1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Pháp Luật Và Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Người hướng dẫn Giảng Viên: Hệ Thống Pháp Luật
Trường học Đại Học Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Seminar
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

VD: Luật hôn nhân gia đình: điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình * Phương pháp điều chỉnh của ngành luật: là cách thức tác động của các quy phạm pháp luật lên các qu

Trang 1

ĐẠI HỌC LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT KINH DOANH

SEMINAR HỌC PHẦN: LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

GIẢNG VIÊN:

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Lớp: K68LKD-B Nhóm: 1

Trang 3

A HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

I KHÁI NIỆM

phận có liên quan mật thiết với nhau được sắp xếp theo một trật tự logic, khách quan và khoa học

thấy được tính thống nhất của nó

luật với những đặc trưng điển hình về nguồn gốc ra đời và nguồn của pháp luật VD: Trên thế giới có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như: hệ thống Luật chung Anh Mỹ (Common Law), hệ thống Luật châu Âu lục địa (Continental Law) và hệ thống Luật Hồi giáo (Islamic Law)

ngoài của pháp luật Cấu trúc bên trong chính là mối liên hệ nội tại giữa các ngành luật gọi là hệ thống các ngành luật Hình thức biểu hiện bên ngoài đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước

_ TỨC LÀ:

+ Về mặt cấu trúc: Hợp thành từ quy phạm, chế định pháp luật, các ngành luật

=> VD: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chúng ta có Bộ luật Hình sự,

Bộ luật Dân sự, Bộ luật lao động, > Biểu hiện bên ngoài

II QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT (2)

1 Quan niệm truyền thống về hệ thống pháp luật (quan điểm giới hạn): là cơ cấu bên trong của pháp luật, thể hiện mối liên hệ và sự thống nhất nội tại của các quy phạm pháp luật, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật

và các quy phạm pháp luật

2 Quan niệm hiện đại về hệ thống pháp luật (quan niệm mở rộng):

Trang 4

* Hệ thống pháp luật được tiếp cận một cách toàn diện, bao hàm cả bản thân các quy phạm pháp luật, các loại nguồn pháp luật, các thiết chế pháp luật, đặc biệt là tòa án; thực tiễn pháp luật, cách thức áp dụng pháp luật, thủ tục pháp lý, cách thức giải quyết các loại tranh chấp; dịch vụ pháp luật, văn hóa pháp luật, kỹ thuật lập pháp, tư tưởng pháp luật; đào tạo, giáo dục pháp luật (Hệ thống cấu trúc của pháp luật, hệ thống văn bản pháp luật + bộ phận hợp thành khác)

hiện tượng pháp luật) bao gồm các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và các ngành luật, các loại nguồn pháp luật, các thiết chế pháp luật; xây dựng pháp luật; thực hiện, áp dụng pháp luật, văn hóa pháp luật, dịch vụ pháp luật, giáo dục và thông tin, tiếp cận pháp luật, tư tưởng pháp luật

VD: Quan điểm rộng về hệ thống pháp luật đã được đề cập trong Nghị quyết

số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện

hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, bao gồm xây dựng pháp luật, mở rộng nguồn pháp luật như án lệ, tập quán, lẽ công bằng; thực hiện pháp luật, hoàn thiện các thiết chế pháp luật, giáo dục pháp luật, hoạt động lập pháp, các tổ chức bổ trợ tư pháp…

Tùy thuộc vào phạm vi, mục đích, yêu cầu, giới hạn của việc nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng pháp luật mà lựa chọn cách tiếp cận rộng hay hẹp hoặc tích hợp cả hai

Xét một cách toàn diện, quan điểm rộng về hệ thống pháp luật có nhiều điểm hợp lý hơn, cho phép nhận biết, nghiên cứu, đánh giá, áp dụng và hoàn thiện pháp luật quốc gia

III HỆ THỐNG CẤU TRÚC CỦA PHÁP LUẬT

* Hệ thống cấu trúc của pháp luật: là cơ cấu bên trong của pháp luật, thể hiện mối liên hệ và sự thống nhất nội tại của các quy phạm pháp luật, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật

có mối liên hệ nội tại thống nhất và phối hợp với nhau được phân chia thành các chế định pháp luật và các ngành luật

1 Bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thống cấu trúc pháp luật

tính phổ biến, bắt buộc chung, tính được xác định chặt chẽ về hình thức, thể hiện ý

Trang 5

chí nhân dân, ý chí nhà nước, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

Vì:

+ Tồn tại một cách độc lập

+ Thực hiện một chức năng nhất định của hệ thống – điều chỉnh một loại quan hệ

xã hội nhất định

quan hệ xã hội có tính chất tương đồng

sản/quy phạm tài sản chung/quy phạm tài sản riêng/quy phạm về tài sản trước hôn nhân

Nguyên tắc của hôn nhân/ quan hệ vợ chồng/ cha mẹ - con cái/ chấm dứt hôn nhân/cấp dưỡng/ tài sản….Chế định sở hữu trong luật dân sự, chế định bầu cử, chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình; chế định quyền nghĩa vụ cơ bản của

cá nhân, công dân trong luật hiến pháp,

(Quy phạm pháp luật>> chế định luật>> ngành luật>> hệ thống pháp luật)

pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính chất, đặc điểm chung thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội

#PHÂN BIỆT CHẾ ĐỊNH LIÊN NGÀNH LUẬT: là chế định liên ngành phức hợp là tổng thể các quy phạm pháp luật có trong cơ cấu nhiều ngành luật khác nhau nhưng cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại

2 Căn cứ phân định các ngành luật (2)

* Đối tượng điều chỉnh của ngành luật: là tổng thể các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật tương ứng điều chỉnh

VD: Luật hôn nhân gia đình: điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

* Phương pháp điều chỉnh của ngành luật: là cách thức tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội

+ Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau (về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra ) trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ

Trang 6

+ Phương pháp quyền uy – phục tùng: một bên trong quan hệ pháp luật (nhà nước) có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng

→ Trong nhiều ngành luật có thể sử dụng hai hay nhiều phương pháp điều chỉnh,

ví dụ trong ngành luật hành chính cũng áp dụng phương pháp thỏa thuận mặc dù phương pháp cơ bản, đặc trưng của luật hành chính vẫn là phương pháp mệnh lệnh

- phục tùng

3 Các ngành luật cơ bản trong Hệ thống pháp luật Việt Nam

3.1

Ngành

luật

Hiến

pháp:

- Là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất gắn với việc xác định cơ sở nền tảng của chế độ hiến pháp, chế độ chính trị, quyền con người, tổ chức quyền lực nhà nước…

Đối tượng điều chỉnh

- Những quan hệ xã hội do Luật Hiến pháp tác động vào nhằm thiết lập một trật tự xã hội; những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng trong các lĩnh vực như: kinh tế, văn hoá, chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước… Phương pháp điều chỉnh:

Xác lập những nguyên tắc chung cho các chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ mà ngành luật này điều chỉnh

* Các phương pháp khác: phương pháp trao quyền, phương pháp cấm

và phương pháp bắt buộc

3.2

Ngành

luật

Hành

chính:

hội hình thành trong lĩnh vực quản lý nhà nước, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…

Đối tượng điều chỉnh

Điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành

và điều hành của Nhà nước

Trang 7

Phương pháp điều chỉnh

- Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, có kết hợp phương pháp thoả thuận trong 1 số trường hợp

3.3

Ngành

luật

Hình

sự:

- Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến tội phạm và hình phạt áp dụng đối với tội phạm

Đối tượng điều chỉnh

Là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra, bằng việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của hai chủ thể, đó là Nhà nước và người phạm tội

Trong đó:

+ Quyền của chủ thể này, tương ứng sẽ là nghĩa vụ của chủ thể còn lại + Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình

sự về việc thực hiện tội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

+ Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tuy vậy, họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước truy cứu họ đúng với các quy định của pháp luật, đúng người đúng tội

Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng

3.4

Ngành

luật Tố

tụng

Hình

sự:

Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và chấp hành án hình sự

Đối tượng điều chỉnh

Những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp mệnh lệnh, quyền uy, phục tùng

3.5

Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản

Trang 8

luật

dân sự:

Đối tượng điều chỉnh

Quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và

tự chịu trách nhiệm (gọi chung là quan hệ dân sự) (Điều 1 Bộ luật dân

sự 2015)

Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp thoả thuận, bình đẳng, thương lượng, tự định đoạt

3.6

Ngành

luật Tố

tụng

dân sự:

Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát nhân dân các cấp, đương sự và những người tham gia khác trong quá trình điều tra và xét xử các vụ án dân sự

Đối tượng điều chỉnh

Các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự

Phương pháp điều chỉnh

Áp dụng đồng thời cả phương pháp mệnh lệnh, phục tùng và phương pháp thỏa thuận, tự định đoạt

3.7

Ngành

luật

Hôn

nhân và

gia

đình:

Là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những thành viên trong gia đình

Đối tượng điều chỉnh

Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể

là các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người thân thích ruột thịt khác

Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp bình đẳng, tự nguyện

Trang 9

Ngành

luật lao

động:

Gồm những quy phạm chỉ điều chỉnh từng mặt của quan hệ lao động hoặc từng lĩnh vực cụ thể nhất định

giờ nghỉ ngơi; Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; Bảo hộ lao động; Bảo hộ xã hội; Giải quyết tranh chấp lao động;

3.9

Ngành

luật tài

chính:

- Căn cứ vào lĩnh vực mà các quan hệ tài chính được hình thành, đối tượng điều chỉnh của luật tài chính được phân biệt thành: Các quan

hệ tài chính - ngân sách; Các quan hệ tài chính doanh nghiệp; Các quan

hệ tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm; Các quan hệ tín dụng; Các quan hệ tài chính trong khu vực dân cư, các tổ chức xã hội

- Căn cứ vào hệ thống các chủ thể tham gia các hoạt động tài chính, đối tượng điều chỉnh của luật tài chính bao gồm: Quan hệ tài chính giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với cơ quan nhà nước ở địa phương trong hoạt động thu, chi phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Quan hệ tài chính giữa cơ quan tài chính, tổ chức tín dụng với nhau phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tiền tệ khác Quan hệ tài chính giữa cơ quan tài chính, tổ chức tài chính với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Các quan hệ này phát sinh trong việc cấp phát vốn, thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước Các quan hệ tài chính giữa các cơ quan tài chính, tổ chức tài chính với dân cư Nhóm quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp

Phương pháp điều chỉnh

Chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh bắt buộc và phương pháp bình đẳng thỏa thuận

3.10

Quy định các hành vi mà con người được làm, không được làm và phải làm và những quy tắc khác mà con người phải thực hiện khi khai thác và

sử dụng các yếu tố của môi trường

Quy định các chế tài buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường Luật môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường

Trang 10

luật

môi

trường:

Đối tượng điều chỉnh

Quan hệ giữa nhà nước với tổ chức cá nhân

Quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau

Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng

3.11

Ngành

luật đất

đai:

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được bố cục thành 16 chương Trong đó

bổ sung thêm 01 chương quy định về phát triển quỹ đất, 01 chương về tổ chức thi hành Luật Đất đai (bao gồm cả trách nhiệm tổ chức thi hành Luật đất đai và xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong tổ chức thi hành Luật Đất đai); tách chương thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành 02 chương

Các chương được sắp xếp, bố cục lại cho phù hợp, cụ thể: Bổ sung một mục quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai vào Chương II “Quyền và trách nhiệm của nhà nước, công dân đối với đất đai”; chuyển Chương quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Chương XI Luật 2013) lên ngay sau Chương II (quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai); các chương còn lại được sắp xếp theo bước trong chu trình nghiệp vụ của công tác quản lý Nhà nước

về đất đai

3.12

Ngành

luật

kinh tế:

Luật kinh tế điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội chủ yếu, đó là: - quan

hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lí hoạt động kinh doanh - quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh Ngoài ra, luật kinh tế còn điều chỉnh các quan hệ kinh

tế nội bộ, tức là điều chỉnh các quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của một doanh nghiệp, một chủ thể kinh doanh

Luật kinh tế gồm các chuyên ngành: Luật thương mại quốc tế Luật kinh doanh Luật Tài chính ngân hàng Do luật kinh tế vừa điều chỉnh quan hệ quản lý kinh tế giữa chủ thể không công bằng vừa điều tiết quan

hệ tài sản giữa các chủ thể công bằng với nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh cho nên luật kinh tế dùng và phối hợp nhiều phương pháp

Trang 11

tác động không giống nhau như kết hợp phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thoả thuận theo mức độ linh động tùy theo từng quan hệ kinh tế cụ thể

Do luật kinh tế vừa điều chỉnh quan hệ quản lý kinh tế giữa chủ thể không công bằng vừa điều tiết quan hệ tài sản giữa các chủ thể công bằng với nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh cho nên luật kinh tế dùng và phối hợp nhiều phương pháp tác động không giống nhau như kết hợp phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thoả thuận theo mức

độ linh động tùy theo từng quan hệ kinh tế cụ thể

3.13

Ngành

luật

Thương

mại:

- Luật về thương nhân là một tiểu phân ngành quan trọng của luật thương mại và bao gồm các chế định:

+ Quy chế thương nhân

+ Sản nghiệp thương mại

+ Công ty

Luật thương mại được cấu trúc bởi nhiều tiểu phân ngành và chế định phức tạp Các tiểu phân ngành và các chế định này trùm lân và đan xen với nhiều chế định của các ngành luật khác như luật dân sự, luật lao động, luật hàng hải, luật hàng không, luật hình sự, luật hành chính và tư pháp quốc tế

Luật thương mại có hai tiểu phân ngành lớn là luật về thương nhân và luật về giao dịch thương mại hay luật về hành vi thương mại Trong hai tiểu phân ngành này, luật về giao dịch thương mại là một lĩnh vực phức tạp rất khó xác định phạm vi và gây ra nhiều tranh luận, nhất là việc phân biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại

IV HỆ THỐNG HÓA PHÁP LUẬT

1 Khái niệm hệ thống hóa pháp luật:

- Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động có mục đích của các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức về tập hợp, sắp xếp các văn bản pháp luật, các loại nguồn pháp luật khác vào những hệ thống thống nhất nhất định

+ Cách tập hợp, sắp xếp : Theo các mức độ phạm vi tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi hệ thống pháp luật quốc gia cụ thể

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w