1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo học phần giao tiếp

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Giao Tiếp
Người hướng dẫn Phan Thị Thu Hương
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hung
Chuyên ngành Ô Tô
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 853,42 KB

Nội dung

Trong đời sống của mỗi con người,vai trò của giao tiếp được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau: Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển bình thường Về bản chất, co

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & BỒI DƯỠNG

… o0o…

BÁO CÁO KT THC HC PHN

KỸ NĂNG GIAO TIP

Giảng viên hướng dẫn : Phan Thị Thu Hương

Sinh viên thực hiện :

Trang 2

Hà Nội – Năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC BO CO HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP Phần A : GIỚI THIỆU KỸ NĂNG GIAO TIẾP Error! Bookmark not defined.

1 Khái niệm Error! Bookmark not defined.

2 Vai trò của kỹ năng giao tiếp

Phần B: NỘI DUNG BO CO

1 Trình bày thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh sinh viên trong môi trường học tập hiện nay

2 Trình bày thực trạng kỹ năng giao tiếp nhân viên, cán bộ quản lý

trong môi trường làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp

3 Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém về kỹ năng giao tiếp

Phần C : ĐNH GI VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TỪ ĐÓ ĐƯA RA CC GIẢI PHP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP NHẬN XÉT

Trang 4

Phần A:Giới thiệu kỹ năng giao tiếp.

- Khái Niệm: Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử,… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định Kỹ năng giao tiếp không chỉ có nghe và nói mà còn gồm nhiều kỹ năng khác Ví dụ: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trả lời câu hỏi trong giao tiếp,…

Kỹ năng giao tiếp cần thiết và quan trọng trong mọi lĩnh vực, từ đơn giản tới phức tạp Đây là kỹ năng mềm cơ bản mà mỗi người cần trang bị từ sớm, nhất là sinh viên Tuy nhiên thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên hiện nay là vấn đề rất đáng quan ngại

Giao tiếp đạt tới đỉnh cao được ví như nghệ thuật Không chỉ giúp mọi người hiểu nhau, kết nối với nhau, giao tiếp giỏi, khôn khéo còn là chìa khóa mở lối thành công dễ dàng,…

- Vai trò của kĩ năng giao tiếp:

*Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội

Giao tiếp là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Xã hội là một tập hợp người có mối quan hệ tác động qua lại với nhau Chúng ta hãy thử hình dung xem xã hội sẽ như thế nào nếu mọi người tồn tại trong đó không có mối quan hệ với nhau, mỗi cá nhân chỉ biết mình mà không biết, không quan tâm, không có mối liên hệ gì với những người xung quanh? Đó không phải là một xã hội mà chỉ là một tập hợp rời rạc những cá nhân đơn lẻ Mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển

Ví dụ: Nền sản xuất hàng hóa có phát triển được là nhờ có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, người sản xuất nắm được nhu cầu của người tiêu dùng, sản xuất ra những hàng hóa đáp ứng được những nhu cầu đó, nghĩa là được người tiêu dùng chấp nhận Từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển

*Vai trò của giao tiếp đối với đời sống cá nhân:

Trang 5

Trong đời sống của mỗi con người,vai trò của giao tiếp được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau:

Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển bình thường

Về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng thành tài sản của riêng mình

Trong giao tiếp nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển

Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, tồn tại trong xã hội, tức

là những nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp; cái gì cần làm, cái gì không nên làm mà từ đó thể hiện thái độ và hành động cho phù hợp Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác…chủ yếu được hình thành và phát triển trong giao tiếp

Phần B:Nội dung báo cáo

1.Trình bày thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh sinh viên trong môi trường học tập hiện nay

Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên là một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện đại Rất nhiều sinh viên không biết hoặc rất kém về kỹ năng giao tiếp Điều này khiến các bạn dù ra trường với tấm bằng giỏi nhưng vẫn không xin được việc Thậm chí còn gặp nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống

-Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên:

Kỹ năng giao tiếp là hành trang không thể thiếu của mỗi người trong thế kỷ

21 Xã hôi ngày càng phát triển, yêu cầu được đưa ra cũng ngày càng cao, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt Ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, bạn cần có kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng giao tiếp

Với các bạn sinh viên, việc tích lũy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ mở ra tương lai tươi sáng hơn Giao tiếp tốt giúp bạn luôn tự tin khi nói chuyện, chia sẻ với người khác Giao tiếp tốt giúp bạn khẳng định được vị thế của chính mình trong mắt người khác

Trang 6

Với những kỹ năng giao tiếp, bạn có thể thuyết trình trước đám đông một cách trôi chảy, đàm phán một cách nhanh gọn, hiệu quả,… Giao tiếp giỏi giúp bạn thuyết phục người khác tốt hơn Quan trọng hơn, khi ra trường, bạn sớm có được công việc như ý muốn và dễ thăng tiến,…Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên hiện nay

Có thể thấy, kỹ năng giao tiếp của các sinh viên đang còn rất nhiều hạn chế Theo thống kê từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có tới 83% sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng mềm, 37% không thể tìm được việc làm phù hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân thiếu kỹ năng

Rất nhiều hồ sơ được nộp đi nhưng không nhận được phản hồi do không đạt yêu cầu Không ít học sinh dù tốt nghiệp bằng giỏi nhưng vẫn ôm bằng ngồi nhà Số khác phải chấp nhận làm các công việc lao động chân tay để kiếm thêm thu nhập,… Đó là bởi sinh viên gặp phải các vấn đề về kỹ năng giao tiếp như:

– Không biết cách giao tiếp:

Nhiều sinh viên giao tiếp với những người xung quanh một cách rất hồn nhiên, thiếu câu thưa gửi Họ không biết cách xưng hô với người trên, dưới sao cho phải lẽ Hoặc khi được nhà trường tạo cơ hội mời chuyên gia về nói chuyện thì họ cũng mặc kệ Không mấy bạn biết cách liên hệ, tạo mối quan

hệ cho sau này,…

– Biết giao tiếp là cần thiết và quan trọng nhưng tâm lý luôn e ngại, thụ động:

Ngoài việc không biết cách giao tiếp, các sinh viên còn gặp phải vấn đề ngại giao tiếp Các bạn mải mê nói chuyện riêng trong giờ nhưng không tự tin trước đám đông Do vậy, kỹ năng thuyết trình thường rất kém,… Hoặc ngay khi có những điểm băn khoăn nhưng cũng không đứng lên hỏi thầy cô Giao tiếp ở đây không chỉ gồm nghe và nói mà còn nhiều kỹ năng khác Làm sao các bạn có thể tự tin đi phỏng vấn, trình bày kế hoạch, dự định của mình? Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự tin, diễn đạt và lắng nghe, thấu hiểu vấn đề Không ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp Không thể phủ nhận rằng có những sinh viên đang suy nghĩ rất đơn giản Các bạn không ý thức được việc học kỹ năng giao tiếp quan trọng thế nào Các bạn cho rằng chỉ cần tập trung vào chuyên môn là đủ, không cần giỏi

Trang 7

giao tiếp làm gì Quả là một sai lầm lớn gây ra nhiều hệ lụy về sau Việc chủ quan, coi thường dẫn tới không chú trọng trau dồi, nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng là điều tất yếu Để rồi đến khi ra trường, đứng trước nhà tuyển dụng, hàng trăm ứng viên tiềm năng khác các bạn mới biết mình là ai và đang ở đâu Để rồi đến khi đi làm các bạn mới biết tại sao đồng nghiệp thăng tiến nhanh đến thế,…

– Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên: Không dành thời gian rèn luyện:

Ngoài những trường hợp trên, số ít sinh viên khác hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp nhưng khá chểnh mảng Họ có thể dành 2 – 3 tiếng để “cày” một bộ phim nhưng chỉ 10 – 15 phút để giao tiếp Họ thích nằm nhà ngủ cả sáng thay vì tham gia một buổi ngoại khóa, hội thảo Việc dành quá ít thời gian cho kỹ năng giao tiếp là không đủ Đây là việc cần thực hiện thường xuyên và liên tục

- Cách rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên:

Vậy phải làm sao để rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp? Trước tiên, các bạn sinh viên cần ý thức được tầm quan trọng của loại kỹ năng này trong học tập, công việc và đời sống Rất nhiều trường đã đưa môn kỹ năng mềm – kỹ năng giao tiếp vào trong chương trình giảng dạy Các bạn sinh viên cần chú ý, không nên chủ quan bỏ qua Ngoài ra, nhà trường là nơi giảng dạy nhưng chính các bạn phải có tinh thần tự học nhiều hơn Những nỗ lực từ chính bản thân sẽ giúp kỹ năng giao tiếp ngày càng phát triển:

Chú ý rèn luyện cách nói, cách tạo lập và duy trì các mối quan hệ Thường xuyên quan sát để học hỏi từ những người có nhiều kinh nghiệm, giao tiếp tốt Tạo cho mình hình ảnh đẹp trong mắt mọi người để tự tin, tạo thiện cảm khi giao tiếp Tăng cường học nhóm, thảo luận để kích thích khả năng diễn đạt, thuyết phục, thuyết trình,… Tham gia các hoạt động đoàn, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa để trở nên năng động hơn, tiếp xúc nhiều hơn Không ngừng nâng cao và nỗ lực hoàn thiện bản thân Tìm đọc nhiều sách kỹ năng giao tiếp để có thêm nhiều kiến thức Nhìn chung, thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên phản ánh nhiều điều Kỹ năng giao tiếp đòi hỏi quá trình rèn luyện, tích lũy tích cực Do vậy, để chuẩn bị thật tốt cho tương lai phía trước, để không bị bỏ lại phía sau, mỗi sinh viên nên chủ động nhiều hơn

Ví dụ Liên hệ bản thân

Trang 8

Em đang là sinh viên trường đhcn Việt Hung

+ trong giờ học em hỏi các bạn xung quanh về bài học hôm nay mình đang học

+ giao tiếp với các bạn trong giờ ra chơi xem môn học tiếp theo môn gì những ngày nào được nghỉ và khi nào kết thúc buổi học

+ Nhưng trong lớp vẫn ít giao tiếp với những người mà mình không thân quen thường chỉ chủ động bắt chuyện khi cần thiết điều gì đó

+ thiếu tự tin với đối tượng giao tiếp nhất định khi nói chuyện với các bạn nam thì nói rõ dàng còn khi với các bạn nữ hay thầy cô giáo thì em hay bị ngại ngùng

=> em thấy bản thân mình giao tiếp cũng ổn với mọi người xung quanh nói chuyện rõ dàng mạch lạc nhưng mà với người lạ vẫn hay dụt dè không dám bắt chuyện nên em cần phải cải thiện khả năng bắt chuyện và giao tiếp trong các môi trường công việc học tập

2 Vai trò của giao tiếp đối với cơ quan, doanh nghiệp

Mỗi tổ chức đều có những mục tiêu chung, gắn kết các thành viên của tổ chức Giao tiếp vừa là một nội dung, lại vừa là công cụ giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung đó Trong các tổ chức nói chung và các cơ quan, doanh nghiệp nói riêng, giao tiếp đóng 5 vai trò (chức năng) căn bản là: - Định hướng: Giao tiếp giúp chia sẻ và truyền đạt cái đích mà tổ chức cần đạt đến cũng như cách thức để đạt được điều đó Ở cấp độ này, có thể nói, giao tiếp đóng một vai trò chiến lược trong việc giúp cho tổ chức tồn tại và phát triển trong xã hội Không có giao tiếp, thậm chí cả khi giao tiếp không hiệu quả, các cá nhân, các nhóm khác nhau trong nhóm có thể xác định, hiểu và hướng tới các mục tiêu theo những cách khác nhau Điều này dẫn tới nhiều nguy hại trong đó cần tính đến cả việc chia rẽ, bất đồng và tan rã tổ chức

- Hợp nhất: Mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị hay nhóm là một tập hợp gồm

nhiều yếu tố và kiểu người khác nhau với xuất phát điểm, quan điểm, cách thức và tham vọng khác nhau Giao tiếp là cơ chế, là chất keo dính lôi cuốn những người, những yếu tố có những điểm chung căn bản lại với nhau để hình thành tổ chức Khi tổ chức đã ra đời, giao tiếp, với các vai trò quan trọng giúp con người Biết - Hiểu - Hành động và Cộng tác cho phép các yếu

Trang 9

tố khác biệt, các cá nhân, đơn vị, các nguồn lực, và các mục tiêu được kết nối với nhau theo cách những điểm mạnh được kết hợp để nhân thêm sức mạnh

và những điểm yếu được hỗ trợ, bù đắp để có thể ảnh hưởng tiêu cực ít nhất đến tổ chức Đối với cán bộ, công chức, giao tiếp cho phép nắm bắt thông tin, hiểu biết về nhiệm vụ và trông đợi của tổ chức đối với họ, tương tác với đồng nghiệp

Mỗi tổ chức đều có một số hoặc một hệ thống các giá trị mà nó

- Duy trì:

duy trì hoặc muốn khuếch trương, giao tiếp là cơ chế giúp định hình và duy trì các giá trị đó

- Động viên, khuyến khích: Giao tiếp trong quá trình thực thi không đơn thuần và duy nhất liên quan đến các nhiệm vụ và cách giải quyết nhiệm vụ,

nó còn liên quan đến con người với tư cách là một thực thể sống, có đời sống riêng tư, có niềm vui, nỗi buồn, có điểm mạnh và điểm yếu Giao tiếp trong tổ chức còn bao hàm cả khía cạnh mang tính nhân bản, hỗ trợ việc hoàn thiện nhân cách của các cá nhân

- Đổi mới: Giao tiếp là cơ chế trong đó các ý tưởng, sáng kiến được hình

thành, chia sẻ, thách thức và trải nghiệm Trong thực thi công vụ, giao tiếp thể hiện đầy đủ các chức năng, vai trò trên Do vậy, giao tiếp là điều kiện đảm bảo các giá trị, thủ tục và mục tiêu của tổ chức được hiện thực hóa nhằm đạt được mục tiêu hành động và đổi mới Cũng do vậy, có thể nói giao tiếp là bộ phận cấu thành căn bản của mọi tổ chức kể cả cơ quan, doanh nghiệp

Ví dụ: Liên hệ bản thân

Em đi làm part time :

+ Nếu không học hỏi sẽ không phát triển cho công việc sau này

+ Nếu không giao tiếp với những nhân viên xung quanh hay cấp trên sẽ không biết mình sai hay yếu kém ở đâu

+ Ít giao tiếp sẽ không nắm bắt được hoàn cảnh xung quanh

+ Ít giao tiếp nên về mặt từ ngữ có thể thiếu sót

 Cho nên đôi khi người khác không mở lời thì mình phải là người làm việc đó Việc học tập chính là lấp đầy sự yếu kiêm của bản thân cho nên sự giao tiếp giữa những nhân viên sẽ là cách liên kết đơn giản nhất

Trang 10

Ví dụ liên hệ bản thân: Tham sự kiện đặc biệt khởi nghiệp của trường:

 Giao tiếp với nhiều người

 Phát biểu nêu ra ý kiến của bản thân

 Tiếp thu và phát triển kĩ năng giao giao tiếp của bản thân

 Thoát khỏi hàng rào “ ngại giao tiếp ‘’ của bản thân

 …

3 Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém về kỹ năng giao tiếp

* NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG YẾU KÉM TRONG GIAO TIẾP

Chúng ta vẫn thường có quan niệm về giao tiếp như sau:

+ Giao tiếp là việc dễ

+ Giao tiếp lúc nào cũng tốt

+ Giao tiếp nhiều hơn là tốt hơn

Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lệch! Bất kể là lĩnh vực nào, luôn phải đúng và đủ, đúng là đúng lúc, đúng thời điểm, đúng trọng tâm Đủ là đủ thời lượng, đủ nội dung, đủ thuyết phục không phải cứ nói nhiều, nói lan man là tốt Kỹ năng giao tiếp hay giao tiếp không khó mà giao tiếp khôn khéo mới là khó

“ĐÚNG VÀ ĐỦ” trong giao tiếp sẽ nói lên yếu tố cần thiết của giao tiếp hiệu quả Về tổng quan, dưới đây là một số nguyên nhân thất bại trong giao tiếp:

Nguyên nhân thất bại trong giao tiếp

Sai lầm thứ nhất: KHÔNG LẮNG NGHE

Giao tiếp là quá trình tương tác giữa hai hoặc nhiều người, chính vì thế nó bao gồm cả trình bày và lắng nghe Tuy nhiên, trong các cuộc trò chuyện chúng ta thường dễ vì cao hứng mà nói liên tục, luôn luôn đợi đến lượt mình

để nói và nói với tốc độ nhanh chóng mà quên mất người đối diện, dẫn đến tình trạng cướp lời, cắt ngang lời người khác, không để ý đến cảm xúc của người khác

Sai lầm thứ hai: ĐẶT QU NHIỀU CÂU HỎI

Ngày đăng: 03/01/2025, 21:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN