1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương nghiên cứu nghiên cứu tiềm năng phát triển mô hình farmstay tại vĩnh phúc

17 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Nghiên Cứu Tiềm Năng Phát Triển Mô Hình Farmstay Tại Vĩnh Phúc
Tác giả Nguyễn Phương Thùy, Đào Thị Ngọc Thương, Nguyễn Thị Hoài Thương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Vũ Phi Công
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Kinh Tế Tài Nguyên Và Môi Trường
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Trong đó có nhiều loại hình có tiềm năng, cơ hội phát triển lớn như du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng … và đặc biệt là du lịch nông thôn.. Du lịch nông thôn là loại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH

FARMSTAY TẠI VĨNH PHÚC

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nguyễn Phương Thùy Đào Thị Ngọc Thương Nguyễn Thị Hoài Thương

Lớp: ĐH11QTKS2

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Vũ Phi Công

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: Nguyễn Phương Thùy

Sinh ngày: 29 tháng 12 năm 2003

Nơi sinh: Ngọc Hội – Chiêm Hóa – Tuyên Quang

Lớp: ĐH11QTKS2 Khóa: ĐH11

Khoa: Khoa kinh tế tài nguyên và môi trường

Địa chỉ liên hệ: 89/172 Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Điện thoại: 0355779010 Email: thuy28016@gmail.com

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến

năm đang học):

* Năm thứ 1:

Ngành học: Quản trị khách sạn – Khoa kinh tế tài nguyên và Môi trường

Kết quả xếp loại học tập: Tốt

* Năm thứ 2:

Ngành học: Quản trị khách sạn – Khoa kinh tế tài nguyên và Môi trường

Kết quả xếp loại học tập: Tốt

Hà Nội, ngày tháng năm

2023

Xác nhận của trường đại học

TL Hiệu trưởng Trưởng phòng KHCN&HTQT

TS Nguyễn Bá Dũng

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Nguyễn Phương Thùy

Trang 3

1 Đặt vấn đề

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang mang đến nhiều hơn những cơ hội trong các ngành kinh tế tiêu dùng như giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và đặc biệt là du lịch Trong báo cáo đầu tư lĩnh vực du lịch năm 2022, Tổ chức du lịch thế giới cho thấy có sự tăng trưởng về lượng khách du lịch toàn cầu đạt 5,3% vào năm 2021

và cao hơn gần gấp 3 lần trong quý đầu tiên của năm 2022 Điều này cho thấy cơ hội, tiềm năng trong ngành được coi là ngành công nghiệp không khói rất lớn Và để có thể tận dụng được cơ hội phát triển này, chính phủ đã ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/05/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững Trong đó có nhiệm vụ

cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bền vững và phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch Điều này càng cho thấy những động thái mạnh mẽ và rõ ràng của chính phủ trong việc đẩy mạnh ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn để có thể tạo đà phát triển các ngành kinh tế khác

Xuất phát từ một nước thuộc nền văn minh lúa nước rực rỡ, Việt Nam đang có nhiều tài nguyên phong phú tạo sức hút đối với khách

du lịch, cũng như tiềm năng để có thể cạnh tranh trên trường quốc

tế Bên cạnh những tài nguyên du lịch truyền thống, Việt Nam còn có những tài nguyên du lịch dựa trên chính lịch sử, tập quán sản xuất dựa trên nền văn minh lúa nước Trong đó có nhiều loại hình có tiềm năng, cơ hội phát triển lớn như du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa,

du lịch cộng đồng … và đặc biệt là du lịch nông thôn

Du lịch nông thôn là loại hình du lịch hướng tới thế mạnh truyền thống trong nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam, đó là dựa trên các khu vực nông thôn, có sự tham gia của con người và hoạt động sản xuất nông nghiệp Loại hình du lịch này có thể mang lại tới du khách nhiều trải nghiệm vốn có trong du lịch như trải nghiệm yên bình, trải nghiệm khám phá, cơ hội tìm hiểu cuộc sống tại địa phương Bên

Trang 4

cạnh đó là các trải nghiệm mang lại cảm giác mới, trong khi các quốc gia có thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ đang tập trung tới hơn 60% dân số thì trải nghiệm về một môi trường nông thôn thực thụ là những trải nghiệm rất mới lạ và nhiều tiềm năng Hơn nữa, thông qua mô hình này, các nhà vườn hoặc những khu vực thuần nông cũng có thể tạo được cơ hội phát triển chính ngành nông nghiệp thông qua sự điều tiết nguồn thu do du lịch mang lại

Tuy nhiên việc phát triển du lịch dựa trên tài nguyên du lịch nông thôn cần có sự đồng bộ, tập trung phân bổ các nguồn lực hợp

lý và có mô hình phù hợp, nếu không sự kết hợp giữa hai ngành kinh

tế này có thể đem lại một số hệ lụy tới cả hai lĩnh vực kinh doanh Điển hình cho nguy cơ này đó là tình trạng phá vỡ cảnh quan dành cho hoạt động nông nghiệp tại Đà Lạt hay dành cho du lịch tại Sa Pa như nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin Song song với

đó là tình trạng rác thải phá vỡ cảnh quan và môi trường canh tác, nuôi trồng tại Ba Vì Do đó cần có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng, xuất phát từ những dịch vụ cơ bản nhất của du lịch là lưu trú, ăn uống và giải trí

Là một mô hình dựa trên mô hình homestay đã khá phát triển và phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên có những cải tiến mạnh mẽ đề phù hợp với chủ đề nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam, mô hình farmstay là một mô hình có sự kết hợp giữa dịch vụ lưu trú, ăn uống

và trải nghiệm Trong đó khách du lịch vừa đóng vai trò là khách hàng, vừa đóng vai trò là một lao động tham gia vào hoạt động nông nghiệp tại địa phương, đã tạo ra một số trải nghiệm mới, đặc biệt phù hợp với đối tượng là gia đình hoặc những người làm vặn phòng tại các thành phố lớn Mô hình farmstay với những đặc thù là bao quát cả các dịch vụ lưu trú, ăn uống, trải nghiệm, đồng thời làm tăng giá trị của nông sản trực tiếp mà không qua trung gian, sẽ là một khởi đầu tốt cho việc tạo dựng các khu du lịch nông nghiệp trong bối cảnh những khu vực này chưa có sự phối hợp tốt giữa các bên liên

Trang 5

quan, đồng thời cũng hoàn toàn kiểm soát được chất lượng dịch vụ, chất lượng nông sản, tạo dựng một mô hình “mắt thấy tai nghe” đối với những trang trại kế cận để tạo tiền đề tốt phát triển mô hình nông nghiệp

Với vị trí là một tình thuộc khu vực trung du phía Đông Bắc, có khoảng cách di chuyển từ các trung tâm công nghiệp như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ và trung tâm văn hóa, kinh tế lớn là

Hà Nội, những vẫn giữ được diện tích nông nghiệp lớn Tỉnh Vĩnh Phúc có thể có đủ điều kiện để đạt được những điều kiện cần thiết nhằm phát triển mô hình này Ngoài ra đã có một số nhà vườn tại đây đang tiên phong trong việc phát triển mô hình farmstay, yếu tố này là yếu tố cơ sở để nhóm có thể thực hiện và mở rộng nghiên cứu của mình

Xuất phát từ những lý do trên nhóm chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển mô hình Farmstay tại Vĩnh Phúc” để có

thể làm rõ được tiềm năng mô hình Farmstay, đồng thời có những đề xuất để doanh nghiệp và chính quyền địa phương có thể phát triển

mô hình này một cách bền vững và hiệu quả

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Tổng quan đề tài nghiên cứu trong nước:

Trong “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam”, Viện

Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) thuộc Tổng cục Du lịch tổng hợp các khái niệm khác nhau về du lịch nông thôn trên thế giới và định nghĩa du lịch nông thôn như sau (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2019): Du lịch nông thôn là loại hình khai thác các vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên nhiên Du lịch nông thôn bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và các công viên công cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyến

đi tham quan danh lam thắng cảnh và thưởng thức cảnh quan nông thôn, và du lịch nông nghiệp.

Trang 6

Tác giả Diệu Nhi (2019) định nghĩa: Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mà trong đó khách du lịch chủ yếu là những người sống ở thành phố tìm tới chốn yên tĩnh để nghỉ ngơi hoặc tìm về kí ức của tuổi thơ, thưởng thức hương vị của đồng quê với những món ẩm thực ngon lạ.

Đỗ Thị Hồng Hải (2019) nghiên cứu về phát triển du lịch nông thôn ở huyện Thường Tín Luận văn Thạc sĩ Việt nam học – Học viện khoa học xã hội Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề Hồng Vân - Thường Tín nâng cao giá trị văn hóa lâu đời, phát triển tạo ra những sản phẩm thủ công đặc trưng để thu hút đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài

Nguyễn Thị Thu Hương (2016), Nghiên cứu “Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên” Luận văn Thạc sĩ Du lịch – Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Nghiên cứu đã đưa ra được các hình thức, hoạt động và các dịch vụ của

du lịch nông thôn; mô hình phát triển du lịch nông thôn kiểu Pháp; kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn của các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và trong nước như bản Ngòi Tu ở Yên Bái, bản Lác ở Hòa Bình; đưa ra được các tiềm năng

và thực trạng để phát triển du lịch nông thôn tại Hưng Yên (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất) Từ đó đưa ra các định hướng (phát triển thị trường du lịch, phát triển sản phẩm), quan điểm và một số giải pháp để phát triển

du lịch nông thôn tại Hưng Yên

Ngô Thị Huyền Trang (2018) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn” Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh Bắc Giang, Việt Nam Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp bằng phiếu hỏi đối với một mẫu ngẫu nhiên gồm 400 người dân sống tại các khu vực nông thôn của tỉnh Bắc Giang Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởn g đến sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn, bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, kiến thức về du lịch, thái độ đối với du lịch, sự hài lòng với dịch vụ du lịch nông thôn và

sự đóng góp của du lịch đến sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương.

Trang 7

Nguyễn Thị Bích Huyền (2012), Nghiên cứu “Nghiên cứ phát triển du lịch nông thôn Ninh Bình” Luận văn tốt nghiệp – Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Nghiên cứu đã đưa ra các điều kiện phát triển cũng như quá trình phát triển du lịch nông thôn trên thế giới và Việt Nam – từ đó đưa ra kình nghiệm phát triển du lịch nông thôn cho Ninh Bình; đề tài đã đưa ra được một số tài nguyên thiên nhiên cũng như điều kiện để phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình; để tài đã thực hiện phân tích và đánh giá khả năng phát triển du lịch nông thôn qua hệ thống bảng hỏi dành cho 3 đối tượng là khách du lịch, công ty lữ hành và người dân địa phương Từ đó đưa ra những mặt mạnh, điểm hạn chế, nguyên nhân khi phát triển

du lịch nông thôn tại Ninh Bình để cuối cùng là đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển tại đây.

Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020” của Mai Thị Ánh Tuyết, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007 Trong đó tác giả nêu lên các thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong thời gian qua

và đề xuất các giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.

Trần Thị Yến Anh (2022) nghiên cứu “Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” Đề tài nghiên cứu đề cập đến hệ thống cơ sở lý luận và

thực tiễn liên quan đến sự phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.

2.2 Tổng quan đề tài nghiên cứu quốc tế

Theo Từ điển Macmillan, farmstay là: “A stay on a farm as a paying guest, giving you experience of life in the country” (Việc ở lại tại một trang trại như một vị khách trả tiền, được trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn) Theo Farmstay Manual (Sổ tay Farmstay) của Học viện Nông nghiệp Bền vững Minnesota, Mỹ (Minnesota Institute for Sustainable Agriculture - MISA) thì: “Farmstay là nơi ở được trả tiền, qua đêm, dành cho khách tại một trang trại đang làm việc hoặc trên đất rừng được quản lý, nơi gia đình nông dân đang tích cực tham gia vào công việc sản xuất”

Trang 8

Nói đến tiềm năng của du lịch Farmstay, Scottie Jones đã nhận định: " Agritourism has the potential to help revitalize rural economies, educate the public about agriculture, and preserve agricultural heritage the extra revenue also helps keep some of these farms afloat" (Du lịch nông nghiệp có tiềm năng giúp hồi sinh nền kinh tế nông thôn, giáo dục công chúng về nông nghiệp và bảo tồn di sản nông nghiệp, doanh thu tăng thêm cũng giúp giữ cho một

số trang trại này tồn tại) (Chafe Z, Honey, M Center, 2005)

Trong công trình “Rural Tourism: An Overview” tác giả Humaira Irshad (2010) định nghĩa du lịch nông thôn là trải nghiệm nông thôn bao gồm một loạt các điểm tham quan và hoạt động diễn ra trong các khu vực nông nghiệp hoặc phi đô thị; các đặc điểm thiết yếu của nó bao gồm không gian rộng mở, mức độ phát triển

du lịch thấp và cơ hội cho du khách trực tiếp trải nghiệm môi trường nông nghiệp

và tự nhiên ở nông thôn.

Trong công trình nghiên cứu “ Rural Tousism: An International Perspective ” của tác giả Katherine Dashper (2011) đã nhấn mạnh xu thế đô thị hóa đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, điều này còn gây thêm áp lực lên nguồn đô thị và cộng đồng và cũng có thể làm trầm trọng thêm sự phân chia ngày càng tăng giữa thành thị và nông thôn về kinh tế - xã hội Du lịch nông thôn cung cấp giải pháp khả thi đến việc mất đi các cơ hội kinh tế và suy giảm dân số đi làm Nó như một cơ hội mang nguồn tiền mới cho các vùng nông thôn, kích thích tăng trưởng, tạo cơ hội việc làm và ngăn chặn sự suy thoái ở nông thôn.

Eid-Ul, Hasan (2016) trong bài báo “Nature-Based Tourism and Revitalization of Rural Communities in Japan: An Ethnographic Case Study of Oyama Town” Bài viết này tìm hiểu những nỗ lực phục hồi cộng đồng thông qua

du lịch dựa vào thiên nhiên ở vùng nông thôn Nhật Bản Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vào cuối những năm 1980 đã mang đến một xu hướng mới là hoài niệm về miền quê và khao khát không gian nông thôn trong du lịch nội địa, đi cùng với quá trình chuyển đổi nhân khẩu học ở nông thôn Nhật Bản.

Trang 9

Trong cuốn "Giới thiệu về Du lịch nông thôn" , Richard và Julia Sharpley (1997) đã đưa ra các khái niệm về du lịch nông thôn, nguồn tài nguyên du lịch, các chiến lược để nhằm quảng bá du lịch nông thôn, từ nghiên cứu các mô hình du lịch nông thôn khác nhau đưa ra các bài học thực tiến để áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Sue, Beeton (2006) trong cuốn “Phát triển cộng đồng từ du lịch” đã hệ

thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng nông thôn,lập kế hoạch cho du lịch cộng đồng tại nông thôn, xúc tiến phát triển du lịch ở nông thôn, phát triển cộng đồng thông qua hoạt động du lịch.

Stephen J.Page , Don Getz (1997) trong cuốn “Thực trạng kinh doanh du lịch nông thôn trên thế giới” đã đề cập các vấn đề văn hóa và kinh doanh trong du

lịch nông thôn Trong đó tác giả trình bày các hoạt động kinh doanh, chiến lược, tài chính, hoạt động marketing cho du lịch nông thôn Ngoài hệ thống cơ sở lý thuyết, còn là 4 những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động tại các quốc gia: Mỹ, Trung Quốc, Canada, Đức, Australia, New Zealand,…

Grey Richards and Dereck Hall (2000) trong cuốn “Du lịch và phát triển cộng đồng” đưa ra những khái niệm, đặc điểm về sự tham gia du lịch của cộng

đồng, phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển cộng đồng, phát triển các doanh nghiệp nhỏ của cộng đồng, các tiêu chuẩn của môi trường và đo lường điểm đến Trong cuốn sách còn đề cập đến các công cụ tiếp thị cho cộng đồng nông thôn và phát triển du lịch Những mô hình và kinh nghiệm thực tiễn để phát triển du lịch cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

E.Wanda George, Heather Mair và Donald G.Reid trong cuốn “Phát triển

du lịch nông thôn: sự biến đổi phong tục tập quán và văn hóa địa phương” trình

bài các nghiên cứu liên quan đến: phát triển du lịch tại vùng nông thôn, vai trò của văn hóa bản địa trong hoạt động du lịch nông thôn, sự thay đổi vùng nông thôn, vai trò của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch Nghiên cứu trực tiếp tác động của du lịch nông thôn và sự thay đổi văn hóa từ các địa phương: Port Stanley (Ontario), Vulcan (Alberta), Canso (Nova Scotia).

Trang 10

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung:

Đánh giá tiềm năng phát triển mô hình Farmstay tại Vĩnh Phúc Qua đó, đề xuất các giải pháp, các định hướng để phát triển mô hình Farmstay tại Vĩnh Phúc cũng như các địa phương khác có điều kiện tương đương

3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về tiềm năng phát triển mô hình

Farmstay

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng của mô hình Farmstay tại Vĩnh Phúc

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, tiềm năng phát triển mô hình Farmstay tại Vĩnh Phúc, góp phần thu hút khách hàng đến với nơi đây nhiều hơn trong tương lai

4 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Phúc

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 10 năm

20023 đến tháng 4 năm 2024 Thu thập số liệu và đánh giá các dữ liệu tại tỉnh Vĩnh Phúc trong khoảng thời gian từ 2019 – 2023

- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình Farmstay tại Vĩnh Phúc

5 Nội dung nghiên cứu:

Nội dung 1: Nghiên cứu khái quát các vấn đề lý luận về tiềm năng phát triển mô hình Farmstay

Nội dung 2: Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển mô hình Farmstay tại Vĩnh Phúc

Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tiềm năng phát triển mô hình Farmstay tại Vĩnh Phúc

6 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Phương pháp khảo sát thực địa

Thực hiện các hoạt động như quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, quay phim, chụp ảnh tại điểm nghiên cứu để thu thập các dữ liệu từ thực

tế, đảm bảo tính xác minh từ dữ liệu; hiểu rõ ngữ cảnh của địa điểm

Ngày đăng: 09/01/2025, 16:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học - Đề cương nghiên cứu nghiên cứu tiềm năng phát triển mô hình farmstay tại vĩnh phúc
Bảng k ế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN