kết quả thực hiện nhiệm vụ và nội dung, tiêu chí đánh giá nhằm phân loại và quản lý công chức cấp xã Sự cần thiết về đánh giá công chức cấp xã được xác định qua vai trò của công tác đán
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Nguyễn Mạnh Hùng
ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI ỦY BẠN NHÂN DÂN
CÁP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC Si QUAN LY KINH TE
Hà Nội - 2017
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày thắng năm 2017
Tac giả luận văn
Nguyễn Mạnh Hùng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện viết Luận văn, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn
về thời gian, thông tin, tư liệu, song được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, các cô trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như các đồng chí trong các sở
ban ngành của Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai mà học viên đã hoàn thành Luận văn: "Đán/: giá công chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai" theo đúng
học viên xin cảm ơn tới Ban
thời gian và yêu cầu Với tình cảm trân trọng nÌ
Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các thầy cô giáo phòng Đào tạo và các
phòng Khoa của nhà trường, đặc biệt Học viên xin cám ơn PGS TS Mai Văn Bưu
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên hoàn thành Luận văn đúng thời gian quy định Cùng các đồng nghiệp công tác tại Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai, Văn phòng UBND
tỉnh Lào Cai đã nhiệt tình thu thập, cung cấp tài liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trong quá trình làm đề tài, bản thân học viên đã cố gắng tìm hiểu tài liệu,
học hỏi kinh nghiệm để tông hợp, đánh giá Tuy nhiên do sự hiễu biết còn hạn chế,
kinh nghiệm thực tế chưa nhiều vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và đọc giả
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày thắng năm 2017
Tac giả luận văn
Nguyễn Mạnh Hùng
Trang 4Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DANH GIÁ CON!
KY HANG NAM THEO QUY TRINH DANH GIA C
1.2.1 Khái niệm đánh giá công chức cấp xã
1.2.2 Sự cần thiết đánh giá công chức cấp xã ` ere |) 1.2.3 Nguyên tắc đánh giá công chức cấp xã a
1.2.4 Quy trình đánh giá công chức cấp xã hàng năm 12
1.2.5 Những yếu tố chính ảnh hưởng đến đánh giá công chức cấp xã I8 1.3 Kinh nghiệm về đánh giá công chức cấp xã và bài học rút ra cho tỉnh
KỲ HÀNG NĂM THEO QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI ỦY
BAN NHAN DAN CAP XA TINH LAO CAL
2.1 Thực trạng công chức cấp xã tỉnh Lào C;
2.1.1 Quá trình phát triển và môi trường công tác của công chức cấp xã tỉnh
2.1.2 Thực trạng về
lượng công chức cấp xã tỉnh Lào Cai 27
Trang 52.1.3 Chất lượng công chức cắp xã tỉnh Lào Cai 30 2.1.4 Kết quả đánh giá công chức cắp xã tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013- 2016.31 2.2 Thực trạng quy trình đánh giá công chức hàng năm tại Ủy ban nhân
2.2.4 Thông báo kết quả đánh giá và lưu trữ hồ sơ ` ~
2.2.5 Sử dụng kết quả đánh giá công chức —“ Ah
iH KY HANG NAM THEO QUY TRINH ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI
3.1 Định hướng hoàn thiện đánh giá công chức định kỳ hàng năm tại Ủy
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức tại Ủy ban nhân dân cắp
3.2.1 Hoàn thiện đối với công chức tự đánh giá 52 3.2.2 Hoàn thiện đối với tập thể đánh giá công chức eS
3.2.3 Hoàn thiện đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, phê
3.2.4 Hoàn thiện đối với thông báo kết quả đánh giá và lưu trữ hồ sơ 56 3.2.5 Hoàn thiện đối với sử dụng kết quả sau đánh giá cesT
Trang 6Hội đồng nhân dân
Thủ tục hành chính : Tài nguyên và Môi trường : Ủy ban nhân dân
Trang 7Bảng 2.5 Tình hình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và triển khai sáng
kiến giải pháp kỹ thuật cấp xã tỉnh Lào Cai năm 2013-2016 revise Si
Bảng 2.6 So sánh kết quả tập thể đánh giá công chức với kết quả phê duyệt, đánh
giá của Chủ tịch UBND cấp xã 22222s2ssSstrrerrrrrrrrrrrrrreerooee.đÔ) Bang 3.1 Kiến nghị áp dụng đánh giá công chức cấp xã tỉnh Lào Cai có sự tham gia
của người dân ở khu vực đô thị - nomena = —
ANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình đánh giá công chức cấp xã theo phương pháp 360°ở Đà Nẵng.21
Hình 2.1.Kết quả đánh giá, xếp loại công chức cấp xã tỉnh Lào Cai từ năm
E0 1= ~ Ô.Ô Ô,ÔỎ 32
Trang 8TÓM TẮT LUẬN VĂN
rất
Việc thực hiện đánh giá, phân loại công chức nói chung là việc làm kh:
nhạy cảm, tác động trực tiếp đến mỗi công chức, trong đó công chức cấp xã hiện tại
có những chế định riêng, có tiêu chuẩn, chức danh cụ thể, được điều chỉnh bằng
nhiều văn bản khác so với công chức cấp huyện trở lên, vì vậy không nên vận dụng các quy định về đánh giá công chức chung chung vào đánh giá công chức cấp xã Kết quả tổng hợp đánh giá xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với công chức cấp xã của Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai từ năm 2014 đến năm 2016 thì số lượng công chức cấp xã được đánh giá xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm 0,31% đến 0,69% trong tổng số công chức được đánh giá, trong khi đó công chức cấp xã được nhận định là khâu yếu nhất trong hệ thống chính trị ở địa phương nhưng lại có
ty
huyện với trung bình là 1,32% trên năm Từ những lý luận và thực tiễn, Tác gid
xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thấp hơn cả công chức cấp tỉnh, cấp
nghiên cứu đã chọn đề tài “Đánh giá công chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên
địa bàn tinh Lào Cai” làm đối tượng nghiên cứu luận văn cao học của mình
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định khung nghiên cứu về đánh giá công chức định kỳ hàng năm tại UBND cấp xã; Phân tích thực trạng đánh giá công chức định kỳ
hàng năm tại UBND cấp xã tỉnh Lào Cai; Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện
đánh giá công chức định kỳ hàng năm tại UBND cấp xã tỉnh Lào Cai
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá công chức định kỳ hàng năm tai Uy ban nhân dân
cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Pham vi nghiên cứu
~ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu công tác đánh giá công chức cấp
xã định kỳ hàng năm theo quy trình đánh giá công chức về nội dung, tiêu chí, phương
pháp, thầm quyền và công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, sử dụng kết quả đánh giá công
chức
~ Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai
~ Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2016
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá công chức cấp xã định kỳ hàng năm
Trang 9ii
theo quy trình đánh giá công chức;
Chương 2: Phân tích thực trạng đánh giá công chức định kỳ hàng năm theo quy trình đánh giá công chức tại UBND cắp xã tỉnh Lào Cai;
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức định kỳ
hàng năm theo quy trình đánh giá công chức tại UBND cấp xã tỉnh Lào Cai
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIA CONG CHUC CAP XA DI
HÀNG NĂM THEO QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG CHÚ
Tại Chương này luận văn đã làm rõ khái niệm về công chức cấp xã xã là
công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Về đặc điểm công chức cấp xã là những người có chức danh cụ thê, gần dân,
sát dân, hiểu dân, triển khai trực tiếp các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến với người dân, gắn bó mật thiết với nhân dân
Khái niệm đánh giá công chức cấp xã là hoạt động đo lường mức độ hoàn
thành nhiệm vụ và sự cống hiến của công chức cấp xã thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ và nội dung, tiêu chí đánh giá nhằm phân loại và quản
lý công chức cấp xã
Sự cần thiết về đánh giá công chức cấp xã được xác định qua vai trò của
công tác đánh giá đối với hai đối tượng đó là công chức được đánh giá và tổ chức quản lý, sử dụng công chức đó Xác định các nguyên tắc trong đánh giá công chức
cấp xã đó là phải căn cứ trên cơ sở những quy định được thê chế hoá trong các văn
bản pháp luật và phải căn cứ vào những nội dung, tiêu chí cụ thể cho từng loại công chức; tuân theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng, công khai, minh bạch; tuân thủ những yêu cầu đối với quy trình đánh giá con người
'Về quy trình đánh giá công chức cấp xã định kỳ hàng năm:
- Công chức tự đánh giá là việc công chức nhìn lại quá trình thực hiện nhiệm
vụ trong năm của mình để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn gặp
phải, những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao nâng lực và hiệu quả thực thi công
Trang 10vụ trong thời gian tới Công chức tự đánh giá dựa trên các nội dung và tiêu chí đánh
giá công chức Trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nội dung đánh
giá, so sánh với các tiêu chí đánh giá theo quy định, công chức tự nhận mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của mình sau đó đề nghị cấp có thâm quyền xem xét, phê duyệt kết quả đánh giá
~ Tập thể đánh giá công chức là việc cơ quan, tô chức họp xem xét, đánh giá
lại kết quả tự đánh giá của công chức theo các nội dung, tiêu chí đánh giá được quy
định với phương pháp cụ thẻ, đi đến kết luận cuối cùng đề đề xuất với cấp có thâm quyền xem xét, đánh giá xép loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức
= Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, phê duyệt kết quả đánh giá
công chức: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là một trong những chủ thể và có vai trò quan trọng tham gia vào quá trình đánh giá, phân xếp loại công chức định kỳ hàng năm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã vừa là thành viên tham gia đánh giá
nhưng lại là người có thảm quyền phê duyệt kết quả đánh giá cuối cùng
~ Thông báo kết quả đánh giá đề cho đối tượng đánh giá được biết mình hoàn
thành nhiệm vụ ở mức độ nào, đây là bước bắt buộc các cơ quan, đơn vị phải thực hiện trong quy trình đánh giá cán bộ, công chức; Lưu trữ hồ sơ đánh giá cán bộ,
công chức là đề theo dõi quá trình phần đấu của mỗi cá nhân từ đó cơ quan, tô chức
có cái nhìn tông quát về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và mức độ
hoàn thành nhiệm vụ để bố trí, sử dụng cán bộ cho hợp lý, hiệu quả
- Việc sử dụng kết quả đánh giá đúng mục đích, hiệu quả là điều hết sức quan trọng Nếu sử dụng kết quả đánh giá không đúng mục đích thì công tác đánh
giá không có vai trò gì trong công tác tổ chức cán bộ, một mặt nó không khuyến khích động viên các công chức phải nỗ lực tư dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, không nỗ lực đề hoàn thành tốt nhiệm vụ, một mặt nó không đủ sức din de những công chức không hoàn thành nhiệm vụ
Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến đánh giá công chức cấp xã: Các yếu tố thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã; Các yếu tố thuộc về công chức cấp xã; Các yếu tổ thuộc về bên ngoài Ủy ban nhân dân cấp xã và công chức cấp xã
Trang 11iv
'Thu thập, phân tích, học hỏi những kinh nghiệm đánh giá công chức cấp xã
của một số tỉnh thành tiêu biểu đề rút ra bài học cho tỉnh Lào Cai trong việc đánh
giá công chức cấp xã định kỳ hàng năm
Chương 2
PHAN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC ĐỊNH KỲ
HÀNG NĂM THEO QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN
NHÂN DÂN CÁP XÃ TỈNH LÀO CAI
Nội dung chương này, tác giả khái quát qua quá trình phát triển và môi trường
công tác của công chức cấp xã tỉnh Lào Cai; Tổng hợp, phân tích thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cầu đội ngũ công chức và kết quả phân xếp loại công chức định
kỳ hàng năm từ năm 2013 đến năm 2016 đối với công chức cấp xã tỉnh Lào Cai Phân
tích Thực trạng quy trình đánh giá công chức hàng năm tại Ủy ban nhân dân cấp xã
tỉnh Lào Cai
- Công chức tự đánh giá:
Đánh giá theo 6 nội dung gồm: đánh giá về việc chấp hành đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tỉnh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ; Thái độ phục vụ nhân dân Phương pháp đánh giá được áp dụng trong khâu này chủ yếu là phương pháp đánh giá thông qua báo cáo, kết quả đánh giá là bản tự nhận xét của bản thân mỗi công chức Sử
dụng tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 18 đến Điều 21 của Nghị định số
56/2015/NĐ-CP, ngày 09/06/2015 của Chính Phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức Các tiêu chí mang tính chất định tính là chủ yếu
- Tập thể đánh giá công chức
Hiên nay 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều triển khai khâu đánh giá thông qua tập thể đơn vị và sử dụng phương pháp bình bầu trong đánh giá Vào tháng 12 hàng năm, tập thể cán bộ, công chức trong Ủy ban nhân dân
Trang 12cấp xã tổ chức cuộc họp dé từng công chức kiểm điểm quá trình công tac trong
năm, tự nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ, sau đó tập thê đóng góp ý kiến, nhận xét từng công chức, nêu lên những ưu điểm, tồn tại hạn ché, bình bầu mức độ hoàn thành nhiệm vụ cho từng cá nhân Phương pháp đánh giá theo ý kiến nhận xét hay
còn gọi là phương pháp bình bầu đánh giá theo kết quả hội đồng họp, kết quả thực
thi công vụ của công chức được đánh giá bởi tập thể đồng nghiệp trong đơn vị Đây
là phương pháp áp dụng phổ biến trong đánh giá công chức cắp xã hiện nay
~ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, phê duyệt kết quả đánh giá
công chức
Sau khi tập thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã họp tham gia góp ý
kiến Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp thì Chủ tịch
UBND hoặc Phó chủ tịch được ủy quyền dựa trên ý kiến tập thể và bản tự nhận xét
của cá nhân công chức đề đưa ra kết luận cuối cùng, xếp loại cho công chức Công
chức được xếp loại theo 4 mức: (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)
- Thông báo kết quá đánh giá và lưu trữ hỗ sơ
Trên cơ sở kết quả cuộc họp của tập thể cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã kết luận ra quyết định xếp loại công chức và thông báo kết quả đánh giá xép
- Sử dụng kết quả đánh giá công chức
Mục đích của việc sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức là yếu
tố quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng của công tác đánh giá Việc sử dụng kết
Trang 13vi
quả đánh giá, xếp loại như thế nào đề tạo động lực cho mỗi cán bộ, công chức phấn
đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là việc làm rất cần thiết Nếu sử dụng khong đúng mục đích hoặc sử dụng không hết chức năng của nó thì sẽ làm giảm vai trò của công tác đánh giá trong toàn bộ quy trình quản lý cán bộ hoặc có tác động tiêu
cực đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
* Điễm mạnh
Thứ nhất: Nội dung đánh giá mang tính phổ thông, dễ hiểu, đã được mẫu hóa
đảm bảo việc đánh giá thống nhất giữa tất cả các công chức, thuận lợi cho các bên
trong công tác đánh giá, phân loại công chức
Thứ hai: Đánh giá công chức cấp xã đã thê hiện tính công khai, minh bạch, dân chủ trong đánh giá
Thứ ba: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch khi được ủy quyền đánh giá và kết luận cuối cùng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với mỗi công chức là đúng thâm quyền và
phù hợp với thực tiễn
Thứ te: Về thông báo công khai minh bạch trong đánh giá cũng là một trong những giải pháp để hạn chế các tiêu cức trong đánh giá như cục bộ, bè phái địa phương hoặc sự
uu ái nào đó của lãnh đạo cắp xã đối với công chức
Thứ năm: Ủy ban nhân dân cấp xã đã sử dụng kết quả đánh giá đề làm cơ sở
cho việc xét các danh diệu thi dua khen thưởng, từ đó làm động lực, khuyến khích
động viên công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cho những năm tiếp theo
* Điểm yếu
Thứ nhất: Với kết quả đánh giá xếp loại hàng năm có dưới 1,5% số công chức
không hoàn thành nhiệm vụ đã không đạt được mục tiêu đánh giá
Thứ hai: Các tiêu chí chỉ tiết thành phần của từng nội dung đánh giá như hiện nay chưa có, các nội dung đánh giá còn rất chung chung, thiếu tiêu chí thể hiện tính
định lượng, không có chỉ số đánh giá cụ thể cho từng nội dung
Thứ ba: Việc lấy ý kiến đánh giá của tập thể có thể xa vào chủ nghĩa hình
thức, dĩ hòa vi quý, “mình bầu người người lại bầu mình”, “anh bầu tôi, tôi cũng
Trang 14vii
bầu lại anh”, “đua nhau cùng tiến” và hệ quả tất yếu là kết quả đánh giá không phản
ánh đúng hiệu quả làm việc thực tế của từng công chức
Thứ tu: Trách nhiệm của người được trao quyền đánh giá công chức cấp xã
cũng chưa được quy định cụ thể, không gắn trách nhiệm đánh giá như một nhiệm vụ
chính trị quan trọng, không có chế tài cụ thể dẫn đến tình trạng thực thi không
nghiêm túc mà không có hình thức xử lý kỷ luật
Thứ năm: Không quy định cụ thể thông báo những nội dung gì nên khi thông
báo cho công chức chỉ thông báo kết quả xếp loại cuối cùng mà thiếu phần nhận xét,
đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của từng nội dung đánh giá để công chức còn sửa chữa, rút kinh nghiệm Thông báo hiện nay cũng chủ yếu trong nội bộ cơ quan, chưa
có nhiều xã, phường, thị trấn thực hiện công khai kết quả đánh giá để mọi người dân
đến giao dịch công việc được biết, giám sát và có thê họ sẽ phản ánh, kiến nghị nếu
thấy chưa hợp lý
Thứ sáu: Sử dụng kết quả đánh giá hiện này chủ yếu để làm cơ sở xét thi dua
khen thưởng hàng năm mà chưa quan tâm sử dụng vào các khâu khác của công tác quản lý, sử dụng cán bộ
* Nguyên nhân điểm yếu
Thứ nhất: Các cấp có thâm quyền đánh giá chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng kết quả đánh giá trong công tác cán bộ, vì vậy thiếu các hướng dẫn
đánh giá đồng bộ, cụ thé
Thứ hai: Tiêu chí đánh giá quy định như điểm h khoản 1 điều 18 rất khó áp
dụng với địa bàn các xã có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn và trình độ cán bộ công chức còn hạn chế như tỉnh Lào Cai
Thứ ba: Ngoài kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức có thê định lượng
được thông qua các sản phẩm đầu ra mà công chức đó đã tham mưu thì các nội dung đánh giá theo quy định hiện hành rất khó để định lượng nếu chúng ta không
chia nhỏ các nội dung đánh giá thành các nội dung thành phần và quy đôi về các điểm số đánh giá
Trang 15viii
Thứ tu: Đánh giá công chức hiện nay dựa quá nhiều vào ý kiến tập thể với
phương pháp bình bầu khó có thể khách quan hoàn toàn, bởi những công chức tham
gia vào quá trình đánh giá đều là những con người cụ thể, có tình cảm, có yêu, ghét
và bị chỉ phối bởi các quan hệ xã hội trong khi đó đặc điểm văn hoá của người Việt: trọng tình cảm, hay nễ nang, xuê xoa, ngại nói thật
Chương 3
ỌT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIEN DANH GIA
HÀNG NĂM THEO QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC
NHÂN DÂN CÁP XÃ TỈNH LÀO CAI
Trong chương này tác giá đã đưa ra định hướng và 06 giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Thứ nhất: Hoàn thiện đối với công chức tự đánh giá
Để công chức dễ dàng thực hiện tự đánh giá, đánh giá đúng với khả năng của mình, hạn chế việc đánh giá qua loa, luôn tự nhận mình hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ trong khi năng lực còn hạn chế và cũng để làm cơ sở cho tập thể cán bộ, công
chức trong UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã đối chiếu khi đánh giá công chức thì cần thiết phải xây dựng Bảng nội dung và tiêu chí đánh giá công chức cấp xã với
thang bảng điểm 100 (Phụ lục số II kèm theo)
Thứ hai: Hoàn thiện đối với tập thê đánh giá công chức
Tập thê khi đánh giá công chức cần phải đổi mới phương pháp đánh giá vì
công tác đánh giá hiện nay dựa quá nhiều vào những lời nhận xét, đánh giá theo cảm tính của mỗi cá nhân mà đặc biệt là ý trí chủ quản của lãnh đạo người được
trao quyền đánh giá kết luận cuối cùng, vì vậy ở đây cần thiết phải đổi mới phương pháp đánh giá, chuyển từ phương pháp bình bầu sang chấm điểm, đánh giá theo tiêu
chí Điểm s
của tập thể chính là điểm trung bình cộng của các thành viên Từ điểm trung bình cộng so sánh với các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để
đưa ra kết luận cuối cùng
Thứ ba: Hoàn thiện đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và phê duyệt kết quả đánh giá công chức
Trang 16người đều hoàn thành tốt nhiệm vụ Khi có trách nhiệm cụ thể thì công tác thanh
tra, kiểm tra mới phát huy được hiệu quả, tạo sự dăn đe cần thiết đối với các chủ thể tham gia đánh giá công chức
Thứ tư: Hoàn thiện đối với thông báo kết quả đánh giá và lưu trữ hồ sơ
Thực hiện niêm yết công khai kết quả đánh giá công chức cấp xã tại trự sở
Ủy ban nhân dân cấp xã để mọi đối tượng đặc biệt là đối với người dân được biết,
giám sát kết quả đánh giá điều này sẽ đảm bảo công tác đánh giá được minh bạch, không quan liêu, phiến diện một chiều trong đánh giá Quy định cụ thê các thành phan tai liệu cần thiết phải lưu trữ trong hồ sơ đánh giá và hồ sơ cán bộ công chức
để các xã, phường, thi tran thực hiện thống nhất
Thứ năm: Hoàn thiện đối với sử dụng kết quả sau đánh giá
Quy định rõ kết quả đánh giá không chỉ dùng đề xét thi đua khen thưởng mà điều quan trọng hơn đó là đề theo dõi quá trình phấn đấu của từng công chức qua đó xem xét quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đề bạt đưa ra ứng cử, bầu cử giữ các chức
vụ chủ chốt trong xã đồng thời dùng đề thực hiện các chế độ chính sách
Trang 17MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đội ngũ công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện
bộ máy chính quyền địa phương Chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã xét đến cùng được quyết định bởi phâm chất, năng lực và hiệu
quả công tác của cán bộ, công chức cấp xã Vì vậy, việc xây dựng lực lượng công
chức cấp xã có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống trong sạch, có
năng lực để thực thi, nhiệm hiệm vụ theo đúng chủ trương của Đảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ
thống chính trị
Công tác cán bộ bao gồm nhiều nội dung với nhiều khâu: Từ khâu tuyển đầu
vào, bố trí sử dụng, đánh giá phân loại, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt, bỗ nhiệm, điều động, luân chuyên, đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác Mỗi nội dung trong công tác cán bộ có một vai trò
khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đánh giá, phân loại kết quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức là một nội dung rất khó va nhay
cảm, tác động lớn đến các bước tiếp theo của công tác tô chức cán bộ
Việc thực hiện đánh giá, phân loại công chức nói chung là việc làm khó, rất
nhạy cảm, tác động trực tiếp đến mỗi công chức, trong đó công chức cấp xã hiện tại
có những chế định riêng, có tiêu chuẩn, chức danh cụ thể, được điều chỉnh bằng
nhiều văn bản khác so với công chức cấp huyện trở lên, vì vậy không nên vận dụng các quy định về đánh giá công chức chung chung vào đánh giá công chức cấp xã;
Kết quả tông hợp đánh giá xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với công chức cấp xã của Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai từ năm 2014 đến năm 2016 thì số lượng công chức cấp xã được đánh giá xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm 0,31% đến 0,69% trong tổng số công chức được đánh giá, trong khi đó công chức cấp xã được nhận định là khâu yếu nhất trong hệ thống chính trị ở địa phương nhưng lại có tỷ lệ xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thấp hơn cả công chức cấp
Trang 18tỉnh, cấp huyện với trung bình là 1,32% trên năm Kết quả xép loại hệ thống chính
trị cơ sở trong sạch, vững mạnh chỉ đạt từ 15% đến 25%; kết quả đánh giá mức độ
hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ hành chính công đạt 67,36% nhưng công chức cấp xã được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên chiếm đa số như vậy là chưa phản ánh đúng bản chất nâng lực, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức cấp xã
Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Đánh giá công chức tại Uy ban
nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai" làm đối tượng nghiên cứu luận văn cao học của mình
2 Tổng quan nghiên cứu
Đến nay, các đề tài nghiên cứu khoa học về đối tượng là cán bộ, công chức có
khá nhiều, song chủ yếu tập trung vào việc đánh giá thực trạng và đi vào nghiên cứu để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức hoặc các nghiên cứu về công tác quản lý cán bộ công chức nói chung; có rất ít đề tài khoa học nghiên cứu riêng về việc đánh giá cán bộ, công chức nói chung và đặc biệt là đối tượng công chức cấp xã nói riêng; cụ thê như: Th.S Nguyễn Thế Vịnh - Vụ chính quyền địa phương - Bộ Nội
vụ làm chủ nhiệm 2 đề tài: Đề tài “xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết
Trung ương Š (khỏa IX)” va đề tài “Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức cơ sở”; Cả 2 nội dung của đề tài này đều không chú trọng
đến việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với công chức cơ sở
Một số Luận văn Thạc sĩ của các tác giả như: Dương Hương Sơn (năm 2004)
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng
Trị hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Lê Thị Lý (năm 2003)
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới”, Đại học quốc gia
Hà Nội, cũng chỉ tập chung đánh giá công tác sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, chế độ chính sách
Tác giả Nguyễn Huy Kiệm - Tạp chí Tổ chức Nhà nước (4/2014) “Thực
trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở” khi
đề cập đến nội dung công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở chủ yếu
Trang 19tập chung vào phân tích, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã thông qua
trình độ đào tạo hay thực hiện các công tác đảo tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân
Hà Nội, Hà Nội Đề tài này tác giả mới nghiên cứu ở phạm vi hẹp về thực trạng quy
trình đánh giá đội ngũ công chức, đánh giá kết quả hoạt động công vụ của công chức; công tác đánh giá trước khi bổ nhiệm công chức và công tác đánh giá định ky
hàng năm đối công chức tại UBND huyện Từ Liêm, từ đó đưa ra một số kiến nghị
để nâng cao công tác đánh giá công chức
- "Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ" của tác giả Đào Thị Thanh Thủy (năm 2015) Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội “Những đóng góp mới của công trình nghiên cứu này là: Xây dựng
cơ sở lý luận về đánh giá công chức gắn với kết quả sản phâm đầu ra của công việc
theo các nội dung chính là chủ thể đánh giá, tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh; Đức rút từ thực tiễn công tác đánh giá công chức theo kết quả thực thỉ công vụ tại
một số quốc gia phát triển trên thế giới nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; Đề xuất mới về việc xây dựng các tiêu
chuẩn công việc và phương pháp đánh giá làm căn cứ cho áp dụng đối với các
nhóm vị trí công chức; đảm bảo các điều kiện trong đánh giá để mang lại tính khách quan, thực chất và đáng tin cậy Tuy nhiên ở công trình nghiên cứu này, tác giả đi
sâu vào nghiên cứu việc đánh giá công chức gắn với sản phẩm đầu ra dùng cho tất
cả các đối tượng là công chức từ cấp huyện trở lên mà chưa đề cập đến đối tượng
công chức cấp xã, một đối tượng đặc thù của hệ thống công chức Việt Nam”
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 20~ Xác định khung nghiên cứu về đánh giá công chức định kỳ hàng năm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
41 Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá công chức định kỳ hàng năm tại Ủy ban nhân dân
cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai (không nghiên cứu đối với đối tượng cán bộ có chức vụ
lãnh đạo, quản lý)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu công tác đánh giá công chức
cấp xã định kỳ hàng năm theo quy trình đánh giá công chức về nội dung, tiêu chí, phương pháp, thẩm quyền và công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, sử dụng kết quả đánh
giá công chức
~ Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai
~ Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
$1 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lựa chọn cách thức tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ Quản lý
nguồn nhân lực chính sách Công, với phương pháp chủ yếu được sử dụng gồm:
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
+ Phương pháp nghiên cứu hệ thống
+ Phương pháp phân tích, tông hợp, thống kê
+ Phương pháp tư duy lo gic
+ Phương pháp chuyên gia
5.2 Các bước nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.1 Các bước nghiên cửa
Bước I: Xây dựng khung lý thuyết về đánh giá công chức cấp xã
Trang 21Bước 2: Thu thập số liệu, khảo sát lấy ý kiến của những người trực tiếp đánh giá công chức cấp xã (chủ tịch UBND cấp xã)
Bước 3: Phân tích, đánh giá, nhận định và đưa ra các kết luận
Bước 4: Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá công chức
tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Lao Cai
đến đánh giá theo quy trình
Ngoài Ủy ban lưu trữ hỗ sơ: Nâng cao hiệu
nhân dân và - qua va năng lực
Trang 22tỉnh Lào Cai Thu thập các thông tin sơ cấp qua việc khảo sát lấy ý kiến của các Trưởng phòng Nội vụ các huyện, thành phố, ý kiến của Chủ tịch UBND cắp xã về việc thực hiện đánh giá công chức cấp xã định kỳ hàng năm với số lượng 100 phiếu Từ các thông tin, số liệu thu thập được sẽ tông hợp, xây dựng các biều đồ,
đồ thị từ đó phân tích, so sánh, đánh giá, nhận định vấn đề
Ngoài ra, Luận văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu, các số liệu thống
kê, các kết quả đã công bố của các cuộc điều tra khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan do các cơ quan trong nước và quốc tế thực hiện
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá công chức cấp xã định kỳ hàng năm
theo quy trình đánh giá công chức;
Chương 2: Phân tích thực trạng đánh giá công chức định kỳ hàng năm theo quy trình đánh giá công chức tại UBND cắp xã tỉnh Lao Cai;
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức định kỳ hàng năm theo quy trình đánh giá công chức tại UBND cấp xã tỉnh Lào Cai.
Trang 23Chuong 1
CO SO LY LUAN VE DANH GIA CONG CHUC CAP XA BINH
KY HANG NAM THEO QUY TRINH DANH GIA CONG CHUC
nhau về công chức Ở mỗi quốc gia, tại mỗi thời điểm lịch sử sẽ có khái niệm cụ
thể Riêng ở Việt Nam, ngày 20 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76/SL về việc ban hành Quy chế công chức Theo đó, công chức được hiểu là "Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều là
công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp do Chính phủ quy định" Sắc lệnh số 76/SL có quan niệm về cán bộ, công chức hẹp, nó chỉ bao gồm những người
làm việc trong các cơ quan Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do khi đó Bộ
máy hành chính Nhà nước chưa hoàn chỉnh
Sau khi đất nước được hòa bình, thống nhất và đôi mới, khái niệm về công chức được thay đổi và có nhiều tiến bộ hơn Tại Điều I, “Nghị định số 169/1990/NĐ-HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
về công chức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch công chức, bậc công chức, được hưởng lương do
ngân sách nhà nước cấp”
Qua nhiều lần chỉnh sửa, bỗ sung, ngày 9/12/2008 Quốc hội ban hành Luật Can
bộ, công chức có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/01/2010 quy định cụ thể hơn về công
chức, phân biệt, giải thích rõ cán bộ, công chức Đối với công chức cấp xã được quy
định tại Khoản 3, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 như sau: “công chức cấp
xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 24thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước” Trên cơ sở Luật cán bộ, công chức, Chính phủ ban hành “Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trắn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” có quy định cụ thể các chức danh công chức tại UBND cấp xã gồm: “Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trắn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch;
'Văn hóa - xã hội” (Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP) [5]
Nhu vay khái niệm về công chức cấp xã ngày nay được áp dụng theo các quy
định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ: “công chức cắp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cắp xã,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước ” Theo đó, công chức cấp xã
là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn theo quy
định của pháp luật gắn với từng vị trí việc làm được xác định cụ thê về số lượng, tên
gọi, chức năng hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ của tô chức bộ máy chính
~ Công chức cấp xã là những người gần dân, sát dân, hiểu dân, triển khai trực tiếp các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến với người dân, gắn bó mật thiết với nhân dân Công chức cấp xã chính là một cầu nói quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Đội ngũ công chức cấp xã là cầu nối
Trang 25trong mối quan hệ giữa nhân dân địa phương với cơ quan nhà nước Mọi nhu cầu,
tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương ở cơ sở được phản ánh thông qua
những yêu cầu, đề xuất, kiến nghị và quá trình thực hiện quyền trong lĩnh vực hành
chính chính trị của họ với công chức cấp xã
~ Phần lớn công chức cấp xã được tuyển dụng là con em tại địa phương nên am hiểu phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất, dễ thấu cảm với người dân Tuy nhiên,
mặt khác công chức cấp xã thường có xu hướng cục bộ bản địa, sẵn sàng bảo vệ lợi ích nhóm mà mình đại diện như lợi ích dòng họ, lợi ích tộc người, thôn cư trú Vì vậy việc chia rẽ đoàn kết nị cơ sở theo nhóm quyền lực, hay hiện tượng kết
bè phái trong công chức ở cấp xã xây ra ở nhiều địa phương; tâm lý “một người làm quan cả họ được nhờ” hay hiện tượng mà dư luận xã hội vẫn đề cập “người quan họ làm quan theo họ” vẫn diễn ra phổ biến [32, tr 3]
- Công chức cấp xã thường có tính ôn định thấp hơn so với công chức ở cấp
trên, hay được phân công các nhiệm vụ kiêm nhiệm, phân công các nhiệm vụ không
đúng với tên chức danh được tuyên dụng Công chức cấp xã là nguồn lực chủ yếu
để bầu giữ các chức danh cán bộ cấp xã, là các đối tượng dễ bị tổn thương nhất
trong công tác cán bộ
~ Về trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng công tác có nhiều chuyên biến tích cực trong những năm qua xong vẫn được xác định là khâu yếu nhất trong hệ thống công chức nhà nước
~ Công chức cấp xã thường có các điều kiện làm việc khó khăn hơn từ địa bàn
công tác, trang thiết bị, tài chính, nguồn nhân lực hỗ trợ
Trang 2610
Theo Jean-Philipe Bourant và Jacque Ziller, Từ điển dịch vụ công và hành chính công [36, tr 432]: “Đánh giá công chức là biện pháp quản lý công chức
thông qua việc kiêm định các chỉ số nói lên sự làm việc, công hiến của công chức”
Thuật ngữ này trong quan lý hành chính nhà nước bị chỉ phối bởi quy định, thể
chế của từng thời kỳ Tuy nhiên trên thực tế khi nói tới đánh giá công chức trong một tô chức là quá trình thu nhận và xử lý thông tin của cấp có thâm quyền để đưa
ra những nhận định về phẩm chắt, năng lực, hiệu quả công tác của công chức, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của công chức nhằm hướng tới việc ra quyết định về quy
hoạch, luân chuyền, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác Là khâu
quan trọng, có ý nghĩa quyết định, ảnh hưởng, tác động đến các khâu khác của công
tác tổ chức cán bộ; đánh giá đúng sẽ là cơ sở để thực hiện có hiệu quả toàn bộ quy trình công tác cán bộ
'Việc đánh giá công chức thường bị chỉ phối một số yếu tố, ảnh hưởng như: Sự
minh bạch hóa vai trò, trách nhiệm mỗi công chức; Hoàn cảnh, điều kiện công tác
nh hưởng tới kết quả công tác của công chức; chất lượng của tô
chức đảng, cấp ủy, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có ý nghĩa
quyết định đối với tính đúng đắn và hiệu quả của đánh giá công chức Vì vậy, đánh giá công chức là việc làm khó, nhậy cảm, do tác động trực tiếp đến lợi ích của từng
cá nhân, hay bị phản kháng nếu kết quả đánh giá không có lợi đối với công chức
Từ những đặc điểm cơ bản trên có thê rút ra khái niệm về đánh giá công chức cấp xã như sau: Đánh giá công chức cấp xã là hoạt động đo lường mức độ hoàn thành nhiệm vụ và sự cống hiến của công chức cấp xã thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ và nội dung, tiêu chí đánh giá nhằm phân loại và quản
lý công chức cấp
1.2.2 Sự cần thiết đánh giá công chức cấp xã
Việc đánh giá, phân xếp loại công chức có vai trò hết sức quan trọng trong
nhiệm, đảo tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiệ
công chức” giúp công chức phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm Nếu
Trang 27Vai trò của đánh giá đồi với cá nhân công chức là
~ Việc đánh giá giúp công chức nhận thức và gắn bó nhiều hơn với công việc
họ đang thực hiện
- Công tác đánh giá định hướng và kích thích công chức nỗ lực hết sức để đạt thành tích cao hơn
~ Đánh giá giúp công chức tự điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm, yếu kém của họ
- Công tác đánh giá công chức cung cấp các số liệu cụ thể cho việc khen thưởng, thăng tiến và kỷ luật
Đối với tổ chức thì vai trò của công tác đánh giá công chức là
~ Cung cấp các thông số về năng lực, trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác
và những thành tích khác trong quá trình thực hiện công vụ của mỗi công chức; có cái nhìn tổng thê về nguồn nhân lực của cơ quan đề thực hiện các chính sách đối với
công chức như là: Quản lý tiền lương, đề bạt công chức, tiếp tục sử dụng hoặc
không sử dụng công chức
- Từ công tác đánh giá công chức để có những đánh giá chung về toàn bộ tổ chức theo những tiêu chí khác nhau
~ Đánh giá nhằm xác định rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất
đạo đức của từng công chức trong cơ quan
- Đánh giá làm căn cứ để “bố trí, sử dụng, bô nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi
dưỡng và thực hiện các chính sách công chức”
1.2.3 Nguyên tắc đánh giá công chức cấp xã
~ Đảm bảo công tác đánh giá công chức cấp xã đúng thâm quyền quy định và người được giao quyền đánh giá phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Trang 2812
- Đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, có so sánh, đánh giá, nhận định, nêu được những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn
đến tồn tại, hạn chế để công chức biết và khắc phụ sửa chữa cho những năm tiếp
theo Đồng thời làm tài liệu để thoi dõi sự phát triển, hoàn thiện năng lực, trình độ của mỗi công chức
- Đánh giá công chức luôn phải đảm bảo nguyên tắc tập chung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và minh bạch Không được nễ nang, trù dập, thiên vị hay có biểu hiện tiêu cực trong đánh giá
- Đối với các trường hop bat khả kháng mà công chức bị đánh giá không,
hoàn thành nhiệm vụ thì được xem xét đánh giá xếp loại cho phù hợp
1.2.4 Quy trình đánh giá công chức cấp xã hàng năm
1.2.4.1 Công chức tự đánh giá
Công chức tự đánh giá là việc công chức nhìn lại quá trình thực hiện nhiệm vụ
trong năm của mình đề đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn gặp phải, những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao nâng lực và hiệu quả thực thi công vụ
trong thời gian tới Công chức tự đánh giá dựa trên các nội dung và tiêu chí đánh giá công chức Trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nội dung đánh giá, so sánh với các tiêu chí đánh giá theo quy định, công chức tự nhận mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của mình sau đó đề nghị cấp có thâm quyền xem xét, phê duyệt kết quả đánh giá Nội dung đánh giá công chức tập chung vào ba thành phần
cơ bản gồm: “Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sóng, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức”
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc: “Công chức
phải rèn luyện, tu dưỡng các đức tính cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư Luôn gương
mẫu chấp hành các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, có lối sống lành mạnh, gần gũi với đồng chí, đồng nghiệp, gắn bó mật thiết với nhân dân Giao tiếp, ứng sử đúng mực, tác phong, lề lối làm việc chuyên nghiệp, có tỉnh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc,
trang phục công sở đúng quy định” Chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định,
Trang 2913
không vi phạm những điều cắm trong Luật cán bộ, công chức
+ Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức: “thể hiện qua kiến
thức được đào tạo - bồi dưỡng và kỹ năng làm việc kết hợp với ý thức trách nhiệm
của mỗi công chức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Các kỹ năng làm việc từ lập kế hoạch, triển khai thực thi nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra và giám sát kết quả, tông hợp, phân tích và báo cáo, tính sáng tạo trong công tác tham mưu, giúp việc cho các lãnh đạo”
+ Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức: “Là thời gian hoàn thành nhiệm vụ với khối lượng công việc có chất lượng chuyên môn đã đạt được so
với quy định hoặc do cấp trên giao Hiện nay khi đánh giá công chức người ta thường gắn với các sản phẩm mà công chức đó đã thực hiện trong năm làm thước
đo chính dé xem xét công chức đó hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nào”
Để xác định được kết quả thực hiện nhiệm vụ ở mức độ nào thì phải có các tiêu chí đánh giá cho từng nội dung đánh giá công chức Thuật ngữ “tiêu chí” ở đây
được hiểu theo nghĩa đề chỉ dấu hiệu đặc trưng đánh giá về phim chat chính trị, đạo
đức, lối sóng, là thước đo cụ thể so sánh giữa kết quả đạt được với những chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao gắn với chức năng, nhiệm vụ của công chức từ đó xem xét, đánh giá, phân xếp loại công chức Các tiêu chí đánh giá có thể mang tính chất định tính hoặc định lượng, tuy nhiên theo xu hướng hiện nay các tiêu chí đánh
giá công chức cần hạn chế định tính tăng tính định lượng để đảm bảo cho công tác đánh giá được khách quan, công bằng
~ Công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nếu đáp ứng đủ các tiêu chí:
+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và tác phong lề lối làm việc: “Chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, không vi phạm pháp luật, không bị xử lý kỷ luật Có tỉnh thần chủ động, sáng tao, tận tụy, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa
trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chóng các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí”
+ Về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức: “Hoàn thành 100%
Trang 3014
nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất”; + “Có sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ
quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thâm quyền công nhận”
~ Công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phải đạt các tiêu chí như đối với các
công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng chưa có nhiều sáng kiến trong giải quyết thực thi công vụ đề làm lợi cho cơ quan, tổ chức
- Công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực nếu thuộc
vào một trong các tiêu chí:
+ “Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch công tác năm; Thực hiện nhiệm vụ được giao còn chậm về tiến độ; Tham mưu
đề xuất giải quyết công việc chưa bảo đảm chất lượng chưa đúng với quy định của pháp luật hoặc đến mức phải đề cấp trên xử lý lại”;
+ “Không có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham
ô, tham nhũng, lăng phí trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ”
- Công chức không hoàn thành nhiệm vụ nều thuộc vào một trong các tiêu chí: + “Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thâm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thâm quyền xử lý theo quy định”;
+ *Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn
vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất”;
+ “Không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ”;
+ “Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc
phục; Gây mắt đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”;
+ “Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm”; + “Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lăng phí bị xử lý kỷ luật”
1.2.4.2 Tập thể đánh giá công chức
Trang 31Thực chất đây là một bước để rà soát, đánh giá, phản biện lại “kết quả tự đánh
giá của công chức nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác hơn trong đánh giá Tập thể dựa trên kết quả rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức trong một năm so sánh với các nội dung, tiêu chí đánh giá để nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu và
kiến nghị mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức
Tập thể đánh giá công chức thông thường dựa trên hai phương pháp đánh giá
chủ yếu sau:
~ Phương pháp chắm điểm, xếp loại theo tiêu chí:
Phương pháp này là việc từng cá nhân trong tập thể nơi công chức đó công tác
thực hiện đánh giá, chấm cho từng nội dung đánh giá công chức dựa trên thang bảng điểm cụ thẻ, có cơ cấu điểm số phù hợp với mức độ quan trọng của từng nội dung đánh giá Điểm trung bình chung của cả tập thể so sánh với các tiêu chí đánh giá xếp loại để đưa ra kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công
chức Phương pháp chấm di loại theo tiêu chí có ưu điểm dễ thực hiện, đảm
bảo tính công bằng, hạn chế ý kiến chủ quan của người lãnh đạo trong đánh giá
Tuy nhiên phương pháp đánh giá này cũng có nhược điểm đó là việc xây dựng thang bảng điểm và tiêu chí đánh giá chung cho tất cả các công chức, không xem
xét đến các yếu tố đặc thù riêng của từng vị trí công tác
~ Phương pháp bình bằu:
Tập thể sẽ họp lại đóng góp ý kiến, nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ; hoặc bỏ phiếu kín Đây là phương pháp áp dụng phổ biến trong đánh giá công chức cấp xã hiện nay “Phương pháp này có ưu điểm là đề cao tính công khai,
dân chủ; kết quả thực thi công vụ của người công chức được nhìn nhận toàn diện từ
nhiều phía; tạo cơ hội cho mỗi công chức được lắng nghe những nhận xét, góp ý'
của đồng nghiệp, từ đó rút kinh nghiệm cho việc thực thi công vụ sau này Tuy
nhiên nó cũng bộc lộ những nhược điểm đó là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
Trang 3216
mỗi cá nhân, nếu mỗi cá nhân không nghiêm túc và trách nhiệm trong đánh giá
đồng chí, đồng nghiệp của mình thì kết quả đánh giá không phản ánh đúng năng lực
của công chức”
1.2.4.3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, phê duyệt kết quả đánh
giá công chức
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là một trong những chủ thể và có vai trò
quan trọng tham gia vào quá trình đánh giá, phân xếp loại công chức định kỳ hàng năm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã vừa là thành viên tham gia đánh giá nhưng
lại là người có thầm quyền phê duyệt kết quả đánh giá cuối cùng
Chủ tịch UBND cấp xã là người giao nhiệm vụ cho công chức, theo dõi, đôn
đốc và phê duyệt kết quả tham mưu của công chức, vì vậy họ là những người hiểu
rõ nhất năng lực, sở trường cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng công chức Nếu Chủ tịch UBND cấp xã thực sự khách quan, công bằng trong đánh giá thì kết quả đánh giá, phân loại công chức sẽ sát với thức tế
Một trong các nguyên tắc đánh giá cán bộ, công chức đó là phải đúng thẩm
quyền, các quyền hạn trong đánh giá được pháp luật quy định và phải thực hiện nghiêm túc Mặt khác đề tránh tình trạng lạm quyền, áp đặt ý trí chủ quan của người đánh giá cần phải có kiểm tra, giám sát sau đánh giá Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã khi thực hiện đánh giá công chức cũng không thể tự đánh giá một cách toàn diện,
đầy đủ về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực, kỹ năng, trình độ và kết quả thực thi công vụ của công chức mà phải tham khảo ý kiến góp ý của nhiều người, đánh giá nhiều chiều thông qua một Hội đồng đánh giá công chức hoặc tap
thể cán bộ, công chức nơi công chức đó công tác
Dé nang cao chat lượng công tác đánh giá, xếp loại công chức cấp xã cần thiết phải gắn trách nhiệm của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác đánh giá
công chức, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, nếu thực hiện
không nghiêm túc, thực hiện không tốt thì bị kiểm điểm trách nhiệm và lấy làm cơ
sở để đánh giá Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã
Khi phê duyệt kết quả đánh giá công chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Trang 3317
cũng căn cứ vào các nội dung, tiêu chí đánh giá công chức, quá trình theo dõi kết
quả thực hiện nhiệm vụ của công chức thuộc quyền quản lý, tham khảo đề xuất của tập thể cán bộ, công chức trong Ủy ban nhân dân cắp xã và các ý kiến góp ý, nhận xét của các bên có liên quan đề đưa ra quyết định đánh giá cuối cùng”
1.2.4.4 Thông báo kết quả đánh giá và lưu trữ hô sơ
~ Thông báo kết quả đánh giá để cho đối tượng đánh giá được biết mình hoàn
tồn tại hạn chế cho thời gian tiếp theo, từ đó giúp công chức ngày càng hoàn thiện
bản thân, nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ Ngày nay nhiều cơ quan, đơn vị ngoài thông báo cho cá nhân được đánh giá còn thực hiện thông báo công
khai kết quả đánh giá cán bộ, công chức bằng nhiều hình thức như niêm yết tại trụ
sở cơ quan, công khai trên công thông tin điện tử để mọi thành phần, đối tượng có thể theo dõi, giám sát và phản biện lại kết quả đánh giá, giúp cho công tác đánh giá
được công khai, minh bạch hơn
~ Lưu trữ hồ sơ đánh giá cán bộ, công chức là để theo dõi quá trình phần đấu của mỗi cá nhân từ đó cơ quan, tô chức có cái nhìn tổng quát về phẩm chất chính trị,
đạo đức lối sống, năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ đề bố trí, sử dụng cán
bộ cho hợp lý, hiệu quả Ngoài ra lưu trữ còn để phục vụ cho công tác thanh tra,
kiểm tra hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác đánh giá cán bộ, công
chức Tuy nhiên lưu trữ với thành phần tài liệu nào, lưu trữ nội dung gì thì phải
được quy định cụ thể, rõ ràng, tạo sự thống nhất trong hồ sơ lưu trữ
1.2.4.5 Sử dụng kết quả đánh giá công chức
Mục đích cuối cùng của công tác đánh giá công chức là đề “xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, tác phòng lề lối làm
việc chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
\g bước nâng cao chất lượng thực thi công vụ của công chức, cống hiện và
Trang 3418
phục vụ người dân tốt hơn, vì vậy việc sử dụng kết quả đánh giá đúng mục đích, hiệu quả là điều hết sức quan trọng” Nếu sử dụng kết quả đánh giá không đúng mục đích
thì công tác đánh giá không có vai trò gì trong công tác tổ chức cán bộ, một mặt nó
không khuyến khích động viên các công chức phải nỗ lực tư dưỡng phẩm chất chính
trị, đạo đức lối sống, không nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ, một mặt nó không đủ sức dăn đe những công chức không hoàn thành nhiệm vụ
Kết quả đánh giá công chức gần như được sử dụng hầu hết trong các khâu của
công tác tô chức cán bộ từ bố trí sử dụng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, đề bạt bổ nhiệm, miễn nhiệm cho đến xét khen thưởng, thực hiện chế độ chính sách và ngày nay nó còn là một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách tỉnh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức
1.2.5 Những yếu tố chính ảnh hưởng đến đánh giá công chức cấp xã 1.2.5.1 Các yếu tổ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã
~ Thái độ và sự hiểu biết của cán bộ lãnh đạo cấp xã trong công tác đánh giá
công chức cấp xã Nếu cán bộ lãnh đạo hiểu đúng, hiểu đủ, đánh giá đúng vai trò và
tầm quan trọng của công tác đánh giá công chức thì địa phương đó sẽ thực hiện
nghiêm túc công tác đánh giá, kết quả đánh giá xếp loại sẽ chính xác hơn, ngược lại
sẽ triển khai thực hiện đánh giá theo hình thức, qua loa và rất có thể mang nặng ý
kiến chủ quan của người lãnh đạo, quản lý
~ Khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở, vật chất đẻ công chức cấp xã thực
thi nhiệm vụ: Trong thực thi nhiệm vụ công chức phải được đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất như phòng làm việ
máy tính, bàn làm việc, tủ đựng
hồ sơ, tài liệu, tài chính Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu tối thiêu về cơ sở, vật chất
thì công chức đó rất khó để thực thi công vụ, chất lượng công tác chuyên môn
không cao, có trường hợp không thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao
~ Môi trường làm việc và các mối quan hệ công tác trong_UBND cấp xã cũng, rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, chất lượng công tác chuyên môn, thái độ và hành vi ứng sử của công chức Nếu làm việc trong môi trường tốt, có nhiều người giỏi, mối quan hệ với đồng chí, đồng nghiệp hài hòa thì kết quả thực
Trang 3519
hiện nhiệm vụ của công chức cũng sẽ tốt hơn so với những nơi khác
1.2.5.2 Các yếu tố thuộc về công chức cắp xã
~ Trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường công tác: Nếu bố trí đúng năng lực
và sở trường thì công chức đó mới phát huy được hết khả năng của mình làm cho hiệu quả công việc tốt hơn Trong thực tiễn thì năng lực, sở trường công tác còn quan trọng hơn cả trình độ chuyên môn được đảo tạo
- Vị trí công tác và các tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của vị trí công tác
được giao đảm nhiệm: Mỗi vị trí công tác nhất là công chức cấp xã có các chức
danh chuyên môn rất cụ thể với tiêu chuẩn và nhiệm vụ rõ ràng, do vậy khi đánh giá công chức phải căn cứ vào từng vị trí để đánh giá, tránh sự cào bằng, thiên vị Mặt khác công chức xã thường được phân công rất nhiều những nhiệm vụ kiêm nhiệm, ngoài chức năng theo quy định, vì vậy người đánh giá công chức phải rất chú ý đến
vấn đề này đề có điềm thưởng hoặc ưu tiên trong đánh giá
- Kinh nghiệm công tác: Những công chức có kinh nghiệm công tác thông thường sẽ làm việc hiệu quả cao hơn, được giao với khối lượng công việc lớn hơn
so với người chưa có kinh nghiệm Trong thực tiễn thì người có kinh nghiệm công tác thường được đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cao hơn, tuy nhiên cũng có trường hợp công chức làm việc lâu năm khi thực thi công vụ theo “chủ nghĩa kinh
nghiệm” nên cứng nhắc, thiếu sáng tạo dẫn đến chất lượng công việc không cao và
như vậy khi đánh giá năng lực của công chức chỉ nhìn vào kinh nghiệm thì cũng chưa hoàn toàn chính xác
- Ý thức trách nhiệm, thái độ với công việc và thái độ phục vụ nhân dân của công chức cấp xã: Đây là một trong những nội dung, tiêu chí quan trọng để đánh giá công chức Những công chức làm việc có trách nhiệm, có lương tâm với nghề nghiệp, luôn ý thức là “công bộc của nhân dân”, sẵn sàng phục vụ người dân thì
công chức đó mới có nhiều động lực đề làm phần đấu đề hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao
1.2.5.3 Các yếu tố thuộc về bên ngoài Ủy ban nhân dân cắp xã và công chức cấp xã
- Các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, công tác đánh giá cán
Trang 3620
bộ, công chức: Các quy định càng cụ thể, rõ ràng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ quan, đơn vị khi thực hiện công tác đánh giá đồng thời nó gắn được trách
nhiệm của người có thẩm quyền trong đánh giá, làm cho công tác đánh giá được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc với hiệu quả cao hơn
~ Vai trò trách nhiệm và việc triển khai hướng dẫn công tác đánh giá công chức
cấp xã của cơ quan có thâm quyền: Công tác hướng dẫn rất quan trọng, nếu không
thực hiện nghiêm túc thì rất khó khăn để các cơ quan, đơn vị thực hiện hoặc chất lượng công tác đánh giá công chức không cao
- Điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, yếu tố vùng miền nơi mà công, chức cấp xã công tác: Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công
việc của công chức Mặt khác nó cũng tác động đến các chủ thẻ đánh giá, với những
vùng có điều kiện kinh tế, xã hội cao thường có yêu cầu cao hơn đối với công chức
vì vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ thì công chức đó phải nỗ lực có gắng nhiều hơn
1.3 Kinh nghiệm về đánh giá công chức cấp xã và bài học rút ra cho tỉnh
Lào Cai
1.3.1 Kinh nghiệm đánh giá công chức cấp xã tại một số tỉnh, thành phố
Công tác đánh giá công chức là việc làm rất khó đặc biệt là đối với đối tượng công chức cấp xã, do đây là đối tượng rất đặc thù trong khi các hướng dẫn về đánh giá, xếp loại đối tượng này rất thiếu và không cụ thể Các hướng dẫn về đánh giá công chức cấp
xã của Chính phủ, của Bộ Nội vụ chủ yếu vận dùng từ các quy định đánh giá công chức
từ cấp huyện trở lên, trong khi các tỉnh, thành phố thường không quan tâm đúng mức đến công tác đánh giá công chức cấp xã dẫn đến chất lượng đánh giá công chức cấp xã không cao, thường dễ dãi, cảm tính và là khâu yếu nhất trong công tác tô chức cán bộ của các địa phương Tuy nhiên cũng có những địa phương đã triển khai rất tốt công tác đánh giá công chức cấp xã, các địa phường này đã có những quy định riêng về đánh giá, phân loại công chức cấp xã như thành phố Đà Năng, tinh Quảng Ninh, thành phố Hà Nội
Trang 37sắc nhiệm vụ, từ 80 đến 85 điểm là hoàn thành nhiệm vụ; ở thang
điểm từ 70 đến 80 hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực Dưới 70 điểm, công chức chưa hoàn thành nhiệm vụ” “Kết quả cuối cùng do chủ tịch UBND phường, xã xem xét quyết định và thông báo đến công chức Số điểm của
công chức là cơ sở để thực hiện nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, thôi việc” Kết quả đánh giá giá theo mô hình 360° được các chuyên gia nhận định sẽ
khách quan, qua đánh giá từ nhiều chủ thể trực tiếp có được thông tin về công chức
sẽ cho ra kết quả giúp nhà quản lý biết được ai nhiệt tình, có năng lực làm việc
Để thực hiện được công việc đánh giá thì Ủy ban nhân dân thành phó Đà Ning
đã xây dựng bộ tiêu chí và thang điểm đánh giá
Trang 38B "Quy định, nội quy, quy chế của cơ
quan, đơn vị; chính sách, pháp luật 15 điểm
của Nhà nước”
C “Thái độ, trách nhiệm với công
việc, tổ chức, công dân, đồng nghiệp 25 điểm
và cơ quan, đơn vị”
Cách thức tính điêm như sau:
+ Tự đánh giá (đánh giá tất cả các tiêu chí A, B, C) x hệ số 1
+ Chủ tịch hoặc phó chủ tịch trực tiếp phụ trách đánh giá (đánh giá tất cả các
tiêu chí A, B, C) x hệ số 2
+ Các công chức trong Ủy ban nhân dân còn lại đánh giá (đánh giá tiêu chí B,
€) x hệ số 1
Điểm trung bình nhóm tiêu chi A
Kết quả đánh giá =_ | + Điểm Trung bình nhóm tiéu chi B
+ Điểm trung bình nhóm tiêu chí C
Theo kinh nghiệm tông kết của thành phó Đà Nẵng năm 2015 thì với các quy
định cụ thể này đã giúp cho UBND thành phố đánh giá chính xác hơn kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức cấp xã, phân loại được các đối tượng yếu kém, hạn
chế về năng lực, số công chức cấp xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ đạt 46% đến
52% (từ các năm 2014 đến 2016), trong khi đó số công chức không hoàn thành
nhiệm vụ đã chiếm trên 10% (những năm trước con số này thường dưới 3%) từ đó
có cơ sở thực hiện các công tác tổ chức cán bộ tiếp theo [22] Tuy nhiên quy định
đánh giá công chức của thành phố Đà Nẵng thiếu các ý kiến nhận xét, đánh giá của
cơ quan chuyên môn cấp trên và đối với công chức Chỉ huy trưởng quân sự, Trưởng
công an chưa thuộc đối tượng đánh giá tại quy định này Việc đánh giá của thành
phố Đà Nẵng cũng có nhiều thuận lợi hơn các tỉnh, thành khác do điều kiện kinh tế
Trang 3923
xã hội phát triển, chất lượng công chức cấp xã rất đồng đều, nhận thức của các cấp,
các ngành về công tác đánh giá công chức rất cao và trách nhiệm
- Thứ hai, Đà Nẵng đang trong quá trình thí điểm thực hiện đánh giá năng lực
công chức bộ phận một cửa các xã, phường, thị trấn trên địa bàn một số quan qua phiếu điều tra trực tiếp với người dân khi họ đến thực hiện thủ tục hành chính dựa trên kết quả thực hiện công việc của công chức với hình thức phiếu khảo sát trực tiếp bằng phiếu điều tra Với hình thức đánh giá qua phiếu khảo sát trực tiếp, nội dung đánh giá chủ yếu dựa trên tác phong, thái độ làm việc kỹ năng giao tiếp, tốc
độ xử lý công việc, phương pháp làm việc Người dân sẽ đánh giá sự am hiểu chuyên môn nghiệp vụ của công chức đó và ghỉ vào phiếu khảo sát, sau đó cho vào
thùng phiếu làm kết quả phục vụ cho hoạt động giám sát năng lực công chức, thi
đua khen thưởng hàng năm
1.3.1.2 Kinh nghiệm thành phó Hà Nội
Tính đến trước năm 2012 thành phố Hà nội chưa áp dụng đánh giá công chức thông qua người dân, tổ chức, doanh nghiệp đến giao dịch hành chính như Đà
Ning, Thành phó Hồ Chí Minh Tuy nhiên Hà Nội đã đề cao việc đánh giá tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của công chức khối xã, phường, thị trấn trong tiêu chí
đánh giá công chức hàng năm Theo đó, công chức sẽ bị trừ điểm nếu bị dân phản ánh, điểm cho nhóm tiêu chí thái độ, trách nhiệm dối với công việc, tổ chức, công
dân và đồng nghiệp áp dụng cho công chức khối phường, xã (30 điểm) cao hơn khối
sở, ngành, quận, huyện (20 điểm) Quan điểm của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội
phường, xã, thị trắn là cấp trực tiếp đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Dang
và Nhà nước đến người dân công chức tiếp xúc trực tiếp với tô chức, công dân
nhiều hơn Do vậy tiêu chí thái độ
Đến 6/2012, Hà Nội bắt đầu thí đi
xúc, phục vụ nhân dân được đặt nặng hơn
để người dân, doanh nghiệp “xếp hạng”
Trang 4024
huyện, thị xã với 50 xã, phường, thị trấn [32, tr 4]
Nội dung của điều tra xã hội học liên quan đến đánh giá công chức cấp xã bao
gồm: (tinh thần, trách nhiệm, thái độ phục vụ; trình độ của đội ngũ công chức tại
các bộ phận một cửa ) Kết quả cuộc điều tra cho thấy người dân ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực CCHC của chính quyền Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng chỉ
ra nhiều vấn đề rất đáng suy nghĩ: Trong nội dung nhận xét về đội ngũ công chức
tại các bộ phận một cửa các xã, phường, chỉ có 52,4% công dân cho rằng công chức nhiệt tình, trách nhiệm khi làm việc, 41,2% công dân đánh giá mức bình thường và
5,5% công dân đưa ra ý kiến công chức còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công việc Ở nội dung đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng phục vụ của công chức
sau khi thực hiện các thủ tục hành chính, cũng chỉ có 53,3% người được hỏi bay tỏ
sự hài lòng, 36,8% bình thường và có 9,9% người được hỏi không hài lòng Qua
đó, thành phố đang tiếp tục xây dựng lộ trình đề tiến tới áp dụng đánh giá công chức
bộ phận một cửa, công chức chuyên trách giải quyết thủ tục hành chính cấp xã
thông qua người dân, doanh nghiệp [32, tr 4-5]
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai về đánh giá công chức cấp xã
Từ thực tiễn công tác đánh giá công chức cấp xã của tỉnh Lào Cai, kinh
nghiệm đánh giá công chức cấp xã của một số địa phương tiêu biểu, tác giả thấy tỉnh Lào Cai cần rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau về công tác đánh giá công chức cấp xã đề đạt hiệu lực và hiệu quả cao:
~ Kết quả đánh giá, phân loại công chức phải đảm bảo đạt được đầy đủ các yếu
tố như sau
+ Nêu cao vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong đánh giá công
chức cấp xã; Kết quả đánh giả phải làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cũng như năng lực, tác phong, lề lối làm việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học, công bằng, phản ánh đúng với năng lực
và phẩm chat của công chức, đánh giá nhiều chiều, đánh giá theo cả quá trình công tác, xem xét đến các yếu tố đặc thù của từng vị trí công tác cũng như lịch sử kết quả
thực hiện nhiệm vụ của công chức qua các năm;