1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kỹ năng nghề nghiệp kỹ sư Đề tài tìm hiểu kỹ năng thuyết trình (presetations) Đạt hiệu qua cao

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Kỹ Năng Thuyết Trình (Presentations) Đạt Hiệu Quả Cao
Tác giả Đặng Nhã Trúc, Trần Thị Kim Nhung, Nguyễn Hà Phượng Oanh, Phạm Nguyễn Xuân Nhi, Huỳnh Thị Thu Nguyệt
Người hướng dẫn TS. Lê Hương Thủy
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Năng Nghề Nghiệp Kỹ Sư
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 6,43 MB

Nội dung

2.Mục đích nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình : Tìm hiểu và đưa ra các lý thuyết khái niệm về thuyết trình và cấu trúc một bàithuyết trình để có một cái nhìn khách quan, trang bị cơ bả

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN MÔN

KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP KỸ SƯ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH (PRESETATIONS) ĐẠT HIỆU QUA CAO

GVHD : TS.LÊ HƯƠNG THỦY

TP.HCM, THÁNG 11/2023

Trang 2

DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

THÀNH VIÊN THEO NHÓM

công

Thời gian thực hiện

Kết quả thực hiện

Điểm THANG ĐIỂM

10 của nhóm (Do GV chấm)

Từ ngày28/9 - 9/10

Hoànthành100%

côngviệc

2 Trần Thị Kim

Nhung

23660551

Viết phần mở đầu vàviết khái niệm thuyếttrình; các bước thuyếttrình

Từ ngày28/9 - 9/10

Hoànthành100%

côngviệc

3 Nguyễn Hà

Phượng Oanh

23732581

Tìm về tầm quantrọng, lợi ích của kỹnăng thuyết trình; khókhăn khi thuyết trình

Từ ngày28/9 - 9/10

Hoànthành100%

côngviệc

4 Phạm Nguyễn

Xuân Nhi

23656331

Tìm các tiêu chí đánhgiá và cách trau dồi

kỹ năng thực hành tìmnội dung.Viết báocáo

Từ ngày28/9 - 9/10

Hoànthành100%

côngviệc

5 Huỳnh Thị Thu

Nguyệt

23669521

Tìm hiểu về nhữngđiều cần tránh và viếtkết luận

Từ ngày28/9 - 9/10

Hoànthành100%

côngviệc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành dến toàn thể Quý thầy cô Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Trường Đại học Công nghiệp Thành Phố

Hồ Chí Minh và thư viện trường đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Lê Hương Thủy, người đã nhiệt tình giảng dạy, giải đáp những thắc mắc, cung cấp những kiến thức rất

bổ ích, thú vị cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu cũng như hoàn thành bài tiểu luận này.

Tập thể nhóm 9

DANH SÁCH CÁC HỒ SƠ, HÌNH, BẢNG

Trang 4

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Thuyết trình.

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài:

Trong cuộc đời của mỗi sinh viên chắc hẳn ai cũng từng đã cầm mic trên tay đểđứng trước thầy cô, bạn bè nói lên vấn đề nào đó Mỗi sinh viên khi bước chân lêngiảng đường đại học, ngoài phần kiến thức mà thầy cô truyền thụ và cho ghi chép trênlớp Thì sinh viên còn phải tự học bằng cách tự mài mò, tìm tòi tài liệu và trình bàythuyết trình trước lớp Do vậy, kỹ năng thuyết trình (Presentations Skills) luôn quantrọng và không thể nào thiếu của cuộc đời mỗi sinh viên Và việc thuyết trình thậtkhông hề dễ dàng với bất kì một sinh viên nào, mà nó luôn đòi hỏi sự cẩn thận, trang

bị kiến thức đầy đủ để có một bài thuyết trình hiệu quả Các công việc của thuyết trìnhbao gồm nhiều yếu tố như tìm đề tài, thu thập các tài liệu liên quan, biên soạn nộidung, đúc kết để truyền đến người nghe Bên cạnh việc nói cần tương tác bằng cách trảlời các câu hỏi, các vấn đề mà người nghe đặt ra Điều quan trọng mà người thuyếttrình cần phải vượt đó là nỗi sợ của cá nhân như sợ đám đông, sợ nói Nếu vượt quacác nỗi sợ vô hình ấy thì sẽ làm cho bài thuyết trình thêm hay, lôi cuốn và thu hút cácđối tượng người nghe hơn

Nhìn theo số đông của các sinh viên đều cảm thấy hồi hộp và ngại khi đứng trước đámđông, ở đây là lớp học Chính vì điều đó đã làm cho bài thuyết trình của các nhómchưa được tốt Với tình hình đó nên nhóm em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu kỹ năngthuyết trình (Presentation) đạt hiệu quả cao” Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các kỹnăng thuyết trình và đề ra các giải pháp cải thiện kỹ năng thuyết trình đạt hiệu quả cao

2.Mục đích nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình :

Tìm hiểu và đưa ra các lý thuyết khái niệm về thuyết trình và cấu trúc một bàithuyết trình để có một cái nhìn khách quan, trang bị cơ bản và có cơ sở để dựa vào

đó thực hiện các công việc của thuyết trình đảm bảo cho bài thuyết trình hiệu quảhơn, từ đó có thể truyền đạt những ý tưởng, thông tin đến người nghe một cách dễhiểu Khám phá những mặt hạn chế còn tồn tại Ngoài ra, chúng ta có thể hiểu hơn

về lợi ích và tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình Xác định mức độ ảnh hưởngcủa những hạn chế và cách khắc phục Đề xuất một số giải pháp các bước thực hiệnbài thuyết trình và một số kỹ năng cần thiết thông qua kết quả nghiên cứu nhằmgiúp các bạn có thể học tập và trình bày vấn đề tốt hơn, hiệu quả hơn Tránh tìnhtrạng khiến bài thuyết trình lủng củng, nhàm chán, có nhiều sai sót khiến việc truyềntải thông tin đến người nghe bị ảnh hưởng

Trang 6

NỘI DUNG

1 Khái niệm:

Thuyết trình là gì?

Hình 1: Thuyết trình.

- Thuyết trình là quá trình truyền tải một chủ đề tới khán giả Nó có thể là một

bài thuyết minh, một bài giới thiệu, bài giảng hoặc bài phát biểu nhằm mục đíchthông báo, thuyết phục, truyền cảm hứng, động viên, xây dựng thiện chí, trìnhbày một ý tưởng hoặc một sản phẩm mới

- Có các kiểu thuyết trình như:

 Thuyết trình thuyết phục

 Thuyết trình cung cấp thông tin

 Thuyết trình mang tính hướng dẫn

 Thuyết trình truyền cảm hứng

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Trang 7

Hình 2: Kỹ năng thuyết trình.

- Kỹ năng thuyết trình thực chất là khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ

năng cần thiết vào quá trình trình bày, để diễn đạt vấn đề, giúp người khác

dễ dàng hiểu được nội dung muốn trình bày

- Kỹ năng thuyết trình tốt bao gồm sự kết hợp của nhiều yếu tố:

 Sự hiểu biết về chủ đề: Người trình bày cần phải nắm vững kiến thức

về chủ đề mình đang thuyết trình Sự hiểu biết sâu rộ giúp họ trả lời cáccâu hỏi, đối phó với tình huống khó khăn và tạo sự tin tưởng từ phíakhán giả

 Tổ chức nội dung: Kỹ năng tổ chức nội dung là khả năng sắp xếp thông

tin một cách có logic và dễ hiểu Người trình bày cần biết cách chiathành các phần nhỏ, đặt ra các điểm chính và phụ hợp để giúp ngườinghe theo dõi và hiểu rõ

 Giao tiếp xuất sắc: Việc sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, mạnh mẽ và phù

hợp với khán giả giúp tạo sự ấn tượng Sự lưu loát trong nói và khảnăng truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, dễ hiểu là quan trọng

 Kỹ thuật thuyết trình: Sử dụng các công cụ và kỹ thuật thuyết trình

như slide, hình ảnh, video, biểu đồ để minh họa và hỗ trợ ý kiến Hiểubiết về cách sử dụng công cụ này một cách hiệu quả là rất quan trọng

 Tương tác với khán giả: Khả năng tạo sự tương tác và liên kết với

khán giả giúp tạo nên một môi trường thuyết trình thú vị Đặt câu hỏi,lắng nghe phản hồi, và thích nghi với sự phản ứng của khán giả là điểmquan trọng

Trang 8

 Tự tin: Tự tin trong việc thuyết trình giúp tạo sự ấn tượng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, tự tin cần đi kèm với sự chuẩn bị cẩn thận và kiến thức vữngchắc

 Thích nghi với tình huống: Kỹ năng thích nghi là khả năng thay đổi

hoặc điều chỉnh thuyết trình dựa trên tình hình thực tế Điều này baogồm việc xử lý các tình huống bất ngờ hoặc phản hồi không mong đợi

từ khán giả

2 Tầm quan trọng, lợi ích của kỹ năng thuyết trình:

Kỹ thuật thuyết trình càng tốt thì bài thuyết trình đó càng trở nên hấp dẫn Kỹ năngnày cũng mang lại nhiều cơ hội hơn để tạo ra những tác động tích cực trong kinhdoanh và các lĩnh vực khác trong cuộc sống của mỗi người Lợi ích mà kỹ năng thuyếttrình mang lại phải kể đến:

Truyền đạt hiệu quả: Thuyết trình giúp truyền đạt thông tin một cách rõ ràng

và nhanh chóng, làm cho nội dung dễ hiểu hơn

Hình 2.1: Truyền đạt hệu quả và tạo ấn tượng mạnh mẽ

Tạo ấn tượng mạnh mẽ: Một thuyết trình xuất sắc có thể tạo ra ấn tượng tích

cực với đối tượng nghe

Hỗ trợ quyết định: Giúp người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề, hỗ trợ quyết định

và làm thay đổi quan điểm

Trang 9

Giúp cải thiện khả năng giao tiếp: Đối với những ngườii thường xuyên phảilàm việc trao đổi thông tin với khách hàng thì kỹ năng thuyết trình được họ sửdụng thường xuyên điều này có nghĩa là họ có khả năng giao tiếp tốt, biết cáchnắm bắt tâm lý khách hàng cũng như giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng vàchính xác

Bởi vậy, với các mối quan hệ đồng nghiệp, khách hàng họ sẽ dễ dàng trao đổi,thoả thuận hơn Cũng như sẽ có được những kỹ năng mềm khác để áp dụng vàogiải quyết vấn đề cho từng tình huống

Hình 2.2: Cải thiện khả năng giao tiếp.

Rèn luyện sự tự tin trước đám đông:

- Một người có kỹ năng thuyết tình tốt họ sẽ biết cách trang bị cho mình sự tựtin, dám thể hiện quan điểm trước đám động Đây được coi là lợi thế so vớinhững người không có kỹ năng thuyết trình tốt

- Với những người đã quá quen với thuyết trình cũng như công việc của họluôn là thuyết trình thì họ sẽ rất tự tin đối diện những vấn đề, ngoài ra khảnăng phải ứng với các thách thức sẽ nhạy bén hơn Khi làm tốt việc thuyếttrình thì sẽ cảm thấy tự hào về bản thân cũng như giá trị bản thân của mìnhđược nâng cao lên

Trang 10

Hình 2.3: Sự tự tin khi thuyết trình.

Đạt điểm cao khi thuyết trình tốt: Lợi ích đầu tiên chắc chắn phải kể đến chính

là sẽ đạt điểm cao ở đại học khi có kỹ năng thuyết trình tốt Ở đại học, sinh viên

sẽ thường xuyên được giảng viên chia nhóm để làm bài thuyết trình Thôngthường, những ai đảm nhiệm vai trò thuyết trình và làm tốt nhiệm vụ đó sẽ cóthiện cảm trong mắt giảng viên và dễ dàng được điểm thuyết trình cao Ngoài

ra, khi đảm nhận vai trò thuyết trình, các em cũng sẽ nắm rõ kiến thức môn họchơn, thuận lợi hơn khi ôn thi và gia tăng khả năng được điểm cao trong bài thicuối kỳ Tóm lại, khi có kỹ năng thuyết trình tốt, thì khả năng cao rằng sinhviên sẽ được điểm cao ở đại học

Thể hiện năng lực bản thân tốt hơn, mở ra cơ hội thăng tiến: Bạn có ý tưởng

mới rất hiệu quả nhưng nếu bạn không có được kỹ năng thuyết trình tốt thìngười nghe, sếp của bạn không hiểu khi đó bạn đã mất đi cơ hội thể hiện bảnthân mình Vì vậy, sự tự tin và kỹ năng thuyết trình, trình bày vấn đề cần mạchlạc rõ ràng mọi người nắm được ý tưởng của bạn khi đó bạn sẽ dễ dàng giànhđược sự tín nhiệm từ những người xung quang cũng như sếp của bạn

Hình 2.4: Thể hiện năng lực bản thân, cơ hội thăng tiếng.

3 Các bước thuyết trình:

a) Xác định mục tiêu thuyết trình.

Trang 11

Hình 3.1: Xác định mục tiêu.

Khi thuyết trình, người thuyết trình phải biết mục đích của bài thuyết trình là gì,mục tiêu cụ thể sau khi thuyết trình cần đạt được những gì Tuy nhiên, đôi khichúng ta coi nhẹ điều đó, sau khi kết thúc thuyết trình người nghe vẫn khônghiểu rõ ràng chúng ta muốn gì, họ được yêu cầu làm gì, tại sao lại như vậy v.v Những điều càng cơ bản, ta lại càng phải xác định rõ ràng, kỹ càng và khôngđược phép chủ quan Một bài thuyết trình được coi là tốt nếu đạt được các mụctiêu cơ bản sau:

- Không làm mất thời gian của người nghe

- Lôi cuốn và hấp dẫn người nghe

- Nhấn mạnh được những điểm quan trọng

- Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe

b) Chuẩn bị thuyết trình.

Hình 3.2: Chuẩn bị thuyết trình

Lựa chọn chủ đề và giới hạn các vấn đề thuyết trình

- Khi chọn chủ đề thuyết trình, ta nên chọn chủ đề thính giả muốn nghe; chủ đềmới mang tính thời sự; hoặc chủ đề ta biết sâu; hoặc thậm chí chủ đề được đốitác đặc hàng với mình Chủ đề thuyết trình không những phụ thuộc vào mongđợi của người nghe mà còn phụ thuộc vào chiến lược và mối quan tâm của tổchức nơi người nghe công tác Vì vậy, lựa chọn chủ đề thuyết trình là vấn đềđầu tiên chúng ta cần chú ý sau khi phân tích đối tượng thuyết trình để lựa chọnchủ đề cho phù hợp với đối tượng nghe cũng như phù hợp với khả năng của

Trang 12

người thuyết trình.

- Khi chọn chủ đề, thông thường ta có rất nhiều điều muốn nói Tuy nhiên, nếu cốgắng nói hết những điều đó, bài thuyết trình sẽ trở nên lan man và không trọngtâm Để tránh tình trạng này, ngay từ khi chuẩn bị nội dung ta phải giới hạn cácvấn đề thuyết trình, phải phân tích xem: Đâu là ý chính, đâu là ý phụ, ý nào “bắtbuộc”, ý nào “cần nói”, ý nào “nên nói” Thông thường, ta sẽ ưu tiên nói những

ý “cần”, các ý “nên nói” để thuyết trình sau cùng

Phân tích thính giả (Người nghe)

- Thành công của một bài thuyết trình không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quancủa diễn giả mà cả của thính giả Phân tích diễn giả và thính giả giúp chúng ta

có những giải pháp hữu hiệu cho bài thuyết trình của mình “Biết mình, biếtngười, trăm trận, trăm thắng”

- Càng hiểu về thính giả thì chúng ta càng tự tin thuyết trình, đáp ứng nhu cầuthính giả Những thông tin cần thu thập để phân tích thính giả: Tuổi tác, nghềnghiệp, trình độ học vấn và chuyên môn, vị trí công việc Khi phân tích thínhgiả, chúng ta cần trả lời một số câu hỏi: Đối tượng người nghe mình là ai? làmcông việc gì? Tại sao họ lại nghe mình? và họ sẽ nghe như thế nào?

- Ngoài ra, quy mô người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu bài thuyết trình Nếuchỉ có ít người nghe, bạn có thể trả lời những câu hỏi của người nghe một cách

cụ thể, hoặc đề nghị họ cho biết ý kiến về vấn đề đang trình bày Nếu có đôngngười nghe, buổi thuyết trình phần lớn mang tính một chiều, trong trường hợpnày, sự rõ ràng, chính xác và dễ hiểu là những yếu tố quan trọng để duy trì sựchú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình

Phân tích diễn giả (Người nói)

Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu: Ta muốn gì? Mong đạtđược gì? Quan hệ với thính giả ra sao? Có thể ảnh hưởng tới thính giả như thếnào? Ta đã am hiểu về vấn đề trình bày chưa? Đã nắm vững nội dung, có đủ

tư liệu, thông tin để trình bày hay không? Năng lực, cương vị của bản thân có

dễ được người nghe chấp nhận hay không? Từ đó, ta có thể xác định phươngpháp tiếp cận hiệu quả nhất cho bài thuyết trình

Trang 13

c) Chuẩn bị đầy đủ tài liệu hỗ trợ

Hình 3.3: Tham khảo tài liệu hỗ trợ thuyết trình.

Chuẩn bị đầy đủ tài liệu giúp người thuyết trình dễ dàng hơn trong việc truyền đạtthông tin, đồng thời giúp người nghe nắm rõ hơn về chủ đề nhắc tới Chẳng hạn như:

- Slide thuyết trình: Chứa đầy đủ hình ảnh, video, link,

- Tài liệu bổ sung: Bài viết, tài liệu, bài báo, nhằm cung cấp thêm những

thông tin minh họa cho khán giả

- Biểu đồ, đồ thị: Trực quan hóa các dữ liệu, giúp khán giả hình dung rõ hơn về

chủ đề

- Hoạt động tương tác: Chẳng hạn như các trò chơi, trò khởi động, tạo năng

lượng tích cực cho buổi thuyết trình

d) Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ.

Hình 3.4: Các phương tiện hỗ trợ.

Trang 14

Thường thì thuyết trình không chỉ có nói không mà còn có các thiết bị và công cụ hỗtrợ Căn cứ vào điều kiện thực tế khi thuyết trình: Đối tượng thuyết trình, hội trường,

cơ cở vật chất hiện có, cũng như năng lực bản thân để chuẩn bị và lựa chọn cho mìnhnhững phương tiện hỗ trợ phù hợp Các thiết bị và công cụ hỗ trợ chủ yếu được sửdụngkhi thuyết trình hiện nay là máy chiếu Projector dùng để chiếu các slide đã chuẩn

bị bằng phần mềm Power Point, Video hoặc các file sử dụng phần mềm khác; bảngviết bằng phẩn (bảng đen); bảng viết bằng bút dạ (bảng trắng); bảng giấy (giấy A0hoặc A1), thẻ màu

đ) Xây dựng cấu trúc cho bài thuyết trình (bố cục).

Hình 3.5: Cấu trúc bài thuyết trình.

Bất kỳ một bài văn hay một bài thuyết trình nào đó đều có 3 phần: (1) Mở bài, (2)Thân bài và (3) Kết luận Tuy nhiên, việc tổ chức và thể hiện các phần như thế nào lại

là vấn đề khác

- Phần mở bài: Phần mở bài phải ngắn gọn, sắc sảo, bao hàm được ch để thuyết

trình để:

 Thu hút người nghe ngay từ khi bắt đầu thuyết trình

 Tạo bầu không khí ban đầu

 Giúp người nghe chuyển từ trạng thái thiếu tập trung sang trạngthái lắng nghe

- Phần thân bài: Phần thân của bài thuyết trình cần được thiết kế phù hợp với

trình độ và kinh nghiệm của người nghe, thời gian và bối cảnh của hội trường.Một bài thuyết trình quá ngắn với một khoảng thời gian quá dài là không phùhợp Ngược lại một bài thuyết trình quá dài, nội dung phức tạp trong mộtkhoảng thời gian quá ngắn cũng không phù hợp Vì vậy, muốn có bài thuyết

Trang 15

trình hay, cần có một độ dài và nội dung phù hợp với người nghe.

- Kết luận: Sau khi trình bày xong, người thuyết trình cần phải tóm tắt lại những

nội dung chính của bài, giúp cho thính giả lưu lại những điểm quan trọng và có

ấn tượng về diễn giả và bài thuyết trình Phần kết luận nhất thiết phải tóm tắtcho được những nội dung quan trọng đã trình bày

e) Chuẩn bị những tình huống phản hồi.

Hình 3.6: Tình huống phản hồi.

Phần đặt và trả lời câu hỏi sau bài thuyết trình có khi còn quan trọng hơn chính bàithuyết trình Do thời gian dành cho bài thuyết trình có hạn, chúng ta không thể nóiđược tất cả những vấn đề liên quan đến nội dung thuyết trình Để chủ động, ngườithuyết trình nên suy nghĩ trước những tình huống có thể sẽ bị hỏi hoặc đề nghị làm

rõ sau khi thuyết trình Nếu không chuẩn bị trước, khi bị hỏi, có thể sẽ không trả lờiđược và rơi vào tình trạng lúng túng, không lối thoát, đặc biệt là với những người ítkinh nghiệm trong thuyết trình

f) Thực hành, cải thiện kỹ năng thuyết trình.

Trang 16

Hình 3.7: Cải thiện kỹ năng.

- Cách nhanh nhất để nâng cao kỹ năng thuyết trình là thực hành Chỉ có những

va chạm thực tế mới giúp chúng ta mau chóng làm quen, nhìn nhận, cải thiệnbản thân Sau mỗi lần thuyết trình, hãy quan sát phản ứng và phản hồi củakhách hàng, nhìn nhận lại điểm mạnh, điểm yếu để cải thiện trong những lầntiếp theo

- Hãy làm nó thường xuyên và kiên trì, có thể học hỏi, tham khảo, ứng dụngnhững kỹ thuật thuyết trình của chuyên gia rồi xem phong cách nào hợp, cảitiến nó lại thành của bản thân để tạo thương hiệu cá nhân

4.Nguyên tắc thuyết trình thành công.

Nên bắt đầu bằng những gì người nghe biết

Hình 4.1: Những gì người nghe biết.

- Khởi đầu rất quan trọng để tạo cảm hứng và cuốn hút người nghe Nếu bạn bắtđầu bằng những điều khó hiểu, người nghe sẽ cảm thấy rất khó để “bắt nhịp”vào bài thuyết trình của bạn

- Một nguyên tắc khá phổ biến mà bạn nên tham khảo: “Mọi người thường không quan tâm đến vấn đề của bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết bạn quan tâm thực sự đến những vấn đề của họ” Điều này có nghĩa là bạn nên

bắt đầu bằng những gì mà người nghe quan tâm

- Điều này cũng giúp bạn tạo sợi dây kết nối giữa bạn và người nghe Khán giả sẽbắt đầu tò mò về những gì bạn chuẩn bị trình bày và khiến bài thuyết trình củabạn gần gũi, thu hút hơn

Trang 17

Nắm bắt tâm lý người nghe

Hình 4.2: Nắm bắt tâm lý người nghe.

Bạn nên đến sớm hơn một chút vào trước mỗi buổi thuyết trình để có sự chuẩn

bị chu đáo và có thể quan sát, bao quát lượng khán giả sẽ lắng nghe bài thuyếttrình của bạn Tùy theo khán giả là những ai, đã từng nghe bạn thuyết trình haylần đầu tham gia mà bạn sẽ đưa ra cách thức mở đầu phù hợp để họ bắt nhịp dễdàng hơn với nội dung mà bạn thuyết trình

Luôn tôn trọng người nghe

- Nếu bạn để ý, bất kỳ chương trình hay buổi diễn thuyết nào, người dẫn chươngtrình hoặc nhà diễn giả đều thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối cho khán giả Kếtquả buổi thuyết trình có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào người nghe vì vậynếu không có sự tôn trọng, bạn sẽ khó có kết quả hoàn hảo

- Bạn cần lưu ý khi thuyết trình, trước hết là cần tôn trọng thời gian của ngườinghe, tuyệt đối không đến muộn Bạn cũng nên tôn trọng ý kiến, quan điểm củangười nghe, không nên phủ nhận hoặc cho rằng họ sai, thay vào đó bạn nên đưa

ra phương án cụ thể cho họ

Thêm các yếu tố hài hước vào bài thuyết trình

- Làm cho người nghe cười trong các buổi thuyết trình không hề dễ Nhưng đây

là điều cần thiết để tạo sự cuốn hút và thay đổi bầu không khí trong các buổithuyết trình, đặc biệt là với những lĩnh vực khô khan

- Tuy nhiên, bạn cần lưu ý và cân nhắc với các yếu tố hài hước này, chỉ đưa vàonhững trường hợp cần thiết và phù hợp Nếu sử dụng không đúng cách thì rất dễkhiến người nghe có cảm giác thiếu nghiêm túc

- Mặt khác, bạn cũng nên tránh mang khán giả ra để trêu chọc hoặc đùa cợt,người nghe sẽ có cảm giác thiếu tôn trọng, Bạn có thể trực tiếp lấy từ nhữngcâu chuyện của mình và làm cho nội dung trở nên thú vị Đây cũng là cách hay

để khiến bạn và người nghe cởi mở hơn, nội dung bạn đưa ra cũng sẽ thú vịhơn

Ngày đăng: 02/01/2025, 21:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w