Có giá trị và ý nghĩa sâu sắc, viết này sẽ đi sâu vào các khía cạnh sau: khái niệm và phân loại thần thoại cũng như giấc mơ của người nguyên thủy gắn liền với những câu chuyện thần kỳ, t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM HA NỘI 2
BÀI TẬP LỚN HOC PHAN VAN HOC DAN GIAN
Họ và tên: Hoàng Thị Xuân Quỳnh
Mã sinh viên: 247140201117 Lớp: KS0C-GDMN
Trang 2DE BAI
Viết bài luận trình bày hiểu biết của anh/ chị về những van dé sau:
- Khái niệm về thể loại thần thoại (Định nghĩa, cơ sở hình thành, phân loại)
- Ước mơ của người nguyên thuỷ gửi găm trong thần thoại
- Y nghĩa của thân thoại dõi với cuộc sông con người thời hiện đại
BÀI LÀM
“Câu chuyện là thứ giúp con người sống sót” - Karen Armstrong, nhà nghiên cứu tôn gido va thần thoại Quả thực, từ xa xưa, thần thoại đã là một phần quan trọng trong cuộc sống của trẻ em, giúp chúng hiểu biết về thế giới xung quanh và tìm ra ý nehĩa cuộc sống, truyền tải những câu chuyện huyền thoại nảy từ thế hệ này sang thế
hệ khác Từ nền văn minh Hy Lạp đến Ân Độ, Ai Cập và các nền văn hóa khác, thần
thoại không chỉ giúp người cô đại giải thích những hiện tượng tự nhiên mà họ chưa hiểu mà còn truyền tải những ước mơ, mong muôn của người nguyên thủy Đặc biệt trong xã hội hiện đại, thần thoại vẫn còn được lưu giữ Có giá trị và ý nghĩa sâu sắc,
viết này sẽ đi sâu vào các khía cạnh sau: khái niệm và phân loại thần thoại cũng như
giấc mơ của người nguyên thủy gắn liền với những câu chuyện thần kỳ, thần thoại, vả
cuối cùng là ý nghĩa của thần thoại đối với đời sống hiện đại
Nói đến thần thoại là nói đến tư duy lãng mạn, mơ mộng của nhân loại Điều này là sự tương ứng đặc biệt giữa tên gọi Mythologie với những câu chuyện đậm chathoang duong Tuy nhién, yeu tô hoang đường là đặc điểm chung của nhiều thể loạitruyện kế dan gian Về khái niệm “thân thoại”, đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau trong g1ới nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu của mình, Lại Nguyên Ân đưa ra cách hiểu về thần thoại như sau: "Sáng tạo của trí tưởng tượng tập thê toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thê có linh hồn mà
dù là quái tượng, phi thường đến mấy cũng vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ
và tin là hoản toàn có thực Mặc dù thần thoại tồn tại như những truyện kê về thế gian,
nhưng thần thoại không phải là một thé loại ngôn tir ma 1a những ý niệm và biểu tượng
nhất định về thế giới Cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kẻ,
mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức khác: trong hành động (nghi lễ, lễ thức, ran cam), trong các bài ca, điệu nhảy Đặc trưng của thần thoại thê hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, ở đó thần thoại là cái tương đương với "văn hóa tỉnh thần" và "khoa học" của xã hội cận hiện đại Trong đời sống các cộng đồng nguyên thủy, thần thoại là cả một hệ thống, con người nguyên thủy trí giác và mô tả thế giới bằng các biểu tượng
1
Trang 3của hệ thông ấy Than thoại là ý thức nguyên hợp của xã hội nguyên thủy Về sau, thần thoại phân chia thành các hình thái ý thức xã hội như tôn giáo, nghệ thuật, văn học, khoa học, tư tưởng chính trị thì các hình thái ấy vẫn bảo lưu trong chúng hàng loạt
mô hình thần thoại, được chế biến lại để đưa vào cấu trúc mới, thần thoại có cuộc sống thứ hai"
Như vậy khái niệm thần thoại ở đây được hiếu là một hình thức tư duy, tồn tại phô biển trong cộng đồng nguyên thủy, nhờ lối tư duy này mà người nguyên thủy tr1 giác về thế giới và con người Đó là lỗi tư duy thần thoại, được ¡n dấu trong các hình thái ý thức xã hội Văn học dan gian cô đại là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, ở đó phản ánh rõ nét hình thức tư duy thần thoại
Người ta biết tới Mác không chỉ với tư cách là một nhà tư tưởng lỗi lạc, mả còn
là một người có những nhận định hết sức tính tường về thần thoại Quá trình nghiên
cứu thần thoại của Mác gắn liền với những tri thức triết học Ông cho rằng "Thần thoại
nao cùng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng, tượng và bằng trí tưởng tượng Tiền đề của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp, tức là tự nhiên và ban thân hình thái xã hội đã được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật và vô ý thức Không thể nảo hiểu đúng được thần thoại nếu tách nó ra khỏi xã hội nguyên thủy, nơi mà nhu cầu lí giải, chính phục tự nhiên và
xã hội của connpười thời cô đại gắn liền với thế giới quan thần linh hay cũng gọi là thế giới quan thần thoại Dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chính phục thế giới, người neuyên thủy đã tạo ra thần thoại và thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn p1áo của người nguyên thủy" Quan điểm của Mác đã gắn việc lí giải thần thoại với việc lí giải các vấn để của xã hội nguyên thủy Thần thoại không đơn thuần là một thế loại văn học mà tổn tại trong nó rất nhiều tri thức tổng hợp, đa dạng, nó là một kiểu tư duy tồn tại phô biến ở nhiều loại hình nghệ thuật cũng như trong cuộc sông của người xưa Một trong những tài liệu nghiên cứu mang tính chất
mở đường về thần thoại là cuốn Lược khảo về thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đồng Chi Trong tài liệu này, ông đã định nghĩa thần thoại như sau: "Thần thoại là một truyện cô tích Trong các truyện cô tích có thê chia làm hai thứ: một thứ nội dung hoàn toàn nói về người hoặc về vật mà ta có thể sọt là nhân thoại, vật thoại, trone đó không
có sức thần phép tiên len vào; một thứ trái lại, bao hàm ít nhiều chất hoang đường quái
đản Thân thoại thuộc về thứ sau" Cách hiểu trên đây của Nguyễn Đồng Chi đã cho
ranh gidi gitra thần thoại và một số thê loại khác (đặc biệt là với truyền thuyết, cô tích)
là khá mong manh, do đó có những tác phẩm được xếp vào nhiều thể loại Thứ hai, cách thức phản ánh của than thoại và cổ tích có những nét hết sức giống nhau, từ đó dẫn tới việc phân loại và nphiên cứu thần thoại gap nhiều rắc rối
Một trone những nhà nghiên cứu văn học dân gian có uy tín là Chu Xuân Diễn
đã đưa ra cách hiểu về thần thoại như sau: "Thân thoại là tập hợp những truyện kế dân
gian về các vị thần, những nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cô về nguồn gốc của thê giới và của đời sống con người" Cách hiểu nảy đã chỉ ra 3 đặc điểm quan trọng nhất của thần thoại: thần thoại là tập
2
Trang 4hợp những truyện kế (tức là có số lượng lớn tạo nên một thế loại độc lập); đối tượng phản ánh của thần thoại là các vị thần, những nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa; nội dung của thân thoại phản ánh quan niệm của người thời cỗ về nguồn sốc của thế giới và của đời song con người Có thê khắng định răng đây là cách hiểu khá chính xác và toàn diện về thần thoại, xứng đáng là cơ sở để người nghiên cứu có những xem xét, đánh giá đúng đắn về thần thoại Với cách hiểu này, Chu Xuân Diên
đã khẳng định sự tồn tại của thể loại thần thoại trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam
Khái niệm thân thoại, chúng ta còn bắt gặp trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Dinh Gia Khanh lam chủ biên: "Thần thoại là hiện tượng văn hóa tinh thần ra đời từ khá sớm Theo qui luật phô biến, thần thoại chủ yếu ra đời trong xã hội cộng đồng nguyên thủy, vào những thời kì xa xưa của các xã hội trước khi có giai cấp Thần thoại phản ánh một cách kì diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc đấu tranh thiên nhiên, sinh hoạt xã hội và tư duy xã hội ở các tộc người anh em từ thời cô sơ",
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán làm
chủ biên) đưa ra khái niệm thần thoại như sau:"Thần thoại còn gol la huyén thoai La thé loai truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện ké dân gian cac dân tộc Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất kỳ bí, siêu nhiên đo con người thời nguyên thủy sáng tạo ra dé phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vận vật có linh hồn (hay thế gidi quan than linh) cua ho" Theo quan diém nay ta co thé thay khái niệm thần thoại được nhìn nhận một cách đầy đủ và cụ thé hon, bao gom cac yếu tố: định danh thẻ loại, thời gian ra doi, đối tượng phản ánh, nội dung phản ánh va cách thức phản ánh Khái niệm trên p1úp cho người nghiên cứu
có thê nhìn nhận tương đối chính xác một tác phâm thần thoại
Từ những cách hiểu trên đây ta có thê rút ra một cách hiểu chung nhất về thần thoại: Thân thoại là một thê loại của văn học dân gian kế về các vị thân, các anh hùng, những người sáng tạo văn hóa, phản ảnh lịch sử và xã hội của người xua theo một phương thức riêng (phương thức thân thoại)
Nhìn chung khái niệm thần thoại là một vấn đề hết sức phức tạp, hầu như mỗi nhà
nghiên cứu muốn đưa ra một quan niệm của riêng mình Nhưng cho dù có sự khác nhau thì họ cũng có những điểm chung nhất định khiến chúng ta có thể đưa ra cách
hiểu chung nhất về thần thoại để từ đó có thể siúp nhìn nhận thê loại nảy một cách tương đối cụ thể và chính xác Tuy vậy việc mở rộng nội hàm khái niệm thần thoại thành huyền thoại hay cách hiểu chưa rạch ròi giữa thần thoại và truyền thuyết, thần thoại với cô tích, hoặc cho thần thoại là tiền văn học chứ chưa phải là văn học, cũng
đem lại những phức tạp không thể tránh khỏi cho những ai nghiên cứu thần thoại
Cũng như vạn vật nói chung, con người cần đến các yêu tố có sẵn trong tự nhiên (không khí, đất đai, sinh vật ) đề tồn tại và phát triển Cùng với sự phát triển chung của vạn vật, con người dần tách mình ra khỏi thế giới động vật dé trở thành một sinh vật đặc biệt (sử dụng tư duy, ngôn ngữ và lao động để sinh tồn) Trong buôi đầu hình thành và phát triển, con người phải đối diện với muôn vàn gian khó từ thiên nhiên, đó
3
Trang 5là các hiện tượng thiên nhiên: mưa, 216, sắm, chớp, mặt đất, bầu trời, sự hoang vụ nguyên thủy Cho dù tách mình ra khỏi thế giới động vật nhưng người nguyên thuỷ chưa tách mình ra khỏi môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh, con người còn phụ
thuộc chặt chẽ vào tự nhiên "Ty nhiên là lực lượng vừa to lớn, vừa bí ân, luôn mang
những tai họa bất ngờ đô ập xuống cuộc sống của con người và xóa đi tất cả" Với tư duy thô sơ, non nớt, người nguyên thủy chưa thế nào lí giải một cách khoa học và lôpIc các hiện tượng tự nhiên ay Ho cho rang có một thế lực siêu nhiên, thần thánh đang chi phối các hiện tượng thiên nhiên ấy cũng như chỉ phối cuộc sống của họ Cùng với thời gian, người nguyên thủy đã phát hiện ra một số qui luật của thiên nhiên (ngày đêm, sáng tối, van vật luân chuyên theo mùa ) Người nguyên thủy có khát vọng lí giải tất cả các vấn đề đó và họ bắt đầu hình dung, trí giác về thiên nhiên bằng tư duy
chất phác của mình Họ cho rằng muôn vật đều có linh hồn như con người, trong đó có
một loại lực lượng siêu việt hơn con người có khả năng làm ra những hiện tượng bí an của thiên nhiên kia, người ta gọi chung lực lượng đó là thần Trí tưởng tượng của con người nhảo nặn các hỉnh ảnh trước mắt tạo ra thé giới thần và những mâu chuyện về các vị thần được kế từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác, tạo nên
những câu chuyện thần thoại đến ngày nay Và như vậy hình ảnh thần linh chính là sợi
dây nỗi giữa tư duy của con người với hiện thực
Một điều chắc chắn là thần thoại chỉ ra đời trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của loài
logic thi than thoại chưa thê ra đời Lao động, tư duy và ngôn ngữ đã siúp con người tô
chức cuộc sống của mình theo hướng mới, con người từ chỗ tìm nơi trú ngụ trong hang
đá, dần dần đã biết dựng nhà để ở; từ chỗ sống tập hợp thành bây đàn, tiến dần đến một xã hội có tổ chức chặt chẽ Cuộc sống ngày cảng đa dạng phức tạp, những vấn đề mới luôn nay sinh và đòi hỏi con người phải có câu trả lời hoặc chí ít cùng là những suy đoán, luận ø1ảI: con người từ đâu sinh ra, tại sao có bản làng, tại sao con người lại phải chết, tại sao có đàn ông đàn bà Với nhận thức hạn chế của minh, con ngudl
dùng hình ảnh các vị thần để lí giải các vấn đề xã hội, các hiện tượng tự nhiên Thần thoại xuất hiện khi mâu thuẫn nhu cầu khám phá thực tế với trình độ nhận thức của
con người trở nên gay gat, dé lý giải các hiện tượng tự nhiên, người nguyên thủy phải mượn trí tưởng tượng, để sang tạo ra thần thoại với hệ thông các vị thần, mỗi vị đảm nhiệm một chức năng: thần Gió làm 210, thần Mưa làm mưa Sự ra đời của than thoại cũng liên quan đến tư duy người nguyên thủy, lúc này chủ nghĩa thần linh ngự trị trong tư duy Mặt khác, tư duy của người nguyên thủy bước đầu đã có khả năng khái quát, tạo ra cốt truyện mạch lạc góp phần tạo ra thần thoại Thần thoại là sự ra đời từ buổi bình minh của loài người, kết thúc sứ mệnh của nó khi nhận thức thế giới phát triển, đời sông được nâng cao Xét về phương diện sang tạo nghệ thuật, thần thoại là
sự sáng tạo tự phát, vô ý thức, chưa được chuyên môn hóa Theo dòng chảy của nhân loại, thần thoại dần hoàn thiện và nhường chỗ cho các thể loại khác (sử thi, truyền thuyết, cô tích ) Những thê loại ra đời sau luôn kế thừa ở thần thoại những yếu tố nhất định (các mẫu nhân vật, ngôn tử cụ tượng, nghệ thuật phóng đại ), nhiều thần thoại được truyền thuyết hóa khiến chúng ta ngày nay khó có thể phân biệt tác phẩm
đó là thần thoại hay truyền thuyết
Trang 6Có thê nói, thần thoại hình thành từ ba nguồn gốc chủ yếu: Một là, từ mỗi mâu thuẫn
lớn giữa khát vọng giải thích các hiện tượng tự nhiên với hiểu biết thấp kém về giới tự nhiên của người xưa Hai là, từ khát vọng vươn lên chiếm lĩnh, ngự trị thế giới tự nhiên,
chinh phục sức tự nhiên của con người Ba là, từ khát vọng giải thích các mối liên hệ
mới nảy sinh và ngày cảng đa dạng giữa con người với chính mình, với người khác,
giữa cộng đồng này với cộng đồng khác
Thân thoại Việt Nam là một phần quan trọng trong kho tảng văn hóa dân gian của dân tộc, phản ánh nhận thức, niém tin va lý piải của người Việt về thế ĐIỚI Thần thoại
Việt Nam đa dạng và phong phú, được chia thành: Trong bộ phận thần thoại nói về sự
hình thành vũ trụ, thiên nhiên này, nhân vật thường là các vị thần được tưởng tượng ra với những nét chấm phá ban đầu qua những hình tượng vừa cụ thể, vừa sống động, hồn nhiên, vừa vươn tới dạng thái khái quát của tư duy triết học thuở ban đầu của loài người Khi sáng tạo ra các vị than, tư duy thân thoại đã lấy con người làm mẫu, nên các thần đều mang bóng dáng của con người
Thần thoại Việt (Kinh) có truyện Thần Trụ Trời phản ánh khả rõ quan niệm của n8ười
Việt cô về nguồn gốc và quá trình hình thành thế giới Truyện kế răng: Ban đầu vũ trụ
hiện, ông lấy đầu đội trời lên cao và đùng chân đạp đất xuống thấp Đắt, trời đã phân cách nhưng chưa xa nhau, ông lại đảo đất đá, xây trụ chống trời lên cao mãi Khi trời
đã thật cao, đất đã thật rong, 6ng moi pha cot tru di “Troi tron nhu bat úp, dat phang như cái mâm vuông” Thần ném vung đất đá đi khắp chốn Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo Đất tung toé mọi nơi thành côn, thành đồi, thành cao nguyên Vì thế mà bây giờ mặt đất có chỗ cao, chỗ thấp Những nơi thần đào đất
xây trụ thì mặt đất lõm xuống thành đầm hồ, sông biên Những nơi đất đá văng ra khi
cột trụ bị phá thì mặt đất nhấp nhô thành núi, thành gò, chỗ ráp quanh giữa trời và đất được gọi là chân trời Coi vũ trụ do một vị thần tạo ra, và vị thần ay cũng phải vất vả đào đắp giống như con người lao động vậy, chính ở thần thoại Thần Trụ Trời này, con người đã nêu lên được vấn đề lao động sáng tạo và cải tạo vũ trụ Họ đã tạo ra một thế giới mới bằng sức tưởng tượng phong phú và mạnh mẽ của mình
Khi đã đứng thăng trên đôi chân, dung trồn trọt thay thế cho hái lượm, chăn nuôi thay săn bắt, con người không chỉ trông chờ vào các vị thần tự nhiên, không chỉ biết cầu cúng và chờ tự nhiên ban cho hạnh phúc Họ đã chăm chú nhìn vào thế giới quanh
mình và đặt ra những câu hỏi mang niềm khát khao khám phá bí ấn tự nhiên: Tại sao
lại có trăng? Tại sao có hạn hán, có lũ lụt, có mưa, có nắng? Tất nhiên những hiểu biết ít ôi, nông cạn, ấu trĩ của người xưa không đủ đê giải thích những gì họ đang thắc mắc Họ liền gan nhận thức thực tế sai lệch ay cho các vị thần và tô vẽ thêm cho các nhân vật ấy những câu chuyện hấp dẫn
Câu chuyện “Rét Nàng Bân” là một câu chuyện dân gian Việt Nam, giải thích cho hiện tượng “rét nàng Bân” — đợt rét muộn thường xảy ra vào tháng 3 âm lịch, khi mủa xuân
đã sang Nàng Bân là con út trong một gia đình nọ, tính tình vụng về, chậm chạp Khi
lây chồng, nàng thường xuyên bị mẹ chồng và hai chị chồng trách móc vì không làm được việc Mùa đông đến, mọi người đều lo lắng may áo ấm cho chồng, nhưng nàng
5
Trang 7Ban vi vung về nên mãi không may được Khi mùa xuân sane, mọi neười đã mặc áo mỏng, chỉ có chồng nang Ban vẫn mặc áo bông vì chưa có áo mới Thấy vậy, nàng Bân hối hận và quyết tâm may áo cho chồng Nàng thức khuya dậy sớm, miệt mài may
áo Trời đã sang tháng Ba, hoa đào nở rộ, nhưng nàng Bân vẫn chưa may xong áo Bỗng nhiên, trời trở rét trở lại, mọi người phải mặc áo ấm Nhờ vậy, chồng nàng Bân
có áo mới đề mặc Từ đó, người ta gọi đợt rét muộn vào tháng Ba là “rét nang Ban”
Dù sự giải thích hiện tượng tự tự nhiên có gan với hiện thực đời sống cư dân nguyên thủy nhiều hay ít thì những câu chuyện gải thích các hiện tượng đó cũng thê hiện khát
vọng của người xưa muốn tìm hiểu, khám phá các bí ấn của thế giới tự nhiên Tất
nhiên khám phá không phải chỉ để khám phá, bởi thế giới tự nhiên bí ân đó hàng ngày
hàng giờ tác động đến công việc làm ăn của con người Vi vậy, nhu cầu gải thích,
khám phá thế giới tự nhiên là đề tìm cách khắc phục, cải tạo tự nhiên
Khi đã ý thức được về vũ trụ và chính bản thân mình, con người luôn luôn tự hỏi: Minh sinh ra từ đâu? Tại sao lại có loài người? Tại sao con người có sinh, có mat? Trong cuộc đấu tranh với tự nhiên, con người ngày càng khắng định vị trí hơn hắn của
mình trong vũ trụ thì họ cảng có nhu cầu phải lí giải sự tồn tại của chính bản thân mình Trong lịch sử, những câu chuyện thần thoại về loài người đã phần nảo thỏa mãn
nhu cầu đó Truyện thần thoại nói chung, truyện về nguồn gốc loài người cũng mang
đậm màu sắc hoang đường, lả kết quả của trí tưởng tượng phong phú, hồn nhiên, hết
sức lãng mạn của người xưa Trong thân thoại của các dân tộc, con người đầu tiên xuất hiện, đều do một đắng siêu nhiên sinh ra Ở người Kinh (Việt) có câu chuyện kế Ong Trời sau khi tạo ra muôn vật, đã dùng, đất sét, thứ đất bùn nhão tỉnh tuý dé nan ra con
người, nặn xong đem phơi nắng cho khô, tượng đó hoá thành người có đủ mắt mũi,
chân tay Tương tự, ở người Hˆmông, có truyện Sáng tạo ra loài người, nói về nhân vật Chử Làu (tức Ông Trời) lấy đất nặn thân hình con người đầu tiên, hà hơi vào miệng, cho hồn vào bụng, cho tiếng nói ở cỗ họng Con người đàn ông đầu tiên có mắt mũi, có tiếng nói và đi lại trên mặt đất Chử Làu lại nặn tiếp người đàn bà de cho họ lấy nhau,
dé sinh con đẻ cái đông đúc như ngày nay Thần thoại kế về nguồn gốc tộc người,
nguồn gốc dân tộc mang tính phô biến toàn nhân loại, nhưng cũng mang nét đặc sắc
riêng, phản ánh tâm thức và trình độ phát triển xã hội của từng dân tộc Các dân tộc Việt Nam có rất nhiều thần thoại giải thích nguồn gốc của loài người, giải thích nguồn sốc các dân tộc Ở người Kinh (Việt) tiêu biểu nhất là câu chuyện về Lạc Long Quân
(giống Rồng) và Âu Cơ (giống Tiên) với bọc một trăm trứng nở ra một trăm người con
trai Thần thoại này đã trở thành truyền thuyết bố Rồng mẹ Tiên phản ánh nội dung về
nguôn gốc sinh ra giống nòi và mang ý nghĩa phản ánh về việc phân chia địa vực
Thần thoại là tấm gương phản chiếu ước mơ, khát vọng của con người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên, cuộc sống, và những điều họ chưa thê giải thích Trong thời đại khi khoa học chưa phát triển, thần thoại đóng vai trofkhoong chỉ là những câu chuyện kế mà còn là niềm tin, là cách người nguyên thủy gửi sắm những mong ước về cuộc sống an lành, phồn thịnh Ước mơ chính phục tự nhiên của người nguyên thủy
chủ yếu là chính phục được hạn hán, lũ lụt Các hiện tượng tự nhiên này nằm ngoài
khả năng kiểm soát và hiểu biết của họ, khiến họ trở nên sợ hãi, bất an Vì vậy họ đã sang tác ra những vị thần quyền năng để bảo vệ mình Trong thần thoại Hy Lạp, thần
ó
Trang 8Zeus la vi thần tối cao, điều khiển sắm sét và thời tiết Con người cầu nguyện Zeus để được bảo vệ trước thiên nhiên hung đữ Trong thần thoại Việt Nam, Thần Núi Sơn Tỉnh cũng được xem là vị thần bảo hộ mùa mảng, giúp dân chong lại thiên tai, như trong câu chuyện Sơn Tỉnh - Thủy Tỉnh Ước mơ về cuộc sống no đủ, nhàn hạ thần thoại thường chứa đựng các câu chuyện về việc sang tao mua mang, chan nudi, san bắt, và đánh bắt cá Qua đó, thần thoại phản ánh ước mơ của con n8ười về một cuộc sống đủ đây, không lo thiếu đói Những vị thần nông nghiệp, mùa mảng, hoặc thần lúa thường được tôn vinh và thờ cúng đề cầu mong một mùa màng bội thu, lương thực dỗi
dao Vi du: O Việt Nam, câu chuyện về Bánh Chưng, Bánh Dày không chỉ lý giải
nguồn gốc của món ăn truyền thống mà còn thê hiện niềm tin của người Việt vào sự đầy đủ, no ấm khi biết trân trọng, cảm tạ đất trời Trong thần thoại Trung Hoa, thần
Nữ Oa được cho là người tạo ra con người và dạy họ cách sinh song, giup nhan loai phat triển và sinh sôi Khi đối diện với bệnh tật, cái chết và sự tàn phá của thời gian, con người nguyên thủy thường ước mơ về sự trường tồn và bắt tử Điều này dẫn đến
sự ra đời của nhiều thần thoại về sự sống bắt tử, hoặc các vị thần và anh hùng có khả năng hồi sinh Những vị thần bất tử trong thần thoại là hình ảnh của sự sống vĩnh cửu
mà con người mong muốn Trong thần thoại Hy Lạp, các vị thần sống bắt tử trên đỉnh
Olympus, không giả đi và không bao giờ chết Tại Trung Hoa, câu chuyện về các tiên
nhân trên núi Côn Luân cũng thể hiện khát vọng về một cuộc sống lâu dài, bất tử Tại Việt Nam, Thánh Gióng là biểu tượng của tình thần bất diệt khi sau khi hoàn thành
nhiệm vụ, ông bay về trời, trở thành bắt tử
Thân thoại, với những câu chuyện huyền bí và triết lý sâu sắc, đã từ lâu trở thành
một phần không thê thiếu trong văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới Dù thời gian
có thay đối, ý nghĩa của thần thoại đối với cuộc sống con người hiện đại vẫn rất rõ ràng và quan trọng Dưới đây là những khía cạnh nồi bật của ý nghĩa thần thoại đối với con người ngày nay: Thần thoại không chỉ đơn thuần là những câu chuyện cô xưa, mà còn là một phần di sản văn hóa vô cùng quý giá của mỗi dân tộc Những tác phẩm này lưu giữ những giá trị, niềm tin, và truyền thông từ những thời kỳ xa xưa, phản ánh sâu sắc bản sắc văn hóa độc đáo của từng cộng đồng Mỗi câu chuyện thần thoại đều mang
trong mình những thông điệp vả bài học quý báu mà người xưa đã truyền lại cho thé
hệ sau Chắng hạn, các câu chuyện như Sơn Tỉnh - Thủy Tỉnh, Lạc Long Quân và Âu
Cơ, hay Thánh Gióng không chỉ đơn giản là những mẫu chuyện giải trí, mà còn chứa đựng những triết lý sống về lòng yêu nước, sự đoàn kết và tỉnh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam Những nhân vật trong các câu chuyện này thường thê hiện những pham chat tốt đẹp, là hình mẫn lý tưởng mà mọi người nên hướng tới Ngoài ra, những câu chuyện thân thoại nảy còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối lịch sử với
hiện tại Chúng giúp cho con người hiện đại có cái nhìn rõ ràng hơn về nguồn cội vả
bản sắc văn hóa của chính mình Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ, việc tìm hiểu và tiếp cận những giá trị văn hóa này là rất cần thiết, bởi nó không chỉ giúp họ nhận thức được quá khứ mà còn khơi dậy lòng tự hảo về dân tộc Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, khi mà các nền văn hóa khác nhau giao thoa và hòa nhập, việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết Việc lưu truyền các thần thoại không chỉ là trách nhiệm của những người lớn tuổi mà còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Qua đó, các thế
7
Trang 9hệ sau sẽ có cơ hội hiểu biết và trân trọng những phong tục tập quán, truyền thống ma
tô tiên đã dày công xây dựng, từ đó tạo nên một cộng đồng vững mạnh và gan bó hơn Thần thoại từ xưa đến nay luôn là một nguồn cảm hứng vô tận cho các lĩnh vực nghệ thuật và văn học Những câu chuyện kỳ bí về các vị thần, anh hùng vĩ đại và những sinh vật huyền bí không chỉ thu hút sự chú ý của con người mà còn khơi dậy trí tưởng tượng phong phú của nhiều thế hệ nghệ sĩ Các nhà văn, nhà thơ, họa
sĩ và đạo diễn phim đã tìm thấy trong những truyền thuyết này những chất liệu quý giá dé sáng tác ra những tác phâm độc đáo và đầy ý nghĩa Chúng ta có thể đễ dàng
nhận thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của thân thoại trong nhiều tác phẩm nỗi tiếng trên
toàn cầu Chắng hạn như trong thần thoại Hy Lạp, những nhân vật như Zeus - vị thần tối cao, Athena - nữ thần trí tuệ, và Hercules - anh hùng với sức mạnh phi thường đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt bộ phim điện ảnh, tiểu thuyết lôi cuỗn và các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc Tương tự, ở Việt Nam, những huyền
thoại như Thánh Gióng, Sơn Tĩnh - Thủy Tỉnh cũng đã được khai thác triệt dé, tro
thành đề tài phong phú cho nhiễu tác phâm thơ ca, hội họa và điện ảnh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thần thoại không chỉ đơn thuần là những câu chuyện cổ
tích; chúng còn khơi gợi trí tướng tượng và giúp các nghệ sĩ thể hiện những khía
cạnh sâu sắc của cuộc sông con người Những chủ đề như tình yêu mãnh liệt, sự hy sinh cao cả, nỗi đau mắt mát, niềm hy vọng bất diệt và sức mạnh kiên cường trước thử thách đều được phản ánh qua các tác phâm nghệ thuật lấy cảm hứng từ thần thoại Sự đa dạng và phức tạp trong các câu chuyện thần thoại mở ra một không gian sang tao rộng lớn cho các nghệ sĩ, cho phép họ tái hiện những giá trị văn hóa
cổ xưa qua những góc nhìn mới mẻ và độc đáo Nhờ đó, các tác phẩm nghệ thuật
không chỉ mang tính thâm mỹ cao mà còn chứa đựng nhiều thông điệp sâu sắc, chạm đến tâm hồn của người xem và người đọc
Trước khi khoa học đạt đến những bước tiến vượt bậc như ngày nay, thần thoại
đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con npười tìm ra lời giải cho các hiện tượng tự nhiên cũng như những vấn đề thường nhật trong cuộc sông Những câu chuyện thần thoại không, chỉ đơn thuần là những truyền thuyết mà còn mang đến một cái nhìn đầy màu sắc và lãng mạn về thế giới xung quanh, từ đó giúp con
người có thê sống hòa hợp với môi trường tự nhiên Một ví dụ điển hình chính là
cau chuyén Son Tinh - Thuy Tinh trong kho tàng than thoai Viét Nam Cau chuyén
nảy không chỉ giải thích những hiện tượng như mưa lớn hay bão tố mà còn phản
ánh cách mà tô tiên chúng ta nhận thức về sức mạnh của thiên nhiên Qua đó, nó nhắn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng và hòa nhập với thiên nhiên thay vi
cố gắng chống lại nó Dù cho khoa học hiện đại đã cung cấp nhiều lời giải thích rõ
rang, va cu thé cho nhiéu hién tượng tự nhiên mà trước đây con người chưa hiểu,
nhưng những câu chuyện thần thoại vẫn giữ được giá trị riêng của mình Chúng giúp cho con người hiện đại có thê nhìn nhận thế giới tự nhiên qua một lăng kính
văn hóa phong phú, tạo ra một mối liên kết sâu sắc và sự tôn trọng đối với thiên nhiên Thần thoại không chỉ dừng lại ở việc giải thích các hiện tượng mà còn là
phương tiện để con người cảm nhận và thấu hiểu thế giới xung quanh mình Điều
này nhắc nhở chúng ta rằng con người thực chất chỉ là một phần trong tổng thể của
thiên nhiên, chứ không phải là những ké thống trị hay kiểm soát nó Sự tồn tại của
8
Trang 10than thoại trong đời sống hiện đại không chỉ là một di sản văn hóa mà còn là một
nguồn cảm hứng để chúng ta suy ngâm về vị trí của minh trong vũ trụ rộng lớn này Đồng thời, thần thoại còn cung cấp cho con người những bài học về đạo đức,
nhân sinh quan vả cách ứng xử với nhau trong xã hội Thông qua những hình ảnh
tượng trưng và bản chất của các nhân vật, người nghe có thể rút ra được nhiều bài học quý giá về sự kiên trì, lòng đũng cảm và tỉnh thần đoàn kết Hơn nữa, một số câu chuyện thần thoại còn phản ánh những giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng miền, nơi mà chúng được sinh ra Chắng hạn, truyền thuyết về Lạc Long Quân và
Au Cơ không chỉ mang tính huyền thoại mà còn biểu trưng cho nguồn gốc dân tộc Việt Nam, khắc sâu vào tâm trí npười dân về tình yêu quê hương và trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hóa Sự kết hợp giữa yếu tô lịch sử và hư cầu tạo nên sức hập dẫn khó cưỡng cho thần thoại, thúc đây chúng ta tìm hiểu về cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc mình Trong thế giới ngày nay, khi công nghệ và đô thị hóa đang nhanh chóng phát triển, nhiều người có thê quên đi mỗi liên hệ với thiên nhiên vả truyền thống Tuy: nhiên, những câu chuyện thần thoại vẫn tổn tại như một dong chảy ngâm, làm sông dậy những ký ức và giá trị tính thân từ bao đời Nhờ vậy,
chúng trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp mỗi cá nhân nhận thức rõ
hơn về nguồn gốc và hành trình phát triển của chính mình
Thần thoại chứa đựng những bài học triết học về sự sống, cái chết và những
giá trị nhân văn sâu sắc Những câu chuyện này khám phá những câu hỏi lớn ma
mọi người thường tự hỏi: Chúng ta là ai? Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Chúng ta sẽ
đi đâu sau khi chết? Mọi người tỉm kiếm những khái niệm triết học về cái chết và ý nghĩa cuộc sống thông qua các nhân vật và câu chuyện thần thoại Ví dụ, trong thần thoại Hy Lạp, hành trình về nhà của Odysseus không chỉ là một cuộc phiêu lưu mà còn là một hành trình mang tính biéu tượng của việc khám phá lại bản thân
và sự trưởng thành Con người hiện đại có thể suy nghĩ và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi về bản chất cuộc sống bằng cách suy nghĩ về những giá trị triết học này, giúp họ đạt được sự cân bằng tâm lý Những câu chuyện nảy không chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng mà còn chứa đựng lòng dũng cảm, sự kiên trì và tính thần mạnh mẽ trước thử thách, đó là những giá trị mà mọi neười ở mọi lứa tudi déu can co
Thần thoại phản ánh khát vọng và ước mơ về cuộc sống lý tướng, về sự bình an
và hạnh phúc Những nhân vật anh hùng trong thần thoại, với tính thần bất khuất
và quyết tâm vượt qua khó khăn, chính là nguồn động viên mạnh mẽ cho con người hiện đại Những câu chuyện về Thánh Gióng, người anh hùng bảo vệ đất nước, hay Sơn Tỉnh, người chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt, cho thấy rằng dủ
sông trong thời đại nào, con người vần luôn có những ước mơ và khát vọng lớn
lao Thần thoại chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực đề, con người có thế kiên trì theo đuôi ước mơ và đối mặt với thử thách trong cuộc sống Các nhân vật
thần thoại vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu lả hình tượng mả con người
hiện đại có thể noi theo Thần thoại cho chúng ta thấy rằng khát vọng và ước mơ không bao giờ lỗi thời, và con người cần luôn có niềm tin để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống