1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những vấn Đề về bản sắc và ngôn ngữ mà họ phải Đối mặt là gì phân tích dựa vào các giai Đoạn sốc văn hóa

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Về Bản Sắc Và Ngôn Ngữ Mà Họ Phải Đối Mặt Là Gì Phân Tích Dựa Vào Các Giai Đoạn Sốc Văn Hóa
Tác giả Nguyễn Hồng Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hồng Chi
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giao Tiếp Liên Văn Hóa
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2025
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 154,94 KB

Nội dung

Những triệu chứng này có thể bao gồm:  Cảm giác lạc lõng, cô đơn: Khi người ta đến một nơi mới, đặc biệt là ở một quốc gia có văn hóa rất khác biệt, họ có thể cảm thấy như không còn thu

Trang 1

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF CULTURE

KHOA TRUYỀN THÔNG

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hồng Ngọc

Mã số sinh viên: D24VH251

Lớp: 24DTT1

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Hồng Chi

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2025

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

PHẦN CÂU HỎI 3

Câu 1: Dựa vào nội dung đã được học, bạn hãy cho biết: 3

a)Sốc văn hóa là gì? 3

b)Gồm những triệu chứng gì? 3

c)Các giai đoạn của cú sốc văn hóa? 5

1.1.Theo em, một số thách thức mà những phụ nữ Việt Nam và đàn ông từ châu Âu trải qua khi kết hôn trong các cuộc hôn nhân liên văn hóa là: 7

1.2.Những vấn đề về bản sắc và ngôn ngữ mà họ phải đối mặt là gì? Phân tích dựa vào các giai đoạn sốc văn hóa 9

Câu 2 (2đ): 12

2.1.Nêu ra chuỗi phân biệt đối xử mà bạn đã được học: 12

2.2.Dựa vào chuỗi này, bạn đã có bước tự điều chỉnh mình như thế nào để trở thành người có tư duy đa văn hóa trong xã hội ngày nay? 13

Câu 3 (2đ): Một bài viết tổng hợp lại những kiến thức đã được học về Giao tiếp liên văn hóa và bạn nghĩ những kiến thức này hỗ trợ bạn như thế nào trong tương lai (Không quá 600 chữ) 14

Câu 4 (3đ): 15

4.1.Định nghĩa chiếm đoạt văn hóa (Cultural Apporiation) theo cách bạn đã học và theo diễn đạt riêng của bạn: 15

4.2.Nêu 2 ví dụ minh họa: 16

4.3.Từ thương hiệu NIKE đã bị chỉ trích vì chiếm dụng văn hóa của người dân đảo Samoa qua thương hiệu thời trang Legging của họ, 16

Bạn là giám đốc phụ trách đối ngoại và báo chí của một công ty Hãy nêu ra các lưu ý để cấp dưới của bạn tránh chiếm dụng văn hóa theo hướng không tích cực… 16

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên cho em xin gửi đến Ths Nguyễn Thị Hồng Chi- Giảng viên học phần Giao tiếp liên văn hóa một lời chúc sức khỏe và lời chào thân thương nhất

Em xin chân thành cảm ơn cô đã hướng dẫn, chỉ dạy tận tình trong suốt quá trình học Chính những bài dạy bổ ích của cô đã giúp em hiểu biết hơn về bộ môn này

Em chắc chắn rằng những lời dạy của cô sẽ là hành trang kiến thức vững chắc cho

em hiện tại và tương lai

Quá trình học tuy không dài nhưng với sự nhiệt huyết và tận tình của mình cô đã truyền đạt những kiến thức của mình cho em Tuy nhiên với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, bài tiểu luận sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót và sai lệch Em mong cô

sẽ thấu hiểu và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được chỉn chu hơn Em chân thành cảm ơn cô

Trang 4

PHẦN CÂU HỎI Câu 1: Dựa vào nội dung đã được học, bạn hãy cho biết:

a) Sốc văn hóa là gì?

b) Gồm những triệu chứng gì?

c) Các giai đoạn của cú sốc văn hóa?

1.1 Theo bạn, một số thách thức mà những phụ nữ Việt Nam và đàn ông từ châu Âu trải qua khi kết hôn trong các cuộc hôn nhân liên văn hóa là gì?

1.2 Những vấn đề về bản sắc và ngôn ngữ mà họ phải đối mặt là gì? Phân tích dựa vào các giai đoạn sốc văn hóa

Trả lời:

a) Sốc văn hóa là gì?

Sốc văn hóa (Culture Shock) là hiện tượng thay đổi tâm lý với những cảm xúc tiêu cực: lo lắng, bạn trở nên choáng ngợp bởi môi trường xung quanh, bạn cảm thấy không thoải mái thậm chí là khó hiểu Nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn

và cô đơn, lạc lõng… khi tiếp xúc với nền văn hoá và nhận thấy nhiều điểm khác biệt Sốc văn hoá phần lớn đều không tránh khỏi khi đến một môi trường mới

b) Gồm những triệu chứng gì?

Sốc văn hóa có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, có thể khác nhau rất nhiều tùy từng người về phạm vi và cường độ Những triệu chứng này có thể bao gồm:

Cảm giác lạc lõng, cô đơn:

Khi người ta đến một nơi mới, đặc biệt là ở một quốc gia có văn hóa rất khác biệt,

họ có thể cảm thấy như không còn thuộc về nơi đó Sự thay đổi đột ngột về môi trường sống, con người và các phong tục tập quán khiến họ cảm thấy không quen thuộc và lạc lõng Cảm giác cô đơn này làm người ta cảm thấy không được chấp nhận, không thể kết nối với người khác Điều này có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập, thiếu sự hỗ trợ xã hội, khiến tình trạng sốc văn hóa trở nên trầm trọng hơn

 Mệt mỏi và thiếu năng lượng:

Trang 5

Việc phải đối mặt với sự khác biệt văn hóa có thể tạo ra căng thẳng về tinh thần và thể chất Quá trình thích nghi, học hỏi các thói quen mới, và giao tiếp bằng một ngôn ngữ lạ có thể tốn nhiều năng lượng và khiến cơ thể cảm thấy kiệt sức Sự mệt mỏi này không chỉ là do làm việc quá sức mà còn là kết quả của việc phải liên tục đối phó với các tình huống không quen thuộc Điều này có thể dẫn đến cảm giác chán nản, thiếu động lực tham gia vào các hoạt động hàng ngày

 Khó chịu và cáu gắt:

Khi không thể hiểu hoặc thích nghi với những sự thay đổi trong môi trường sống, người bị sốc văn hóa dễ trở nên khó chịu và cáu gắt Những hành động và thái độ khác biệt của người dân bản địa có thể khiến họ cảm thấy bực bội, có thể gây căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội Người trải qua sốc văn hóa có thể thấy mình thiếu kiên nhẫn và dễ phản ứng tiêu cực đối với những người xung quanh, điều này làm việc hòa nhập càng trở nên khó khăn hơn

 Lo âu, trầm cảm:

Lo âu và trầm cảm là phản ứng tâm lý tự nhiên khi cảm thấy không thể thích nghi với một môi trường mới Cảm giác không chắc chắn về tương lai, sợ hãi không thể thành công hoặc không thể tìm được nơi thuộc về có thể dẫn đến tình trạng này Lo

âu khiến người bị sốc văn hóa luôn cảm thấy căng thẳng và không thoải mái, trong khi trầm cảm có thể dẫn đến sự mất hứng thú với cuộc sống, giảm khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội và cá nhân Điều này có thể làm trầm trọng thêm cảm giác mất mát và cô đơn

 Nhớ nhà hoặc cảm giác nuối tiếc:

Khi sống ở một môi trường mới, người ta thường cảm thấy nhớ nhà, gia đình và bạn bè Những giá trị và thói quen mà họ quen thuộc từ trước rất dễ bị thiếu vắng,

và họ có thể nghĩ về những điều mình đã bỏ lại Sự nuối tiếc này có thể làm cho người ta không muốn hòa nhập vào môi trường mới, hoặc thậm chí có thể dẫn đến việc mong muốn trở về quê hương Cảm giác này cũng khiến họ cảm thấy bất mãn

và không thể đón nhận những điều mới mẻ

Trang 6

 Khó khăn trong giao tiếp:

Sự khác biệt về ngôn ngữ và cách thức giao tiếp là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sốc văn hóa Ngay cả khi người ta có thể nói được ngôn ngữ của nơi đến, cách sử dụng từ ngữ, thái độ, và các biểu cảm không lời có thể hoàn toàn khác biệt, khiến người mới đến cảm thấy khó khăn trong việc truyền đạt và hiểu người khác Khó khăn trong giao tiếp có thể dẫn đến những hiểu lầm và làm cho việc kết bạn, làm việc nhóm hoặc đơn giản là duy trì các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn Điều này có thể tạo ra cảm giác thất bại và làm cho người đó cảm thấy không thể hòa nhập

 Mất phương hướng:

Sốc văn hóa có thể khiến người ta cảm thấy mất phương hướng khi họ không còn được chỉ dẫn bởi những quy tắc xã hội mà họ đã quen thuộc Những quy tắc ứng xử, giá trị và chuẩn mực xã hội trong môi trường mới có thể khác xa với những gì họ đã biết.Cảm giác mất phương hướng này có thể khiến người bị sốc văn hóa cảm thấy không biết phải làm gì tiếp theo hoặc không chắc chắn về hành động của mình Điều này dễ dẫn đến sự thiếu tự tin và một cảm giác không kiểm soát được cuộc sống của mình

 Mất niềm tin vào bản thân:

Khi gặp phải những thử thách và khó khăn trong việc thích nghi với một môi

trường mới, người trải qua sốc văn hóa có thể bắt đầu nghi ngờ khả năng của mình

Họ cảm thấy không đủ khả năng để vượt qua các rào cản hoặc không thể thành công trong môi trường đó Mất niềm tin vào bản thân có thể dẫn đến sự tự ti, cảm giác bất lực, và thậm chí từ bỏ nỗ lực hòa nhập Điều này có thể làm cho việc thích nghi trở nên khó khăn hơn và kéo dài tình trạng sốc văn hóa

c) Các giai đoạn của cú sốc văn hóa: Gồm có 4 giai đoạn:

Giai đoạn trăng mật (Honeymoon Phase):

Giai đoạn nằm ở một đầu của hình chữ U của đường cong tiếp biến văn hóa, chứa

đầy sự phấn khích, lạc quan và hưng phấn khi cá nhân được tiếp xúc với một nền

Trang 7

văn hóa mới Đó là thời gian để cảm thấy ngây ngất, ngưỡng mộ và đam mê khi bắt gặp một nền văn hóa mới

Giai đoạn vỡ mộng (Crisis Phase):

Đây là giai đoạn khó khăn nhất của sốc văn hóa, khi người bị sốc văn hóa đầu nhận

ra những khó khăn và thách thức trong việc thích nghi với nền văn hóa mới Giai đoạn này họ cảm thấy không phù hợp, thất vọng, lo lắng và tức giận Các cá nhân trở nên xấu hổ và thất vọng vì môi trường mới, và sự thất vọng này dễ khiến cá nhân khó chịu, có thể khiến bạn trở nên thù địch, thiếu kiên nhẫn, tức giận và thậm chí là mất năng lực Trong những trường hợp cực đoan, cảm giác không thoải mái này có thể khiến bạn ghét mọi thứ khác lạ với mình

Giai đoạn hội nhập (Recovery Phase):

Giai đoạn giải quyết khủng hoảng và học tập văn hóa, hiểu một nền văn hóa mới một chút Cá nhândần dần thích nghi và sửa đổi cách mình phản ứng với một nền văn hóa mới Các sự kiện và con người giờ đây dễ dự đoán hơn nhiều và cảm thấy

ít căng thẳng hơn Trong giai đoạn này, cá nhân dần dần phát triển sự đồng cảm với những người khác trong nền văn hóa thứ hai và bắt đầu chấp nhận những khác biệt trong suy nghĩ và cảm xúc xung quanh họ Đây là giai đoạn thích ứng văn hóa chậm nhưng chắc chắn

Trang 8

Giai đoạn điều chỉnh (Adjustment Phase):

Nằm ở phía cuối bên kia của đường cong chữ U Đây là thời gian để tận hưởng môi trường mới khicon người trở nên có năng lực về mặt chức năng Cá nhân giờ đây

đã hiểu các nhân tố quan trọng của một nền văn hóa mới (giá trị, thói quen cụ thể, niềm tin, các loại hình giao tiếp ) và thực hiện chúng và ở một mức độ thành công nhất định nhưlà một thành viên của nền văn hóa đó Năng lực “sống trong hai nền

văn hóa” này thường đi kèm với niềm vui và sự hài lòng Họ đã có thể đối phó với

những khó khăn và thách thức văn hóa mà không cảm thấy bị ảnh hưởng quá nhiều Người bị sốc văn hóa đã có thể tận hưởng cuộc sống ở nơi mới và cảm thấy thoải mái với bản thân mình Họ đã có thể nhận ra và trân trọng những điểm tốt đẹp của cả hai nền văn hóa, biết cách hòa nhập để tạo sự hoài thuận trong bản thân,

có thể sử dụng những kỹ năng liên văn hóa để giao tiếp hiệu quả với người bản địa

Tài liệu tham khảo:

https://www.investopedia.com/terms/c/culture-shock.asp

1.1 Theo em, một số thách thức mà những phụ nữ Việt Nam và đàn ông từ châu Âu trải qua khi kết hôn trong các cuộc hôn nhân liên văn hóa là:

 Khác biệt về giá trị và truyền thống gia đình:

Phụ nữ Việt Nam thường được nuôi dưỡng trong một môi trường gia đình truyền thống, nơi vai trò của người phụ nữ có thể bao gồm chăm sóc gia đình, giữ gìn giá trị gia đình, và đôi khi phụ thuộc vào chồng về mặt tài chính Cô ấy có thể có những kỳ vọng về mối quan hệ gia đình, nơi chồng là người đứng đầu và có trách nhiệm đối với mọi quyết định lớn

Đàn ông châu Âu thường có giá trị về bình đẳng giới, sự tự lập của phụ nữ, và phân chia công việc trong gia đình Họ có thể kỳ vọng vào một mối quan hệ đối tác bình đẳng, nơi cả hai vợ chồng có vai trò và trách nhiệm tương đương

 Khác biệt về cách nuôi dạy con cái:

Phụ nữ Việt Nam thường có xu hướng nuôi dạy con cái theo cách nghiêm khắc, coi trọng sự tôn trọng đối với cha mẹ và các giá trị truyền thống như hiếu thảo, lễ

Trang 9

phép Đàn ông châu Âu có thể nuôi dạy con cái theo cách tự do hơn, khuyến khích

sự độc lập và tự do biểu đạt cảm xúc, và ít đặt nặng vấn đề kỷ luật chặt chẽ

Từ đó tạo ra thách thức là sự khác biệt trong cách nuôi dạy con cái có thể tạo ra xung đột, khi vợ chồng không đồng tình về phương pháp giáo dục Một người có thể cảm thấy việc nuôi dạy con quá nghiêm khắc là không cần thiết, trong khi người kia lại coi đó là cách duy trì trật tự gia đình

Tình cảm và sự thấu hiểu:

Phụ nữ Việt Nam thường được nuôi dưỡng trong một môi trường gia đình truyền thống, nơi tình cảm thường không được thể hiện rõ ràng Thể hiện tình cảm có thể

là điều ít khi được thực hiện công khai, và các cử chỉ tình cảm có thể mang tính kín đáo hơn Đàn ông châu Âu thường cởi mở hơn trong việc thể hiện tình cảm, và có thể mong muốn có sự chia sẻ cảm xúc trực tiếp hơn trong mối quan hệ

Từ đó tạo ra thách thức là sự khác biệt trong cách thể hiện tình cảm có thể gây ra

sự hiểu lầm và cảm giác không được yêu thương hoặc không được quan tâm Phụ

nữ Việt Nam có thể cảm thấy người chồng không đủ quan tâm đến mình, trong khi đàn ông châu Âu có thể cảm thấy vợ không đáp lại tình cảm của mình đủ mạnh mẽ.

Sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực và cách chế biến:

Ẩm thực Việt Nam: Thực phẩm Việt Nam có sự đa dạng và phong phú, với nhiều

món ăn chứa nhiều gia vị, thảo mộc và rau quả tươi sống Các món ăn phổ biến như phở, bún, cơm, gỏi, chả giò… thường được chế biến nhẹ nhàng, ít dầu mỡ, với

sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tươi sống và nấu chín Ngoài ra, việc sử dụng gia vị như mắm, nước mắm, tỏi, ớt và các loại thảo mộc như rau thơm là đặc trưng

Ẩm thực châu Âu: Mỗi quốc gia châu Âu có các món ăn đặc trưng riêng, nhưng

nhìn chung, ẩm thực châu Âu (ví dụ như Ý, Pháp, Đức, Anh) có xu hướng sử dụng

ít gia vị mạnh, mà thay vào đó tập trung vào việc sử dụng các loại thịt, phô mai, bánh mì, và các món ăn được chế biến qua các phương pháp như nướng, rán hoặc

Trang 10

hầm Thực phẩm cũng thường ít tươi sống và sử dụng nhiều sản phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm đông lạnh

Từ đó tạo ra thách thức là người phụ nữ Việt Nam có thể cảm thấy thiếu gia vị hoặc hương vị quen thuộc trong các món ăn châu Âu, trong khi người đàn ông châu Âu có thể không quen với các món ăn có nhiều gia vị Điều này có thể dẫn đến sự khó chịu hoặc cảm giác không thích thú với các món ăn của nhau

Sự khác biệt trong thái độ đối với ẩm thực:

Phụ nữ Việt Nam thường coi trọng việc nấu nướng, coi đó là một phần của văn hóa gia đình Nấu ăn không chỉ là chuẩn bị bữa ăn mà còn là một cách thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc đối với gia đình Việc nấu những món ăn truyền thống cho chồng và con cái là một phần quan trọng trong đời sống gia đình của phụ nữ Việt

Đàn ông châu Âu có thể coi việc nấu ăn như một hoạt động cá nhân hoặc thậm chí

là một công việc để tiết kiệm thời gian, thay vì coi đó là một phần của cuộc sống gia đình Trong một số nền văn hóa châu Âu, nấu ăn có thể không được coi trọng như ở Việt Nam, và đàn ông có thể không tham gia vào việc nấu nướng hàng ngày

Từ đó tạo ra thách thức quan trọng, nếu người phụ nữ Việt Nam mong muốn thể hiện tình yêu thương qua việc nấu nướng và chăm sóc bữa ăn gia đình, nhưng người chồng châu Âu không có cùng quan điểm về việc này có thể dẫn đến hiểu lầm Người phụ nữ có thể cảm thấy bị bỏ qua, trong khi người đàn ông có thể cảm thấy áp lực hoặc không cần thiết phải tham gia vào việc nấu ăn

1.2.Những vấn đề về bản sắc và ngôn ngữ mà họ phải đối mặt là gì? Phân tích dựa vào các giai đoạn sốc văn hóa.

Giai đoạn 1: Giai đoạn trăng mật (Honeymoon Phase)

 Về bản sắc: Ban đầu, trong giai đoạn này, mọi thứ đều rất mới mẻ và thú vị Người vợ có thể cảm thấy thích thú khi khám phá nền văn hóa của chồng, trong khi người chồng cũng cảm nhận sự hấp dẫn từ những nét văn hóa khác biệt

Trang 11

Tuy nhiên, vào lúc này, hai người vẫn chưa nhận thức hết những khác biệt sâu sắc trong bản sắc của mỗi người

 Về ngôn ngữ: Cả hai có thể cảm thấy phấn khích khi học hỏi ngôn ngữ mới, với người vợ mong muốn cải thiện khả năng giao tiếp để hòa nhập tốt hơn Cảm giác học hỏi này giúp hai vợ chồng có thêm những tương tác dễ chịu

Điều này tạo ra thách thức chính là sự hấp dẫn ban đầu có thể phai nhạt khi các

vấn đề sâu sắc hơn về bản sắc và giao tiếp ngôn ngữ xuất hiện Người vợ có thể bắt đầu nhận ra rằng mình không thể hoàn toàn hòa nhập chỉ bằng sự tò mò và ngưỡng mộ ban đầu

2 Giai đoạn 2: Giai đoạn vỡ mộng (Crisis Phase)

 Về bản sắc: Đây là thời điểm phụ nữ Việt Nam có thể cảm thấy lạc lõng về chính mình Cô ấy có thể phải đối mặt với sự xung đột giữa các giá trị văn hóa của mình và những chuẩn mực xã hội mới Những thay đổi trong thói quen, phong tục, và thậm chí các nghi thức gia đình có thể khiến cô ấy cảm thấy xa lạ với chính bản thân

 Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ trở thành một rào cản lớn Người vợ có thể cảm thấy bị cô lập hoặc khó khăn trong việc giao tiếp với những người xung quanh, đặc biệt là nếu cô ấy chưa thành thạo ngôn ngữ của chồng Việc không thể diễn đạt đầy đủ cảm xúc và suy nghĩ có thể dẫn đến sự thất vọng

và cô đơn

Điều này tạo ra thách thức chính là sự khác biệt về ngôn ngữ và bản sắc có

thể khiến người vợ cảm thấy không được thấu hiểu, trong khi người chồng

có thể cảm thấy khó khăn khi không thể giúp vợ hòa nhập hoàn toàn với xã hội mới

3 Giai đoạn 3: Giai đoạn hội nhập (Recovery Phase)

 Về bản sắc: Trong giai đoạn này, người vợ sẽ bắt đầu tìm cách hòa hợp các giá trị của mình với những điều mới mẻ mà cô ấy đang trải nghiệm Cô ấy

có thể học cách bảo tồn những yếu tố quan trọng trong nền văn hóa Việt

Ngày đăng: 10/01/2025, 12:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w