1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vợ chồng APhủ

3 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài) I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, quê Hà Đông. - Ông viết văn từ trước CMT8, nổi tiếng với Dế mèn phiêu lưu kí. - Năm 1943 ông tham gia nhóm văn học cứu quốc. - Tô Hoài là một nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại, có khoảng 200 đầu sách. - Năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-NT. - Phong cách sáng tác theo lối trần thuật, hóm hỉnh, sinh động, có sở trường về loại truyện phong tục và hồi kí. - Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Truyện Tây Bắc (1953) 2. Tác phẩm Vợ chồng A phủ: a. Hoàn cảnh sáng tác: - 1952, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, chuyến đi đem lại cảm hứng để ông sáng tác truyện Vợ chồng A phủ, in trong tập "Truyện Tây Bắc". - Tác phẩm được tặng giải nhất về truyện kí 1954 - 1955. b. Tóm tắt truyện: - Mị vốn là cô gái trẻ đẹp, tài hoa, phải làm con dâu gạt nợ nhà thống lí, sống kiếp tủi nhục. - Trong đêm tình mùa xuân, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói vào cột. - A phủ là chàng trai mồ côi vì dám đánh A Sử nên phải làm nô nệ suốt đời cho thống lí. Hổ ăn mất nửa con bò, thống lí trói A Phủ vào cột cho chết. - Mị cắt dây trói giải thoát A Phủ, cùng chạy trốn khỏi Hồng Ngài. c. Chủ đề: Phản ánh cuộc sống lầm than tủi nhục, khát vọng tự do và hành động tự giải thoát của người dân nghèo miền núi dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ PK. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Hình tượng nhân vật Mị: a. Cuộc đời đau thương tủi nhục: - Mị vốn là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, đã có người yêu, sống hạnh phúc dù trong hoàn cảnh nghèo. - Bị bắt ngày trong đêm tình mùa xuân: nhấn mạnh thêm sự phũ phàng đã đẩy Mị vào cuộc đời đen tối. - So sánh: "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" -> thủ pháp vật hóa: kiếp người như kiếp vật. - Nơi Mị ở "cửa sổ một lỗ vuông" -> ẩn dụ về một nhà tù rùng rợn. - Từ một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, Mị trở thành người cảm, câm lặng. -> Mị đã bị tước đoạt quyền sống một cách triệt để. * Các chi tiết có giá trị tố cáo hiện thực: tội ác của thống lí Pá tra và của giai cấp thống trị miền núi. b. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị: * Lúc mới về nhà thống lí - Mị khóc hàng tháng trời. - Mị hái lá ngón định tự tử. -> Thể hiện thái độ phản kháng mãnh liệt, không chấp nhận kiếp sống tủi nhục. * Đêm tình mùa xuân - Hơi men và tiếng sáo: là 2 yếu tố đánh thức lòng ham yêu, ham sống của Mị, giữa cảnh mùa xuân tươi đẹp của núi rừng. - "Mị muốn chết ngay chứ không buồn nhớ lại" -> ý thức được bản thân và cuộc sống hiện tại. - Hoạt động: thắp đèn cho sáng, quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa. -> khát vọng muốn hòa nhập với không khí tươi vui của lễ hội. - A Sử: trói MỊ vào cột, tắt đèn, đóng cửa bỏ đi chơi -> đàn áp khát vọng sống của Mị một cách tàn bạo. - Tâm trạng trong đêm bị trói: + Tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi. + Mị thấy mình không bằng con trâu con ngựa. + Mị sợ phải chết như người đàn bà đời trước. -> Ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khơi dậy niềm xót thương trong lòng người đọc. * Đêm đông cứu A Phủ: - Thoạt đầu: Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay -> ở trạng thái cảm, không hề xúc động xót thương. - Dòng nước mắt lấp lánh bò trên 2 lõm má xám đen của A Phủ: Mị nhớ lại nước mắt mình trong đêm bị trói -> thương mình dẫn đến thương người. "chỉ đêm mai là người kia chết" -> căm thù bọn thống lí tàn bạo -> cắt dây trói giải thoát A Phủ và trốn theo anh. -> Bằng hành động cắt dây trói, Mị đã chiến thắng cường quyền. Bằng hành động bỏ trốn, Mị thoát khỏi ách thống trị thần quyền. * Tóm lại, Tô Hoài đã thể hiện nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật rất tài tình qua hình ảnh của nhân vật Mị, cô gái trẻ giàu sức sống vươn lên tự giải thoát cho mình khỏi kiếp sống tủi nhục. 2. Nhân vật A Phủ: a. Là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi: - Cha mẹ chết vì bệnh đậu mùa, bản thân từng bị bán đi. - Làm vệc nặng nhọc trong nhà thống lí - Phải tự mình chôn cột gỗ để thống lí trói vào -> Cuộc sống đau thương bất hạnh và sự cam chịu dưới ách thống trị của bọn áp bức bóc lột. b. Tính cách mạnh mẽ: - Bị bán đi, vẫn trốn về, dám đánh A Sử -> chống lại cường quyền bạo lực. - Sức khỏe tốt, chăm chỉ cần cù - Khi bị trói: A Phủ nhay đứt hai vòng dây mây, khi được giải thoát vùng chạy. * Tóm lại: Qua số phận của A Phủ, Tô Hoài muốn khẳng định rằng, người dân nghèo bị áp bức phải tự vươn lên giải phóng mình, biết đoàn kết với nhau để có sức mạnh chống kẻ thù chung. 3. Nghệ thuật: - Tả cảnh và miêu tả phong tục. - Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật đặc sắc, tinh tế. - Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, mang sắc thái dân tộc miền núi. III. Tổng kết: Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối, đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Tác phẩm khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục tập quán tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình, giàu chất thơ. . Bắc (1953) 2. Tác phẩm Vợ chồng A phủ: a. Hoàn cảnh sáng tác: - 1952, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, chuyến đi đem lại cảm hứng để ông sáng tác truyện Vợ chồng A phủ, in trong tập. VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài) I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm. chuyện lôi cuốn, sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, mang sắc thái dân tộc miền núi. III. Tổng kết: Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực

Ngày đăng: 30/06/2014, 18:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w