1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng chuyên đề "Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa" để ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Tác giả Lương Thị Thanh
Trường học Trường PT Tổ Thủy DTNT
Chuyên ngành Địa lí
Thể loại báo cáo sáng kiến
Thành phố Cao Bằng
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 99 KB

Nội dung

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao công tác ôn thi Học sinh giỏi môn Địa lí. Sáng kiến được viết theo hướng dẫn được quy đinh. Có hệ thống câu hỏi ôn tập, kèm theo các đáp án, có hệ thống đề luyện liên quan tới nội dung sáng kiến.

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Xây dựng chuyên đề các dạng câu hỏi “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng

I Tác giả sáng kiến

tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

Lương Thị Thanh

Thủy

28/7/1982 Trường PT

DTNT Tỉnh

Tổ trưởng chuyên môn

Thạc sĩ 100%

II Lĩnh vực áp dụng

Cải tiến phương pháp giảng dạy môn Địa lí

III Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến

Sau nhiều năm dạy lớp 12, tôi thấy rằng bài “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” là một phần rất quan trọng trong chương trình Trong đề thi Tốt nghiệp, Đại học – Cao đẳng của nhiều năm có câu hỏi liên quan đến phần này, đặc biệt là

đề thi học sinh giỏi thì hầu như năm nào cũng có câu hỏi liên quan đến bài

“Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”

Tuy nhiên, khi giảng dạy thực tế tôi thấy rằng nhiều học sinh không hiểu được bản chất mà chỉ là học thuộc nên đôi khi không thể xử lí được một số câu hỏi vận dụng và vì thế các em cũng không có kĩ năng vận dụng vào thực tế ở địa phương mặc dù đây là một phần rất gần gũi với đời sống (khí hậu, sông ngòi, đất…)

Vì vậy tôi mạnh dạn chọn chuyên đề “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” làm đề tài trong Hội thảo năm nay.

IV Mô tả bản chất của sáng kiến

1 Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học

1.1.Tính mới

- Hệ thống hóa, phân loại các dạng câu hỏi về nội dung “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”, hướng dẫn các bước cơ bản để trả lời từng dạng câu hỏi

- Đưa ra các ví dụ cụ thể cho từng dạng câu hỏi và có hướng dẫn chi tiết cách làm các dạng bài tập

+ Câu hỏi dạng trình bày: Đây là dạng câu hỏi dễ nhất, yêu cầu học sinh

nắm chắc kiến thưc cơ bản trong sách giáo khoa

Thường được nhận biết qua các cụm từ: trình bày, phân tích, nêu, như thế nào, gì…

+ Câu hỏi dạng chứng minh: Dạng câu hỏi này đòi hỏi thí sinh phải vận

dụng kiến thức để chứng minh một hiện tượng địa lí bất kì

Trang 2

Đối với dạng câu hỏi này, yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và ghi nhớ các số liệu liên quan đến câu hỏi

+ Câu hỏi dạng so sánh: Dạng câu hỏi này yêu cầu thí sinh khi trình bày

phải nêu bật được đặc điểm giống và khác nhau của các hiện tượng địa lí theo yêu cầu đề

Đây là dạng câu hỏi tương đối khó, yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức và hiểu rõ đặc điểm của các hiện tượng địa lí

+ Câu hỏi dạng giải thích: Thường nhận biết qua các cụm từ: tại sao, vì

sao, nguyên nhân, giải thích…

Là dạng câu hỏi rất khó, đòi hỏi học sinh nắm chắc kiến thức và biết khái quát các hiện tượng địa lí liên quan đến câu hỏi

+ Câu hỏi mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên: Là dạng câu hỏi

khó, yêu cầu học sinh phải nắm rõ được đặc điểm của các thành phần tự nhiên đã học và mối liên hệ giữa các thành phần: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu…

+ Câu hỏi dạng thực hành

Dạng biểu đồ nhiệt độ lượng mưa

Dạng so sánh biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa

Dạng biểu đồ lượng nước sông

1.2 Tính sáng tạo

* Hệ thống câu hỏi trong mỗi chuyên đề được xây dựng với số lượng lớn, đáp ứng yêu cầu dạy học và ôn thi học sinh giỏi.

- Số lượng câu hỏi tương đối nhiều, đáp ứng yêu cầu ôn tập của học sinh Trong khi ở các tài liệu tham khảo, hay tài liệu đã được sử dụng trước đây số lượng không nhiều, cụ thể:

+ Câu hỏi trình bày:

+ Câu hỏi chứng minh:

+ Câu hỏi so sánh:

+ Câu hỏi giải thích:

+ Câu hỏi mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên:

+ Câu hỏi dạng thực hành

- Hệ thống câu hỏi được xây dựng, tổng hợp dựa trên đề thi Học sinh giỏi trong những năm gần đây nên đảm bảo sự chính xác, sát thực

* Hệ thống câu hỏi được sắp xếp, phân loại theo các dạng khác nhau

- Trong mỗi chuyên đề, hệ thống câu hỏi sắp xếp phân loại thành các dạng câu hỏi khác nhau, cách phân chia này dựa trên cơ sở theo dõi và phân tích đề thi qua các năm

Ví dụ:

+ Trong chuyên đề địa lí tự nhiên, câu hỏi thường được phân chia thành các dạng:

Câu hỏi liên quan đến nguyên nhân

Câu hỏi tập trung vào đánh giá ảnh hưởng, tác động

Câu hỏi so sánh giữa các đối tượng

+ Trong chuyên đề địa lí các vùng kinh tế, câu hỏi thường được phân chia thành các dạng

Câu hỏi nguyên nhân

Trang 3

Câu hỏi liên quan đến ý nghĩa, vai trò.

Câu hỏi tập trung vào giải pháp, định hướng phát triển của các vấn đề nổi bật của các vùng

Câu hỏi so sánh giữa các vùng

Câu hỏi liên hệ thực tiễn

Với cách phân loại câu hỏi như vậy thuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học và ôn tập

(Hệ thống câu hỏi theo từng chuyên đề được đính kèm trong nội dung phụ lục của sáng kiến).

- Hệ thống câu hỏi ôn tập theo chuyên đề đã được giáo viên đưa trên trang Padlet để học sinh có thể tự luyện trong quá trình ôn tập, tại địa chỉ: https://vi.padlet.com/thanhthuythptthongnong/h-c-t-t-a-l-xipw2ixuun4yrrli

Điều này tạo thuân lợi và sự chủ động cho học sinh khi ôn tập

- Hệ thống câu hỏi trong các chuyên đề được đưa ra trong sáng kiến không chỉ sử dụng để ôn tập cho thi tốt nghiệp THPT mà còn có thể cho học sinh luyện tập trong các giờ ôn tập khác trên lớp, sử dụng để kiểm tra giữa học kì, cuối học kì

1.3 Tính khoa học

Tính khoa học của sáng kiến được thể hiện ở việc các câu hỏi được xây dựng trên cơ sở và đặc điểm của các câu hỏi vận dụng

Câu hỏi ở mức độ vận dụng là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy học sinh có khả năng hiểu được các quy luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn

Câu hỏi vận dụng được phân chia làm 2 cấp độ:

+ Câu hỏi vận dụng thấp: Là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh có thể sử dụng,

xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm đã học vào xử lí các vấn đề trong học tập, trong đời sống thường ngày Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết và thông hiểu

+ Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao: Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng

và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học

Vì yêu cầu cao và khó hơn so với mức độ biết và hiểu cho nên các câu hỏi vận dụng thường chỉ chiếm 25% trong các bài thi, là cơ hội để học sinh giành điểm giỏi trong bài thi

Các câu hỏi nâng cao trong chương trình Địa lí lớp 12 được xây dựng đảm bảo đúng với mức độ của câu hỏi vận dụng, chính xác theo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí

2 Hiệu quả

2.1 Định hướng nội dung dạy học và ôn tập.

Trang 4

Từ hệ thống câu hỏi ôn tập đã được xây dựng sẽ giúp giáo viên đưa ra được những định hướng cụ thể cho học sinh trong quá trình dạy học và ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí

Những nội dung trên không chỉ sử dụng ôn tập thi tốt nghiệp THPT mà còn có thể sử dụng trong ôn tập kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kì, cuối kì,

ôn thi học sinh giỏi

2.2 Nâng cao kết quả học tập bộ môn

- Hệ thống câu hỏi được xây dựng bám sát các chuyên đề học tập, là cơ sở

để các em ôn tập cho các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kì, cuối kì, từ

đó góp phần nâng cao kết quả học tập bộ môn Địa lí của học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tỉnh

- Liên tiếp nhiều năm học, 100% học sinh lớp 12 tôi giảng dạy có điểm trung bình bộ môn từ trung bình trở lên (90% xếp loại khá, giỏi), cụ thể:

Năm học 2020 - 2021:

Năm học 2021 - 2022:

2 3 Nâng cao kết quả thi học sinh giỏi môn Địa lí của trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh

- Hiệu quả của sáng kiến còn được thể hiện qua kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT các năm: 100% học sinh các lớp tôi giảng dạy có điểm thi tốt nghiệp từ trung bình trở lên, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi năm sau tăng so với năm học trước:

+ Năm học 2019- 2020 (chưa áp dụng sáng kiến):

+ Các năm học đã áp dụng sáng kiến):

Với điểm thi tốt nghiệp như trên đã giúp điểm thi môn Địa lí của trường nhiều năm liền giữ vững vị trí số 1 trong khối các trường THPT trên địa bàn tỉnh Năm học 2021 - 2022, điểm thi trung bình môn Địa lí là 8,5 điểm, cao hơn so với năm học trước (8,45 điểm) và so với điểm trung bình của tỉnh (6,4 điểm)

- Với kết quả trên, mục tiêu nâng cao kết quả thi của bộ môn đã đạt được khi nhiều học sinh có điểm môn Địa lí cao nhất trong bài thi Khoa học xã hội Kết quả điểm thi sẽ giúp cho nhiều em học sinh đỗ được vào các trường đại học

có điểm xét tuyển cao đúng theo nguyện vọng của các em

3 Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

3.1 Đối với học sinh:

Trang 5

- Cần nâng cao ý thức trong việc tự học, ôn tập kỹ nội dung kiến thức cơ bản liên quan đến chủ đề để nâng cao hiệu quả khi luyện đề

- Tự luyện tập các câu hỏi do giáo viên cung cấp để nâng cao hiệu quả của quá trình ôn tập

3.2 Đối với giáo viên:

- Hệ thống câu hỏi ở mức độ biết, hiểu giáo viên có thể cung cấp và hướng dẫn học sinh tự luyện tập trong quá trình học trên lớp cũng như sau giờ học Ngoài các tiết ôn thi dành thêm các tiết tự chọn, phụ đạo để hệ thống kiến thức, phân loại câu hỏi, chữa câu hỏi, đề luyện

- Cần tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, cập nhật các kiến thức

từ tài liệu tham khảo, đề thi tham khảo để có thể xây dựng hệ thống câu hỏi và

đề luyện đảm bảo khoa học, chính xác

- Tiếp tục cập nhật và bổ sung hệ thống câu hỏi sau mỗi năm học để tiếp tục áp dụng trong các năm học tiếp theo

4 Thời gian và những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

- Năm học 2020 - 2021, 2021- 2022

- Đối tượng tham gia áp dụng: học sinh lớp 12 trường PT DTNT Tỉnh

- Nội dung câu hỏi trong các chuyên đề đã được chia sẻ cùng đồng nghiệp tại một số trường THPT cụ thể:

- Ngoài ra nội dung của sáng kiến đã được tác giả chia sẻ cùng một số đồng nghiệp khác tại các buổi hội thảo, giao lưu chuyên môn

V Kết luận

Những nội dung trong sáng kiến khi áp dụng đã mang lại hiệu quả cho học sinh lớp 12 trong ôn tập chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT

Hệ thống câu hỏi được đưa ra trong sáng kiến không chỉ sử dụng để ôn tập cho thi tốt nghiệp THPT mà còn có thể cho học sinh luyện tập trong các giờ ôn tập khác trên lớp, sử dụng để kiểm tra học kì

Hệ thống câu hỏi nâng cao theo chuyên đề không chỉ áp dụng với giáo viên và học sinh của trường PT DTNT Tỉnh mà có thể áp dụng với học sinh của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đăng kí ôn tập và thi môn Địa lí trong kì thi tốt nghiệp THPT

Xác nhận của tổ chuyên môn

Tổ phó

Lê Kim Thoa

Cao Bằng, ngày 15 tháng 3 năm 2023

Người báo cáo

Lương Thị Thanh Thủy

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Ngày đăng: 02/01/2025, 10:12

w