1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo môn học Đề tài xây dựng, quản trị csdl quản lí Điểm trường Đại học sao Đỏ

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng, Quản Trị CSDL Quản Lí Điểm Trường Đại Học Sao Đỏ
Tác giả Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Văn Hưng, Lê Đức Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Trường học Trường Đại Học Sao Đỏ
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 15,41 MB

Nội dung

Cơ sở dữ liệu đã trải qua nhiều thế hệ của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, và đã có nhiều ứng dụng trong khoa học và trong các nghành kinh tế quốc dân.. Oracle đã được nghiên cứu vàphát triển

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ KHOA CNTT



BÁO CÁO MÔN HỌC

điểm trường đại học Sao Đỏ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ánh Tuyết Sinh viên thực hiện: Hoàng Tuấn Anh

Nguyễn Văn Hưng

Lê Đức Anh

Lớp: DK12-CNTT2

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cơ sở dữ liệu là một trong những ngành được quan tâm nhiều trong khoa họcmáy tính, trong công nghệ thông tin Từ khi có mô hình cơ sở dữ liệu đầu tiên vàonhững năm 60 đến nay tuy không là chặng đường dài đối với các ngành khoa họckhác, nhưng với khoa học máy tính và đặc biệt với cơ sở dữ liệu thì đó là thời gianđáng kể Cơ sở dữ liệu đã trải qua nhiều thế hệ của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, và đã

có nhiều ứng dụng trong khoa học và trong các nghành kinh tế quốc dân

Thời đại thông tin ngày nay, bài toán cơ bản và cốt yếu là: Làm thế nào lưutrữ thông tin an toàn và chắc chắn đồng thời lại truy cập chính xác và dễ dàng.Theo thời gian, yêu cầu của bài toán ngày càng cao với lượng thông tin cần lưu trữ,

xử lý ngày càng nhiều và đa dạng

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle là một trong những giải pháp tốt nhất, đượccông nhận trên thị trường tin học thế giới hiện nay Oracle đã được nghiên cứu vàphát triển, cho phép người sử dụng khai thác triệt để tiềm năng của hệ thống quản

lý cơ sở dữ liệu quan hệ một cách ưu việt và mạnh nhất hiện nay

Nhu cầu tích lũy và xử lý các dữ liệu đã nảy sinh trong mọi công việc, trongmọi hoạt động của con người Một cá nhân hay một tổ chức có thể đã nhầm có một

hệ thống xử lý dữ liệu, dù cơ chế hoạt động của nó là thủ công và chưa tự độnghoá Một bài toán nhỏ cũng cần đến dữ liệu, nhưng không nhất thiết phải quản lýcác dữ liệu theo các phương pháp khoa học Do khả năng tổng hợp của người xử

lý, các dữ liệu ấy được lấy ra, được xử lý mà không vấp phải khó khăn nào Tuynhiên khi bài toán có kích thước lớn hẳn và số lượng dữ liệu cần phải xử lý tănglên nhanh thì e rằng tầm bao quát của con người bình thường khó có thể quản lýhết được! Ấy là không kể đến một số loại dữ liệu đặc biệt; chúng đòi hỏi đượcquản lý tốt không phải vì kích thước mà vì sự phức tạp của bản thân chúng tổ chức

xử lý dữ liệu một cách khoa học đòi hỏi con người sử dụng cơ sở dữ liệu

Chính vì thế em đã chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle để xây dựng hệthống quản lí điểm làm đề tài báo cáo môn học

Hệ thống quản lý điểm học sinh này sẽ giúp công tác quản lý điểm ở các nhàtrường nói chung và trường Tiểu học Sao Đỏ nói riêng giải quyết được những khókhăn nêu trên và tăng tính hiệu quả của công tác quản lý

2 Mục đích đề tài

- Củng cố bổ sung kiến thức đã học về môn học Oracle

- Vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học để tiến hành xây dựng chươngtrình quản lí điểm

- Giải quyết được vấn đề quản lý

Trang 3

3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu cách thức quản lí điểm, các qui trình cập nhật thông tin điểmtrong hệ thống quản lí Trường Đại học Sao Đỏ

- Hệ quản trị CSDL Oracle và các ứng dụng

- Phương pháp xây dựng hệ quản trị CSDL Oracle để làm phần mềm quản lý điểm

4 Phạm vi nghiên cứu

- Quy trình xây dựng chương trình quản lí điểm

- Tìm hiểu hệ quản trị CSDL Oracle

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu

- Khảo sát thực tế

- Xây dựng chương trình theo những yêu cầu đã đặt ra

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Nhiệm vụ cơ bản: Theo dõi toàn bộ quá trình học tập của học sinh trong suốtquá trình học ở trong trường từ khi nhập học cho đến khi ra trường, đảm bảo khôngxảy ra sai sót trong quá trình nhập điểm và in điểm Hệ thống này giúp cho ngườiquản lí theo dõi, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách nhanh nhất vàchính xác nhât Nó sẽ làm giảm đáng kể công sức, giấy tờ, sổ sách lưu trữ

Ngoài việc cập nhật điểm của từng học sinh, hệ thống cũng có thể tra cứumột số thông tin cần thiêt của học sinh như ngày sinh, quê quán, chỗ ở hiện tại…

Hệ thống lưu trữ, xử lý kết quả học tập của học sinh theo quy chế của trường.Kiểm soát thống kê việc khen thưởng, xét lên lớp, xét lưu ban của học sinh mộtcách nhanh chóng và chính xác Thông qua công tác quản lý mà có thể có hồ sơ cụthể vể kết quả học tập rèn luyên của học sinh khi ra trường

7 Bố cục đề tài

Nội dung đồ án gồm các phần sau:

- Mở đầu

- Chương 1 Cơ sở lý thuyết

- Chương 2 Phân tích, thiết kế hệ thống

- Chương 3 Xây dựng ứng dụng quản lý điểm

- Kết luận và hướng phát triển

Trang 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

- Cơ sở dữ liệu: Là một tập hợp các bảng dữ liệu có quan hệ với nhau saocho cấu trúc của chúng cũng như các mối quan hệ bên trong giữa chúng là tách biệtvới chương trình ứng dụng bên ngoài, đồng thời nhiều người dùng khác nhau cũngnhư nhiều ứng dụng khác nhau có thể cùng khai thác và chia xẻ một cách chọn lọclúc cần

- Thực thể: Là hình ảnh cụ thể của một đối tượng trong hệ thống thông tinquản lý Một thực thể xác định Tên và các thuộc tính

- Thuộc tính: Là một yếu tố dữ liệu hoặc thông tin của thực thể ấy

- Lớp thực thể: Là các thực thể cùng thuộc tính

- Lược đồ quan hệ: Tập các thuộc tính của một quan hệ Lược đồ một quan

hệ gồm các thuộc tính của thực thể cùng với các mệnh đề ràng buộc

Nội dung của một lược đồ quan hệ gọi là các bộ

- Các phép toán tối thiểu:

* Tìm kiếm dữ liệu theo tiêu chuẩn đã chọn, không làm thay đổi trạng thái cơ sở dữ liệu

* Thay đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu

* Thay đổi nội dung cơ sở dữ liệu

* Xử lý, tính toán trên cơ sở dữ liệu

1.1.2 Khái niệm phụ thuộc dữ liệu và các dạng chuẩn

- Một thuộc tính gọi là phụ thuộc vào các thuộc tính khác khi giá trị củathuộc tính này phụ thuộc vào giá trị của thuộc tính kia Sự phụ thuộc này có thể làgián tiếp hay trực tiếp

Trang 5

- Một quan hệ bao giờ cũng có một nhóm thuộc tính mà giá trị của chúng quiđịnh giá trị của các thuộc tính khác, nhóm thuộc tính đó gọi là khoá.

- Với một quan hệ tuỳ vào các phụ thuộc của các thuộc tính vào khoá cótrong đó mà ta phân chia các quan hệ đó thành các dạng chuẩn khác nhau Cácdạng chuẩn cơ bản:

1.1.3 Khái niệm chỉ dẫn và khoá chỉ dẫn

Để có thể tìm kiếm thông tin nhanh theo một tiêu chuẩn nào đó chúng ta tạo

ra các thông tin chỉ dẫn theo tiêu chuẩn đó Các thông tin chỉ dẫn là các thông tingiúp ta tìm kiếm dữ liệu nhanh Các thông tin này gọi là khoá chỉ dẫn Khoá chỉdẫn có thể là 1 trường hoặc nhiều trường trong trường hợp này phải chỉ ra thứ tự.Với cách tạo ra khoá theo tiêu chuẩn nào đó ta có thể tìm kiếm dữ liệu nhanh theotiêu chuẩn đó

1.1.4 Mục tiêu và tính ưu việt của mô hình quan hệ

- Cho một lược đồ dữ liệu dễ sử dụng, mô hình đơn giản, người dùng khôngcần biết cấu trúc vật lý của dữ liệu Tiện lợi cho người dùng cuối không chuyên tinhọc

- Tăng cường tính độc lập của dữ liệu, đặc biệt là độc lập vật lý

- Cho một khả năng có một ngôn ngữ thao tác bậc cao

- Tối ưu việc tìm kiếm dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, hệ quản trị tự tìm cáchtruy nhập

- Cải thiện nâng cao toàn vẹn dữ liệu và bảo mật dữ liệu

- Có thể phục vụ cho nhiều chương trình ứng dụng

- Có cơ sở toán học phong phú chắc chắn:

* Lý thuyết quan hệ

* Dạng chuẩn có độ bền vững và đầy đủ thông tin

Trang 6

1.2 Giới thiệu chung về hệ quản trị CSDL ORACLE

1.2.1 Lịch sử hình thành ORACLE

Vào năm 1977, Larry Ellison, Bob Miner, và Ed Oates thành lập một công ty

và đặt tên là Relation Software Incorporated(RSI) Công ty này xây dựng một hệquản trị cơ sở dữ liệu gọi là Oracle Ellison, Miner và Oates quyết định phát triển

hệ này bằng C và giao tiếp SQL Ngay sau một thời gian ngắn, họ đưa ra phiên bảnmột như một nguyên mẫu Năm 1979, RSI phân phối sản phẩm đầu tiên cho kháchhàng: hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle phiên bản 2, làm việc trên Digital PDP-11chạy hệ điều hành RSX-11 và ngay sau đó chuyển sang hệ thống DEC VAX.Năm 1983 phiên bản 3 được giới thiệu với những thay đổi trong ngôn ngữSQL Không như các phiên bản trước đây , phiên bản 3 được viết toàn bộ bằng C.Vào thời điểm này , RSI được đổi tên thành Oracle Corporation Phiên bản 4 đượcphát hành vào năm 1984 Phiên bản 5 được giới thiệu vào năm 1985, là mốc lịch

sử vì nó đưa công nghệ Client/ Server vào thị trường với việc sử dụng SQL*Net.Năm 1988, Oracle đưa ra phiên bản 6, giới thiệu việc khoá ở mức thấp.Oracle 7 được phát hành năm 1992 bao gồm nhiều thay đổi kiến trúc về bộ nhớ,CPU và tiện ích xuất /nhập Năm 1997 Oracle giới thiệu Oracle8, thêm phần mởrộng đối tượng cũng như nhiều tính năng và công cụ quản trị mới đặc biệt Oracle8i phiên bản hỗ trợ nhiều tính năng mới và đặc biệt là các ứng dụng cơ sở dữ liệuInternet

1.2.1 Các thành phần của oracle Oracle Instance

Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đề dung cả bộ nhớ máy tính và các thiết bị lưutrữ như ổ cứng để hoạt động Các ổ cứng cung cấp khả năng lưu trữ lâu dài và mộtkhông gian rộng lớn dù chứa hàng triệu mẩu tìn có thể lên đến hàng GB Tuynhiên, truy cập dữ liệu từ ổ cứng chậm hơn nhiều so với truy cập từ bộ nhớ Vì thếcác hệ cơ sở dữ liệu đều sử dụng bộ nhớ vào việc nạp trước dữ liệu nhằm tăng tốc

độ truy vấn

Trong oracle một cơ sở dữ liệu là một tập hợp các tập tin về cấu trúc của cơ

sở dữ liệu do người dung hoặc chương trình đưa vào và thông tin và cấu trúc của

cơ sở dữ liệu Để có thể truy vấn và cập nhật cơ sở dữ liệu, oracle phải khởi độngmột số tiến trình nền và cấp phát một vài vùng nhớ sử dụng trong suốt quá trìnhthao tác trên cơ sở dữ liệu

Oracle instance bao gồm một số cấu trúc bộ nhớ System Global Area (SGA)

và Background processes (tiến trình nền) được sử dụng để quản trị cơ sở dữ liệu.Oracle instance được xác định qua tham số môi trường ORACLE_SID của hệ điều

Trang 7

hành

Trang 8

Hình 1.1.Kiến trúc Oracle Server

System Global Area - SGA

SGA là vùng bộ nhớ chia sẻ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và các thông tinđiều khiển của Oracle server SGA được cấp phát (allocated) trong bộ nhớ của máytính mà Oracle server đang hoạt động trên đó Các User kết nối tới Oracle sẽ chia

sẻ các dữ liệu có trong SGA, việc mở rộng không gian bộ nhớ cho SGA sẽ làmnâng cao hiệu suất của hệ thống, lưu trữ được nhiều dữ liệu trong hệ thống hơnđồng thời giảm thiểu các thao tác truy xuất đĩa (disk I/O)

SGA bao gồm một vài cấu trúc bộ nhớ chính:

- Shared pool: Là một phần của SGA lưu các cấu trúc bộ nhớ chia sẻ

- Database buffer cache: Lưu trữ các dữ liệu được sử dụng gần nhất

- Redo log buffer: Được sử dụng cho việc dò tìm lại các thay đồi trong cơ sở

dữ liệu và được thực hiện bởi các background process

Để chi tiết hơn, ta sẽ xem xét cụ thể từng thành phần

Share Pool

Shared pool là một phần trong SGA và được sử dụng khi thực hiện phân tíchcâu lệnh (parse phase) Kích thước của Shared pool được xác định bởi tham sốSHARED_POOL_SIZE có trong parameter file (file tham số) Các thành phầncủa Shared pool gồm có: Library cache và Data dictionary cache

Hình 1.2.Cấu trúc Share Pool

Trang 9

Library Cache

Library cache lưu trữ thông tin về các câu lệnh SQL được sử dụng gần nhấtbao gồm:

- Nội dung của câu lệnh dạng text (văn bản)

- Parse tree (cây phân tích) được xây dựng tuỳ thuộc vào câu lệnh

- Execution plan (sơ đồ thực hiện lệnh) gồm các bước thực hiện và tối ưu lệnh

Do các thông tin trên đã được lưu trữ trong Library cache nên khi thực hiệnlại một câu lệnh truy vấn, trước khi thực hiện câu lệnh, Server process sẽ lấy lạicác thông tin đã được phân tích mà không phải phân tích lại câu lệnh Do vậy,Library cache có thể giúp nâng cao hiệu suất thực hiện lệnh

Data Dictionary Cache

Data dictionary cache là một thành phần của Shared pool lưu trữ thông tincủa dictionary cache được sử dụng gần nhất như các định nghĩa các bảng, địnhnghĩa các cột, usernames, passwords, và các privileges (quyền) Trong giai đoạnphân tích lệnh (parse phase), Server process sẽ tìm các thông tin trong dictionarycache để xác định các đối tượng trong câu lệnh SQL và để xác định các mứcquyền tương ứng Trong trường hợp cần thiết, Server process có thể khởi tạo và

nạp các thông tin từ các file dữ liệu.

Data buffer cache

Khi thực hiện một truy vấn, Server process sẽ tìm các blocks cần thiết trongdatabase buffer cache Nếu không tìm thấy block trong database buffer cache,Server process mới đọc các block từ data file và tạo luôn một bản sao của block đóvào trong vùng nhớ đệm (buffer cache) Như vậy, với các lần truy xuất tới block đósau này sẽ không cần thiết phải truy xuất vào datafile nữa

Hình 1.3.Database buffer cache

Database buffer cache là vùng nhớ trong SGA sử dụng để lưu trữ các block

dữ liệu được sử dụng gần nhất Tương tự như kích thước của blocks dữ liệu đượcxác định bởi tham số DB_BLOCK_SIZE, kích thước của vùng đệm trong buffer

Trang 10

cache cũng được xác định bởi tham số DB_BLOCK_BUFFERS Oracle server

sử dụng giải thuật least recently used (LRU) algorithm để làm tươi lại vùng nhớ.Theo đó, khi nạp mới một block vào bộ đệm, trong trường hợp bộ đệm đã đầy,Oracle server sẽ loại bớt block ít được sử dụng nhất ra khỏi bộ đệm để nạp blockmới vào bộ đệm

Background process

Background process (các tiến trình nền) thực hiện các chức năng thay cho lờigọi tiến trình xử lý tương ứng Nó điều khiển vào ra, cung cấp các cơ chế xử lýsong song nâng cao hiệu quả và độ tin cậy Tùy theo từng cấu hình mà Oracleinstance có các Background process như:

- Database Writer (DBW0): Ghi lại các thay đổi trong data buffer cache ra cácfile dữ liệu

- Log Writer (LGWR): Ghi lại các thay đổi được đăng ký trong redo logbuffer vào các redo log files

- System Monitor (SMON): Kiểm tra sự nhất quán trong database

- Process Monitor (PMON): Dọn dẹp lại tài nguyên khi các tiến trình củaOracle gặp lỗi

- Checkpoint Process (CKPT): Cập nhật lại trạng thái của thông tin trong fileđiều khiển và file dữ liệu mỗi khi có thay đổi trong buffer cache

Database Writer (DBW0)

Server process ghi lại các dữ liệu thay đổi để rollback và dữ liệu của cácblock trong buffer cache Database writer (DBWR) ghi các thông tin được đánhdấu thay đổi từ database buffer cache lên các data files nhằm đảm bảo luôn cókhoảng trống bộ đệm cần thiết cho việc sử dụng

Hình 1.4.Database Writer (DBWR)

Trang 11

Với việc sử dụng này, hiệu suất sử dụng database sẽ được cải thiện do Serverprocesses chỉ tạo các thay đổi trên buffer cache, DBWR ghi dữ liệu vào các datafile cho tới khi:

- Số lượng buffers đánh bị dấu đạt tới giá trị ngưỡng

- Tiến trình duyệt tất cả buffer mà vẫn không tìm thấy dữ liệu tương ứng

- Quá thời gian quy định

System Monitor (SMON)

Tiến trìnhsystem monitor (SMON) thực hiện phục hồi các sự cố (crashrecovery) ngay tại thời điểm instance được khởi động (startup), nếu cần thiết.SMON cũng có trách nhiệm dọn dẹp các temporary segments không còn được sửdụng nữa trong dictionary-managed tablespaces SMON khôi phục lại cáctransactions bị chết mỗi khi xảy ra sự cố SMON đều đặn thực hiện kiểm tra vàkhắc phục các sự cố khi cần Trong môi trường Oracle Parallel Server, SMONprocess của một instance có thể thực hiện khôi phục instance trong trường hợpinstance hay CPU của máy tính đó gặp sự cố

Process Monitor (PMON)

Tiến trình process monitor (PMON) thực hiện tiến trình phục hồi mỗi khi cómột user process gặp lỗi PMON có trách nhiệm dọn dẹp database buffer cache vàgiải phóng tài nguyên mà user process đó sử dụng Ví dụ, nó thiết lập lại (reset)trạng thái của các bảng đang thực hiện trong transaction, giải phóng các locks trênbảng này, và huỷ bỏ process ID của nó ra khỏi danh sách các active processes.PMON kiểm tra trạng thái của nơi gửi (dispatcher ) và các server processes, khởiđộng lại (restarts) mỗi khi xảy ra sự cố PMON cũng còn thực hiện việc đăng kýcác thông tin về instance và dispatcher processes với network listener

Tương tự như SMON, PMON được gọi đến mỗi khi xảy ra sự cố trong hệ thống

- Khi một shut down một database với các chế độ trừ chế độ abort

Trang 12

- Xảy ra theo như thời gian quy định trong các tham số khởi tạo

LOG_CHECKPOINT_INTERVALvà

LOG_CHECKPOINT_TIMEOUT

- Khi có yêu cầu trực tiếp của quản trị viên

Thông tin về checkpoint được lưu trữ trong Alert file trong trường hợp cáctham số khởi tạo LOG_CHECKPOINTS_TO_ALERT được đặt là TRUE Vàngược lại với giá trị FALSE

1.2.2 Oracle database

Oracle database là tập hợp các dữ liệu được xem như một đơn vị thành phần.Database có nhiệm vụ lưu trữ và trả về các thông tin liên quan Database được xemxét dưới hai góc độ cấu trúc logic và cấu trúc vật lý Tuy vậy, hai cấu trúc dữ liệunày vẫn tồn tại tách biệt nhau, việc quản lý dữ liệu theo cấu trúc lưu trữ vật lýkhông gây ảnh hưởng tới cấu trúc logic Oracle database được xác định bởi tên mộttên duy nhất và được quy định trong tham số DB_NAME của parameter file

Mỗi cơ sở dữ liệu cần có ít nhất một tập tin điều khiển các tập tin này ghi têncủa cơ sở dữ liệu,vị trí của tập tin dữ liệu, tập tin điều khiển và thông tin đồng bộ

để đảm bảo rằng chúng luôn hoạt động ăn khớp với nhau Các tập tin điều khiểncần được bảo vệ

Trang 13

Các tập tin phục hồi lưu giữ thông tin để phục hồi trong trường hợp hệthống có sự cố Các tập tin này ghi lại toàn bộ thay đổi của cơ sở dữ liệu, các tậptin phục hồi có kích thước cố định.

* Cấu trúc logic databse: bao gồm các đối tượng tablespaces, schema

objects, data blocks, extents, và segments

Một hay nhiều không gian bảng (tablespace)

Các khung cơ sở dữ liệu (database schema) bao gồm nhiều đối tượng Oraclenhư:table, cluster, index, view, stored procedure, database trigger, sequence,…Mỗi khung thuộc về tài khoản người dùng gọi tắt là user, được xác định bởimột tên người dùng và một mật khẩu (password) duy nhất đối với cơ sở dữ liệu.Sau khi đăng nhập vào cơ sở dữ liệu bằng username và password hợp lệ, ta có thểtruy xuất các bảng cũng như các đối tượng của Oracle trong một khung thuộc tàikhoản người dùng vừa đăng nhập

Các bảng có cùng tồn tại trên hai tài khoản người dùng khác nhau của Oracletrong cùng một cơ sở dữ liệu vật lý Đôi lúc, trên một cơ sở dữ liệu có thể tồn tạinhiều phiên bản khác nhau của các bảng trong các tài khoản khác nhau để ngườiphát triển có thể thử nghiệm hệ thống

Thông thường, người ta hay xem tài khoản người dùng Oracle như một cơ sở

dữ liệu, nhưng điều này không đúng hoàn toàn Ta có thể sử dụng hai tài khoảnngười dùng để giữ dữ liệu cho hai hệ ứng dụng khác nhau; ta sẽ có hai cơ sở dữliệu logic được cài đặt trên cùng cơ sở dữ liệu vật lý sử dụng hai tài khoản ngườidùng Oracle

Table

Table là đơn vị lưu trữ dữ liệu trong Oracle Dữ liệu được lưu trong các hàng

và các cột Ta định nghĩa một table với một tên bảng và một tập các cột Ta gáncho mỗi cột một tên cột, một kiểu dữ liệu một chiều dài hay độ chính xác và scale.Một hàng là một tập các thông tin cột tương ứng với một bản ghi đơn

Ta có thể định nghĩa tuỳ ý các quy tắc đặc thù cho mỗi cột trong bảng Những quy tắc này gọi là các ràng buộc toàn vẹn

Trang 14

Bộ sinh mã tuần tự cung cấp một chuỗi số tuần tự Bộ sinh mã tuần tự đặc biệthữu ích trong môi trường nhiều người dùng để tạo ra những số tuần tự duy nhất màkhông phải tốn công truy xuất I/O đĩa hay khoá chuyển tác.Vì vậy, sẽ giảm sự

“chuỗi hoá” mà các lệnh của hai chuyển tác cần phải thực hiện để tạo ra các sốtuần tự đồng thời Nhờ đó, bộ sinh mã tuần tự cải thiện năng suất chuyển tác vàgiảm đáng kể thời gian chờ đợi của một user Các sequence là các số nguyênOracle có 38 chữ số được định nghĩa trong cơ sở dữ liệu Một định nghĩa sequence

sẽ định hướng thông tin tổng quát: tên sequence, tăng lên hay giảm xuống, bướcnhảy giữa các số, và các thông tin khác Một phần quan trọng trong của một địnhnghĩa sequence là Oracle có trữ trong bộ nhớ một tập các sequence đã tạo ra haykhông Oracle lưu trữ định nghĩa tất cả các sequence của một cơ sở dữ liệu riêngbiệt như là các hàng của một bảng từ điển dữ liệu trong không gian bảng System

Vì vậy tất cả các định nghĩa sequence luôn có sẵn vì không gian bảng System luôn

mở sẵn Các số sequence được sử dụng bởi các lệnh SQL tham chiếu sequence Ta

có thể phát ra một lệnh tạo một số sequence mới hay sử dụng một số sequence hiệnhành Khi một lệnh trong một phiên làm việc của user tạo ra một số sequence đặcthù chỉ có sẵn cho session đó; mỗi user tham chiếu đếm một sequence hiện hànhcủa mình Các số sequence được tạo ra độc lập với các bảng.Vì vậy cùng một bộsinh mã tuần tự có thể sử dụng cho một hay nhiều bảng Sự tạo ra các số sequencehữu dụng để tạo các khoá chính duy nhất cho dữ liệu một cách tự động và để định

vị các khoá qua nhiều hàng của bảng Các sequence riêng biệt có thể bỏ qua nếuchúng được tạo ra và sử dụng trong một chuyển tác đã roll back xong Các ứngdụng có thể cung cấp và sử dụng lại những sequence này, nếu cần

và nhiều mặt khác mà các ngôn ngữ khác không có như trình quản lý lỗi rất mạnh

và sự module hoá các khối mã lệnh Mã PL/SQL được sử dụng để giao tiếp với cơ

sở dữ liệu cũng được lưu trữ trực tiếp trong cơ sở dữ liệu Oracle, và là ngôn ngữlập trình duy nhất giao tiếp với Oracle một cách tự nhiên bên trong môi trường cơ

sở dữ liệu

Trang 15

If (so> 3) Then DBMS_OUTPUT.PUT_LINE (‘Hello, World’);

Else RAISE bad_data;

NUMBER: chứa bất kỳ số nào

CHAR( size), VARCHAR2(size): dùng để lưu trữ các chuỗi ký tự số.Kiểu CHAR thêm các khoảng trắng vào lưu trữ đủ chiều dài

DATE: dùng để lưu trữ ngày

LONG: Lưu trữ các Text lớn, đến 2 gigabyte chiều dài

LONG RAW: dùng lưu trữ những khối dữ liệu lớn ở khuôn dạng nhị phân.RAW: Lưu trữ những khối dữ liệu nhỏ hơn khuôn dạng nhị phân

MLSLABEL: Sử dụng trong Oracle Trusted

ROWID: sử dụng để lưu trữ khuôn dạng đặc biệt của ROWID trong cơ sở dữliệu BOOLEAN: Lưu trữ giá trị True/false

Trang 16

TABLE/RECORD: Các bảng có thể sử dụng để lưu các giá trị tương đươngvới một dãy, các record lưu các biến có kiểu dữ liệu composite.

Điều khiển luồng xử lý PL/SQL

Trang 17

1.4 Giới thiệu ORACLE 19C

1.4.1 Form Buider

Là các mẫu nối với bảng cơ sở dữ liệu đã định Những người dùng sử dụngForm Buider để tạo các ứng dụng cung cấp cho người sử dụng đầu cuối truy xuấtthông tin được lưu trong cơ sở dữ liệu Các thành phần của Form Buider

Trang 18

Quá trình ánh xạ dữ liệu từ bảng vào Form

1.4.2 Report Buider.

Report buider là chương trình ứng dụng Oracle Developer, có công dụng tạobáo biểu dựa trên dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, vốn có thể xem trên màn hình, in ratập tin hoặc in lên giấy Báo biểu có thể truy xuất dữ liệu bằng SQL, thực hiện cácphép toán trên dữ liệu truy xuất, và định dạng kết quả cho giống với hoá đơn, thưmẫu hoặc tài liệu thương mại khác Report buider là khung nhìn dữ liệu tỉnh vàothời điểm cụ thể xem hoặc in được

Trang 19

1.4.3 Graphics buider.

Graphics buider là chương trình ứng dụng Oracle Developer dành để tạo đồhọa trong cơ sở dữ liệu Oracle chẳng hạn như: biểu đồ tròn, biểu đồ thanh, biểu đồvạch Oracle graphics buider có thể chạy như một chương trình ứng dụng độc lập,hoặc lồng trong form, report

1.4.4 Query Buider.

Query buider là môi trường đồ họa giúp vấn tin câu lệnh SELECT được dễdàng hơn Thay vì phải viết vấn tin bằng tay, Query buider cho phép bạn chọnbảng muốn truy vấn rồi hiển thị bảng và cột liên quan trên màn hình Các liên kếtkhóa ngoài hiển thị giữa các cột trong bảng liên quan Hiển thị dữ liệu thông quatruy vấn

Trang 20

1.4.5 Schema buider.

Là công cụ thể hiện các relationship giữa các table trong Oracle Developer

Trang 21

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2.1 Khảo sát thực trạng

Hiện nay, công nghệ thông tin được xem là một ngành mũi nhọn của các quốcgia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đạihoá như nước ta Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹthuật số, yêu cầu muốn phát triển thì phải tin học hoá vào tất cả các ngành các lĩnhvực

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về phần cứng máy tính, các phần mềmngày càng trở nên đa dạng, phong phú, hoàn thiện hơn và hỗ trợ hiệu quả cho conngười Các phần mềm hiện nay ngày càng mô phỏng được rất nhiều nghiệp vụ khókhăn, hỗ trợ cho người dùng thuận tiện sử dụng, thời gian xử lý nhanh chóng, vàmột số nghiệp vụ được tự động hoá cao

Do vậy mà trong việc phát triển phần mềm, sự đòi hỏi không chỉ là sự chínhxác, xử lý được nhiều nghiệp vụ thực tế mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như

về tốc độ, giao diện thân thiện, mô hình hoá được thực tế vào máy tính để người sửdụng tiện lợi, quen thuộc, tính tương thích cao, bảo mật cao (đối với các dữ liệunhạy cảm), … Các phần mềm giúp tiết kiệm một lượng lớn thời gian, công sức củacon người, và tăng độ chính xác và hiệu quả trong công việc (nhất là việc sửa lỗi

và tự động đồng bộ hoá)

Một ví dụ cụ thể, việc quản lý điểm trong trường tiểu học Nếu không có sự

hỗ trợ của tin học, việc quản lý này phải cần khá nhiều người, chia thành nhiềukhâu, mới có thể quản lý được toàn bộ điểm học sinh (thông tin, điểm số, lên lớp,

…), cũng như nghiệp vụ xếp loại học lực cho học sinh toàn trường (số lượng họcsinh có thể lên đến hai ba ngàn học sinh) Các công việc này đòi hỏi nhiều thờigian và công sức, mà sự chính xác và hiệu quả không cao, vì đa số đều làm bằngthủ công rất ít tự động Một số nghiệp vụ như tra cứu, thống kê, và hiệu chỉnhthông tin khá vất vả Ngoài ra còn có một số khó khăn về vấn đề lưu trữ khá đồ sộ,

dễ bị thất lạc, tốn kém, … Trong khi đó, các nghiệp vụ này hoàn toàn có thể tinhọc hoá một cách dễ dàng Với sự giúp đỡ của tin học, việc quản lý học vụ sẽ trởnên đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều

Quản lí điểm là một công việc hết sức quan trọng đối với tất cả các cấp học.Công việc quản lý được xem xét trong báo cáo bao gồm:

- Cập nhật điểm cho học sinh

- Thống kê điểm

- In kết quả học tập

Ngày đăng: 04/01/2025, 10:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN