Khi nghiên cứu motif tái sinh trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, đối tượng nghiên cứu tập trung vào motif tái sinh được thể hiện như thế nào và có ý nghĩa thế nào trong đời sống cộ
Trang 1MOTIF TÁI SINH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN
Hiện nay, hướng tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu vhdg là một hướng tiếp cận phổ biến và đạt nhiều thành tựu soi sáng thêm vẻ đẹp vhdg Trong việc tiếp cận vhdg từ góc độ motif làm sáng
tỏ hệ thống liên kết giữa các tác phẩm vhdg, lí giải điểm gặp gỡ giữa các tác phẩm từ đó góp phần khái quát hóa quan niệm nhân sinh, đời sống tín ngưỡng,… được phản ánh trong tác phẩm Khi đối chiếu motif, ta còn có thể nhận ra tính dân tộc, tính địa phương của các motif dân gian khi xem xét ý nghĩa của nó trong văn hóa học và dân tộc học Điều này góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu những cội nguồn lịch sử của truyện kể
Khi nghiên cứu motif tái sinh trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, đối tượng nghiên cứu tập trung vào motif tái sinh được thể hiện như thế nào và có ý nghĩa thế nào trong đời sống cộng đồng Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào motif tái sinh trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân
để khám phá phát hiện mối liên hệ giữa motif tái sinh với quan niệm dân gian về hạnh phúc, về lẽ thiện ác đồng thời nhìn thấy dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng dân gian trong motif này
Khái niệm motif là những chi tiết lặp đi lặp lại nhiều lần trong các tác phẩm nghệ thuật, là
yếu tố nghệ thuật mang tính quan niệm thể hiện nội dung tác phẩm Mỗi motif đều có căn rễ lịch sử Motif là đơn vị xây dựng nên cốt truyện Một motif có thể tham gia vào nhiều kiểu truyện khác nhau Theo Từ điển tiếng Việt, “tái sinh” tức là: “sinh lại một kiếp khác, theo thuyết luân hồi của đạo Phật” Nghĩa thứ hai là: “làm cho hoặc được làm cho sống lại” Tái sinh còn có nghĩa như tái thế, tức là “trở lại sống ở cõi đời sau khi đã chết” và bao hàm hai yếu tố nối tiếp nhau “chết đi” và
“sống lại” Như vậy, motif tái sinh có thể hiểu là những tình tiết chỉ hiện tượng chết đi rồi sống lại
của nhân vật Những nhân vật ấy có thể sống lại ngay trong hình dạng cũ trước khi chết cũng có thể
là trong một hình dạng mới Motif này xuất hiện trong truyện dân gian, trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng phong tục của các dân tộc Mỗi dạng thức tái sinh dù được thể hiện khác nhau nhưng đều bao hàm một quan niệm dân gian Đó là có thể quan niệm của tôn giáo (sự đầu thai trong quan niệm luân hồi của đạo Phật) và tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng thờ Nước, thờ Cây, thờ Đá… của cư dân nông nghiệp Đó có thể là quan niệm về nhân sinh thiện ác trong xã hội
Và trong các chủ đề của truyện cổ tích, chủ đề hôn nhân là một chủ đề phổ biến hầu như truyện cổ tích của dân tộc nào cũng chứa đựng chủ đề này Bởi lẽ vấn đề hôn nhân là một vấn đề
quan trọng của gia đình và xã hội Vì vậy, xoay quanh chủ đề này đã có nhiều tác phẩm đề cập đến trong văn học dân gian như Tấm Cám, Sự tích trầu cau vôi, Sự tích ông đầu rau, Đá Vọng phu, Sự tích Đôi chim tử quy, Căn cứ vào nội dung phản ánh, truyện về chủ đề hôn nhân trở thành vấn đề chính, vấn đề chủ đạo, xuyên suốt diễn tiến của câu chuyện Truyện cổ tích thuộc chủ đề này có sự
đa dạng, phong phú với nhiều tình tiết éo le, phức tạp Những tình tiết này thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, tạo nên sức hấp dẫn và làm sáng tỏ chủ đề của truyện Chẳng hạn các truyện Trầu cau,
Sự tích Vọng phu, là những truyện mang nhiều ý nghĩa và nhiều chủ đề khác nhau nhưngtrong
đó chủ đề hôn nhân là chủ đề xuyên suốt, là chủ đề ẩn sâu với nhiều tầng ý nghĩa gắn với quan niệm
về hôn nhân Như trong truyện Sự tích Vọng phu là hôn nhân cùng huyết tộc Một số dạng thức hôn nhân phổ biến trong các truyện cổ tích này là: Hôn nhân người lấy vật Hôn nhân người lấy tiên; Hôn nhân người lấy người (vật, thần tiên) đội lốt; Hôn nhân đăng đối; Hôn nhân không đăng đối Trong tất cả các dạng truyện có chủ đề hôn nhân nêu trên xuất hiện một số motif tiêu biểu như: motif sinh
nở thần kì, motif đoàn tụ và trừng phạt, motif người tốt được ban thưởng kẻ xấu bị trừng trị, motif thử tài để kết hôn, motif người trợ giúp thần kì, motif vật thần kì, Trong đó, nổi bật lên là motif tái sinh trong những truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân này Bởi lẽ, hôn nhân là việc hệ trọng mang tính bước ngoặt của cuộc đời con người Qua hôn nhân, ta thấy được quan niệm của dân gian về hạnh phúc, về lẽ thiện ác Chính vì vậy, trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, motif tái sinh xuất hiện
Trang 2nhiều mang giá trị nhất định thể hiện niềm tin nhân sinh quan cuộc sống và có sự gắn bó với tín ngưỡng với tôn giáo
Con người tin vạn vật hữu linh - mọi vật đều có linh hồn Khi thể xác mất đi, linh hồn vẫn còn đó và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Motif tái sinh trong truyện cổ tích, hiện tượng tái sinh của nhân vật được thể hiện dưới ba dạng: Tái sinh do đầu thai, do hóa thân thành hình dạng khác nhau, trải qua nhiều thử thách mới trở lại thành người, tái sinh thành vật
Đầu tiên là dạng thức tái sinh dưới hình thức đầu thai Trong những truyện có motif
dạng này, nhân vật tái sinh nhờ đầu thai thì nguyên nhân cái chết của họ thường là bị ép duyên hoặc
bị hãm hại mà chết một cách tức tưởi Sau khi chết họ đầu thai vào thân xác của một người khác hoặc đầu thai vào con của một gia đình khác như trong truyện Mối tình chung thủy Chàng trai họ Tráng yêu cô gái họ Phàng nhưng do nhà họ Tráng không còn giàu có uy quyền như xưa nên nhà họ Phàng phản bội hôn ước quyết định gả con cho một nhà giàu khác Cô gái họ Phàng trên kiệu hoa về nhà chồng đã tự vẫn và đầu thai vào nhà họ Đặng với bông hoa gạo trên lưng Chàng trai họ Tráng tìm đến nhà họ Đặng nhận ra người yêu và họ chung sống hạnh phúc bên nhau Hay trong chuyện Duyên nợ tái sinh, bị ép duyên nên cô gái tự tử Anh học trò lấy mực son ghi vào lòng bàn tay người yêu “Thử sinh duyên vị liễu, nguyện kết hậu duyên sinh” rồi chôn cô dưới gầm giường Sau đó cô gái đầu thai vào nhà quý tộc khác năm ngón tay bị dính vào nhau Anh học trò đỗ đạt và vô tình nhận ra người yêu của mình nhờ dòng chữ trên tay Và hai người sống hạnh phúc bên nhau Hoặc cũng có những trường hợp nhân vật đầu thai trở lại vào chính người mẹ của mình như trong truyện Con gà trắng và chiếc nhẫn đồng Mờ Nai và Thành Chớ tuy nghèo khó nhưng thực lòng yêu nhau
đã hứa hôn với nhau bằng 1 con gà trắng và một chiếc nhẫn đồng bẻ đôi mỗi người giữ một nửa Mơ Nai xinh đẹp bị con trai nhà chủ bắt làm vợ lẽ và sinh bệnh chết. Thành Chở xuống âm phủ tìm gặp
Mờ Nai Cảm động trước tấm lòng của Thành Chở, diêm vương cho phép hai người trở lại dương gian. Mờ Nai lại đầu thai vào mẹ ruột của mình nhưng bàn tay vẫn nắm chặt không mở ra được Chỉ khi gặp Thành Chở bàn tay ấy mới mở ra và bên trong còn giữ nửa chiếc nhẫn đồng
Motif tái sinh dưới hình thức đầu thai này, công thức chung:
- Hai người yêu nhau -> Cô gái chết và tái sinh vào một gia đình khác hoặc trong chính gia đình mình - > Chàng trai đi tìm vợ - > Trao vật làm tin (hoặc nhận ra nhau) -> sống hạnh phúc
Và như vậy, tái sinh dưới hình thức đầu thai được thực hiện một lần, nhân vật sau khi đầu thai hoặc tái sinh trong hình dạng con người mới Song thực chất nhân vật tái sinh cũng vẫn chính là con người cũ, biết tất cả các sự việc trước khi chết và tiếp tục theo đuổi hạnh phúc của mình Điều này phản ánh tinh thần đấu tranh kiên định cho sự lựa chọn tình yêu và ước nguyện hạnh phúc Bởi nhân vật không chỉ thực hiện các hành động đấu tranh ở một kiếp sống mà họ đã tiếp tục thực hiện ở kiếp tái sinh sau Ở dạng thức tái sinh này, ta bắt gặp mối liên hệ với quan niệm luân hồi của Phật giáo Với Phật giáo, hiện tượng tái sinh trong thuyết luân hồi gắn liền với triết lý duyên nghiệp Những gì con người được nhận ở kiếp này là do duyên nghiệp của kiếp trước để lại Và những gì con người thực hiện trong kiếp hiện tại sẽ tạo duyên nghiệp cho những kiếp sau Theo quan niệm này thì cuộc sống là một quá trình liên tục Bên trong thân xác mới đó linh hồn lại tiếp tục được vận hành theo một chu kỳ sự sống mới trên cơ sở kế thừa tất cả những cái đã có, đã làm, đã gây ra từ những chu kỳ sống trước đó Chúng ta hiện tại là sản phẩm do chíng ta tạo nhân trong quá khứ và lúc này ta đang tạo ra chính mình trong tương lai Nhân vật trung tâm của dạng thức tái sinh do đầu thai đều là con người, sau khi thân xác hiện tại ngừng hoạt động thì linh hồn ấy lại tiếp tục được đầu thai vào kiếp người để hoàn tất tiếp nối những điều còn dang dở những hạnh phúc chưa trọn vẹn
Dạng thức thứ hai là tái sinh thành người sau khi hóa thân dưới nhiều hình dạng khác nhau (động vật, thực vật, đồ vật)
Trang 3Nguyên nhân gây ra cái chết của các nhân vật trong kiểu truyện này thường là bị “những kẻ mưu hại” - người thân ghen ghét Đa số nhân vật là những cô gái hiền lành, ngây thơ và vì thế mà họ
bị người thân là chị em ruột hoặc chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha hoặc do chính người cha, người dì ghẻ gây ra Những người phản diện sẽ tìm mọi cách hành hạ và cuối cùng hãm hại, giết chết nhân vật chính để tranh giành, cướp đoạt hạnh phúc của nhân vật chính
Trong số những truyện có chủ đề hôn nhân có nhiều truyện thuộc type truyện Tấm Cám, một trong những type truyện được lưu truyền rộng rãi trong dân gian nước ta và thế giới Trong Bảng phân loại và thư mục truyện kể dân gian - đây thuộc type 510 Cô bé Lọ Lem Trong type Tấm Cám này có một số motif tiêu biểu như: Motif dì ghẻ - con chồng, motif đánh tráo thân phận, motif vật báu se duyên và đặc biệt là motif tái sinh được tác giả dân gian sử dụng thành công tạo ra được nét riêng cho truyện Tấm Cám khi đối sánh với truyện Cô bé Lọ Lem Cụ thể motif tái sinh trong type Tấm Cám này có diễn tiến như sau:
- Cô con riêng bị hại chết -> tái sinh, hoả kiếp nhiều lần -> Cô gái tái sinh dưới hình dạng như ban đầu Hoàng tử (người chồng) nhận ra cô gái nhờ những dấu hiệu riêng (miếng trầu, món ăn quen thuộc, chiếc nhẫn, ) -> Vợ chồng đoàn tụ
Motif tái sinh ở dạng này có thể chịu ảnh hưởng của thuyết Luân hồi của Phật giáo nhưng có thể chịu ảnh hưởng sâu đậm hơn của tín ngưỡng dân gian về lẽ sống chết Quan niệm về sự tái sinh
có mối quan hệ với tín ngưỡng Tôtem của người cổ xưa Thời nguyên thủy, con người rằng vạn vật hữu linh và đời sống của con người cũng như chu kì của cây cỏ, động vật - sinh ra, lớn lên và chết
đi, rồi lại được sinh ra, tiếp diễn mãi
Trong motif tái sinh của type truyện Tấm Cám, hình thức hóa thân lần đầu của nhân vật cô con gái riêng trong các truyện phổ biến hơn cả là chim Điều này có liên quan đến tín ngưỡng thờ chim – vật tổ của người Việt, biểu tượng cho thế giới trên cao có nhiều phép lạ Phần lớn ở các bản
kể thuộc type Tấm Cám, lần hóa thân cuối cùng của cô gái hiền lành thường là cây, quả (tre, trúc, thị, cau) Điều này có liên quan đến tín ngưỡng “cây đẻ ra người” Cây trong tâm linh của họ đã trở thành cây thánh, cây vũ trụ, từ đó hình thành sự sùng bái cây sinh mệnh Cây sinh mệnh của loài người là vĩnh hằng, là bất tử - đó chính là cơ sở văn hóa cho sự tái sinh từ cây của cô Tấm, người con gái riêng trong lần hóa thân cuối cùng trong type truyện Tấm Cảm này
Nhờ sự tái sinh này, nhân vật chính diện của câu chuyện đã giải quyết được các xung đột giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, đồng thời bảo vệ được hạnh phúc bản thân Số lần biến hóa càng nhiều thì sự xung đột càng gay gắt và ý chí báo thù càng mãnh liệt Sự tái sinh của nhân vật trong
dạng tái sinh này cho thấy sức sống mãnh liệt của các nhân vật đại diện cho cái thiện Họ đều là
những con người hiền lành, nhân hậu và ngây thơ, cả tin vào người khác và gây nguy hiểm cho bản
thân mình Tuy nhiên bên trong những con người hiền lành ấy cũng tiềm ẩn một sức sống dai dẳng, mãnh liệt Dù có bị vùi dập đến đường cùng, họ cũng tìm mọi cách đấu tranh để bảo vệ cho sự sống
và hạnh phúc của mình Sự tái sinh cho thấy được chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cho thấy niềm tin của con người vào lẽ công bằng
Đây là hình ảnh mang ý nghĩa đạo đức xã hội Sự tái sinh của các nhân vật trong cổ tích là biểu hiện lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc của dân gian với những số phận bất hạnh, những con người hiền lành luôn gặp rủi ro hay với những mối tình éo le của những con người không có quyền được lựa chọn cho mình hạnh phúc
Motif này còn cho thấy quan niệm công bằng của dân gian Vì yêu thương cảm thông với những con người hiền lành nhưng số phận bất hạnh bị chèn ép và căm phẫn những kẻ chà đạp vùi dập lên hạnh phúc của người khác, tác giả dân gian đã sử dụng motif tái sinh để thể hiện rõ quan niệm “ở hiền gặp lành ở ác gặp ác” Những kẻ xấu xa phải bị trừng phạt và kết thúc của những kẻ này thường bị trừng phạt thích đáng Còn nhân vật hiền lành tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc
Trang 4Dân gian đã gởi gắm vào cuộc đời hạnh phúc của các nhân vật sau khi đã sống lại thành
người Về phương diện này, sự tái sinh mang ý nghĩa là sự thay đổi số phận. Các nhân vật cổ tích
khi hóa thân nhiều lần và cuối cùng trở về hoàn hảo, xinh đẹp hơn và có một cuộc sống viên mãn
Qua sự tái sinh và cuộc sống của nhân vật sau khi tái sinh, tác giả dân gian còn gửi gắm giá trị của
sự sống và hạnh phúc Con người cần phải đấu tranh cho hạnh phúc của mình và phải nỗ lực để bảo
vệ hạnh phúc đó Để được tái sinh, các nhân vật cổ tích phải hóa thân nhiều lần dưới hình dạng của nhiều sự vật khác nhau Đây dường như là thử thách để sau mỗi lần hóa thân nhân vật sẽ trở nên mạnh mẽ hơn Và qua đó còn làm nổi bật sự hung ác, bạo tàn của nhân vật phản diện Nhân vật chính phải vùng lên từ tâm thức đến hành động Và cuối cùng họ đã được trở về sống hạnh phúc bên cạnh gia đình
Dạng tái sinh thứ ba là tái sinh thành đồ vật hoặc đất đá (không trong hình dạng người).
Trong dạng motif tái sinh này nhưng nhân vật không sống lại thành người như cũ mà tái sinh dưới hình thức đồ vật hoặc cũng có thể là đất, đá Đó là các truyện: Sự tích trầu cau vôi Sự tích núi Vọng phu, Đá trông chồng, Sự tích đầu rau, Đôi chim tử quy,…
* Truyện Sự tích trầu cau vôi (Kinh) - Hai anh em mồ côi -> người em bỏ nhà ra đi -> chết -> hoá thành đá - Người anh đi tìm -> chết -> hoá thành cây cau - Người vợ đi tìm chồng -> chết -> hoá thành cây trầu leo quấn quýt
* Truyện Sự tích múi Vọng phu (Kinh), Đá trông chồng (Nùng)
- Hai vợ chồng anh em ruột lấy nhầm nhau -> người chồng nhận ra bỏ đi biệt tích
- Người vợ, con -> lên núi ngóng trông chồng - > chết -> hoá thành đá
* Truyên Sự tích ba hòn mục (Đầu rau) (Kinh, Mường) - Người chồng cũ -> chết cháy do lửa rơm
- Người vợ, người chồng mới - > nhảy vào lửa -> cùng chết -> Cả ba hoá thành hòn nục (Đầu rau)
Motif tái sinh trong các truyện trên cho thấy sự phản ánh sâu sắc các hình thức hôn nhân đã
và đang trong quá trình chuyển đổi Đó là hình thức hôn nhân nội tộc được thay thế bằng hình thức hôn nhân ngoại tộc, ở các truyện như Sự tích núi Vọng phu (Kinh), Đá trông chồng (Nùng), hình thức hôn nhân đa phu được thay thế băng hôn nhân một vợ một chồng, ở các truyện như Sự tích trầu cau vôi, Sự tích ba hòn nục Sử dụng motif tái sinh và các hình thức tái sinh thành vật, đồ vật và đất
đá, những truyện cổ tích trên cho thấy niềm tin vào tình cảm yêu thương chung thuỷ giữa anh em,
vợ chồng cũng như mối quan hệ gắn bó từ lâu đời giữa con người với thế giới tự nhiên mang dấu ấn thế giới quan nguyên thủy
Ngoài ra, việc nhân vật tái sinh và hóa thành đá trong truyện cũng đã được một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đó là biểu hiện phảng phất của tục thờ đá cổ xưa như thờ Vua Bếp, thờ ba hòn Nục, thờ ông Táo
Với nhóm truyện có nhân vật tái sinh thành đá, chủ đề của truyện chủ yếu là sự ca ngợi tình yêu, tình cảm gia đình, ca ngợi những tấm lòng kiên trung, biết chọn lấy cái chết để giữ mình trong sạch Đó là những tình cảm anh em, vợ chồng gắn bó, dẫu đã chết đi rồi vẫn mong muốn được ở cạnh nhau, ôm ấp chở che nhau, quấn quýt mãi không rời (Truyện cây cau, Sự tích trầu cau vôi) Đó
là những người vợ mỏi mòn ôm con chờ đợi người chồng thương yêu của mình quay về trong tuyệt vọng, để rồi cuối cùng hóa thân thành đá và lại tiếp tục đợi chờ trong dáng hình của ngọn núi thủy
chung (Sự tích núi Vọng Phu, Đá trông chồng, Nàng Tô Thị).
Về phương diện đề tài, những câu chuyện có nhân vật hóa thân thành các loài động vật, thực
vật hay đồ vật,… có mục đích giải thích cho nguồn gốc ra đời của các sự vật và hiện tượng Điều
này phản ánh nhận thức của con người về thế giới xung quanh mình trên cơ sở liên tưởng tới chính những đặc điểm của thế giới con người Nguồn gốc ra đời của chiếc kiềng ba chân quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình sẽ là một người vợ và hai người chồng vì yêu thương nhau mà đã
cùng nhau chết chung trong một đám lửa (Sự tích ông táo, Sự tích ông đầu rau) Khi quan sát đời
Trang 5sống gắn bó, quấn quýt của những đôi chim, đôi bướm, dân gian đã sáng tạo ra những câu chuyện
về những cuộc tình chung thuỷ, về tình yêu trong sáng, đẹp đẽ nhưng đầy ngang trái của những đôi
trai gái vì không lấy được nhau nên đã tái sinh thành loài vật để được sống bên nhau mãi mãi (Đôi chim Tử Quy) Vậy ở dạng đề tài này ta thấy được mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, con người
cũng chính là một tiểu vũ trụ, soi mình vào thế giới tự nhiên để lý giải hiện tượng xung quanh
Như vậy, cùng với một số motif khác, motif tái sinh khá đặc trưng, thể hiện chủ đề hôn nhân
ở một số truyện thuộc thể loại truyện cổ tích Thông qua motif tái sinh, truyện đã biểu hiện lòng yêu thương, quý trọng con người, sự cảm thông chia sẻ với những số phận bất hạnh dưới đáy cùng của
xã hội phân chia giai cấp thuở xưa của các tác giả dân gian Với chủ đề hôn nhân và qua những hình thức biến hình của motiftái sinh, những số phận của những kiếp người cùng cực đã được thay đổi Các tác giả dân gian đã thể hiện ở đây khát vọng được thay đổi số phận, thay đổi trật tự xã hội, họ sẽ mãi được hạnh phúc, giàu sang, có địa vị trong xã hội Sử dụng motif tái sinh trong truyện cổ tích là một dụng ý mang tính nghệ thuật cao của tác giả dân gian, nó thể hiện tinh thần lạc quan, tính chiến đấu và tình yêu đối với cuộc sống con người