1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề bài khảo sát và phân tích một số cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật, Đạo Đức trong lĩnh vực truyền thông ở việt nam trong những năm gần Đây

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát và phân tích một số cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật, đạo đức trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam trong những năm gần đây
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Nguyễn Chí Hùng
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Pháp luật và Đạo đức truyền thông
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Phân tích sai ph ạm về luật pháp Trường hợp: Hoa khôi Nam Em có 2 hành vi vi phạm về pháp luật và đạo đức truyền thông trong các buổi livestream trên các tài khoản mạng xã hội.. Tại đây

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG

HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Đề bài: Khảo sát và phân tích một số cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật, đạo đức trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam trong những năm gần đây Từ đó, đề

xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trang vi phạm này

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nhóm 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên, nhóm 1 xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại Học Văn Lang và quý thầy

cô đã đưa bộ môn Pháp luật và Đạo đức truyền thông vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy Nguyễn Chí Hùng, người thầy đã truyền đạt kiến thức bổ ích cho chúng em, cũng như đã tạo điều kiện tốt nhất cho toàn bộ nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao Đây là bài thi kết thúc môn, là cả hành trình dài và vô cùng tâm huyết của nhóm khi không ngừng cố gắng trong cả quá trình để hoàn thành sản phẩm một cách chỉnh chu nhất

Trong toàn bộ quá trình thực hiện bài cuối kỳ, nhóm chúng em sẽ còn mắc những sai sót không thể tránh khỏi Do đó, chúng em rất mong sự quan tâm, đánh giá và lời góp ý

từ thầy để có thể hoàn thiện bài một cách chất lượng nhất và đạt được kết quả tốt hơn trong tương lai

Nhóm 1 – Pháp luật và Đạo đức truyền thông

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ DANH SÁCH THÀNH VIÊN

sinh viên

Đóng góp Đầy đủ (giữ nguyên điểm

GV chấm)

Đóng góp Khá (trừ 0,5 điểm)

Đóng góp Trung bình (trừ 1 điểm)

Đóng góp Kém (trừ 1,5 điểm)

Không đóng góp (0 điểm)

SV ký tên điện tử (xác nhận)

1 2373201080049 Lê Ngọc

2 2373201080072 Nguyễn Lê

Hồng Anh x

3 2373201040086

Nguyễn Thị Kim Anh

x

4 2373201040100 Nguyễn

5 2273201080113

Trần Kim Anh (nhóm trưởng)

x

6 2373201080141

Trương Hoàng Khánh Anh

x

7 2373201080146 Võ Ngọc

Kim Anh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ DANH SÁCH THÀNH VIÊN 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ 5

I.1 Bối cảnh của vấn đề 5

I.2 Mục tiêu nghiên cứu 5

II NỘI DUNG 6

II.1 Trường hợp vi phạm của 1 cá nhân 6

II.1.1 Phân tích sai phạm về luật pháp 6

II.1.2 Bình xét hành vi sai phạm dưới góc độ đạo đức qua dư luận xã hội và ý kiến cá nhân 8

II.1.3 Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi sai phạm 10

II.2 Trường hợp vi phạm của 1 cơ quan 12

II.2.1 Phân tích sai phạm về luật pháp 12

II.2.2 Bình xét hành vi sai phạm dưới góc độ đạo đức qua dư luận xã hội và ý kiến cá nhân 13

II.2.3 Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi sai phạm 14

II.3 Trường hợp vi phạm của 1 tờ báo 15

II.3.1 Phân tích sai phạm về luật pháp 15

II.3.2 Bình xét hành vi sai phạm dưới góc độ đạo đức qua dư luận xã hội và ý kiến cá nhân 16

II.3.3 Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi sai phạm 17

III KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 5

I ĐẶ T V ẤN ĐỀ

I.1 Bối cảnh của vấn đề

Trong bối cảnh toàn c u hóa và s phát tri n m nh mầ ự ể ạ ẽ của công nghệ thông tin, lĩnh vực truyền thông ở Vi t Nam đã tr i qua nhệ ả ững bi n đế ổi sâu sắc Sự bùng nổ của Internet và các nền t ng ả mạng xã hội đã tạo ra một không gian truyền thông phong phú, đa d ng, nhưng đ ng thạ ồ ời cũng đ t ra nhiặ ều thách thức lớn v pháp luề ật và đạo đức Những năm g n đây, tình hình vi phầ ạm pháp luật và đạo đức trong lĩnh v c ự truyền thông đã trở thành một vấn đ nóng, thu hút s quan tâm cề ự ủa dư luận và các cơ quan chức năng

Sự gia tăng của tin giả, thông tin sai lệch, và nội dung không phù hợp đã làm d y lên ấ

lo ng i vạ ề sự an toàn thông tin và niềm tin của công chúng vào các phương tiện truy n ề thông Các vi phạm này không chỉ ảnh hư ng đ n quy n lở ế ề ợi của người tiêu dùng mà còn tác động tiêu cực đến sự ổn đ nh xã hị ội và an ninh quốc gia Trong khi đó, khung pháp lý hi n hành v n còn nhi u bệ ẫ ề ấ ật cp, chưa theo k p vị ới tốc độ phát tri n cể ủa công nghệ, dẫn đ n khó khăn trong việế c xử lý các hành vi vi ph m ạ

I.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tiểu lu n nhằm kh o sát và phân tích tình hình vi phậ ả ạm pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam, tập trung vào mộ ố t s cá nhân và t chức c thể ổ ụ trong những năm g n đây Cầ ụ thể, các mục tiêu nghiên cứu bao g m: ồ

1 Khảo sát các trườ ng h p vi phạm: Nghiên cứu sẽ tiến hành thu th p và phân tích ợ ậ thông tin về các cá nhân và t chức đã vi ph m pháp luổ ạ ật và đạo đức trong lĩnh v c ự truyền thông, nh m xác đằ ịnh các trư ng h p đi n hình và mờ ợ ể ức độ nghiêm tr ng cọ ủa các hành vi vi phạm

2 Phân tích nguyên nhân và động cơ: Nghiên cứu sẽ tìm hiểu các nguyên nhân và động cơ d n đ n các hành vi vi phẫ ế ạm, bao gồm cả yế ố cá nhân (như lợi ích kinh tế, u t

áp l c cự ạnh tranh) và y u t xã hế ố ội (như sự thiếu hụt quy định pháp lý, sự quản lý l ng ỏ lẻo)

3 Đánh giá tác động của vi phạm: Nghiên cứu s đánh giá tác đ ng cẽ ộ ủa các hành

Trang 6

vi vi phạm này đến xã hội, bao gồm ảnh hư ng đ n niở ế ềm tin của công chúng vào các phương ti n truy n thông, sệ ề ự ổn đ nh xã hị ội, và các vấn đề liên quan đến an ninh thông tin

4 Khám phá các biện pháp x ử lý và quả n lý: Nghiên cứu s xem xét các bi n pháp ẽ ệ pháp lý và qu n lý mà các cơ quan chả ức năng đã áp dụng để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực truyền thông, t đó đánh giá tính hi u qu và nh ng h n chừ ệ ả ữ ạ ế của các biện pháp này

5 Đề xu ấ t gi i pháp hạn chế vi phạm: D ả ựa trên kết quả nghiên cứu, tiểu lu n sậ ẽ đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp lu t và đậ ạo đức trong lĩnh vực truyền thông Các giải pháp này có thể bao gồm việc cải thiện khung pháp lý, tăng cư ng giáo dờ ục và nâng cao nhận thức c a củ ộng đ ng, cũng như khuy n ồ ế khích sự hợp tác giữa các cơ quan ch c năng và tứ ổ chức truyền thông

II NỘI DUNG

II.1 Trường h p vi ph ợ ạm của 1 cá nhân

II.1.1 Phân tích sai ph ạm về luật pháp

Trường hợp: Hoa khôi Nam Em có 2 hành vi vi phạm về pháp luật và đạo đức truyền

thông trong các buổi livestream trên các tài khoản mạng xã hội

Vụ việc: Ngày 1/3, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM phối hợp cùng Phòng An

ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TPHCM đã làm việc với bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em (tức Hoa khôi Nam Em) cùng người đại diện Cụ thể, trong các buổi livestream, Hoa khôi Nam Em gợi lại chuyện tình cảm ồn ào trong quá khứ, không ngại tiết lộ góc khuất showbiz… Bên cạnh đó, Nam Em còn có phát ngôn nhắc đến Bác Hồ trong một buổi livestream Những nội dung phát ngôn gây tranh cãi của hoa khôi này gây ồn ào trên mạng xã hội vàtạo nên nhiều thông tin tiêu cực

Hành vi vi phạm:

Hành vi thứ nhất là cung cấp thông tin gây hoang mang trong nhân dân theo quy định

tại điểm d, khoản 1, điều 101: "Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh

Trang 7

bạc", mức phạt 7,5 triệu đồng

Hành vi thứ hai là cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa

đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b, khoản 7, điều 102:

"Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự", mức phạt 30 triệu đồng Cơ quan quản lý cũng lưu ý, Hoa khôi Nam Em đã bị xử phạt hành chính 1 lần thì cần cẩn trọng trong các phát ngôn, nếu cố tình tái phạm thì sẽ xem xét tình tiết tăng nặng

Quy định pháp luật: Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính

từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng Ngoài ra, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 Tại đây, với hành vi của Nam Em, Sở Thông tin và Truyền thông quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em về hành vi cung cấp thông tin gây hoang mang trong nhân dân và hành vi cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân (theo điều 331 bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) Cụ thể, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,

tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm Nếu hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt

tù từ 2 - 7 năm

Hậu quả: Tổng số tiền Hoa khôi Nam Em xử bị phạt hành chính là 37,5 triệu đồng

Trang 8

II.1.2 Bình xét hành vi sai ph ạm dưới góc độ đạo đứ c qua dư lu ậ n xã h i và ộ

ý kiến cá nhân

Các hành vi vi phạm đạo đức của Nam Em bao gồm:

Vi phạm đạo đức nghề nghiệp:

Thiếu tính xác thực: Việc chia sẻ những thông tin cá nhân, đặc biệt là những thông tin

nhạy cảm liên quan đến đời tư của người khác mà chưa được xác minh là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xác thực trong báo chí

Thiếu tính khách quan: Việc đưa ra những nhận xét chủ quan, mang tính cảm xúc về các

vấn đề xã hội, đặc biệt là khi liên quan đến những nhân vật lịch sử như Bác Hồ, là một hành vi thiếu khách quan và thiếu tôn trọng

Không tôn trọng đời tư: Việc công khai những thông tin riêng tư của bản thân và người

khác đã xâm phạm đến quyền riêng tư của cá nhân

Vi phạm đạo đức xã hội:

Gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng: Những phát ngôn thiếu suy nghĩ, gây tranh cãi của

Nam Em đã tạo ra những thông tin tiêu cực, gây nhiễu loạn thông tin trên mạng xã hội

và ảnh hưởng đến tâm lý của một bộ phận người dùng, đặc biệt là giới trẻ

Thiếu tôn trọng lịch sử và văn hóa: Việc nhắc đến Bác Hồ trong một ngữ cảnh không

phù hợp đã thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với một nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc

Hậu quả của hành vi vi phạm:

Ảnh hưởng đến uy tín cá nhân: Những hành vi này đã làm giảm sút uy tín của Nam Em

trong mắt công chúng, khiến hình ảnh của cô bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Gây tổn hại đến hình ảnh của giới nghệ sĩ: Hành vi của Nam Em đã làm xấu hình ảnh

của giới nghệ sĩ, khiến công chúng có cái nhìn không tốt về những người hoạt động trong lĩnh vực này

Trang 9

Gây rối loạn thông tin trên mạng xã hội: Những phát ngôn gây tranh cãi của Nam Em

đã tạo ra những cuộc tranh cãi không cần thiết, gây nhiễu loạn thông tin trên mạng xã hội

Dư luận xã hội và tác động đến cộng đồng:

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, đặc biệt là khi mạng xã hội ngày càng trở thành kênh giao tiếp chính, những phát ngôn và hành vi của các nhân vật nổi tiếng có thể gây ảnh hưởng lớn tới công chúng, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực Trong trường hợp của Hoa khôi Nam Em:

Phát ngôn không phù hợp về chuyện tình cảm và “góc khuất showbiz” có thể tạo ra một hình ảnh không tốt về ngành giải trí, làm giảm sự tin tưởng của công chúng vào những giá trị đạo đức, sự minh bạch và lương tâm trong nghề Việc liên tục nhắc lại những chuyện cũ, đặc biệt là những câu chuyện không có lợi cho các nhân vật trong ngành, có thể khiến dư luận cảm thấy sự thiếu tôn trọng và không có trách nhiệm trong việc bảo

vệ sự riêng tư của những người khác

Lạm dụng hình ảnh Bác Hồ trong một buổi livestream để tạo sự chú ý là hành vi có thể

bị chỉ trích mạnh mẽ Bác Hồ là một biểu tượng vĩ đại của dân tộc và việc đưa tên Bác vào những tình huống không liên quan hoặc với mục đích câu like, câu view có thể bị coi là thiếu tôn trọng Điều này không chỉ gây tranh cãi mà còn tạo ra sự phản cảm, nhất

là trong bối cảnh xã hội hiện nay, nơi mà giá trị văn hóa, lòng kính trọng và sự tôn vinh những nhân vật lịch sử quan trọng luôn được xã hội coi trọng

Về phương diện đạo đức, hành vi này của Hoa khôi Nam Em có thể bị coi là thiếu trách nhiệm với hình ảnh của bản thân và ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, vì những hành động này tạo ra sự phức tạp, hỗn loạn trong môi trường truyền thông và làm giảm đi những giá trị tích cực mà công chúng có thể học hỏi từ những người nổi tiếng

Ý kiến cá nhân và đánh giá đạo đức hành vi:

Từ góc độ cá nhân, hành vi của Hoa khôi Nam Em có thể được xem là thiếu chín chắn

và thiếu tôn trọng đối với những chuẩn mực đạo đức trong xã hội Mặc dù người nổi tiếng có quyền tự do ngôn luận và phát biểu quan điểm cá nhân, nhưng sự tự do đó

Trang 10

không được phép làm tổn hại đến sự tôn trọng đối với những nhân vật, sự kiện và giá trị lịch sử quan trọng

Việc bày tỏ về chuyện tình cảm trong quá khứ hay những câu chuyện hậu trường của showbiz, nếu không được chia sẻ một cách tế nhị và có trách nhiệm, có thể gây ra hậu quả không tốt, đặc biệt là đối với những người có liên quan Còn đối với việc nhắc đến Bác Hồ, nếu không có sự hiểu biết và thận trọng, có thể dẫn đến việc làm giảm giá trị

và sự trang trọng mà người dân dành cho Bác Hồ Trong xã hội Việt Nam, việc sử dụng hình ảnh của Bác Hồ một cách thiếu cẩn trọng có thể gây phản cảm và thậm chí là xúc phạm lòng tự trọng của cộng đồng

Bên cạnh đó, hành vi của Hoa khôi Nam Em cũng có thể bị xem là thiếu sự chuẩn mực trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân Là một người nổi tiếng, việc có những phát ngôn hay hành vi thiếu suy nghĩ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn làm mất đi sự tin tưởng từ công chúng Người nổi tiếng có trách nhiệm truyền tải những thông điệp tích cực và xây dựng hình ảnh mẫu mực, có ảnh hưởng tốt đối với cộng đồng

II.1.3 Đề xuất giải pháp hạn ch hành vi sai ph ế ạm

- Giải pháp mang tính pháp luật: Tăng cường giám sát và xử lý vi phạm

+ Thiết lập các quy định cụ thể về hành vi trên mạng xã hội cho người nổi tiếng

Cần có các quy định pháp lý rõ ràng hơn về hành vi của người nổi tiếng trên mạng xã hội, đặc biệt là trong việc phát ngôn, chia sẻ thông tin và bảo vệ quyền lợi cá nhân cũng như quyền lợi cộng đồng Điều này bao gồm:

Quy định về việc bảo vệ quyền riêng tư: Các hành vi xâm phạm đời tư của người khác

(ví dụ như việc tiết lộ các góc khuất showbiz hay chuyện tình cảm cá nhân của các nhân vật khác mà không được sự đồng ý) cần phải được cấm và xử lý nghiêm minh

Quy định về việc sử dụng tên tuổi và hình ảnh của các nhân vật lịch sử: Việc nhắc đến

các nhân vật lịch sử, đặc biệt là những nhân vật được xã hội kính trọng như Bác Hồ, cần

có sự cân nhắc và thận trọng Các hành vi lợi dụng hình ảnh của Bác Hồ để câu tương tác phải bị nghiêm cấm

Trang 11

Giám sát và xử lý vi phạm trên mạng xã hội: Cơ quan chức năng có thể tăng cường giám

sát các nội dung trên mạng xã hội và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc truyền bá thông tin sai sự thật Việc hợp tác giữa Sở Thông tin và Truyền thông, Công an và các đơn vị liên quan cần được duy trì và mở rộng

+ Cần có chế tài mạnh mẽ hơn đối với các hành vi vi phạm trên mạng xã hội

Ngoài các quy định hiện có, cần có các chế tài mạnh mẽ hơn nhằm răn đe những người nổi tiếng nói riêng và người dùng mạng xã hội nói chung Các biện pháp này bao gồm:

1 Phạt tiền đối với các hành vi phát ngôn gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, đặc biệt khi việc phát ngôn này vi phạm các quy định về danh dự, nhân phẩm và văn hóa

2 Tạm đình chỉ hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội đối với những người vi phạm nghiêm trọng, từ đó tạo ra sự cảnh tỉnh cho những người nổi tiếng trong việc sử dụng nền tảng mạng xã hội một cách có trách nhiệm

- Giải pháp từ góc độ cá nhân: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với cộng đồng

+ Tự ý thức và cải thiện nhận thức về trách nhiệm của người nổi tiếng:

Là người nổi tiếng, Hoa khôi Nam Em và các nhân vật có tầm ảnh hưởng khác cần nhận thức rõ hơn về trách nhiệm mà họ mang lại khi có sức ảnh hưởng đến cộng đồng Họ không chỉ là những người mang lại thông tin giải trí mà còn phải ý thức được tác động của những phát ngôn và hành động của mình đối với xã hội Đào tạo và tư vấn về hành

vi ứng xử trên mạng xã hội: sẽ giúp cho những người nổi tiếng biết cách phát ngôn đúng đắn, bảo vệ quyền riêng tư của mình và người khác, tránh lạm dụng danh tiếng và hình ảnh của người khác để phục vụ lợi ích cá nhân Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, hoạt động từ thiện có ý nghĩa, góp phần lan toả những thông điệp, giá trị tíchcực cho

xã hội có thể giúp người nổi tiếng nâng cao danh tiếng một cách hiệu quả hơn thay vì

sử dụng mạng xã hội để thu hút sự chú ý theo cách tiêu cực

+ Thực hiện hành động xin lỗi công khai và nhận trách nhiệm

Ngày đăng: 13/01/2025, 13:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.Tuấn(TTXVN). (2024, April 9). Nguyễn Thị Lệ Nam Em bị xử phạt hành chính mức tăng nặng. Baotintuc.vn; baotintuc.vn. https://baotintuc.vn/an- ninh trat- - tu/nguyen- - - thi le nam-em bi xu phat hanh - - - - - chinh muc tang - - - nang -20240409185455145.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Lệ Nam Em bị xử phạt hành chính mức tăng nặng
Tác giả: A.Tuấn(TTXVN)
Năm: 2024
2. Sỹ Đông. (2024, March 2). Vì sao Hoa khôi Nam Em bị phạt lên đến 37,5 triệu đồng? Thanhnien.vn; https://thanhnien.vn. https://thanhnien.vn/vi- sao hoa khoi nam- - - - em- bi phat - - len - den - 375 trieu dong 185240302151220277.htm - - - Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao Hoa khôi Nam Em bị phạt lên đến 37,5 triệu đồng
Tác giả: Sỹ Đông
Năm: 2024
3. Lê Thị Thoa, ThS. (2023, October 19). Xử lý khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội liên quan đến các nghệ sĩ biểu diễn tại Việt Nam hiện nay.Lyluanchinhtrivatruyenthong.vn. https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/xu- - ly khung- hoang - truyen thong tren-mang - - - xa hoi - -lien- quan den - - cac - nghe - - si bieu dien - - - tai viet - nam hien nay p27930.html - - - Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội liên quan đến các nghệ sĩ biểu diễn tại Việt Nam hiện nay
Tác giả: Lê Thị Thoa, ThS
Năm: 2023
4. tin, T. (2020). Nghị định số 19/2020/NĐ CP của Chính phủ: Kiểm tra, xử lý kỷ luật - trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chinhphu.vn.https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=199171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 19/2020/NĐ CP của Chính phủ: Kiểm tra, xử lý kỷ luật -trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Tác giả: tin, T
Năm: 2020
5. Trầm, N. N. (2024, April 18). Từ vụ FPT, VTV: Phát nội dung quảng cáo các website cá độ bất hợp pháp bị xử phạt thế nào?Thuvienphapluat.vn/Banan.https://thuvienphapluat.vn/banan/tin - tuc/tu - vu - fpt - vtv phat noi dung quang - - - - - cao cac- - website- - - ca do bat hop - - phap bi xu phat - - - - the - nao 10128 - Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vụ FPT, VTV: Phát nội dung quảng cáo các website cá độ bất hợp pháp bị xử phạt thế nào
Tác giả: Trầm, N. N
Năm: 2024
6. Bộ, T. tra. (2024). Phạt FPT, VTV 135 triệu đồng vì phát nội dung quảng bá, quảng cáo trang thông tin điện tử (website) cá độ bất hợp pháp. Mic.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w