1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

phuong phap giang day

6 68 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

PHOỉNG GIAO DUẽC ẹAỉO TAẽO QUY NHễN Phòng Giáo dụcĐào tạo Quy nhơn Tổ Bộ Môn Sinh Học 1) Lý do thực hiện chuyên đề : hương pháp dạy học là con đường, cách thức giáo viên hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của học sinh nhằm đạt các mục tiêu dạy học. P Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, với những phương pháp nghiên cứu đặc trưng là quan sát, thí nghiệm. Phương pháp dạy học sinh học có những nét chung với phương pháp nghiên cứu sinh học nhưng đã có những biến đổi phù hợp với đối tượng dạy học, với mục đích nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và trở nên đa dạng phong phú hơn nhiều . Căn cứ vào mục đích sư phạm, người ta phân biệt 3 loại phương pháp dạy học : Loại phương pháp nghiên cứu nội dung mới Loại phương pháp hoàn thiện củng cố Loại phương pháp kiểm tra đánh giá sử dụng Như vậy sử dụng bài tập là loại phương pháp hoàn thiện kiến thức : Khâu hoàn thiện kiến thức bao gồm việc ôn tập, củng cố, luyện tập vận dụng, rèn luyện kó năng kó xảo. Trong khâu hoàn thiện, kiến thức được ôn lại nhưng tập trung hơn vào việc chính xác hoá, khắc sâu, củng cố và vận dụng. Các quá trình này cũng diễn ra xen kẽ từng khâu nghiên cứu nội dung mới nhưng ở khâu hoàn thiện thì chúng tập trung vào yêu cầu hoàn thiện. Việc hoàn thiện, củng cố kiến thức thường được tiến hành sau khâu dạy bài mới, vào cuối tiết học trong công tác ngoại khoá, cuối chương, cuối học kì hay cuối năm học. Khi thực hiện cũng sử dụng các phương pháp dùng lời, trực quan và thực hành nhưng có biến đổi các dạng cho phù hợp với nhiệm vụ hoàn thiện kiến thức. Đề phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh – về thực chất là tính tích cực nhận thức đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghò lực cao trong quá trình chiếm lónh tri thức . Do vậy, việc tổ chức chuyên đề : Phương pháp giảng dạy tiết bài tập là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Vai trò của bài tập trong giảng dạy môn Sinh học : Các bài tập Sinh học có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề thực tiễn . Khi lựa chọn các bài tập, cần phải xác đònh mục đích sư phạm của mỗi bài : giúp học sinh hoàn thiện kiến thức gì, giáo dục kó năng tri thức và kó xảo nào. Bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy : phương pháp luyện tập : phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn . Mặt khác giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực : Một học sinh có kinh nghiệm là học sinh sau khi học bài xong, chưa vừa lòng với các hiểu biết của mình và chỉ yên tâm sau khi đã tự mình giải được các bài tập, vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập . 3) Sử dụng bài tập trong giảng dạy môn Sinh học : Trong tiết dạy sử dụng bài tập : Tương tự việc sử dụng thí nghiệm, bài tập sinh học có thể được dùng như một bài toán nhận thức, đặt ra vấn đề mới mà khi giải xong học sinh sẽ Chuyên đề:Phương pháp giảng dạy tiết bài tập Năm Học:2009- 2010 Phòng Giáo dụcĐào tạo Quy nhơn Tổ Bộ Môn Sinh Học lónh hội kiến thức mới. Nhưng bài tập được sử dụng phổ biến hơn trong khâu hoàn thiện như một bài thực hành vận dụng hoặc hệ thống hoá kiến thức đã học hoặc nhằm rèn luyện một kó năng nào đó về tư duy hay về phương pháp . Ví dụ : Ở Sinh học 7 : Ôn tập các lớp động vật có xương sống bằng bài tập so sánh đặc điểm cấu tạo các hệ cơ quan. Lớp Hệ cơ quan Cá Lưỡng cư Bò sát Chim Thú Tuần hoàn Hô hấp Thần kinh Sinh sản Ở Sinh học 9: Giải bài tập di truyền . Khi học về đònh luật phân li độc lập trong khâu nghiên cứu nội dung mới : Học sinh đã được tìm hiểu kết quả ở F 1 và F 2 khi lai cặp bố mẹ có kiểu gen AABB  aabb thì trong khâu hoàn thiện kiến thức giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải bài tập với : P có kiểu gen là DDtt  ddTT thì kết quả sẽ ra sao ? Trong dạy học Sinh học, vấn đề bài tập chưa được quan tâm đúng mức, thường nghèo nàn về hình thức, ít đòi hỏi tư duy sáng tạo nên học sinh không thích lắm. Vì vậy giáo viên nên sưu tầm và xây dựng những bài tập nhằm : - Sử dụng thành thạo khái niệm, đònh luật sinh học đã học. - Vận dụng các khái niệm sinh học trong những điều kiện tương tự như bài học, có biến đổi nhiều dạng khác nhau. - Hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm đã học theo một phương pháp mới . - Dẫn dắt học sinh đi tới khái niệm mới hoặc mở rộng nội hàm khái niệm đã học. 4) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT BÀI TẬP : Các giai đoạn chính của bài lên lớp hoàn thiện tri thức gồm : + Bài toán nhận thức + Ôn tập những nội dung chính đã học, hướng vào việc làm rõ các khái niệm đại cương. + Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức . + Thảo luận những vấn đề khó để tổng kết rút ra kết luận khái quát. (Thảo luận tổ, lớp cũng là một hình thức hoàn thiện tri thức có hiệu quả … Trong khi tổ chức cần đề ra những bài tập yêu cầu học sinh chuẩn bò và báo cáo các chủ đề, cả nhóm, tổ, lớp tham luận, cuối cùng giáo viên kết luận chung . Ví dụ : Tổ chức chủ đề : Sự tiến hoá của động vật có xương sống về đặc điểm thích nghi của sinh vật). Như vậy cấu trúc bài lên lớp hoàn thiện tri thức là giống nhau, nhưng sự thực hiện các bước có thể khác nhau tuỳ thuộc chủ yếu vào các phương pháp được sử dụng : + Nếu sử dụng phương pháp dùng lời là chủ yếu thì nêu hệï thống câu hỏi nhiều dạng khác nhau, phát hiện vốn tri thức đã có ở học sinh, hướng sự tái hiện kiến thức vào những vấn đề trọng tâm. Chuyên đề:Phương pháp giảng dạy tiết bài tập Năm Học:2009- 2010 Phòng Giáo dụcĐào tạo Quy nhơn Tổ Bộ Môn Sinh Học Từ đó, yêu cầu học sinh gia công các kiến thức sự kiện để hình thành các khái niệm, quy luật sinh học, các nguyên lí. Ví dụ : Hoàn thiện kiến thức :Chương lá ở Sinh học 6 hay hoàn thiện kiến thức : Chương hệ tiêu hoá ở Sinh học 8 . + Nếu sử dụng bài thực hành, rèn luyện các kó năng thí nghệm, quan sát áp dụng kiến thức sinh học vào chăn nuôi, trồng trọt thì giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bò của học sinh (đọc tài liệu hướng dẫn chuẩn bò mẫu vật, vạch kế hoạch làm việc ….) Sau đó giáo viên hướng dẫn kó thuật và điều khiển sự hoạt động của học sinh . Theo dõi đánh giá kết quả cho điểm. Cuối cùng tổng kết, rút kinh nghiệm, học sinh làm vệ sinh và thu dọn dụng cụ thiết bò . Ví dụ: “Tập giâm cành, chiết cành” ở Sinh học 6 Hoặc “Phân tích chức năng tuỷ sống trên ếch hoặc cóc” ở Sinh học 8 + Nếu sử dụng các bài toán, bài tập thì từng học sinh thực hiện, sau đó yêu cầu một số học sinh trình bày lời giải trước lớp, dưới sự chỉ đạo của giáo viên cả lớp góp ý kiến và cuối cùng hoàn chỉnh lời giải. Vì vậy giáo viên cần chọn những bài tập mang tính tổng hợp trong lời giải, yêu cầu đề cập đến nhiều khái niệm, quy luật cơ bản . Ví dụ : Bài hoàn thiện tri thức tổng kết các quy luật di truyền của MenĐen Sự hoàn thiện kiến thức về các quy luật di truyền của MenĐen cần đạt được: + Học sinh viết được các công thức lai thể hiện mối quan hệ giữa sự di truyền các tính trạng với sự vận động có quy luật của vật chất di truyền (các gen trên nhiễm sắc thể). + Giải được các bài tập di truyền, trên cơ sở phân tích, lập luận mối quan hệ nhân – quả giữa sự vận động của vật chất di truyền với sự di truyền các tính trạng tương ứng Để hoàn tiện tri thức, giáo viên tổ chức tổng kết, hệ thống hoá bằng bài toán nhận thức và có thể tiến hành bài lên lớp như sau : - Sau khi ổn đònh lớp, giáo viên kiểm tra việc giải bài tập ở nhà : - Ví dụ: Ở cà chua, gen D quy đònh màu quả đỏ, gen d được quy đònh màu quả vàng, gen T quy đòn dạng quả tròn, gen t quy đònh dạng quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. a) Xác đònh sự phân tính ở F 2 khi lai 2 cây cà chua thuần chủng quả đỏ, tròn và quả vàng, bầu dục. b) Cho biết tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình khi giao phấn cà chua quả đỏ, tròn với cà chua quả vàng, bầu dục. Giáo viên cho một học sinh lên bảng trình bày lời giải, cả lớp theo doãi, từng em đối chiếu với bài giải của mình để bổ sung, sửa chữa và góp ý kiến. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, cả lớp thảo luận và hoàn thiện lời giải. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh điền vào bảng hệ thống sau : Tên đònh luật Nội dung cơ bản Giải thích kết quả Ý nghóa Đònh luật đồng tính ở F 1 + F1 có kiểu hình đồng nhất + Chỉ tính trội được biểu …………………………. ……………………………… ……………………………… Chuyên đề:Phương pháp giảng dạy tiết bài tập Năm Học:2009- 2010 Phòng Giáo dụcĐào tạo Quy nhơn Tổ Bộ Môn Sinh Học hiện (Nếu P thuần chủng và tính trội hoàn toàn) ………………………… Đònh luật phân tính ở F 2 ………………………………… ………………………………. …………………… ……………………… ……………………………. …………………………… Đònh luật phân li độc lập ………………………… ………………………… …………………………………. ……………………………… ……………………………… ……………………………… Giáo viên có thể cho học sinh lên bảng điền vào các chỗ trống (Nếu có thời gian) nếu không thì cho học sinh về làm ở nhà . Giáo viên cũng có thể dùng các câu hỏi để ôn tập, củng cố kiến thức đã học : Ví dụ: Câu 1: Trong trường hợp các gen trội hoàn toàn thì những kiểu gen nào dưới đây có chung kiểu hình: a) AaBb và AaBB b) AABB và AAbb c) Aabb và aabb d) AaBb và aabb Câu 2 : Thế nào là hiện tượng đồng tính ở F 1 ? a) Các cơ thể lai F 1 có kiểu hình đồng nhất b) Các cơ thể lai F 1 có kiểu gen đồng nhất c) Tính trội át tính lặn ở các cơ thể lai F 1 d) Cơ thể lai có kiểu hình lặn Câu 3 : Tính trạng lặn là gì ? a) Tính trạng không biểu hiện ở cơ thể dò hợp tử về cặp gen quy đònh tính trạng đó b) Tính trạng không biểu hiện ở cơ thể lai c) Tính trạng không biểu hiện ở F 1 d) Tính trạng biểu hiện trung gian. Câu 4: Thế nào là hiện tượng phân tính ở F 2 ? a) Trong phép lai ở F 2 có những cá thể mang tính trạng lặn xen lẫn những cá thể mang tính trạng trội b) Kiểu hình của các cá thể F 2 đồng nhất. c) F 2 có những cá thể giống bố xen lẫn với những cá thể giống mẹ. d) Kiểu hình F 2 mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ. Câu 5 : MenĐen đã sử dụng phép lai phân tích để : a) Xác đònh các cá thể thuần chủng b) Xác đònh tính trạng trôi, tính trạng lặn c) Kiểm tra cơ thể có kiểu hình trội mang cặp nhân tố di truyền đồng hợp hay dò hợp tử d) Xác đònh cá thể có kiểu hình trội không hoàn toàn . Trên đây là phương pháp giảng dạy tiết bài tập của tổ bộ môn Sinh học . Trong quá trình, trình bày phương pháp trên, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, mong các thành viên thuộc bộ môn Sinh học của Phòng giáo dục đóng góp ý kiến bổ sung để buổi chuyên đề của chúng ta đạt kết quả mỹ mãn . Chuyên đề:Phương pháp giảng dạy tiết bài tập Năm Học:2009- 2010 Phòng Giáo dụcĐào tạo Quy nhơn Tổ Bộ Môn Sinh Học Chuyên đề:Phương pháp giảng dạy tiết bài tập Năm Học:2009- 2010

Ngày đăng: 30/06/2014, 16:00

w