* Quá trình hoạt động của Cơ sở “Cơ sở Sản xuất tăm bông vệ sinh tai Hoàng Anh” có địa chỉ kinh doanh tại Thôn An nghiệp, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương được cấp giấy chứ
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH iv
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1
1.1 Tên chủ cơ sở 1
1.2 Tên cơ sở 1
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 2
1.3.1 Công suất của cơ sở 2
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của cơ sở 4
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở 5
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 5
1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 12
CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 22
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 22
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 23
CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 24
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 24
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 24
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 26
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 41
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 49
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 55
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 57
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành 58
3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 66 3.8 Các nội dung thay đổi so với giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường 67
Trang 4CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 70
4.1 Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải 70
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 71
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đồi với tiếng ồn, độ rung 72
4.4 Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 72 4.5 Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 72
CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 73
5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 73
5.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 73
CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 74 6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở 74
6.2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của nhà nước 74
6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 75
CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 76
7.1 Kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường 76
7.2 Biện pháp khắc phục vi phạm 76
CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 77
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Quy mô công suất hoạt động của cơ sở 3
Bảng 1.2 Nhu cầu về nguyên liệu sản xuất 5
Bảng 1.3 Nhu cầu về nhiên liệu 6
Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước theo hóa đơn tiền nước của cơ sở 6
Bảng 1.5 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở 9
Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở 10
Bảng 1.7 Nhu cầu hóa chất vâ ̣n hành tra ̣m XLNT 11
Bảng 1.8 Danh mục máy móc, thiết bị chính của cơ sở hiện nay 11
Bảng 1.9 Bảng tổng hợp các hạng mục công trình của cơ sở 14
Bảng 1 10 Bảng tổng hợp các hạng mục công trình của cơ sở 14
Bảng 3 1 Bảng tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở 25
Bảng 3.2 Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của cơ sở 26
Bảng 3.3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 28
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải của cơ sở 29 Bảng 3.5 Hệ thống bể tự hoại của cơ sở 30
Bảng 3.6 Danh mục thiết bị xử lý nước làm mát 34
Bảng 3.7 Dung tích các bể trong hệ thống xử lý nước thải 38
Bảng 3.8 Danh mục máy móc thiết bị của hệ thống xử lý nước thải 39
Bảng 3.9 Bảng khối lượng hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước thải 41
Bảng 3.10 Khí ô nhiễm và hệ số phát thải đối với các loại hình công nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa 42
Bảng 3 11 Danh mục thiết bị hệ thống xử lý bụi bông 47
Bảng 3.12 Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh của cơ sở 50
Bảng 3.13 Chủng loại và khối lượng chất thải nguy hại 55
Bảng 3.14 Các sự cố của hệ thống xử lý nước thải và biện pháp xử lý 62
Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm 70
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất tăm bông 4
Hình 1.2 Vị trí của Cơ sở 13
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp 20
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở 24
Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa 25
Hình 3.3 Hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở 26
Hình 3.4 Sơ đồ thu gom nước thải của cơ sở 29
Hình 3 5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng bể tự hoại 30
Hình 3.6 Cấu tạo bể tách mỡ 32
Hình 3.7 Sơ đồ hệ thống xử lý và tuần hoàn nước làm mát 33
Hình 3.8 Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở 35
Hình 3.9 Sơ đồ quy trình hệ thống xử lý nước thải tập trung 36
Hình 3.10 Hệ thống cây xanh xung quanh cơ sở 45
Hình 3 11 Quy trình công nghệ xử lý bụi bông 46
Hình 3.12 Thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt của Nhà máy 53
Hình 3.13 Kho chứa chất thải rắn thông thường 55
Hình 3.14 Kho chất thải nguy hại 57
Hình 3.15 Hệ thống PCCC của cơ sở 61
Trang 7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ : An toàn lao động BTCT : Bê tông cốt thép BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT : Bảo vệ Môi trường
BXD : Bộ Xây dựng CBCNV : Cán bộ công nhân viên CTR : Chất thải rắn
CTNH : Chất thải nguy hại MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NĐ-CP : Nghị định Chính phủ PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCVN : Quy chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 8CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1 Tên chủ cơ sở
- Tên Chủ cơ sở: CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SAPON;
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn An Nghiệp, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
- Người đại diện theo pháp luật:
+ Họ và tên: Ông Đỗ Huy Phương; Chức vụ: Tổng giám đốc + Quốc tịch: Việt Nam
- Tên cơ sở: NHÀ MÁY SẢN XUẤT TĂM BÔNG VỆ SINH TAI HOÀNG ANH
(Sau đây gọi tắt là “Cơ sở”)
- Địa điểm thực hiện của cơ sở: Thôn An Nghiệp, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
- Giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường số 01/GXN-UBND ngày 15/01/2009 của UBND huyện Thanh Miện cho Dự án “Đầu tư xây dựng cơ sở tăm bông
vệ sinh Hoàng Anh”
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Cơ sở đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, có tổng vốn đầu tư của cơ sở là 51.194.691.000 đồng (Năm mươi mốt tỷ, một trăm chín mươi tư triệu đồng, sáu trăm chín mươi mốt nghìn đồng) – Cơ sở đầu tư nhóm C
- Cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 điều
39 Luật Bảo vệ môi trường Cụ thể, cơ sở đã đi vào hoạt động năm 2012, trước khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, cơ sở có tiêu chí về môi trường tương đương đối tượng
Trang 9thuộc mục số 2 Phụ lục V quy định danh mục các dự án đầu tư nhóm III có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thẩm quyền cấp phép môi trường của cơ sở là UBND huyện Thanh Miện được quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường, vì cơ sở đã được UBND huyện Thanh Miện cấp Giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường số 01/GXN-UBND ngày 15/01/2009
- Báo cáo được thực hiện theo phụ lục XII/Phụ lục Nghị định 08/2022 – Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương dự án nhóm III
* Quá trình hoạt động của Cơ sở
“Cơ sở Sản xuất tăm bông vệ sinh tai Hoàng Anh” có địa chỉ kinh doanh tại Thôn
An nghiệp, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các thể số 04K8001581 do phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thanh Miện cấp đăng ký lần thứ nhất ngày 06/05/2009 do Bà Nguyễn Thị Phương Châm làm chủ dự án Cơ sở được xây dựng và bắt đầu hoạt động từ năm 2009 Năm 2010 Cơ sở được chuyển nhượng cho Công ty TNHH SX&XNK Hoàng Anh có địa chỉ tại số nhà 12, cụm 1, Khu trung, xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội Công ty TNHH SX&XNK Hoàng Anh được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101509347
do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 28/10/2010
do Ông Đỗ Huy Phương làm Tổng giám đốc Từ năm 2010 đến cuối năm 2022 cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động với quy mô hộ gia đình Đầu năm 2023 Cơ sở bắt đầu xây dựng thêm các hạng mục công trình nhà xưởng với mục đích mở rộng sản xuất và hoàn thành vào cuối năm 2023 Hiện tại Cơ sở đã xây dựng hoàn thiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường là hệ thống XLNT vào năm 2023
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
1.3.1 Công suất của cơ sở
* Mục tiêu của cơ sở
Sản xuất tăm bông vệ sinh tai đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
* Quy mô công suất của cơ sở
Nhà máy sản xuất tăm bông vệ sinh tai Hoàng Anh đã đầu tư dây chuyền sản xuất
từ năm 2010 với công suất tối đa là 720 tấn/năm Tuy nhiên, thực tế cơ sở đang sản xuất với công suất 145 tấn/năm
Trang 10Bảng 1.1 Quy mô công suất hoạt động của cơ sở
Công suất Hiện tại Tối đa
1 Sản xuất tăm bông vệ sinh tai Tấn/năm 145 720
(Nguồn: Công ty TNHH Tập đoàn SAPON)
* Quy mô diện tích của cơ sở:
- Diện tích sử dụng đất của cơ sở là 4.410,0 m2, căn cứ theo: Hợp đồng thuê đất số 2058/HĐTĐ ngày 16/04/2019 giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương và Công ty TNHH Sapon Việt Nam; và Giấy chứng nhận QSDĐ số CS 220984 đã được UBND tỉnh Hải Dương cấp cho Công ty TNHH Sapon Việt Nam ngày 12/07/2019 (nay đổi tên thành Công ty TNHH Tập đoàn SAPON), trong đó mục đích sử dụng đất là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Trang 111.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của
cơ sở
Quy trình sản xuất tăm bông của cơ sở được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Hình 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất tăm bông
Mô tả quy trình sản xuất tăm bông của cơ sở như sau:
Nguyên liệu là các hạt nhựa PP (Polypropylen) được đưa đến máy trộn hạt nhựa để trộn hạt nhựa với các nguyên liệu phụ khác Sau đó được đưa sang máy đùn que nhựa (có công suất làm việc 18kg nhựa/h, điện áp 380V, công suất 15KW) Tại máy đùn que nhựa dưới tác dụng của nhiệt độ khoảng 260oC các hạt nhựa sẽ trở nên dẻo và chuyển sang trạng thái chảy nhớt, sau đó được đùn qua lỗ tạo que nhựa Các que nhựa sau đó được cắt thành các que có kích thước ngắn phù hợp với yêu cầu sản xuất của cơ sở Ngoài que nhựa
Nguyên liệu
Máy trộn hạt nhựa Tạo que nhựa Máy đùn que
Trang 12cơ sở còn sử dụng que trúc và que giấy đã được sản xuất bên ngoài cơ sở (không sơ chế/sản xuất tại cơ sở) để tạo sản phẩm tăm bông Nguyên liệu que nhựa/que trúc/que giấy
và bông sẽ được đưa vào máy quấn đầu bông để thực hiện quấn bông vào hai đầu của que
và tạo sản phẩm tăm bông hai đầu Sản phẩm đưa đến tủ sấy bằng điện ở nhiệt độ từ 90 –
120oC nhằm đảm bảo các sản phẩm hợp vệ sinh Sau đó sản phẩm được đóng gói theo 2 loại: Hộp nhựa và bao giấy Cuối cùng in date lên bao bì sản phẩm
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở
Nhà máy sản xuất tăm bông vệ sinh tai Hoàng Anh có công suất sản xuất sản phẩm hiện tại 145 tấn/năm và tối đa 720 tấn/năm:
Bảng 1.1 Sản phẩm của cơ sở
Hiện tại Tối đa
1 Sản xuất tăm bông vệ sinh tai Tấn/năm 145 720
(Nguồn: Công ty TNHH Tập đoàn SAPON)
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
(1) Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất cho giai đoạn hiện tại (145 tấn/năm) và giai đoạn hoạt động với công suất tối đa (720 tấn/năm) như sau:
Bảng 1.2 Nhu cầu về nguyên liệu sản xuất
1 Hạt nhựa nguyên sinh PP
Trang 13(2) Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Bảng 1.3 Nhu cầu về nhiên liệu
Khối lượng (lít/năm)
2 Dầu nhớt castrol bôi trơn máy
(Nguồn: Công ty TNHH Tập đoàn SAPON)
(3) Nhu cầu sử dụng điện, nước
a Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn cấp nước: Nước được lấy từ hệ thống cấp nước sạch do Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương cấp để cung cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân, cấp bù nước cho hệ thống nước làm mát và tưới cây xanh tại Nhà máy
Nước cấp của Nhà máy được chứa tại 2 bể nước nhà điều hành dung tích 3,06 m3 và
bể nước nhà ăn có dung tích 14,04 m3
Nhu cầu sử dụng nước theo hóa đơn tiền nước
Căn cứ theo Hoá đơn tiền nước từ tháng 01/2023 đến tháng 08/2023, lượng nước sử dụng cho hoạt động tại cơ sở được thống kê cụ thể như sau:
Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước theo hóa đơn tiền nước của cơ sở
(m 3 /tháng)
Lượng nước sử dụng (m 3 /ngày)
Trang 14TT Tháng Lượng nước sử dụng
(m 3 /tháng)
Lượng nước sử dụng (m 3 /ngày)
Tính toán nhu cầu sử dụng nước thực tế tại cơ sở (căn cứ đầu vào lượng nước cấp theo hóa đơn tiền nước)
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt:
Theo tiêu chuẩn TCVN 13606:2023 cấp nước – Mạng lưới, đường ống và công trình yêu cầu thiết kế, nhu cầu sử dụng nước cho lao động là 55 lít/người/ca Khi đó, lượng nước sử dụng cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được tính theo công thức sau:
Q = (qxN)/1000 (m3/ngày.đêm) Trong đó:
Q: Tiêu chuẩn dùng nước (cơ sở có hoạt động nấu ăn) nên Q: 55 lít/người/ca N: Số lượng cán bộ công nhân viên hiện tại là 85người (mỗi người làm việc 01 ca/ngày)
Lượng nước cấp sinh hoạt sử dụng hàng ngày trong giai đoạn hiện tại như sau:
85 người x 55 lít/người/ca x 1 ca = 4.675 lít/ngày đêm = 4,68 m3/ngày.đêm
- Nhu cầu cấp bù nước làm mát cho hệ thống làm mát máy đùn ép nhựa:
Quá trình vận hành tổ hợp thiết bị đùn nhựa của cơ sở có sử dụng một lượng nước khoảng 0,8m3 để phục vụ cho quá trình làm mát Tại thiết bị ép, nước được bơm từ thiết
bị lọc qua hệ thống đường ống đi vào các rãnh của khuôn Khi đó, nhờ hệ số giãn nở nhiệt của nhựa sẽ làm cho chúng tách rời ra, sản phẩm không bị dính vào khuôn khi sản phẩm
Trang 15ra ngoài Lượng nước thải này được tuần hoàn tái sử dụng nên không phát sinh nước thải
từ quá trình làm mát Tuy nhiên, trong quá trình làm mát sẽ bị 10% lượng nước thất thoát, bay hơi nên Nhà máy cần cung cấp bù lượng nước làm mát với khoảng 0,08 m3/ngày.đêm Đình kỳ, 1 tuần/lần sẽ tiến hành thay nước làm mát với lưu lượng 0,8m3/tuần tương tương đương 0,13 m3/ngày.đêm
- Nước diễn tập PCCC: Trong tháng 05 và tháng 06 năm 2024 nhu cầu sử dụng
nước tăng lên do diễn tập PCCC với nhu cầu sử dụng khoảng 1,56m3/ngày.đêm
- Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây: Theo thực tế nhu cầu sử dụng nước tưới cây
khoảng 0,45 m3/ngày.đêm
Tổng nhu cầu sử dụng nước trung bình cho giai đoạn sản xuất hiện tại là 6,9
m3/ngày.đêm
Tính toán nhu cầu sử dụng khi hoạt động với công suất tối đa (720 tấn/năm)
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt:
Theo tiêu chuẩn TCVN 13606:2023 cấp nước – Mạng lưới, đường ống và công trình yêu cầu thiết kế, nhu cầu sử dụng nước cho lao động là 55 lít/người/ca Khi đó, lượng nước sử dụng cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được tính theo công thức sau:
Q = (qxN)/1000 (m3/ngày.đêm) Trong đó:
Q: Tiêu chuẩn dùng nước (Cơ sở có hoạt động nấu ăn) nên Q: 55 lít/người/ca N: Số lượng cán bộ công nhân viên khi hoạt động hết công suất số cán bộ công nhân viên tối đa của cơ sở là 150 người (mỗi người làm việc 01 ca/ngày)
Lượng nước cấp sinh hoạt sử dụng hàng ngày khi hoạt động với công suất tối đa như sau:
150 người x 55 lít/người/ca x 1 ca = 8.250 lít/ngày đêm = 8,25 m3/ngày.đêm
- Nhu cầu cấp bù nước làm mát cho hệ thống làm mát máy đùn ép nhựa:
Quá trình vận hành tổ hợp thiết bị đùn nhựa của cơ sở có sử dụng một lượng nước khoảng 0,8m3 để phục vụ cho quá trình làm mát Tại thiết bị ép, nước được bơm từ thiết
bị lọc qua hệ thống đường ống đi vào các rãnh của khuôn Khi đó, nhờ hệ số giãn nở nhiệt của nhựa sẽ làm cho chúng tách rời ra, sản phẩm không bị dính vào khuôn khi sản phẩm
ra ngoài Lượng nước thải này được tuần hoàn tái sử dụng nên không phát sinh nước thải
từ quá trình làm mát Tuy nhiên, trong quá trình làm mát sẽ bị 10% lượng nước thất thoát, bay hơi nên cơ sở cần cung cấp bù lượng nước làm mát với khoảng 0,08 m3/ngày.đêm
Trang 16Đình kỳ, 1 tuần/lần sẽ tiến hành thay nước làm mát với lưu lượng 0,8m3/tuần tương tương đương 0,13 m3/ngày.đêm
- Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây: Theo thực tế nhu cầu sử dụng nước tưới cây
khoảng 0,45 m3/ngày.đêm
Tổng nhu cầu sử dụng nước trung bình cho giai đoạn sản xuất tối đa công suất là 8,78 m3/ngày.đêm
* Nhu cầu sử dụng nước cho PCCC
Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải tính toán căn cứ vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3h đối với 1 đám cháy Cơ sở có diện tích là 4.410 m2 = 0,441 ha <
150 ha nên theo TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế, thì nhu cầu sử dụng nước tính cho 1 đám cháy với lưu lượng 10 (l/s) trong 3h Nhu cầu nước chữa cháy là:
Wcc13h = 0,01 x 60 x 60 x 3 = 108 (m3) Nguồn cấp nước chữa cháy được lấy từ các bể chứa ngầm có dung tích 720m3 nằm
về phía Tây Bắc của Nhà máy
Bảng 1.5 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở
Lượng nước tiêu thụ (m 3 /ngày) Ghi chú Hiện tại Tối đa
2 Nước cấp bù cho hệ thống
Không thải ra ngoài môi trường
3 Nước cấp thay nước làm mát 0,13 0,13
Thuê đơn vị có chức năng
xử lý, không dẫn về HTXLNT
4 Nước cấp để diễn tập PCCC 1,56 - Tính chất nước sạch nên
không phát sinh nước thải
5 Nước tưới cây cho cơ sở 0,45 0,69 Không thải ra ngoài môi
trường Tổng nhu cầu sử dụng trung bình 6,9 8,78
Hệ số không điều hoà K=1,2 1,2 1,2
Trang 17TT Hạng mục
Lượng nước tiêu thụ (m 3 /ngày) Ghi chú Hiện tại Tối đa
Tổng nhu cầu sử dụng lớn nhất 8,3 10,5
b Nhu cầu sử dụng điện năng
- Nguồn cấp điện: Nguồn cung cấp điện cho Cơ sở là Công ty TNHH MTV Điện
lực Hải Dương – Tổng công ty điện lực Miền Bắc Lượng điện cấp cho cơ sở đang được dùng cho nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động sản xuất tại cơ sở
- Nhu cầu sử dụng điện: Căn cứ theo hoá đơn tiền điện từ tháng 01/2023 đến tháng
09/2023, lượng điện tiêu thụ của cơ sở 9 tháng gần nhất được thống kê tại bảng sau:
Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở
Trang 18(Nguồn: Hóa đơn tiền điện được đính kèm Phụ lục của báo cáo)
Lượng điện năng tiêu thụ trung bình của cơ sở khoảng 69.556 KWh/tháng
(3) Nhu cầu sử dụng hoá chất
Trong giai đoạn vận hành của cơ sở sẽ sử dụng hoá chất khử trùng cho hệ thống xử
lý nước thải, khối lượng hoá chất sử dụng được tính toán như sau:
- Liều lượng sử dụng: Sử dụng Clo dùng để khử trùng nước thải, lượng Clo cần cho quá trình diệt khuẩn trung bình là 5g/m3
- Khối lượng Clo cần thiết được sử dụng áp dụng công thức:
M = a.Qnước thải
Trong đó:
a là hàm lượng clo hoạt tính đủ để tiêu diệt toàn bộ vi sinh trong nước thải (0,05lít/m3);
Q là lưu lượng nước thải/ngày đêm
- Lượng dung dịch Clo cần sử dụng cho xử lý nước thải trong giai đoạn hiện tại (với lưu lượng nước thải Q = 5,28m3/ngày.đêm) như sau:
M = 0,05 x 5,28 = 0,26 lít/ngày
- Lượng dung dịch Clo cần sử dụng cho xử lý nước thải trong giai đoạn hoạt động công suất tối đa (với lưu lượng nước thải Q = 9,9 m3/ngày.đêm) như sau:
M = 0,05 x 9,9 = 0,5 lít/ngày
Bảng 1.7 Nhu cầu ho ́a chất vận hành tra ̣m XLNT
1 Dung dịch Clo (khử trùng) Lít/ngày 0,26 0,5
(Nguồn: Công ty TNHH Tập đoàn SAPON)
(4) Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất chính
Các máy móc, thiết bị sản xuất chính của cơ sở được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 1.8 Danh mục máy móc, thiết bị chính của cơ sở hiện nay
STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Xuất xứ Tình trạng
sử dụng
Trang 19STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Xuất xứ Tình trạng
sử dụng
3 Máy chiler làm lạnh nước 01 Trung quốc 90%
4 Máy sản xuất tăm bông tự động 10 Trung quốc,
Trung Quốc 90%
(Nguồn: Công ty TNHH Tập đoàn SAPON)
1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
1.5.1 Căn cứ pháp lý của cơ sở
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Số 0101509347 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 01/07/2004, đăng
ký thay đổi lần thứ 9 ngày 11/08/2022
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 04121000619 do UBND tỉnh Hải Dương chứng nhận lần đầu ngày 30/01/2012
- Hợp đồng thuê đất số 2058/HĐTĐ ngày 16/04/2019 giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương và Công ty TNHH Sapon Việt Nam (nay đổi tên thành Công ty TNHH Tập đoàn SAPON)
- Giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường số 01/GXN-UBND ngày 15/01/2009 của UBND huyện Thanh Miện cho Dự án “Đầu tư xây dựng cơ sở tăm bông
vệ sinh Hoàng Anh”
- Giấy chứng nhận QSDĐ số CS 220984 đã được UBND tỉnh Hải Dương cấp cho Công ty TNHH Sapon Việt Nam ngày 12/07/2019 (nay đổi tên thành Công ty TNHH Tập đoàn SAPON)
- Giấy chứng nhận Thẩm duyệt thiết kế và phòng cháy và chữa cháy số 69/TD-PCCC ngày 04/03/2020 của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công An tỉnh Hải Dương
- Quyết định số 116/QĐ-XPHC ngày 18/01/2023 của UBND tỉnh Hải Dương về việc xử phạt vi phạm hành chính
Trang 20- Hợp đồng kinh tế số 0102/2023HĐ-CT ngày 01/02/2023 giữa Công ty TNHH Tập đoàn SAPON và Công ty TNHH Môi trường Đô thị TM về việc thu gom, vận chuyển và
xử lý rác thải rắn sinh hoạt hàng ngày trong Công ty TNHH Tập đoàn SAPON
- Hợp đồng kinh tế số 581/20230929/HĐKT/AS-SAPON ngày 29/09/2023 giữa Công ty TNHH tập đoàn SAPON và Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường An Sinh về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp thông thường
1.5.2 Vị trí địa lý của cơ sở
Nhà máy sản xuất tăm bông vệ sinh tai Hoàng Anh được xây dựng trên tổng diện
tích khu đất là 4.410 m2 được thực hiện tại thôn An Nghiệp, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Vị trí tiếp giáp của cơ sở như sau:
- Phía Tây Bắc giáp Công ty TNHH Shints BVT
- Phía Đông Bắc giáp khu đất trống
- Phía Tây Nam giáp đường giao thông (hướng ra đường 392B)
- Phía Đông Nam giáp Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hợp Tứ
Hình 1.2 Vị trí của Cơ sở
Trang 21* Các đối tượng xung quanh cơ sở
- Nhà máy cách nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của cơ sở là Kênh Âu Thuyền Cầu Neo 50m
- Cách cơ sở về phía Đông Nam khoảng 150m là đường 38B
- Cách trường mầm non Tứ Cường khu An Nghiệp phía Tây Nam khoảng 500m
- Cách trụ sở Công An huyện Thanh Miện về phía Đông khoảng 200m
- Cách khu dân cư về phía Tây Bắc khoảng 800m
1.5.3 Quy mô các hạng mục công trình chính của cơ sở
Cơ cấu sử dụng đất của Nhà máy như sau:
Bảng 1.9 Bảng tổng hợp các hạng mục công trình của cơ sở
(Nguồn: Công ty TNHH Tập đoàn SAPON)
Các hạng mục công trình của Nhà máy đã được thi công xây dựng như sau:
Bảng 1.10 Bảng tổng hợp các hạng mục công trình của cơ sở
Nhà xưởng sản xuất + văn phòng
(trong đó riêng khu vực nhà văn
Trang 222 Hệ thống xử lý bụi bông (Thuộc Mái
4 Kho chất thải rắn công nghiệp thông
- Diện tích xây dựng thực tế: 1.116 m2; Chiều cao: 1-2 tầng; Diện tích sàn: 1.276m2
- Bao gồm phân khu chức năng:
+ Nhà xưởng sản xuất chính: 796m2; Số tầng: 1 tầng; Diện tích sàn: 796 m2 Chức năng chính là phục vụ sản xuất của dây chuyền quấn hai đầu bông, công đoạn sấy và đóng gói sản phẩm
Trang 23+ Văn phòng làm việc: 160m2; Số tầng: 2 tầng; Diện tích sàn: 320 m2
+ Nhà kho: 160m2; Số tầng: 1 tầng; Diện tích sàn: 160 m2
- Kết cấu:
Sử dụng hệ kết cấu khung liên hợp (cột bê tông cốt thép + kèo thép + sàn deck) và
hệ thống giằng mái, giằng cột tăng độ ổn định không gian nhà, xà gồ đỡ mái lợp tấm sandwich panel
+ Mái dùng tấm panel có lớp cách nhiệt
+ Tường bao che bên ngoài xây tường gạch
+ Hệ thống vách ngăn trong cơ sở dùng tấm sandwich panel và tấm sandwich panel chống cháy
+ Nền cơ sở sử dụng epoxy ESD; nền hành lang + văn phòng lát gạch granite + Khu vệ sinh xây tường gạch, tường ốp gạch ceramic, nền lát gạch chống trơn + Trần sandwich panel EPS
+ Khu văn phòng dùng trần thả thạch cao 600x600, khung xương vĩnh tường + Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhựa lõi thép, cửa khung nhôm và cửa khung thép
(2) Xưởng sản xuất phụ trợ và nhà ăn (ký hiệu số 06 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng
sử dụng đất)
- Diện tích xây dựng thực tế: 271 m2, Chiều cao: 2 tầng, 1 tum; Diện tích sàn: 813m2
- Bao gồm phân khu chức năng:
+ Tầng 1: Khu sản xuất phụ trợ, cụ thể là lắp đặp dây chuyền sản xuất sản xuất que nhựa + Tầng 2: Khu sản xuất phụ trợ
+ Tầng tum: Khu nhà ăn và nghỉ ngơi
- Kết cấu:
+ Sàn bê tông
+ Kết cấu bê tông, xây tường gạch, nền lát gạch ceramic
+ Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhựa lõi thép
+ Phòng vệ sinh xây tường gạch, tường ốp gạch ceramic, nền lát gạch chống trơn + Trần bê tông sơn 3 lớp nước
(3) Nhà kho (ký hiệu số 05 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
Trang 24- Diện tích xây dựng thực tế: 120 m2; Chiều cao: 1 tầng; Diện tích sàn: 120 m2
- Chức năng: Kho chứa nguyên vật liệu
- Kết cấu:
+ Sàn bê tông
+ Kết cấu bê tông, xây tường gạch, nền lát gạch ceramic
+ Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhựa lõi thép
+ Phòng vệ sinh xây tường gạch, tường ốp gạch ceramic, nền lát gạch chống trơn + Trần bê tông sơn 3 lớp nước
B Các hạng mục công trình phụ trợ
(1) Nhà để xe nhân viên (ký hiệu số 01 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
- Diện tích xây dựng thực tế: 160 m2; Chiều cao: 1 tầng; Diện tích sàn: 160 m2
- Kết cấu: Khung thép chịu lực, lợp mái tôn, một mặt giáp tường rào của cơ sở
(2) Nhà bảo vệ (ký hiệu số 02 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
- Diện tích xây dựng 28 m2; Chiều cao: 1 tầng; Diện tích sàn: 28 m2
- Kết cấu:
+ Kết cấu bê tông, xây tường gạch, mái lợp tôn
+ Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhựa lõi thép, cửa khung nhôm và cửa khung thép
(3) Nhà đặt máy phát điện (ký hiệu số 17 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
- Diện tích xây dựng thực tế: 27 m2; Chiều cao: 1 tầng; Diện tích sàn: 27 m2
- Kết cấu:
+ Kết cấu bê tông, xây tường gạch, mái lợp tôn
+ Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhựa lõi thép, cửa khung nhôm và cửa khung thép
(4) Trạm biến áp (ký hiệu số 18 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
- Diện tích xây dựng thực tế: 12 m2; Chiều cao: 1 tầng; Diện tích sàn: 12 m2
- Kết cấu:
+ Kết cấu bê tông, xây tường gạch, không lợp mái
+ Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhựa lõi thép, cửa khung nhôm và cửa khung thép
(5) Mái tôn che đường (ký hiệu số 12 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
Trang 25- Diện tích xây dựng thực tế: 1.062 m2; Chiều cao: 1 tầng; Diện tích sàn: 1.062 m2
- Kết cấu: Khung thép chịu lực, lợp mái tôn
(6) Bể nước ngầm (ký hiệu số 10 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
- Khu vực bể chứa nước ngầm + PCCC tổng khối tích 720m3:
- Khu vực bể nước ngầm dung tích 14,04 m3 có diện tích 70 m2
- Khu vực bể nước ngầm dung tích 3,06 m3 có diện tích 7 m2
- Chức năng: Chứa nước phục vụ cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất và dự phòng sự
cố cháy nổ tại Nhà máy
- Kết cấu: Kết cấu bể bằng BTCT
(7) Cổng – tường rào (ký hiệu số 19 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
Xung quanh khu đất của cơ sở là tường rào, phần móng được xây dựng bằng đá, tường xây bằng gạch cao 1,5 m, phần trên cùng là ba hàng dây thép gai đảm bảo an ninh, riêng mặt phía cổng vào hàng rào sắt hoa có trụ xen kẽ
C Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
(1) Hệ thống xử lý nước thải (ký hiệu số 14 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
- Khu vực bố trí hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có diện tích: 12 m2;
- Chức năng: Xử lý nước thải sinh hoạt
- Kết cấu:
+ Bể gom ngầm được xây dựng bằng BTCT
+ Bể xử lý nổi bằng hợp khối bằng composite
Trang 26+ Bể chứa nước bằng Inox 304
(3) Kho chất thải nguy hại (ký hiệu số 16 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
- Diện tích xây dựng 18 m2; Chiều cao: 1 tầng; Diện tích sàn: 18 m2
- Kết cấu:
+ Kết cấu: Khung thép quây tôn, tận dụng tường rào bê tông, mái lợp tôn
+ Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhựa lõi thép, cửa khung nhôm và cửa khung thép
(4) Kho chất thải rắn công nghiệp thông thường (ký hiệu số 15 trên bản vẽ Tổng thể mặt bằng sử dụng đất)
- Diện tích xây dựng 40 m2; Chiều cao: 1 tầng; Diện tích sàn: 40 m2
- Kết cấu:
+ Sàn bê tông, khung dựng bằng vì kèo thép, mái lợp tôn
+ Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhựa lõi thép, cửa khung nhôm và cửa khung thép
1.5.4 Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 51.194.691.000 đồng (Bằng chữ: Năm mươi mốt tỷ,
một trăm chín mươi tư triêu, sáu trăm chín mươi mối nghìn đồng)
1.5.5 Tổ chức quản lý và thực hiện cơ sở
Nguồn cung cấp lao động: Nguồn lao động chủ yếu tại địa phương
b Cơ cấu tổ chức quản lý của cơ sở
Tổ chức quản lý và thực hiện tại cơ sở được thể hiện qua mô hình sau:
Trang 27Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp
- Tổng số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ sở hiện tại là 85 người và tối
đa 150 người
- Bộ phận chuyên trách môi trường:
+ Quản lý môi trường: 01 người, trình độ đại học
+ Vận hành hệ thống xử lý nước thải: 01 người, trình độ cao đẳng
+ Vệ sinh môi trường cơ sở: 2 người, trình độ phổ thông
- Lao động địa phương sẽ được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại cơ sở
- Toàn bộ lao động của cơ sở được làm việc trong môi trường tốt, phù hợp với các quy định của luật lao động và luật môi trường Cơ sở sẽ cố gắng cung cấp những điều kiện làm việc tốt nhất, thuận lợi nhất cho người lao động
- Doanh nghiệp sẽ tuân thủ các quy định hiện hành của Pháp luật về các vấn đề liên quan đến lao động và hợp đồng
Tổ kiếm tra KCS
Tổ đóng gói sản phẩm
Trang 28- Số ngày làm việc: 26 ngày/tháng tương đương 312 ngày/năm
- Cán bộ quản lý hành chính, kế toán làm việc hành chính
- Cán bộ quản lý sản xuất, Công nhân làm việc tại xưởng sản xuất: 1-2 ca/ngày (8
tiếng/ca), tuy nhiên mỗi người chỉ làm 1 ca/ngày luân phiên nhau làm việc tại cơ sở
Trang 29CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
* Với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia: Theo Quyết định 274/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/02/2020 về việc Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì mục tiêu quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia như sau:
- Về mục tiêu tổng quát và tầm nhìn: phải xác định được các mục tiêu cơ bản, có tính chất chủ đạo, xuyên suốt nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp và phát triển bền vững đất nước
- Về mục tiêu cụ thể: định lượng được các mục tiêu cụ thể về xác lập vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải; thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và
đa dạng sinh học; hình thành các khu quản lý chất thải rắn, nguy hại tập trung; thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo về chất lượng môi trường trên phạm vi cả nước cho giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050
- Nhà máy sản xuất tăm bông vệ sinh tai Hoàng Anh có địa chỉ tại thôn An Nghiệp,
xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Do đó, cơ sở không thuộc vùng bảo
vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải nên hoạt động của cơ sở là phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
* Nhà máy sản xuất tăm bông vệ sinh tai Hoàng Anh phù hợp với quy hoạch của địa phương, cụ thể như sau:
- Quyết định số 3155/QĐ-UBND, ngày 15/11/2011 của UBND tỉnh Hải Dương về việc quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Nghị quyết số 31/2012/NQ-HĐND ngày 06/07/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Quyết định số 3812/QĐ-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh Hải Dương về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 3681/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất
Trang 30năm 2021
Vì vậy, Nhà máy sản xuất tăm bông vệ sinh tai Hoàng Anh là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển tỉnh Hải Dương nói chung và đáp ứng quy hoạch phát triển của huyện Thanh Miện nói riêng
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
- Đối với nước thải: Nước thải của cơ sở chủ yếu là nước sinh hoạt của cán bộ công
nhân viên làm việc tại cơ sở Lượng nước thải sinh hoạt tối thiểu trung bình 5,2
m3/ngày.đêm và tối đa trung bình 9,75 m3/ngày đêm
+ Cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung có công suất 10 m3/ngày.đêm + Quy trình xử lý: Nước thải Bể điều hòa Bể thiếu khí Bể hiếu khí Bể lắng sinh học Bể trung gian Cột lọc áp lực Nước sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A
+ Toàn bộ nước thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở được thu gom đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 10 m3/ngày.đêm, xử lý đảm bảo đạt Tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột A trước khi thoát ra môi trường tiếp nhận
- Đối với môi trường không khí: Trong quá trình hoạt động sản xuất, lượng bụi bông phát thải tại công đoạn quấn đầu bông tối đa khoảng là 46,8 kg/năm
+ Cơ sở đã đầu tư đặt hệ thống xử lý bụi bông công suất 7.000 m3/h
+ Quy trình xử lý: Khí thải chứa bụi bông Tháp cyclone ướt Quạt hút Ống khói Khí thải ra môi trường
+ Toàn bộ lượng khí thải sau hệ thống xử lý bụi bông đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B
- Các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại tại Nhà máy được thu gom, phân loại, lưu chứa tạm thời tại các kho chứa, định kỳ có đơn vị chức năng thu gom và đưa đi xử lý theo đúng quy định của Pháp luật nên không làm ảnh hưởng đến môi trường
- Ngoài ra, Công ty cũng đã chủ động lập các phương án phòng ngừa và ứng phó sự
cố Từ khi Nhà máy đi vào hoạt động đến nay chưa để xảy ra bất kỳ sự cố nào Trong quá trình hoạt động, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu các loại chất thải phát sinh như: bụi, khí thải, nước thải, CTR thông thường, CTNH, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường
Việc quản lý, xử lý các nguồn chất thải, nước thải, khí thải tại Cơ sở của Công ty luôn
được duy trì và đảm bảo các nguồn thải đạt QCVN hiện hành Vì vậy, hoạt động của Nhà
máy sản xuất tăm bông vệ sinh tai Hoàng Anh phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường
Trang 31CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
- Nước mưa kéo theo đất cát, bụi bẩn, lá cây từ mái nhà, đường đi, sân bãi Tại cơ
sở, sân đường đã được đổ bê tông Cơ sở bố trí người làm công tác vệ sinh sân bãi thường xuyên; cây xanh được quy hoạch và trồng theo khu nên nước mưa chảy tràn tương đối sạch
- Nước mưa chảy tràn không thường xuyên và tương đối sạch nên được thu gom lắng đọng qua hố ga và thoát ra nguồn tiếp nhận Cơ sở đã xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng với nước thải Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa như sau:
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở
Hệ thống đường ống và cống thoát nước mưa tại cơ sở như sau:
+ Nước mái nhà xưởng, nhà kho và nhà làm việc thoát bằng đường ống UPVC D110, đưa vào các hố ga
+ Nước mưa bề mặt bố trí hệ thống rãnh thoát nước mưa quanh nhà xưởng, nhà kho, văn phòng để thu gom Bao gồm: Rãnh thoát nước mưa xây bằng BTCT B400 (kích thước dài x rộng x sâu = 264,4x0,4x0,6m, độ dốc I=0,25%; hệ thống cống tròn BTCT D400 (đường kính 400mm), có chiều dài L = 100,9 m, độ dốc I=0,25%; và cống tròn BTCT D600 (đường kính 600mm) có chiều dài L = 33,7m, độ dốc I=0,017%
+ Dọc các cống thoát nước mưa có bố trí các song chắn rác và hố ga thu nước (kích thước Dài x rộng x sâu = 700x700x700mm) và lắng cặn, nước sau đó thoát ra hệ thống
thoát nước chung của khu vực
Nước mưa
trên mái
Hệ thống thu gom nước mưa toàn Nhà máy
Nước mưa chảy tràn
Lưới chắn
rác
Hố ga, lắng cặn
Hệ thống thoát nước chung của khu vực
Hệ thống thu
gom rác
Hệ thống thu gom rác
Trang 32Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa
Toàn bộ lượng nước mưa của cơ sở sau khi được thu gom sẽ thoát ra hệ thống thoát
nước chung của khu vực qua 04 điểm xả, tọa độ điểm xả nước mưa (theo hệ tọa độ VN
2000 kinh chiếu trục 105o00’, múi chiếu 30) như sau:
- Điểm xả 1 nằm phía Đông Bắc cơ sở: X = 2298954.51; Y = 577139,32
- Điểm xả 2 nằm phía Tây Bắc cơ sở: X = 2298995.73; Y = 577099,03
- Điểm xả 3 nằm phía Tây Nam cơ sở: X = 2298949.48; Y = 577032,10
- Điểm xả 4 nằm phía Đông Nam cơ sở: X = 2298911.65; Y = 577064,02
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, cơ sở còn thực hiện các biện pháp sau:
- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống thoát nước và các hố ga dọc theo hệ thống thu
gom được định kỳ tổ chức nạo vét để tránh tình trạng ngập úng khi có mưa to kéo dài Kiểm
tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời
- Thực hiện tốt các công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ các chất bẩn
cuốn theo nước mưa
Bảng 3 1 Bảng tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở
1 Cống tròn BTCT D400 m 100,9 Độ dốc I = 0,25%
2 Cống tròn BTCT D600 m 33,7 Độ dốc I = 0,017%
Trang 33STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Ghi chú
700x700x700mm
Hình 3.3 Hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở 3.1.2 Thu gom, thoát nước thải
a Tính toán lưu lượng nước thải
* Nước thải sinh hoạt: Căn cứ theo Nghị định số 13/VBHN-BXD ngày 27/4/2020
của Bộ Xây dựng về thoát nước và xử lý nước thải thì nước thải sinh hoạt bằng 100% nước cấp nên lưu lượng nước thải phát sinh của cơ sở như sau:
Bảng 3.2 Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của cơ sở
Nguồn phát sinh
Lưu lượng nước thải (m 3 /ngày) Hiện tại Tối đa
Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên 4,4 8,25
* Nước thải sản xuất:
- Nhu cầu cấp bù nước làm mát cho hệ thống làm mát máy đùn ép nhựa:
Nước làm mát hệ thống máy tạo que nhựa tại cơ sở: Quá trình vận hành tổ hợp thiết
bị đùn nhựa của cơ sở có sử dụng một lượng nước khoảng 0,8m3 để phục vụ cho quá trình
Trang 34làm mát Tại thiết bị ép, nước được bơm từ thiết bị lọc qua hệ thống đường ống đi vào các rãnh của khuôn Khi đó, nhờ hệ số giãn nở nhiệt của nhựa sẽ làm cho chúng tách rời ra, sản phẩm không bị dính vào khuôn khi sản phẩm ra ngoài Lượng nước thải này được tuần hoàn tái sử dụng nên không phát sinh nước thải từ quá trình làm mát Tuy nhiên, trong quá trình làm mát sẽ bị 10% lượng nước thất thoát, bay hơi nên cơ sở cần cung cấp
bù lượng nước làm mát với khoảng 0,08 m3/ngày.đêm
Đình kỳ, 1 tuần/lần sẽ tiến hành thay nước làm mát với lưu lượng 0,8m3/tuần tương tương đương 0,13 m3/ngày.đêm Lượng nước thải này sẽ thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo đúng quy định (không dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung để
xử lý)
b Tính chất của nước thải:
* Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có đặc điểm là thành phần ô nhiễm tương đối cao, nhất là từ các khu nhà vệ sinh và nhà bếp Thành phần nước thải chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong
đó có khoảng 52% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số vi sinh vật Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải sinh hoạt thường là các virus và vi khuẩn gây bệnh như
tả, lị, thương hàn… Trong nước thải cũng chứa các vi khuẩn có tác dụng phân hủy các chất thải Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:
- Chất hữu cơ: Các chất hữu cơ có khả năng bị phân huỷ sinh học cao, do đó làm giảm độ ôxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh vật Do nguồn tiếp nhận là vực nước động có tốc độ khuếch tán oxy vào pha loảng tốt hơn nên mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn
- Chất rắn lơ lửng: Sự hiện diện của các chất rắn lơ lửng trong môi trường nước làm giảm mỹ quan của nước, đặc biệt là làm giảm khả năng truyền quang của nước, do đó ảnh hưởng tới các loại thuỷ thực vật sống ở lớp đáy Các chất rắn này cũng là giá thể tốt để các sinh vật phát triển Ngoài ra, hiện tượng lắng đọng của chất rắn lơ lửng theo thời gian làm bồi lấp lòng sông giảm khả năng vận chuyển nước của sông
- Các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phốt pho): ảnh hưởng lớn nhất của hai nguyên tố này đến thuỷ vực tiếp nhận là khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng Hiện tượng phú dưỡng có thể khiến các loài động vật dưới nước bị chết, gây ra mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường
- Các loại vi khuẩn: Trong nước thải sinh hoạt luôn chứa một lượng vi khuẩn gây tả,
lị, thương hàn Tuỳ theo điều kiện môi trường mà các loại sinh vật này có thể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn Khi nhiễm vào nguồn nước, chúng sẽ có khả năng phát tán và gây
Trang 35bệnh trên diện rộng
- Dầu mỡ: Dầu mỡ là những chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước Đó là những chất nổi, chúng sẽ làm giảm khả năng truyền quang của nước, giảm khả năng hòa tan oxi từ không khí vào nước, gây mất thẩm mỹ và gây ảnh hưởng xấu tới các công trình thoát nước
Theo Eddy and Metcalf Wastewater Engineering, McGraw-Hill, Inc, 1991, nồng độ các
chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý được đưa ra như sau:
Bảng 3.3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
(Nguồn: Eddy and Metcalf Wastewater Engineering, McGraw-Hill, Inc, 1991)
c Đường thu gom và thoát nước thải:
Sơ đồ thu gom và thoát nước thải của Nhà máy như sau:
Trang 36Hình 3.4 Sơ đồ thu gom nước thải của cơ sở
- Nước thải từ khu nhà vệ sinh được thu gom xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại bố trí tại Nhà xưởng, nhà bảo vệ, nhà kho và nhà phụ trợ; đối với nước thải nhà bếp sẽ được xử lý qua bể tách mỡ bố trí tại khu nhà bếp Sau đó cả 02 loại nước thải trên sẽ theo hệ thống ống thoát nước thải như: ống nhựa UPVC D48, chiều dài L = 46,8m; Ống nhựa UPVC D90, chiều dài L = 97m; Ống nhựa UPVC D140, chiều dài L = 72m; Ống nhựa UPVC D400, chiều dài L = 23m; độ dốc toàn tuyến I=2% để dẫn về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 10m3/ngày.đêm
- Dọc đường ống thoát nước có bố trí 09 hố ga nước thải (kích thước dài x rộng x sâu = 700x700x700mm)
Nước thải sau khi được xử lý bằng công nghệ sinh học đảm bảo xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực (nằm
về phía Bắc của cơ sở) qua 01 điểm xả và dẫn ra nguồn tiếp nhận là kênh Âu Thuyền Cầu Neo (nằm về phía Đông Bắc của cơ sở), tọa độ điểm xả nước thải (theo hệ tọa độ VN
2000 kinh chiếu trục 105o00’, múi chiếu 30): X= 2298995.72; Y= 577095.92
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải của cơ sở
Nước thải nhà vệ sinh
Bể tự hoại
Hệ thống xử lý nước thải tập trung
Kênh Âu Thuyền Cầu Neo
Hệ thống thoát nước chung của khu vực
Nước thải nhà bếp
Bể tách mỡ
Trang 37STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Ghi chú
c Biện pháp xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
* Nước thải khu nhà vệ sinh
Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại Nhà máy được thu gom, xử lý sơ bộ qua 05 bể tự hoại 3 ngăn, cụ thể bao gồm:
Bảng 3.5 Hệ thống bể tự hoại của cơ sở
Dưới đây là sơ đồ minh họa bể tự hoại 3 ngăn:
Hình 3 5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng bể tự hoại
Trong đó:
1 - Ống dẫn nước thải vào bể 3 - Nắp thăm (để hút cặn)
2 - Ống thông hơi 4 - Ống dẫn nước ra
Bể tự hoại được xây bằng bê tông gạch ngầm dưới đất là một công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân huỷ chất hữu cơ Các chất hữu cơ dạng rắn lắng xuống đáy bể và được giữ lại trong bể
- Giai đoạn 1: Ngăn 1 (Điều hòa, lắng, phân hủy sinh học)
Nước thải sinh hoạt phát sinh ra từ quá trình sinh hoạt được thu gom và dẫn về mỗi
bể tự hoại tương ứng Đầu tiên nước thải được chuyển vào ngăn 1 của bể, ngăn 1 thực hiện việc điều hòa nồng độ các chất trong nước thải, lắng các chất cặn xuống đáy ngăn
Trang 38đồng thời dưới tác động của vi sinh vật yếm khí, quá trình phân hủy được diễn ra, nồng
độ các chất ô nhiễm: BOD, COD, N, P… được giảm đi đáng kể
- Giai đoạn 2: Ngăn 2 (Lắng, phân hủy sinh học)
Nước thải sau khi được xử lý một phần tại ngăn 1 được chuyển qua ngăn 2 Tại đây các chất cặn được lắng xuống, các chất ô nhiễm tiếp tục được hệ vi sinh vật yếm khí phân hủy tiếp Tiếp theo nước thải được chuyển sang ngăn 3
- Giai đoạn 3: Ngăn 3 (Lắng)
Nước thải sau khi được lắng và xử lý yếm khí tại 2 ngăn 1 và ngăn 2 được chuyển sang ngăn 3 để lắng Tại đây các cặn chất còn lại trong nước thải được lắng xuống đáy bể còn nước trong được đổ vào hố ga thu gom nước thải chung của cơ sở và dẫn về Hệ thống
xử lý nước thải tập trung công suất 10m3/ngày.đêm để tiếp tục xử lý
Nước thải sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại ba ngăn thì nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải đã giảm đi đáng kể Tuy nhiên nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải vẫn cao hơn so với quy chuẩn quy định
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả xử lý cơ sở sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Bổ sung các loại chế phẩm sinh học có sẵn trên thị trường như: Micro phốt xuống
bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng xuống bể tự hoại làm giảm hiệu quả xử lý của bể tự hoại
- Thông hút bể tự hoại theo định kỳ từ 6-12 tháng/lần hoặc theo thực tế phát sinh
* Nước thải khu nhà bếp
Nước thải tư khu vực nhà bếp được đưa qua rọ tách rác có kích thước lớn Sau đó, nước thải dẫn vào bể lắng tách dầu mỡ có kích thước cao x rộng x dài = 0,55x0,7x1,3m
và được chia làm 3 ngăn gồm ngăn lọc rác, ngăn lọc mỡ và ngăn nước xả Vị trí đặt tại khu vực bếp của nhà ăn Lớp dầu, mỡ sẽ tích tụ dần dần và tạo thành lớp váng trên bề mặt nước, định kỳ 01 tháng/lần sẽ được thu gom và vận chuyển xử lý cùng chất thải rắn thông thường của Nhà máy, phần nước trong theo tuyến ống dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 10m3/ngày.đêm của nhà máy
Trang 39Hình 3.6 Cấu tạo bể tách mỡ
Trang 40d Hệ thống xử lý và tuần hoàn nước làm mát
Hình 3.7 Sơ đồ hệ thống xử lý và tuần hoàn nước làm mát
Hệ thống làm mát được sử dụng trong sản xuất que nhựa được xử lý theo quy trình khép kín Nước sạch được lấy trực tiếp từ nhà máy nước sạch Hải Dương và được lưu chứa trong bể cấp nước sạch của Nhà máy có thể tích 3,06m3 (bể chứa nước chung của Nhà máy) Sau đó nước sẽ được bơm sang bể chứa nước tuần hoàn có dung tích 1m3 Tại
bể chứa này (1m3) nước được cấp bù thất thoát từ bể chứa nước chung của Nhà máy có thể tích 3,06m3 hoặc nước sau xử lý tại máy Chiller bơm hồi về bể chứa nước này Khi bể chứa nước tuần hoàn đầy nước, nước sẽ được hệ thống máy bơm của máy Chiller bơm vào máy và xử lý Tại đây nước sẽ được xử lý để đạt được nhiệt độ cài đặt (±12C) Nước sau khi được xử lý làm lạnh sẽ được bơm cấp vào máng làm mát que nhựa Nước được bơm trực tiếp vào các máng chứa nước có thể tích 0,0315 m3/máng(có tổng 04 máng) để làm nguội que nhựa Tại máng nước, nước được bơm – rút qua hộp lọc lần 1 để lọc cặn trước khi đưa tới máy xử lý Chiller sau đó tuần hoàn để đảm bảo nước luôn luôn đạt nhiệt
độ theo cài đặt và sạch sẽ Sau khi xử lý, nước sẽ được bơm hồi lại về bể chứa nước tuần hoàn để phục vụ cho việc cấp nước