôn đặt ra sự thách thức lớn khi áp dụng mô hình xét xử này
e Nguyên tắc tranh tụng
Trong quá trình tố tụng luôn có sự tham gia của các chủ thể có quyền, lợi ích đối nghịch nhau Việc tranh tụng cho phép các bên đưa ra các minh chứng, lập luận nhằm bảo vệ quan điểm của mình Điều này giúp cho Hội đồng xét xử có cái nhìn toàn diện hơn đối với nội dung vụ việc và đưa ra phán quyết khách quan hơn Đây là nguyên tắc mới được quy định trong Hiến pháp 2013 Nguyên tắc tranh tụng nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tố tụng, từ
đó tăng cường tính minh bạch, công khai, nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án
f Nguyên tắc bảo đảm hai cấp xét xử
Chế độ xét xử hai cấp có ý nghĩa góp phần đảm bảo việc xét xử công minh, tránh oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm Đây tuy không phải là nguyên tắc mới được thực hiện ở Việt Nam nhưng mới chính thức được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013
g Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa
Quyền bào chữa được xem là quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hình sự Quyền này được đặt ra nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo cũng như góp phần tích cực vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình Đối với những bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thế chất, tâm thần, người bị truy tố những tội danh có khung hình phạt đến tử hình, toà án phải chỉ định luật sư bào chữa cho họ
II Cơ sở thực tiễn