Dạng này có hình thức thêm một số từ ngữ vào câu tục ngữ nguyêndạng cũng có khi vừa thêm từ ngữ mới, vừa lược bớt từ ngữ trong câu tục ngữ gốc để hoà lẫn vào trong sự phô diễn của người
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
PHÂN TÍCH MỘT SỐ BỐI CẢNH VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG VĂN XUÔI
VIỆT NAM TRƯỚC 1945
CHUYÊN ĐỀ: Nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh
GIẢNG VIÊN: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 03/2021
Trang 3Mục lục
1 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “ĐÔI BẠN” (NHẤT LINH) 4
2 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” (NAM CAO) 7
3 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” (TÔ HOÀI) 10 4 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “CƠM THẦY CƠM CÔ” (VŨ TRỌNG PHỤNG) 13
5 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “LỀU CHÕNG” (NGÔ TẤT TỐ) 17
6 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG” (NGUYỄN CÔNG HOAN) 20
7 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “CƠM THẦY CƠM CÔ” (VŨ TRỌNG PHỤNG” 23
8 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” (VŨ TRỌNG PHỤNG) 25
9 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “SỐNG NHỜ” (MẠNH PHÚ TƯ) 27
10 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “VỢ NHẶT” (KIM LÂN) 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 41 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “ĐÔI BẠN” (NHẤT LINH)
Phần văn bản dưới đây trích từ phần 6 tiểu thuyết Đôi bạn của tác giả Nhất Linh
“Bao giờ cũng vậy, khi ngồi với ông, chàng hết sức tránh những câu chuyện
có liên lạc xa gần tới cụ thượng Đặng và Khánh Chàng không muốn để ông tuần có dịp nói rõ hẳn câu chuyện cưới Khánh về làm vợ chàng Dũng biết trước rằng sẽ có chuyện bất bình giữa hai cha con Vì muốn tránh một sự xung đột sẽ đến làm cho chàng đau khổ nên chàng phải yên lặng, sự yên lặng khiến ông tuần tưởng lầm rằng chàng đã bằng lòng Đối với ông, không có lý gì Dũng lại không bằng lòng được.Trúc ra trước gương khoác chiếc áo của Dũng ngắm nghía.
- Vừa như in Thế mới biết trời sinh voi, trời sinh cỏ.
Dũng mĩm cười Một lúc sau, Trúc giảng giải:
- Tôi là voi mà anh là cỏ Nếu trời không sinh tôi ra thì lấy ai mặc áo của anh Thế cho nên tôi sinh ra không phải là một người thừa Vả lại, Đức Khổng Tử có nói:
"nhân chi kỳ ý, bất nhi đắc kỳ hề." Cũng là nói theo ý ấy vậy.
Dũng quay lại gắt:
- Anh nói cái gì thế Mau lên mà sang không đói lắm rồi Khẽ mồm chứ Ông
cụ biết tôi về thì đừng có hòng ăn ngon.”
Trong đoạn văn bản trên, nhân vật Trúc có nói “trời sinh voi, trời sinh cỏ” Ta
dễ dàng nhận thấy câu nói trên xuất phát từ câu tục ngữ dân gian là “Trời sinh voi
sinh cỏ” Đây là cách vận dụng tục ngữ ở dạng cải biên, cụ thể bằng việc chen thêm
một số từ ngữ Dạng này có hình thức thêm một số từ ngữ vào câu tục ngữ nguyêndạng (cũng có khi vừa thêm từ ngữ mới, vừa lược bớt từ ngữ trong câu tục ngữ gốc)
để hoà lẫn vào trong sự phô diễn của người dùng Chúng khiến cho câu tục ngữ trởnên tự nhiên như lời nói thường nhưng vẫn gợi lên khuôn hình quen thuộc của tục
Trang 5ngữ trong tư duy của người tiếp nhận.
Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói về sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên,con vật sinh ra thì ắt sẽ có thức ăn cho chúng phát triển Cũng như khi trời sinh voithì tất nhiên phải sinh ra cỏ để nuôi sống loài voi. Xét về nghĩa bóng, câu tục ngữđưa ra quan niệm về vấn đề sinh sản tự nhiên Tạo hóa đã tạo ra muôn vật trong cuộcđời thì tạo hóa phải tạo điều kiện cho nó được sống, trời không tuyệt đường sống với
ai bao giờ
Câu tục ngữ xuất hiện trong bối cảnh Trúc và Dũng đang ở trong phòng riêngcủa Dũng; Dũng đang cảm thấy khó chịu vì khi về nhà được người vú già báo lại làcha Dũng đang cho người đi tìm anh để sáp xếp chuyện cưới xin cho anh với mộtngười con gái mà anh không yêu
Ngoài nghĩa bóng của câu tục ngữ mà chúng tôi đã phân tích bên trên thì trongbối cảnh đó, khi Trúc vận dụng câu tục ngữ trên vào phát ngôn của mình thì có lẽ Tr
úc đã phát hiện ra một nét nghĩa mới: mọi vật tồn tại trong cuộc đời đều có lý do của
nó, không có gì là thừa thãi, vô dụng Đồng thời, Trúc cũng đã cụ thể hóa nó vào mối
quan hệ của anh và Dũng qua lời giải thích kèm theo: ‘Tôi là voi mà anh là cỏ Nếu
trời không sinh tôi ra thì lấy ai mặc áo của anh Thế cho nên tôi sinh ra không phải
là một người thừa Vả lại, Đức Khổng Tử có nói: “Nhân chi kỳ ý, bất nhi đác kỳ hề” Cũng là nói theo ý ấy vậy”
Vậy trong bối cảnh này, nghĩa của câu tục ngữ theo cách hiểu của người nói(Trúc) sẽ là: “mọi vật tồn tại trong cuộc đời đều có lý do của nó, không có gì là thừathãi, vô dụng” Đứng trước tình huống là sự khó chịu của Dũng, mục đích giao tiếp
mà Trúc muốn đạt được là phá vỡ bầu không khí nặng nề nên anh đã làm một hànhđộng có vẻ như không liên quan gì là ướm thử chiếc áo, và giải thích hành động củamình bằng một câu tục ngữ theo một ý nghĩa hài hước nhưng không phải là không có
Trang 6lý Cách giải thích của Trúc cũng ngẩm ý thể hiện mối quan hệ của hai người: gắn
bó, không thể không có nhau, không thể thiếu một trong hai người Và Trúc đã thànhcông trong hoạt động giao tiếp này, đạt được mục đích giao tiếp của mình khi Dũng
đã không thể nén cười trước cách nói năng hài hước của anh bạn thân, và gắt một
cách thân mật: “Anh nói cái gì thế Mau lên mà sang không đói lắm rồi và khẽ mồm
chứ Ông cụ biết tôi về thì đừng có hòng ăn ngon ”
Như vậy tổng hợp lại ba yếu tố: Cách hiểu của người tham dự về nghĩa cơ bảncủa câu tục ngữ, đánh giá tình huống và chiến lược giao tiếp của người tham dự,chúng ta sẽ có được nghĩa sử dụng của câu tục ngữ “Trời sinh voi trời sinh cỏ” trongbối cảnh này là: Trời sinh ra đôi bạn thân - tôi và anh - cũng như sinh ra voi và cỏ,chúng ta tồn tại cho nhau, gắn bó với nhau, không thể tách rời; và qua mối quan hệnày, chúng ta thấy cuộc đời vui tươi, có ý nghĩa, đáng sống
Trang 72 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” (NAM CAO)
Bối cảnh: Hộ sau khi quá chén cùng người bạn văn chương Trở về nhà, anhlại phải đối diện trước cảnh nghèo khổ của gia đình, tiếng khóc, tiếng than củanhững đứa con khiến Hộ không chịu đựng nổi, đã ra tay đánh đập Từ
“Từ bảo thế Tay Từ níu mạnh hơn một chút Ngực Từ thổn thức Từ chực ngả
đầu sát vào vai Hộ Nhưng đứa con, bị giằng, khóc thét lên Từ vội buông chồng ra
để vỗ con Tiếng vẫn còn ướt lệ, Từ dỗ nó:
- A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình Mợ thương
Hộ đã tránh chỗ để Từ đưa võng Từ vừa đưa vừa hát:
Ai làm cho gió lên giời, Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
Ai làm cho Nam, Bắc phân kỳ, Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân
Đây là cách vận dụng ca dao ở dạng nguyên bản, một số từ ngữ có sự khácbiệt do sự sai lệch trong cách phát âm của người địa phương Lời ru của nhân vật Từ
sử dụng trong đoạn độc thoại ở cuối tác phẩm là bài ca dao:
Ai làm cho khói lên giời?
Cho mưa xuống đất, cho người biệt ly?
Ai làm cho nam bắc phân kỳCho sa hàng lệ đầm đìa tấm thương!
Câu ca dao là lời ru của từ khi đưa võng cho đứa con thơ Lời bài ca cũngchính là tâm trạng của Từ muốn tỏ bày của Hộ Hộ là một văn sĩ có tài, nhưng lạcthời Những áng văn chương anh viết ra dù hay cách mấy cũng không thể bán chạy
Trang 8bằng những lời lẽ rỗng tuếch, nông cạn của những kẻ tay ngang Hộ bất đắc chí trongnghề nghiệp và càng bế tắc hơn trong cuộc sống gia đình Khi nay tình yêu mà anhvẫn cưu mang đã trở thành gánh nặng cơm áo khiến anh không thể cứ viết theonhững gì mình muốn Từ hiểu được điều đó nên luôn nhẫn nhịn trước mọi cơn giận
vô lí của chồng Từ chưa bao giờ dám nặng lời, nhắc chuyện tiền nong cũng phải thậtkín đáo Chính vì thế, những tâm sự thầm kín của người thiếu phụ chỉ có thế được tỏbày qua làn điệu hát ru
Bài ca dao mở đầu bằng motif “ai làm”, một câu hỏi phiếm chỉ, vô định thểhiện thái độ oán trách Ta thường bắt gặp những bài ca có bắt đầu tương tự:
“Ai làm cho con quốc nó kêu hè?
Kêu đêm nghe chán lại nghe kêu ngày Chim hồng chắp cánh cao bay Nắng mưa thui thủi thương mày quốc ơi!” (Ca dao)
Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? (Ca dao)
Motif “ai làm” gắn liền với những hiện tượng “cho khói lên trời, mưa xuốngđất và người biệt li” Chú ý đến trường từ vựng mà các động từ này thể hiện, ta sẽthấy nỗi đau xót hiện rõ trong từng phần ngắt nhịp Câu thơ 8 chữ chia đôi 4/4 gợi sựchia lìa, tan tác Những hiện tượng tự nhiên như xưa nay vẫn thế “khói lên trời, mưaxuống đất” được đặt cạnh một hoạt động có chủ đích của con người – “người biệt li”
Trang 9Cách đặt ngang hàng này ngầm ám chỉ sự chia li của con người là điều tất yếu, hiểnnhiên đến nổi không cần giải thích
Từ hiện tượng tự nhiên, con người liên hệ đến đời sống xã hội Con người từchất vấn về bất hạnh của chính mình: nguyên nhân của sự chia li, cách trở không thể
lí giải Điều đó khiến nhân vật trữ tình cất lên lời than “Cho hai hàng lệ đầm đìa tấmthân” “Thân” là hoán dụ chỉ số phận của người con gái hay cũng chính là thân xác,phần nhục thể bị đọa đày của họ trong cảnh nhớ nhung
Giữa nhân vật Từ và nhân vật trữ tình trong lời ru có sự tương đồng Dù Từsống chung một mái nhà với Hộ nhưng hai người chỉ có một sợi dây nối là tình yêuthương, bao dung của Hộ Chính vì thế, Từ chưa bao giờ dám đòi hỏi và thậm chí cốgắng hiểu những điều mà Hộ đang làm Là vợ chồng nhưng không hiểu nhau thì cókhác nào họ đang sống cách xa như Nam – Bắc, không có điểm giao nhau Chính vìthế, nỗi đau khổ của riêng từng người, đối phương không thể nào thấu hiểu Từ vớithân phận là người phụ nữ của gia đình Nàng là người đã từng lầm lỡ nên vô cùngbiết ơn sự cưu mang của Hộ Nhưng cảnh đói nghèo, những phiền nào của Hộ mà Từkhông thể chia sẻ đã bóp nghẹt hạnh phúc bé nhỏ mà cô hằng trân trọng
Lời hát ru có từ thuở xưa, ấy vậy mà vẫn thật đúng với tâm trạng của Từ - mộtngười phụ nữ trong xã hội hiện đại Đó là nỗi cô đơn của người phụ nữ ngay trongchính gia đình của mình khi không thể thấu hiểu và sẻ chia với chồng
Trang 103 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” (TÔ HOÀI)
“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tôi tôi, tôi cất giọng véo von:
Cái Cò, cái Vạc, cái Nông
Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.
Chị Cốc nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế ào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay.
Ðến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên như sắp sửa đánh nhau Chị lò dò về phía cửa hang tôi hỏi:
- Ðứa nào cạnh khoé gì tao thế? Ðứa nào cạnh khoé gì tao thế?
Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh, bắt chân chữ ngũ Bụng nghĩ thú vị: "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!"
(Chương 1: Tôi sống độc lập từ thuở bé – Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt
đời trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
Đây là cách trích dẫn ca dao chỉ tuân theo một phần nguyên tác, cụ thể là câuthơ đầu tiên Nguyên tác của đoạn đối thoại Dế Mèn là:
(1) Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Trang 11Vặt lông con vạc cho tao Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!”
Chú thích: Cái vạc tức là con vạc, một thứ chim về loài cò, lông xám hay lốmđốm, thường đi ăn về ban đêm Cái nông là một thứ chim thuộc về loài vịt, ta thườnggọi là bồ nông hay bè bè, mình to bằng ba con vịt, mỏ dài và ở dưới có một cái túi đểđựng cá Ngoài ra, một số câu ca dao bắt đầu bằng motif tương tự:
(2) Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò?
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia.
(3) Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.
Câu dao (2) là lời đối thoại dí dỏm của bác nông dân và những giống chimquen thuộc trên đồng ruộng Bác nông dân đổ lỗi cho cò vì đã giẫm nát lúa nhưng
con cò hết sức phân bua: “Không, không! Tôi đứng trên bờ ” và chỉ ra chân tướng
thật sự là mẹ con nhà vạc Câu chuyện này ai đúng ai sai, ngã ngũ như thế nào, ta vẫnchưa được biết Qua lời đối đáp ấy, ta nhận ra ca dao có chức năng giải trí, giúpngười nông dân khuây khỏa sau những giờ phút lao động mệt nhọc trên đồng ruộng.Hình thức đối thoại với con vật vẫn thường xuất hiện trong ca dao: “Con cò mà đi ăn
Trang 12đêm ”, “Trâu ơi, ta bảo trâu này ” Nhưng cũng có bài ca dao hàm ý trêu đùa, vơibớt vất vả trong công việc ruộng đồng bằng cách gợi về món ăn dân dã – bài ca số(1) Đặc biệt hơn, motif mở đầu ấy còn là cách dẫn để người con người bày tỏ tìnhcảm – ca dao (3) Hai người lớn lên từ thuở bé, thân thiết như những giống chim trên
đồng ruộng Chính vì thế, tình cảm của chàng trai đã đến mức “Mẹ mình chẳng xót
bằng ta xót mình” là thương hơn cả người ruột thịt.
Lời trêu đùa của nhân vật Dế Mèn trong truyện đã có sử thay đôi từ 25 – 75%
so với nguyên tác Trong đó, nhân vật đã cố tình thay tên đối tượng từ con vạc thành
con cuốc với hàm ý giễu cợt, trêu đùa nhân vật này Việc vận dụng văn học dân gian
trong sáng tác cho thiếu nhi thật đa dạng và sinh động Trong lời trêu ghẹo có sựhóm hỉnh và người đọc cũng hiểu vì sao chị Cuốc lại nóng giận như thế, bổ một đònkhiến Dế Choắt phải chết Bởi lời trêu ghẹo ấy ảnh hưởng đến mạng sống thì đối vớinhân vật cũng thật khó chấp nhận
Trang 134 BỐI CẢNH TRONG TÁC PHẨM “CƠM THẦY CƠM CÔ” (VŨ TRỌNG PHỤNG)
Bối cảnh: Cái Đũi, ngày xưa là một con ở nhưng bây giờ đã trở thành đào hát.Đây là đoạn đối thoại khi cái Đũi gặp tình nhân của cô Nhân vật xưng tôi là ngườiđàn ông – tình nhân của cô Đũi
“Thật vậy, kể đàn bà mà như thế là hư thân, song sự hư thân của cái Đũi
không khiến tôi mếch lòng Trái lại, và vì lẽ không thấy tội lỗi nào khác, cái Đũi cứ việc giữ chỗ cho chặt, gần bằng một vị quan lớn giữ chỗ lúc nghe tin người này, người khác về hưu Không nói gì cả, tôi chỉ khẽ hát một cách rất phong tình:
Lấy ai thì cũng một chồng Lấy ta, ta bế ta bồng trên tay
Cái Đũi ngửa cổ ra cười một hồi Về sau, vòng hai cánh tay níu lấy cổ tôi, nó khẽ hát đáp:
Cần câu bằng trúc, lưỡi câu bằng vàng Anh giắt mồi ngọc ném sang câu rồng
Người ta câu bể câu sông Tôi nay câu lấy con ông cháu bà.
- Thôi đi, cút đi! Tôi không phải là con ông cháu bà thì ngồi vào lòng tôi làm gì!
Cái Đũi cứ ngồi yên, lại hát:
Ai ơi chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa, người ta có thì
Trang 14Chơi xuân kẻo nữa xuân đi Cái già xồng xộc nó thì theo sau.
Rồi nó cười "cục, cục" một hồi như một con gà mái ghẹ Cười xong, nó giãy dụa đánh lúc la lúc lắc hai ông chân và cắn một cái rõ mạnh vào bên vai tôi Thật là một đứa con gái mà tạo hóa sinh ra để cho làm ả đào Chưa làm ả đào, nó đã thạo nghề lẳng lơ đến bậc ấy.
(Chương 5: Sự cám dỗ đối với mảnh hồn ngây thơ trong tác phẩm Cơm thầy cơm
cô của Vũ Trọng Phụng)
Trong đoạn văn bản trên, nhân vật cái Đũi đã sử dụng ba câu ca dao cũngchính là câu hát mà cô ả đào dùng để ngân nga trong những buổi hát xướng Nhữngcâu ca dao được sử dụng là:
(1) Lấy ai thì cũng một chồng Lấy ta, ta bế ta bồng trên tay
(2) Cần câu bằng trúc, lưỡi câu bằng vàng Anh giắt mồi ngọc ném sang câu rồng
Người ta câu bể câu sông Tôi nay câu lấy con ông cháu bà.
(3) Ai ơi chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa, người ta có thì
Trang 15Cái già xồng xộc nó thì theo sau.
Đây là cách vận dụng ca dao ở dạng nguyên bản, không có sự thay đổi so vớitác phẩm được lưu truyền trong đời sống dân gian Ở dạng này, ngôn ngữ nhân vậtdung ca dao như lời đối thoại trực tiếp với người khác tạo nên cảm giác ngân nganhư khúc nhạc Điều này khiến cho không khí giao tiếp giữa các nhân vật như giãn
ra, báo hiệu một cuộc đối thoại tự nhiên, không câu nệ
Xét về ý nghĩa, những câu ca dao này đều có nét nghĩa chung là ca dao yêuthương tình nghĩa Đề tài chung của ba khúc ca đều về tình yêu đôi lứa Nhưng mỗibài ca dao lại mang một sắc thái riêng Mỗi bài ca đều là lời đối đáp lại của chàng trai
và cô gái trong mối quan hệ yêu đương
Câu ca dao xuất hiện trong bối cảnh, hai người tình nhân gặp gỡ nhau và tỏbày yêu thương qua lời ca tiếng hát Khi chứng kiến và hiểu công việc của người yêu– cái Đũi phải bán đi tấm thân, nhan sắc để kiếm kế sinh nhai Chàng trai khéo léo
mở lời bằng câu hát yêu thương: “Lấy ai thì cũng một chồng/ Lấy ta, ta bế ta bồng trên tay” Lời chàng trai nghĩa là, con gái có một khoảng thời gian xuân thì chóng
qua, rồi cũng sẽ phải lấy chồng Thay vì chọn bừa một người làm chồng thì sao cô
gái không chọn chàng – người hết mực yêu thương “ta bế ta bồng trên tay” Trong
lời bày tỏ ấy còn hàm ý chàng trai mong muốn cô gái có cuộc sống ổn định hơn, tìmđược bến bờ hạnh phúc hơn là cứ tiếp tục công việc ả đào để bán nhan sắc nuôi thân
Thế nhưng, lời đáp của cô gái đầy bỡn cợt, đùa giỡn: “Cần câu bằng trúc, lưỡi câu bằng vàng/Anh giắt mồi ngọc ném sang câu rồng/Người ta câu bể câu sông/Tôi nay câu lấy con ông cháu bà.” Cô gái nói rằng anh đã quá coi trọng cô.
Tình cảm của chàng trai được cô gái ví von quý giá giống như “cần câu bằng trúc,lưỡi câu bằng vàng” Nhưng đó không phải là điều cô mong muốn, ước mơ của cô làhão huyền, tràn đầy ham mê vinh hoa “Tôi nay câu lấy con ông, cháu bà” Đối tượng
Trang 16kết hôn của cô gái là những người xuất thân quyền quý, phải là ông này bà kia.
Chính vì thế, chàng trai mới tức giận mà đẩy cô gái ra xa, đổi giọng trách móc: “Thôi
đi, cút đi! Tôi không phải là con ông cháu bà thì ngồi vào lòng tôi làm gì!”