1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ - SƠN NAM

9 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 56 KB

Nội dung

BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ - SƠN NAM I. TÁC GIẢ: Hơn nửa thế kỉ nay, từ thập niên 1950, Sơn Nam được giới văn học cả nước biết đến như một tài năng của văn chương Nam bộ. Ông không những là một nhà văn, mà còn được đánh giá cao như môt nhà nam bộ học, một nhà văn hoá. Những năm gần đây, tác phẩm của ông liên tục được xuất bản và tái bản. Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài. Ông sinh ngày 11 -12 -1926 tại làng Ðông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá ( nay là tỉnh Kiên Giang ) Hồi đầu thế kỉ, ông nội của nhà văn đã đưa cả gia đình từ Cù lao Ông Chưởng ở Long Xuyên đến lập nghiệp ở ven rừng U Minh Cà Mau, nơi phần lớn người Khơ-me sinh sống. Tuổi thơ của ông được tắm mình trong hương sắc của rừng U Minh với muôn vàn cỏ cây, hoa lá, chim muông. Ðó cũng chính là vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tác được ông thể hiện trên các trang viết sau này. Những năm kháng chiến chống pháp, Sơn Nam làm công tác văn nghệ tại khu 9 Nam Bộ do đó có điều kiện hiểu biết kĩ về thiên nhiên, lịch sử, con người của vùng Cà Mau – đất mũi. Hai truyện vừa “ Bến rừng Cù lao Dung” và “ Tây đầu đỏ ” của ông được giải thưởng văn nghệ Cửu Long của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ năm 1952. Sau Hiệp định Giơnevơ, Sơn Nam được phân công ở lại Sài Gòn. Hoạt động trên lĩnh vực báo chí và văn chương, ông có nhiều tác phẩm đặc sắc như “Bà chúa Hòn” ( truyện ) , “ truyện xưa tích cũ” ( truyện ) , “ Hương rừng Cà Mau” ( tập truyện ) , “ Lịch sử khẩn hoang miền Nam” ( biên khảo ), “ Tìm hiểu đất Hậu Giang” ( biên khảo ) . Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, Sơn Nam tiếp tục có những tập biên khảo có giá trị : Bến nghé xưa, Ðất Gia Ðịnh xưa, Ðồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa, v.v… Sơn Nam là nhà văn và nhà biên khảo đầy tâm huyết về Nam Bộ. Tất cả các tác phẩm của ông đều tập trung về đề tài này. Vốn là nhà văn sống dưới chế độ cũ, để tồn tại cùng sự nghiệp văn chương, nhà văn Sơn Nam đã chọn cách viết văn theo kiểu dã sử hiện đại và khảo cứu lịch sử vùng đất khẩn hoang Nam Bộ. Ông nói cách viết này được nhiều đọc giả quan tâm, lại không khiêu khích chính quyền đương thời cũ. Tuy nhiên, người đọc tinh tế cũng dễ nhận ra sự đồng cảm tinh thần yêu nước, tưởng nhớ cội nguồn tiên tổ trong những trang viết. Tác phẩm đầu tay của nhà văn Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề Lúa reo, do Hội Văn Hoá kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951-1952. ngoài truyện dã sử, truyện ngắn, nhá văn Sơn Nam còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thống như Lịch sử khẩn hoang miền Nam,Văn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưa, Bến Nghé xưa…và đây cũng là những đề tài mà ông theo đuổi suốt sự nghiệp. Ngày nay, cho dù trong thế giớivăn chương muôn màu vẻ, nhưng trong trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam – đó là một nhà văn Nam Bộ với tính cách đặc biệt Nam Bộ. Ông không giống ai, đi theo con đường mà mình đã chọn : quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam Bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi với đời sống thực tế. ¬ Những nhận định về nhà văn SƠN NAM : Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn, và là người ngưỡng mộ tài năng của Sơn Nam, ông nhận xét : “ Nhà văn Sơn Nam là một trong hai người còn lại hiểu biết nhiều về Nam Bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà văn Nam bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu và sưư tập về văn hoá Nam Bộ. Ðặc biệt, ông là người hiểu biết quá trìng hình thành dài đất Nam bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp đọc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông”. Còn theo Nguyễn Mạnh Trinh – Tạp ghi văn nghệ - : Tôi cũng thích thú khi đọc Sơn Nam, cũng như đọc Bình Nguyên Lộc. Bây giờ, một trong hai người, Bình Nguyên Lộc đã mất. Còn nhà văn Sơn Nam, đang sống ở trong nước với tuổi 81. Từ trước tới nay, ông vẫn là người cầm bút thiên tảvà những hào quang Việt Minh của thời khàng chiến chống Pháp vẫn chưa tắt đối với ông. Viết về thời kì hai mươi năm văn học miền Nam, ông vẫn cho là vùng tạm chiếm và tỏ ra rất ác cảm với chính quyền quốc gia. Trong lối viết ngầm chứa sự chống đối. Sau năm 1975, ông được trọng dụng, có nhiều sách xuất bản và được coi như là một nhân vật văn học hàng đầu của Sài Gò. Nhưng nghe đâu, cũng không giàu có gì lắm, mặc dù có tiền bản quyền sách, có trợ cấp của hội nhà văn, làm cố vấn về phong tục Nam Bộ cho các hãng phim ảnh ngoại quốc như phim “The lover”, làm cố vấn cho những chương trình văn hpá nhân dịp kỉ niệm 300 năm Sài gòn Năm nay, ông bị tai nạn xe cộ, vẫn nằm chờ trong nhà thương để được giải phẩu, nhưng vì chưa có tiền nên chưa mổ được. Ðoàn Thạcn Hãn trong báo Thanh niên ở trong nước đã phải kêu lên: “… thế mà đã 7 tháng và cho đến ngày hôm nay, đang nằm trên giường bệnh chờ ca mổ nhưng vẫn chưa thấy có một cơ quan chức năng nào đến với ông dành cho ông một lời an ủi động viên, nói chi đến việc chia sẻ khó khăn với một tên tuổi lớn đã cống hiến cho nền cho nền văn hoá nước nhà những công trình không nhỏ… chúng tôi nghĩ, với tuổi tác và tình trạng sức khoẻhiện nay, theo quy luật kiếp người, một ngày nào đó không xa nhà văn Sơn Nam cũng phải ra đi. Và sẽ là một cuộc tiễn đưa rình rang với đầy hoa tươi và những lời ai điếu tiếc thương. Ðiều đó cũng sẽ vô cùng ý nghĩ và xứng đáng với một chân dung lớn trong văn học nước nhà như ông. Nhưng giá như những ngày tháng ngắn ngủi còn lại trên thế gian này, ông đã được đãi ngộ xứng đáng như những gì đã được tôn vinh để không như hoàn cảnh hiện tại cần 15 triệu đồng chữa bệnh mà chỉ còn biết nhờ báo chí kêu gọi các mạnh thường quântiếp sức trong khi có những quan chức nhà nước dám bỏ ra hàng chục tỉ đồng trong cuộc đỏ đen. Ðó không chỉ là nỗi buồn cho Sơn Nam mà còn là niềm tủi cho tất cả chúng ta!!!” Với tôi, tôi nhìn Sơn Nam dưới con mắt của một đọc giả. Khi còn trẻ, hay lúc đã già, đọc ông vẫn thấy có cảm giác được nói chuyện vớu một ông già “Ba Tri” có lúc chát phác nhưng nhiều khi sắc sảo. Vì thời cuộc, ông phải lên sống ở đô thành nhưng trong tâm, ông vẫn hướng về những nơi thôn dã hay những sơn cùng thủy tận cuối trời đất nước. Như sau này khi trả lời một câu phỏng vấn :”Tôi quan niệm : viết văn để viết văn, để yêu nước chứ không nhằm mục đích nào khác. Văn nghệ khác với văn hóa thông tin. Muốn viết văn tốt, cần phải khảo cứu. Miền Nam chưa có lịch sửcho nên tôi phải khảo cứu về con người và vùng đất Nam Bộ thì mới có thể viết về con người và vùng đất đó…Tôi sống và làm việc có định hướng. Tôi tập trung tất cả sức lực và thời gian cho công việc mình theo đuổi, đến mức không làm tròn trách nhiệm của người cha với con cái. Cả đời tôi đọc sách, các loại sách về phong tục tập quán và văn học tiếng Pháp. Tôi tiếp cận và thâm nhập thực tế cuộc sống của người dân Nam bộ…” Hình như, Sơn Nam đã viết toàn bộ tác phẩm của mình trong chiều hướng ấy. Những tác phẩm chính, đều là những dụng công để phác thảo lại một cuộc sống tuy thời gian chưa lâu lắm nhưng hầu như bị lãng quên. II. TÁC PHẨM Bắt sấu rừng U Minh Hạ là một truyện ngắn đăng trên tuần báo Nhân loại (1957), sau in trong tập truyện Hương rừng Cà Mau (NXB Phù Sa, Sái Gòn, 1962). Toàn tập gồm 18 truyện, thể hiện sinh động cảnh quan, đời sống, truyền thống lịch sử và phẩm chất tính cách con người ở mảnh đất cực nam của chúng ta. Tác giả giúp người đọc hiểu và yêu Hòn Cổ Tron, sông Gành Hào, đàn ong mật, những đêm hát bội giữa rừng, cuộc đua ghe ngo,v.v… nổi bật trên bức tranh dân dã quê hương đó là những người nông dân đôn hậu, chất phác, chân thật, dũng cảm ; những người đổ mồ hôi và đổ máu để khai phá và giữ gìn từng tấc đất cho gia đình và cho Tổ Quốc. Những nhân vật của Hương rừng cà mau cũng có những nét khác thường độc đáo. Họ là những dị nhân sống trong một thời buổi giao thời, đơn giản bình dị nhưng nhiều khi cũng có trí phán đoán sâu sắc. Nghe ông già nam xay lúa bàn chuyện thời tiết đất trờitrong chuyện “ông già xay lúa” hay nghe ông mù Vân Tiên bàn về chuyện cá ăn câu trong”người mù giăng câu”, chúng ta mới thấy được cái học trong đời sống không phải chỉ ở học đườngmà còn là kinh nghiệm từ hàng ngàythu lượm được. Và , trong từng ngôn ngữ, từng cử chỉ, vẫn bàng bạc một lòng yêu nước, yêu tự nhiên. ¬ Về tác phẩm “bắt sấu rừng U Minh hạ” - Những nét đặc sắc về nội dung: Câu truyện như tái hiện lại toàn cảnh thiên nhiên vùng U Minh hạ cũng như cảnh sinh hoạt, mưu sinh của người dân nơi đây. Thiên nhiên hiểm trở với bao nhiêu mối đe dọa tới cuộc sống của con người. “…nhưng có tiếng khóc sụt sùi đâu đây. Ðó là vài cụ già, bà lão chạnh nhớ đến tổ tiên, đến bạn bè của mình, biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đỏ rừng xanh, có thân nhân của họ đã bỏ thân vì đàn sấu này. Bó nhang đang cháy kia có giải oan được cái chết của họ không chớ? ” Hơn thế nữa, rừng rậm U Minh không chỉ nổi tiếng với vẻ hoang xơ của mình, mà còn được biết đến với nguồn động vật phong phú. Trong đó phải kể đến là loài cá sấu. “ nơi sông rạch, cá sấu là giống hung hăng nhất. Có điều đáng chú ý là chúng không thích những chốn sông nước chảy, có sóng gió. Chúng lên tận ngọn cùng, tìm nơi yên tịnh, chật hẹp. Vùng U Minh hạ, sấu thường đi ngược sông Ông Ðốc, rạch Cái Tàu vào giữa rừng tràm…” Nói đến đàn sấurừng U Minh, trước hết ta phải nói đến số lượng. “ – Sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng ! So sánh như vậy, không phải quá đáng ! Dân làng xúm nhau lên rừng để nhìn tận nơi. Cái ao lớn ước một công đất, bên bờ, dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. Sấu nổi lên, chen vào bức tranh màu xanh ấy những vệt đen chi chít …” Không chỉ nhiều mà đàn sấu nơi đây còn to lớn , khôn lanh. “…con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác. Biết có loài người đến quan sát, chúng vẫn điềm nhiên sưởi nắng, bắt cá.Duy có con sấu già trợn mắt hướng về lũ người rồi bò thối lui. Nghi ngờ gì nữa! Con sấu nọ có đốm đỏ ngay giữa tam tinh. Nó là “sấu chúa” sống lâu đời, nhiều phen kịch chiến với loài người. Khi ở trên cạn, sấu khôn nguy hiểm bàng nột con rắn hổ. Sấu chúa khôn lắm, nó toàn dụ địch thủ vào hang của no ù nơi nước sâu.” Tuy vậy, thiên nhiên nơi đây vẫn là chỗ ở, là nơi để người dân kiếm kế sinh nhai. Cho nên, họ vẫn tiếp tục ở lại , bám giữ mảnh đất của tổ tiên và ra sức cải tạo nơi đây ngày một tốt đẹp hơn . “… , cứ như vậy cho đến khi người Việt Nam ta đổ tràn xuống rạch Cái Tàu mà lập nghiệp. Ban đầu, họ ngỡ rằng sấu chỉ ở dưới sông, sau khi câu được chừng năm mươi con sấu ở ngọn rạch, họ dinh ninh cho là sấu đã giảm bớt…mười phần chết bảy còn ba…” Bằng chính nghị lực của bản thân, họ đang cố tìm cách chiến đấu lại với thiên nhiên, chiến đấu với những thế lực đàn áp mình. “Trong số những người khi nãy, có kẻ cẩn thận mang theo mác thông, lao , ná lẫy, nhưng họ dư hiểu rằng mớ khí giới ấy chỉ có hiệu lực đối với cọp, heo rừng, đằng này, sấu lại là loài ở nước, ở bùn lầy. Chống xuồng vào thì quá cạn còn đi bộ xuống thì lún ngập gối.” Cuối cùng, nhờ sự kiên trì, lòng quyết tâm, dũng cảm và tài trí của mình, con người đã tháng được thiên nhiên và hơn thế nữa, họ đã thắng được chính mình. “ Dưới sông, Tư Hoạch ngối trên xuồng, bơi nhè nhẹ như đi dạo mát. Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòn như khúc cây khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng…” + Nhân vật ông Năm Hên: Ông Năm Hên là nhân vật được tác gia xây dựng nhằm nói lên sự dũng cảm và tài trí của con người Nam Bộ. Hoàn cảnh của ông thật éo le. “… Nói thiệt với bà con : cha mẹ tôi sanh ra chỉ có hai anh em tụi tôi. Anh tôi xuống miệt Gò Quao phá rừng lập rẫy hồi mười hai n8m về trước. Sau được tin cho hay : ảnh bị sấu ở ngã ba Ðình bắt mất. Tôi thề quyết trả thù cho anh…” Với chút mưu mẹo của mình, ông Năm đã giúp bà con bắt được lũ sấu và được bà con quý trọng như “một bậc thánh nhân” “-thực là bậc thánh của xứ này rồi! Mưu kế như vậy thật quá cao cường. Oång đâu rồi ? sao không thấy ổng về? Xóm mình nhất định đền ơn ổng một số tiền, nuôi ổng cho tới già, ở xóm này, bà con tính sao? “ Và khi công việc đã hoàn thành, ông vẫn không quên những người đã khuất và thắp cho họ một nén nhang. Ðiều đó cho thấy ông Năm là một người rất trọng tình nghĩa, sống với nộ tâm “Chưa dứt lời, bên sông nghe tiếng hát của ông Năm Hên, ngày một rõ: Hồn ở đâu đây? Hồn hỡi ! Hồn hỡi ! Xa cây xa cối, Xa cội xa nhành, Ðầu bãi cuối gành, Hùm tha, sấu bắt, Bởi vì thắt ngặt, Manh áo chén cơm, U Minh đỏ ngòm, Rừng tràm xanh biếc ! Ta thương ta tiếc Lập đàn giải oan… Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ, bi ai. Ghê rợn nhứt là khi thấy ông đi ra khỏi mé rừng, áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên tay.” + Cảnh bắt sấu : Ðây là một trong những cao trào của câu truyện mà chúng ta không thể bỏ qua. Nó thể hiện đầy đủ những kinh nghiệm, vốn sống, tài trí cũng như lòng dũng cảm của ông Năm Hên. “tới ao sấu, ông Năm hên đi vòng quanh dòn địa thế rồi ngồi xuống uống một chung rượu. Kế đó ổng với tôi lấy xuổng đào một đường nhỏ, ngày một cạn, từ bờ ao lên rừng chừng mười thước. Xong xuôi, ổng biểu tôi bứt cho ổng một nắm dây cóc kèn. Phần ổng thì lo đốn một đống cây mốp tươi, chặt ra khúc chừng ba tấc. lửa châm vô sậy đế, cóc kèn xung quanh, bắt cháy xuống đám sậy để trong ao. Chập sau, bị khói cay mắt, ngộp thở, phần thì nước sôi nóng, sấu bò lên rừng theo con đường đào sẵn hồi nãy. Tức thời, ông Năm Hên chạy lại. Sấu miệng hung hăng đòi táp ổng. Ổng đút vô miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng : như mình ngậm một cục mạch nha quá lớn, muốn h1 miệng cho rộng để nhả ra cũng không được. Sấu bị khúc mốp khóa miệng, còn cái đuôi đập qua đập lại. Ôâng Năm xách cây mác nhắm ngay sau lưng sấu mà xắn nhè nhẹ để cắt gân đuôi. Ðuôi sấu bị liệt. Thế là mình yên trí, lấy dây cóc kèn trói thúc ké hai chân sau của nó lại, chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình” - Những nét đặc sắc về nghệ thuật: + những phương ngữ được dùng vừa phải, thích hợp : táp, xuổng, ăn ong… + cách kể chuyện gọn và sáng. + tính cách nhân vật được thể hiện sinh động mà chỉ bằng vài chi tiết đơn sơ III. KẾT LUẬN : • Mỗi vùng đất của Tổ Quốc ta có những nét đặc sắc, kì thú riêng. Vốn gắn bó quen thuộc với đất rừng phương nam, qua truyện ngắn này, nhà văn Sơn Nam đã đem đến cho người đọc một bức tranh độc đáo : vùng rừng tràm xanh ngắt lau sậy, mốp, cóc kèn…Và thật lạ lùng “ sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng!”. Người nông dân rạch Cái Tàu đã phải tạo dựng cơ đồ trên vùng đất hoang vu, dữ dội đó. Chính vì thế, người đọc như được thám hiểm những vùng đất mới với biết bao điều bí ẩn của thiên nhiên và con người. • Truyện mang phong vị Nam Bộ rất đậm đà. Sắc thái độc đáo này được tạo nên bởi những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Chính vì thế truyện này cũng như tập Hương rừng Cà Mau nói chung có dáng dấp riêng, khó lẫn. . chưa l u lắm nhưng h u như bị lãng quên. II. TÁC PHẨM Bắt s u rừng U Minh Hạ là một truyện ngắn đăng trên tuần báo Nhân loại (1957), sau in trong tập truyện Hương rừng Cà Mau (NXB Phù Sa, Sái. ngàythu lượm được. Và , trong từng ngôn ngữ, từng cử chỉ, vẫn bàng bạc một lòng y u nước, y u tự nhiên. ¬ Về tác phẩm bắt s u rừng U Minh hạ - Những nét đặc sắc về nội dung: C u truyện như. BẮT S U RỪNG U MINH HẠ - SƠN NAM I. TÁC GIẢ: Hơn nửa thế kỉ nay, từ thập niên 1950, Sơn Nam được giới văn học cả nước biết đến như một tài năng của văn chương Nam bộ. Ông không

Ngày đăng: 30/06/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w