1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường
Tác giả Công Ty Cổ Phần Bê Tông Hà Thanh
Người hướng dẫn Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Tài Nguyên Và Môi Trường Lạng Sơn
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đình Lập
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 4.1 Nhu cầu về nguyên vật liệu trong giai đoạn thi công xây dựng a,

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG HÀ THANH

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN “LẮP DỰNG TRẠM TRỘN BÊ TÔNG NHỰA NÓNG PHỤC VỤ THI CÔNG GÓI THẦU SỐ 8

DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐOẠN KM18-80, QUỐC LỘ 4B”

Địa điểm dự án: Thôn Khe Mò, xã Bắc Lãng,

huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

ĐÌNH LẬP, 2024

Trang 3

MỤC LỤC CHƯƠNG I

1THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1 Tên chủ dự án đầu tư 1

2 Tên dự án đầu tư 1

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 2

3.1 Công suất của dự án đầu tư 2

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 2

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 9

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 10

4.1 Nhu cầu về nguyên vật liệu trong giai đoạn thi công xây dựng 10

4.2 Nhu cầu vè nguyên vật liệu trong quá trình hoạt động 11

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 15

5.1 Các hạng mục đầu tư: 15

CHƯƠNG II 16

SỰ PHÙ HỢP CÁC QUY HOẠCH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 17

CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 17

1 Sự phù hợp quy hoạch của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 17

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 19

CHƯƠNG III 20

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 20

1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 20

1.1 Chất lượng các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án 20

1.2 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường có thể bị tác động do dự án 21

2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 21

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải 21

2.2 Chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải của dự án 23

Trang 4

2.3 Các hiện tượng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận chất thải 23

3 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 23

3.1 Chất lượng môi trường không khí 26

3.2 Chất lượng môi trường nước mặt 26

3.3 Chất lượng môi trường đất 28

CHƯƠNG IV 30

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 30

CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 30

1 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 30

1.1 Công trình, biện pháp xử lý nước thải 30

1.2 Công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại 31

1.3 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 33

1.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 34

1.5 Các biện pháo bảo vệ môi trường khác: 35

2 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 37

2.1 Công trình, biện pháp xử lý nước thải 37

2.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 40

2.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn 45

2.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường 47

2.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 48

3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 50

3.1 Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án 50

3.2 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác 50

3.3 Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành công trình BVMT 51

4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo: 51

4.1 Nhận xét về mức độ tin cậy của các đánh giá 51

Trang 5

4.2 Mức độ chi tiết của các đánh giá 52

CHƯƠNG V 53

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 53

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 53

1.1 Nguồn phát sinh nước thải: 53

1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải: 53

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 54

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 55

CHƯƠNG VI 57

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 57

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 57

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 57

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 57

2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 59

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 59

2.2 Chương trình quan trắc tựu động, liên tục chất thải 59

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 59

CHƯƠNG VIII 60

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 60

1 Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường 60

2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan 60

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Khối lượng nguyên, vật liệu dự án 10

Bảng 1.2 Các loại máy móc chính phục vụ thi công dự án 11

Bảng 1.3 Danh mục thiết bị dự kiến trong giai đoạn vận hành 11

Bảng 1.4 Các hạng mục xây dựng của dự án 15

Bảng 3.1: Phương pháp lấy mẫu và phân tích các thông số về hiện trạng 24

chất lượng môi trường không khí, đất, nước tại khu vực Dự án 24

Bảng 3.2: Các vị trí đo đạc, lấy mẫu 25

Bảng 3.3: Chất lượng không khí xung quanh khu vực Dự án 26

Bảng 3.4: Chất lượng nước mặt khu vực Dự án 27

Bảng 3.5: Chất lượng môi trường đất của Dự án 28

Bảng 4.1: Các loại chất thải sản xuất phát sinh giai đoạn hiện tại: 46

Bảng 4.1: Ước tính khối lượng CTNH phát sinh 46

Bảng 4.2: Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án 50

Bảng 6.1: Bảng thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm 57

Bảng 6.2 Kế hoạch đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu nước thải giai đoạn vận hành ổn định của công trình 57

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1 Quy trình sản xuất bê tông Error! Bookmark not defined.

Hình 2: Vị trí thực hiện dự án 22

Hình 3: Sơ đồ thoát nước thải sinh hoạt 38

Hình 4: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 38

Hình 5: Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất 39

Trang 9

CHƯƠNG I THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Tên chủ dự án đầu tư

LIÊN DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG HÀ THANH

VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỊNH VƯỢNG TVT

- Đơn vị được uỷ quyền thực hiện các thủ tục pháp lý: Công ty cổ phần bê tông Hà

Thanh (Theo hợp đồng uỷ quyền ngày 26/7/2024 giữa Công ty cổ phần Thịnh Vượng TVT và Công ty cổ phần bê tông Hà Thanh)

- Địa chỉ trụ sở chính: Lô I-A2 đường 23B, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh,

thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Trịnh Văn Minh

- Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc

(Theo Uỷ quyền của Tổng giám đốc Công ty CP Bê tông Hà Thanh số 02/2024/UQ-HT ngày 02/01/2024)

- Điện thoại: 0243.8837155

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp

0101093709 đăng ký lần đầu ngày 15/11/2000, thay đổi lần thứ 13 ngày 13/11/2018

2 Tên dự án đầu tư

LẮP DỰNG TRẠM TRỘN BÊ TÔNG NHỰA NÓNG PHỤC VỤ THI CÔNG GÓI THẦU SỐ 8 DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐOẠN KM 18-80, QUỐC LỘ 4B

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Thôn Khe Mò, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

- Cơ quan thẩm định Giấy phép môi trường: UBND huyện Đình Lập

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu

tư công): Dự án nhóm C với tổng mức đầu tư 8.991.800.000 (Bằng chữ: Tám tỷ, chín

trăm chín mươi mốt triệu, tám trăm nghìn đồng)

- Báo cáo số 632/BC-STNMT ngày 26/09/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn về việc xem xét đề nghị của Công ty cổ phần Thịnh Vượng TVT về lắp đặt tạm thời trạm trộn bê tông nhựa nóng phục vụ thi công xây dựng dự án Nâng cấp đoạn Km18-Km80, Quốc lộ 4B

- Công văn số 1455/UBND-KT ngày 04/10/2024 của UBND tỉnh Lạng Sơn về

Trang 10

việc lắp đặt tạm thời trạm trộn bê tông nhựa nóng phục vụ thi công xây dựng dự án Nâng cấp đoạn Km18-Km80, Quốc lộ 4B

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư

- Liên doanh dự án đầu tư dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế là 120 tấn/h

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Trạm trộn Asphalt có hệ thống điều khiển tự động hiện đại đáp ứng được các yêu cầu về kiểm soát trình tự trộn hợp lý để sản phẩm đạt chất lượng cao nhất Ngoài ra với

ưu điểm của hệ thống lọc bụi kép trạm trộn bê tông nhựa nóng đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

Ngày nay Asphalt được sử dụng rất nhiều trong thi công cầu đường, nó đảm bảo được các yêu cầu ngày càng cao của quá trình thi công Vì vật để đram bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất thì quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng càng được cải tiến và hoàn thiện nhiều hơn

Hiện nay Công ty CP Bê tông Hà Thanh đang sản xuất bê tông nhựa nóng tại nhiều nhà máy đặt tại các tỉnh thành và nhiều công trình trọng điểm quốc gia với sơ đồ công nghệ như sau:

Trang 11

* Quy trình công nghệ của dự án:

Trang 12

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu đầu vào gồm cát, đá các loại từ 4 phễu được đưa xuống băng tải sau

đó qua hệ thống băng tải đến tang sấy có sử dụng dầu đốt để gia nhiệt cốt liệu, sau đó vật liệu nóng qua băng gầu nóng đưa lên sàng rung nhằm phân cấp các cỡ hạt và loại bỏ

đá quá cỡ Tuỳ theo tỷ lệ cấp phối vật liệu được hệ thống cân tự động cùng với nhựa đường đưa vào buồng trộn tạo thành hỗn hợp Tại buồng trộn hỗn hợp được trộn đều với nhau nhờ các cánh trộn Sau khi đủ thời gian trộn bê tông nhựa được xả xuống các xe

và đưa đến công trường thi công

1- Phễu cấp liệu

Phễu cấp liệu dùng để chứa vật liệu (cát, đá các loại) và cung cấp cát đá xuống băng tải cao su nằm ngang phía dưới nhờ hệ thống băng tải định lượng sơ bộ tại các phễu

2- Hệ thống băng tải

2.1 Băng tải cao su nằm ngang

Băng tải cao su có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu từ các phễu chứa vật liệu sau khi

đã định lượng sơ bộ đưa vào máng đón của băng tải nghiêng Băng tải có kết cấu hợp

lý, dễ điều chỉnh

2.2 Băng tải cao su nghiêng

Có nhiệm vụ cung cấp vật liệu đều đặn vào tang sấy

Băng tải nghiêng có kết cấu ngắn, gọn, tiết kiệm mặt bằng lắp dựng trạm

Cấu tạo chủ yếu của băng tương tự như băng tải cao su nằm ngang nhưng băng tải này nghiêng 1 góc 160 so với phương nằm ngang

Máng đón vật liệu của băng tải nghiêng kết hợp với sàng sơ bộ dạng thanh để loại

Trang 13

Băng gầu phụ gia có nhiệm vụ vận chuyển phụ gia từ vít xoắn cấp phụ gia đưa lên tháp phễu, trên tháp phễu có bố trí phễu chứa phụ gia và vít xoắn cân phụ gia để đưa phụ gia vào phễu cân phụ gia riêng

6- Vít xoắn vận chuyển phụ gia

Trong trạm trộn có bố trí 02 vít xoắn để vận chuyển phụ gia

Vít xoắn cấp phụ gia có nhiệm vụ vận chuyển phụ gia ở phía dưới phễu chứa phụ gia hoặc xyclon đưa vàp băng gầu phụ gia Vít xoắn cân phụ gia ở trên tháp phễu là để vận chuyển phụ gia từ phễu lưu phụ gia và phễu cân phụ gia

8- Khối tháp phễu phía trên (Buồng chứa)

Khối tháp trên gồm có: Hệ thống khung trên có lắp ráp phễu nóng, phễu chứa phụ gia và các cửa cân vật liệu dưới đáy phễu nóng

Phễu nóng có 4 ngăn chính:

+ Ngăn cát: Kích thước cốt liệu 0-4,75mm

+ Ngăn đá 1: Kích thước cốt liệu 4,75-12,7mm

+ Ngăn đá 2: Kích thước cốt liệu 12,7-19mm

+ Ngăn đá 3: Kích thước cốt liệu 19-25,4mm

Phễu cân phụ gia và phễu lưu phụ gia theo đường riêng

9- Khối tháp trộn (Buồng trộn)

Khối tháp trộn chủ yếu cấu tạo gồm khung chính, khung cân (Khung cân được đặt trên hệ thống cao su giảm chấn cho cả hệ thống cân) các phếu cân vật liệu, cân phụ gia, thùng trộn, bình cân nhựa 3 lớp bảo ôn và bơm phụ nhựa

Phía trên thùng trộn bố trí phễu cân vật liệu và phễu cân phụ gia Đáy các phễu cân

có xi lanh mở cửa

Thùng trộn kiểu cưỡng bức hoạt động theo chu kỳ, dạng 2 trục quay là trục phải

và trục trái Bốn ổ gối đỡ lắp ráp ổ bi đũa lòng cầu 2 dãy đảm bảo 2 trục quay nhẹ nhàng Trên 2 trục quay trộn ngược chiều có lắp ráp các bàn tay trộn và cánh tay trộn Góc

Trang 14

nghiêng của bàn tay trộn với trục là 450, các cánh tay trộn trên 2 trục được lắp ráp tạo thành 3 vùng đặc trưng của thùng trộn theo chiều dài trục là:

Vùng 2 đầu thùng trộn: Hỗn hợp cốt liệu dịch chuyển từ giữa thùng trộn ra được đảo quay vòng vào giữua do cánh tay nghịch của trục bên kia Vùng giữa thùng trộn đảm bảo cho vật liệu từ trái qua phải và từ phải qua trái Do cấu tạo như vậy nên vật liệu được trộn một cách đồng đều và khi xả thảm được nhanh gọn

Để chống mòn thùng trộn, nhà chế tạo đã lắp ráp các tấm lát và bàn tay trộn bằng thép chống mòn, hợp kim Mn – Crom đảm bảo độ bền lâu cho thùng trộn

Để quan sát thùng trộn, người ta bố trí 02 cửa thăm thùng trộn qua đó có thể nhìn thấy sự nhào trộn của vật liệu trng thùng khi cần thiết

Nhựa đường lỏng được tưới áp lực cao vào vật liệu trong thùng trộn qua ống phun nhựa và bơm nhựa khiến cho thảm bê tông nhựa nóng được trộn đều nhanh chóng Phần động lực dẫn động thùng trộn là phần động cơ, qua hộp giảm tốc hệ thống khớp xích đến trục trộn chủ động và cặp bánh răng ngực chiều đảm bảo chiều quay của

2 trục ngược nhau

Để mở cửa thùng trộn xả thảm nóng xuống xe oto vận chuyển, phía dưới đáy bố trí 01 cửa lật nhanh, đóng mở bằng 2 xi lanh khí Cửa mở thùng trộn luôn đóng trong suốt quá trình trộn và mở khi xả bê tông nhựa nóng

10- Hệ thống lọc bụi khô

Thiết bị hút bụi chính (xiclo hút bụi) hút những bụi có độ lớn bằng hạt cát cốc bằng phương pháp ly tâm và thiết bị hút bụi phụ (thiết bị lọc) dùng cho những hạt bụi nhỏ thông qua túi lọc

Bụi được thu giữ trong thiết bị chính bằng phương pháp tự chảy thông qua hệ thống đối trọng được lắp đặt ở phần dưới của xyclon hút bụi

Nó sẽ được đưa vào băng gầu nóng thông qua ống dẫn

Cần phải kiểm tra hằng tuần, bởi vì bụi không thoát từ từng bộ phận và ảnh hưởng đến hoạt động của từng bộ phận, nếu bụi tắc nghẽn

Không khí sạch đi qua túi lọc xả ra ống khói đi qua quạt hút

Xyclon hút bụi khô áp dụng lục ly tâm có cấu trúc đơn giản và ít lỗi hơn những thiết bị hút bụi khác Nó được dùng nhiều hơn, bởi vì có thể xử lý khí đốt chứa nồng độ bụi cao và có ưu điểm tái sử dụng bụi thu được như trong những máy hút bụi khác

Trang 15

11- Hệ thống lọc bụi ẩm

Hệ thống lọc bụi ẩm có nhiệm vụ lọc bụi ẩm và khói thoát ra từ tang sấy, thùng trộn và sàng vật liệu với mục đích là thu giữ và xử lý các hạt bụi còn khói và hơi nước mới xả ra môi trường đảm bảo tiêu chuẩn xả thải

Các bộ phận chủ yếu của hệ thống lọc bụi ẩm: Ống dẫn, xyclo thu bụi, quạt gió, bồn dập bụi, bình tách nước, ống khói, bể lắng và bơm nước

Nguyên lý của hệ thống là: Bụi, khói, hơi nước phát sinh ở tang sấy trong quá trình sấy vật liệu, bụi ở thùng trộn trong quá trình sàng vật liệu được thu bụi qua ống dẫn, nhờ lực hút của quạt hút, tại xyclon những hạt bụi cỡ lướn được lắng đọng và sau đó đưa vào

sử dụng lại ở băng gầu nóng Còn lại các hạt bụi cỡ nhỏ hơn (cỡ hạt vào khoảng 0,1mm) tiếp tục đi qua quạt hút gió đẩy vào bồn dập bụi Khi bụi đi qua bồn này nhờ có bố trí ống phun nước làm cho các hạt bụi khô, nóng bị ướt rồi chuyển sang bình lắng rồi chảy

về bể, còn lại được thoát lên ống khói Tại đây chỉ còn hơi nước thoát ra ngoài

Tại bể lắng, bùn được lắng đọng qua các ngăn bể và nước sau lắng được sử dụng lại luân chuyển Sau một thời gian sản xuất, bùn được xúc đi để đảm bảo diện tích hữu dụng trong lắng lọc của bể Bể lắng được thiết kế thích hợp cho việc vệ sinh bằng máy xúc

- Áp suất dầu Fo cung cấp đạt 1,5kg/cm3

- Áp suất dầu Fo tiêu thụ đạt 25-30kg/cm3

- Áp suất dầu truyền nhiệt đạt 2,5kg/cm3

- Nhiệt độ dầu FO cung cấp đạt 600C

- Nhiệt độ dầu FO tiêu thụ đạt 900C

- Nhiệt độ dầu truyền nhiệt đạt 140-1800C

- Nhiệt độ nhựa tại thùng chứa nóng đạt 120-140 độ

Trang 16

- Nhiệt độ cốt liệu tại băng dầu nóng đạt 170-180độ

- Nhiệt độ cốt liệu tại phễu chứa nóng đạt 160-170 độ

160 độ và độ ẩm của đá cát sau khi ra khỏi tang sấy phải <0,5%

Bột khoáng ở dạng nguội sau khi cân được trực tiếp cho vào thùng trộn

Thời gian trộn vật liệu khô đạt 5 giây, với nhựa trong thùng trộn phải đạt 30-35 giây tuân theo đúng quy trình kỹ thuật của từng loại máy đối với mỗi hỗn hợp

Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thùng trộn phải nằm trong khoảng 140-160 độ khi dùng nhựa 60/70 và 40/60

Trang 17

Hình 1 Tổng thể trạm trộn bê tông nhựa nóng 120T/ giờ

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Công suất cho trạm trộn là: 120 tấn/ giờ

Sản phẩm đầu ra của dự án là bê tông Asphalt là một loại vật liệu hỗn hợp, đó là một loại đá nhân tạo nhận được sau khi tạo hình và làm đặc chắc Một hỗn hợp có tỷ lệ thành phần hợp lý và được nhào trộn kỹ bao gồm hỗn hợp vật liệu bột khoáng, nhựa đường, đá cát các loại

Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Cung cấp Bê tông nhựa Asphalt và bê tông nhựa chặt Phục vụ chính cho Dự án nâng cấp đoạn Km18-Km80, Quốc lộ 4B và xây dựng các nhà máy, của doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn (nếu có) và xây dựng các khu, cụm công nghiệp tại địa bàn tỉnh (nếu có)

3.4 Thời gian hoạt động của dự án

- Chủ dự án thực hiện xây dựng trạm bê tông tạm trên khu đất có diện tích 2.556,0

m2 có địa chỉ tại Thôn Khe Mò, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

- Thời gian hoạt động của dự án là 24 tháng (2 năm) kể từ khi có chấp thuận của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc việc lắp đặt tạm thời trạm trộn bê tông nhựa nóng phục

vụ thi công xây dựng dự án Nâng cấp đoạn Km18-Km80, Quốc lộ 4B

Trang 18

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nhu cầu về nguyên vật liệu trong giai đoạn thi công xây dựng

a, Danh mục nguyên vật liệu xây dựng

Các loại nguyên vật liệu chính phục vụ thi công các hạng mục công trình của dự

án bao gồm đá dăm cấp phối, cát, bê tông tươi, thép, và khối lượng vật liệu thi công các công trình được tổng hợp theo Dự toán các hạng mục thi công hạ tầng của Dự án

Dự án ưu tiên và tận dụng vật liệu sẵn có của địa phương, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng nhận chất lượng

Bảng 1.1 Khối lượng nguyên, vật liệu dự án

TT Tên nguyên vật liệu

xây dựng Đơn vị Trọng lượng riêng

(Tấn/m 3 )

KL (m 3 )

KL (tấn)

(Nguồn: Thuyết minh của dự án đầu tư)

* Nhu cầu về điện

Nguồn điện cấp cho giai đoạn thi công, xây dựng hạ tầng của Dự án được lấy từ thôn Khe Mò do Điện lực huyện Đình Lập cung cấp và quản lý

* Nhu cầu về nước

Nước cấp cho dự án phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trên công trường, nước sử dụng cho thi công, nước tưới làm ẩm để giảm mức phát tán bụi trong quá trình thi công

Trang 19

Việc tuyển dụng công nhân xây dựng sẽ tăng cường sử dụng nhân lực địa phương, bố trí công nhân nghỉ tại nhà trọ ở gần khu vực thi công Do vậy, số lượng công nhân thi công

ở tại công trường khoảng 20 người Với định mức sử dụng nước là 120 lít/người.ngày (Theo

TCXDVN 33:2006) thì lượng nước cần cấp sẽ khoảng 2,4 m3/ngày

Dựa vào các dự án có quy mô tương đương, dự kiến nhu cầu sử dụng nước cho thi công và tưới ẩm khoảng 1 m3/ngày

Như vậy, ước tính tổng lưu lượng nước cấp cho giai đoạn thi công xây dựng khoảng 3,4 m3/ngày

Nguồn nước cung cấp cho giai đoạn thi công xây dựng của Dự án được lấy từ nguồn nước từ nguồn nước khe chảy tự nhiên (hoặc giếng khoan có sẵn)

b, Danh mục máy móc, thiết bị

Bảng 1.2 Các loại máy móc chính phục vụ thi công dự án

4.2 Nhu cầu về nguyên vật liệu trong quá trình hoạt động

a, Danh mục thiết bị dự kiến sử dụng

Hệ thống máy móc thiết bị của trạm trộn được vận chuyển từ trạm trộn của Công

ty cổ phần bê tông Hà Thanh tại phần đất khu vực bãi chế biến đá của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và kinh doanh tổng hợp - VVMI thuộc địa bàn thôn Tà Lài, xã Tân

Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn Trạm trộn bê tông cấp liệu bao gồm các thiết bị chính như sau:

Bảng 1.3 Danh mục thiết bị dự kiến trong giai đoạn vận hành

Trang 20

TT Tên thiết bị SL DV Xuất xứ Công suất

Công suất 140T/ giờ

Hệ thống cân

1

Việt Nam Loại: Cân cộng dồn, điện tử

hiện số Dung tích phễu cân 1,8m3

2

Dung tích phễu cân 0,21m3

3

Dung tích phễu cân 0,27m3

2 Bơm phun và thanh phụ

Vít tải cấp phụ gia 1 Bộ Hàn Quốc Nhật Bản Loại Cánh xoắn

Công suất 12 tấn/ giờ

2

Nhật Bản

Loại Cánh xoắn Công suất 12 tấn/ giờ

Trang 21

3

Mô tơ hộp HGT 2,2Kw

Can nhiệt 02 cái

2 Bơm cung cấp nhựa (từ

Dung tích bình áp 500L Công suất 400.000Kcal/h

2

Nhiên liệu dầu DO

3

Lưu lượng 500L/phút

1 Thùng chứa nhiên liệu

Trang 22

Ngoài các loại máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất thì công ty còn trang bị các máy móc, thiết bị văn phòng như: máy tính, máy in,… vv để phục vụ cho hoạt động hành chính bán hàng của dự án

b, Danh mục nguyên, nhiên vật liệu chính

* Nguyên liệu chính phục vụ cho hoạt động sản xuất

- Cốt liệu dùng để trộn bê tông tại trạm gồm 2 loại chính là:

+ Cốt liệu lớn: Đá dăm, sỏi

- Bột khoáng: Làm thay đổi tỷ lệ cốt liệu nhỏ làm hỗ hợp đặc hơn và tăng tỷ lệ bề mặt của các cốt liệu, nó kết hợp với Bitum tạo nên chất kết dính mới bao bọc và bôi trơn

bề mặt cốt liệu

- Phụ gia: Là thành phần thêm vào để làm thay đổi tính chất của bê tông như làm thay đổi thời gian đông kết, không thay đổi cường độ chịu nén, trọng lượng bê tông

* Nhu cầu sử dụng điện cho dự án

Nguồn cung điện cho Dự án được đấu nối từ hệ thống điện của khu vực thôn Khe

Mò do Điện lực huyện Đình Lập cung cấp và quản lý

Nhu cầu sử dụng điện của dự án gồm: Điện phục vụ cho sinh hoạt của công nhân, điện chiếu sáng, điện phục vụ hoạt động sản xuất của dự án

* Nhu cầu sử dụng nước

- Nguồn cung cấp nước: Nguồn cấp nước cho dự án được lấy từ nguồn nước của khe nước nguồn tự nhiên (hoặc giếng khoan có sẵn) Chủ dự án:

- Nhu cầu sử dụng nước của dự án bao gồm nhu cầu sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên và khách hàng; nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất

+ Số lượng cán bộ, nhân viên làm việc tại dự án dự kiến 10 người Định mức cấp nước (Theo TCVN 33-1006) là 120 l/người/ngày Vậy, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

Trang 23

của cán bộ, nhân viên là:

10 x 120 = 1.200 lít/ngày = 1,2 m3/ngày

- Nguyên vật liệu sản xuất của dự án bao gồm đá dăm, cát, bột khoáng và nhựa đường, bột Bitum… không sử dụng nước trong quá trình sản xuất Do đó, dự án không

sử dụng nước phục vụ nhu cầu sản xuất của dự án

Vật tổng lượng nước cấp lớn nhất cho nhu cầu của dự án ước tính 1,2 m3/ ngày

* Nhu cầu sử dụng nhân lực

- Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sử dụng 10 cán bộ, công nhân viên làm việc tại xưởng sản xuất của dự án

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

Trang 24

+ Tại thửa đất số 1031, diện tích là 2.556m2 mục đích sử dụng đất là Đất cơ sở sản

xuất phi nông nghiệp

+ Hiện trạng dự án: Khu đất là bãi đất trống, chủ sử dụng đất đã thực hiện san gạt

tạo mặt bằng; có vị trí tiếp giáp với đường QL4B

Tên người sử dụng đất: Ông Nguyễn Hàm Nam và bà Lộc Thị Thái (Địa chỉ thường

trú: Khu 4, thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn)

Biên bản thoả thuận về việc cho mượn đất để lắp dựng trạm trộn bê tông nhựa

nóng ngày 12/08/2024 giữa ông Nguyễn Hàm Nam, bà Lộc Thị Thái và Công ty cổ phần

bê tông Hà Thanh,

Dự án chỉ xây dựng các hạng mục trên khu đất có tổng diện tích 2.556 m2 đất đã

được chuyển đổi

Hình 1: Hiện trạng khu đất xây dựng dự án

Trang 25

CHƯƠNG II

SỰ PHÙ HỢP CÁC QUY HOẠCH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Sự phù hợp quy hoạch của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án được thực hiện tại thôn Khe Mò, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn có diện tích 2.556 m2 phù hợp với các quy định của pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan như sau:

Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 4/5/2021 của UBND tỉnh Lạng Sơn về phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Lạng Sơn

Quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Đình Lập

Quyết định số 2277/QĐ-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Quyết định số 1147/QĐ-UBND ngày 28/06/2024 của UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 31/05/2024 của UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định về việc chỉnh quy mô, địa điểm, số lượng dự án, công trình trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Quyết định số 2790/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của UBND huyện Đình Lập về quyết định về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030

Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 03/03/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư trạm trộn Asphalt tại thôn Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Công văn số 886/TVT-KHKT ngày 15/08/2024 của công ty cổ phần thịnh vượng TVT về việc xin chấp thuận lắp đặt tạm thời Trạm trộn bê tông nhựa nóng phục vụ thi công xây dựng Dự án Nâng cấp đoạn Km18-Km80, quốc lộ 4B

- Báo cáo số 632/BC-STNMT ngày 26/09/2024 của Sở tài nguyên và môi trường

Trang 26

tỉnh Lạng Sơn về việc xem xét đề nghị của Công ty cổ phần Thịnh Vượng TVT về lắp đặt tạm thời trạm trộn bê tông nhựa nóng phục vụ thi công xây dựng dự án Nâng cấp đoạn Km18-Km80, quốc lộ 4B

- Công văn số 1455/UBND-KT ngày 04/10/2024 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc lắp đặt tạm thời trạm trộn bê tông nhựa nóng phục vụ thi công xây dựng dự án Nâng cấp đoạn Km18-Km80, Quốc lộ 4B

Biên bản thoả thuận về việc cho mượn đất để lắp dựng Trạm trộn bê tông nhựa nóng ngày 12/08/2024, giữa bên thuê đất là công ty cổ phần bê tông Hà Thanh và bên cho mượn đất là bà Lộc Thị Thái, với diện tích 2.556 m2 tại thôn Khe Mò, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 46/2024/HĐ-XD gói thầu số 8: Thi công xây dựng công trình: Gói thầu số 8: Thi công xây dựng đoạn từ Km43-Km80, dự

án nâng cấp đoạn Km18-Km80, quốc lộ 4B giữa Ban quản lý dự án nâng cấp đoạn Km18-Km80, quốc lộ 4B và liên danh gói thầu số 8 thi công xây dựng đoạn Km43-Km80

Dự án hoạt động phát sinhh các loại chất thải gồm nước thải sinh hoạt, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất, nước mưa chảy tràn, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại, bụi phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào dự án Với ý thức tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường của chủ dự án luôn thực hiện các biện pháp BVMT trong suốt quá trình hoạt động và thực hiện các biện pháp giảm thiểu:

- Đối với nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý qua bể tự hoại cải tiến BASTAF đảm bảo nước thải đạt cột B, QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nước thải sinh hoạt trước khi thải ra ngoài môi trường

- Đối với khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất của dự án được xử lý bằng hệ thống xử lý đảm bảo đạt cột B, QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về khí thải công nghiệp

- Đối với nước mưa từ mái chảy theo đường ống bằng ống nhựa PVC D110, chảy

về hệ thống thoát nước mưa của dự án và thoát theo độ dốc của mặt sân sau đó chảy tự nhiên

- Chất thải sinh hoạt chủ dự án bố trí các thùng chứa CTSH, phối hợp với đơn vị thu gom rác của địa phương thu gom và đem đi xử lý (Tần xuất 1 ngày/ lần)

Trang 27

- Đối với lượng bùn thải từ hệ thống xử lý khí thải, chủ dự án thực hiện tái sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc thuê đơn vị có chức năng thu gom và đem đi xử lý (tần xuất 3 tháng/ lần)

- Đối với chất thải nguy hại phát sinh, chủ dự án bố trí các thùng chứa CTNH và

bố trí khu vực lưu chứa có mái che, kết cấu khung theo, vách, mái lợp tôn, nền bê tông chống thấm, có biển bảng kho Định kỳ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng tới thu gom, vận chuyển và đem đi xử lý

Dự án hoạt động có phát sinh chất thải, mặt khác chủ dự án luôn đảm bảo thực hiện các biện pháp giảm thiểu, BVMT đảm bảo chất lượng theo các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng tới môi trường khu vực

Do đó, hoạt động của dự án hoàn toàn phù hợp và đáp ứng các yêu cầu quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch BVMT tỉnh và phân vùng môi trường

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Dự án hoạt động phát sinh các loại chất thải gồm nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước mưa chảy tràn, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại, bụi phát sinh

từ các phương tiện giao thông ra vào dự án… Theo dự kiến tải lượng và thành phần ô nhiễm ít, tác động không lớn

Theo tính toán chi tiết ở chương IV của báo cáo thì hầu như nồng độ các chất ô nhiễm bụi đều nằm trong giới hạn cho phép, nước thải được chủ dự án áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý thông qua bể tự hoại và bể lắng nước thải nên đảm bảo chất lượng nước thải đạt quy chuẩn theo quy định trước khi xả ra ngoài môi trường

Do đó, việc thực hiện dự án không gây ảnh hưởng đến môi trường nền và phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường

Trang 28

CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

1.1 Chất lượng các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Trong quá trình triển khai thực hiện, các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt tiếp nhận nước thải của dự án Chất lượng các thành phần môi trường như sau:

1.1.1 Chất lượng môi trường không khí

Khu vực thực hiện dự án thuộc thôn Khe Mò, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập với địa hình bằng phẳng Khu vực nằm ven quốc lộ 4B, không có nhiều ngành nghề thương mại công nghiệp do vậy, chất thải vào môi trường không khí chủ yếu phát sinh từ các phương tiện giao thông

Để đánh giá hiện trạng thực tế môi trường khu vực, chủ dự án đã tiến hành lấy mẫu hiện trạng môi trường không khí xung quanh khu vực thực hiện dự án, kết quả được thể hiện tại bảng 3.3 Theo kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí của dự án cho thấy chất lượng không khí xung quanh tương đối tốt, các thông số giám sát vẫn nằm trong giới hạn cho phép

1.1.2 Chất lượng môi trường nước mặt

Cách khu vực dự án 100m có suối chảy qua Để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt đại diện cho khu vực dự án chủ dự án thực hiện lấy mẫu hiện trạng tại suối để đánh giá Theo kết quả chất lượng nước tại bảng 3.4, chất lượng nước mặt xung quanh khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm

1.1.3 Chất lượng môi trường đất

Khu vực thực hiện dự án đã có mặt bằng từ trước Do vậy, tổng thể hiện trạng đất của dự án không bị tác động bởi các yếu tố gây ô nhiễm

Để đánh giá chất lượng đất tại khu vực thực hiện dự án, chủ dự án đã thực hiện lấy mẫu đất tại dự án để đánh giá Theo kết quả chất lượng đất tại bảng 3.5 cho thấy chất lượng đất tại khu vực thực hiện dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm

Trang 29

1.2 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường có thể bị tác động do dự án

Khu vực thực hiện dự án ngay sát đường quốc lộ 4B Theo số liệu điều tra thực tế tại khu vực dự án chủ yếu gồm các loại cây trồng hoa màu và cây ăn quả của các hộ dân Thực vật đều thuộc loài thông thường, không nằm trong danh mục thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Động vật trong khu vực dự án chủ yếu các loài chim sâu, sẻ, chích chòe, chào mào

tự nhiên và một số loài lưỡng cư chuột, rắn, ếch, nhái, … không nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, ưu tiên bảo vệ

Căn cứ số liệu điều tra hiện trạng khu vực thực hiện dự án không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường Các loài thực vật, động vật không thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ Do đó việc thực hiện dự án Trạm trộn bê tông nhựa nóng phục vụ thi công gói thầu số 8 dự án nâng cấp đoạn Km18-80, quốc lộ 4B không gây tác động tới các yếu tố này

2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải

2.1.1 Đặc điểm về địa lý

Dự án thực hiện tại thôn Khe Mò, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn Khu vực trung tâm thực hiện dự án có tổng diện tích 2.556,0 m2, vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp đất rừng sản xuất và suối

- Phía Tây giáp suối đất rừng sản xuất và quốc lộ 4B

- Phía Tây giáp đất rừng sản xuất của dân

- Phía Đông Nam giáp quốc lộ 4B

Các điểm tọa độ theo bảng sau:

Bảng 3.1: Tọa độ ranh giới của dự án

Tên

điểm

Tọa độ VN2000

Tên điểm

Trang 30

-

-

Hình 3: Vị trí thực hiện dự án 2.1.2 Đặc điểm địa hình

Huyện Đình Lập nằm trên trục đường nối giữa thành phố Lạng Sơn và Quảng Ninh, nối đường biên giới Việt Trung với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh Đông Bắc Bộ của Việt Nam

Địa hình Đình Lập là đồi núi dốc theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và các khe suối tạo thành các dải đất bằng hẹp

Đình Lập là nơi bắt nguồn của 2 con sông lớn, sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ xã bắc

Xa, chảy theo hướng Đông Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Thất Khê tới biên giới Trung Quốc, chiều dài chảy qua địa bàn Đình Lập khoảng 40Km; sông Lục Nam bắt nguồn từ xã Đình Lập, chảy về phía Nam tỉnh Bắc Giang, chiều dài sông chảy qua huyện là 50km

Đình Lập có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 21,40C, lượng mưa trung bình 1,448mm, độ ẩm trung bình là 62%

Đình Lập có diện tích khoảng 1.200 km2 và dân số khoảng 29.000 người, gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chỉ Đình Lập là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có hai trục quốc lộ Quốc lộ 4B chạy qua địa bàn huyện dài 42km nối Quảng Ninh xuyên qua Lạng Sơn lên Cao Bằng và Quốc lộ 31 theo hướng Tây nam đi huyện Sơn Động (Bắc Giang) chạy qua trung tâm huyện, cách thành phố Lạng Sơn 50km về hướng Đông Nam

Vị trí địa lý là một thế mạnh nổi bật của Đình Lập, thuận lợi cho việc giao lưu trao

Vị trí thực hiện dự án

Trang 31

đổi hàng hóa, giữu các tỉnh và thúc đẩy các hoạt động thương mại du lịch trên địa bàn huyện

2.1.3 Hệ thống sông suối, kênh, rạch, ao hồ khu vực tiếp nhận nước thải

Qua khảo sát thực tế, khu vực thực hiện dự án chỉ có 01 con suối nhỏ chảy qua, chủ yếu phục vụ tưới cây nông nghiệp và hoa màu cho các hộ dân, đây cũng chính là khu vực tiếp nhận nước thải của dự án

2.1.4: Đặc điểm thủy văn của nguồn nước

Đây là con suối có lưu lượng dòng chảy thường xuyên, mực nước của suối lên vào mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 9), nước dâng lên tới độ cao khoảng 0,5m so với đáy Lưu tốc của dòng chảy cũng phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu Về mùa mưa, lượng nước trong khu vực chảy về, lưu tốc dòng chảy của suối lớn Ngược lại, vào mùa mưa, lưu tốc dòng chảy của suối yếu

2.2 Chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải của dự án

2.3 Các hiện tượng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận chất thải

Trong vòng bán kính 2km tính từ dự án có các nguồn thải cùng xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải gồm:

- Nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân xung quanh

- Đặc trưng của nguồn thải này là nước thải sinh hoạt Thành phần chủ yếu là hàm lượng BOD5, COD, TSS, Colifrom và hàm lượng hữu cơ cao… Nước thải các hộ dân xử

lý sơ bộ bằng bể tự hoại ngầm 3 ngăn xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn hiện hành

3 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án

Để đánh giá cụ thể hiện trạng môi trường khu vực Dự án ở thời điểm hiện tại cũng như tạo cơ sở cho việc đánh giá những thay đổi đến môi trường khu vực Dự án trong tương lai, Chủ Dự án đã kết hợp với đơn vị đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc môi trường tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường hiện trạng khu vực Dự án và vùng tiếp giáp có dự báo là vùng chịu ảnh hưởng từ Dự án, dựa theo các văn bản ban hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình quan trắc

- Thiết bị quan trắc tại hiện trường:

+ Bơm lấy mẫu bụi

+ Máy đo tiếng ồn rion

+ Thiết bị lấy mẫu khí;

Trang 32

+ Máy định vị tọa độ GPS Map 78;

+ Máy đo vi khí hậu Testo

- Thiết bị phân tích phòng thí nghiệm:

+ Máy quang phổ tử ngoại khả kiến UVis 2800;

+ Tủ FTC90E BOD, HACH – Hoa kỳ;

+ Máy cất đạm Kjeldahl, Buret;

+ Tủ ấm, tủ sấy;

+ Thiết bị đo đa chỉ tiêu Horiba;

+ Các thiết bị phân tích trong phòng thí nghiệm

Bảng 3.1: Phương pháp lấy mẫu và phân tích các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, đất, nước tại khu vực Dự án

TT Thông số Phương pháp lấy mẫu Phương pháp phân tích

Môi trường không khí

Theo thông tư BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh

Trang 33

TT Thông số Phương pháp lấy mẫu Phương pháp phân tích

bảo quản trước khi vận chuyển về Phòng thí nghiệm (Biên bản lấy mẫu được đính kèm

phụ lục) Vị trí lấy mẫu được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.2: Các vị trí đo đạc, lấy mẫu

mẫu

Thời gian phân tích

I

Không khí xung quanh

Mẫu khí tại địa

điểm dự án

X=21.407664,

11/10/2024 đến 23/10/2024

Trang 34

3.1 Chất lượng môi trường không khí

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh của khu vực thực

hiện Dự án (chi tiết được đính kèm phụ lục báo cáo) được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.3: Chất lượng không khí xung quanh khu vực Dự án

TT Thông số Đơn vị Phương pháp

8)

KPH (MDL=

8)

KPH (MDL=8 )

- QCVN 05:2023/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí ;

- (1): QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;;

- (a) QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Tiếng ồn;

- KPH: Không phát hiện Kết quả phân tích mẫu thấp hơn Giới hạn phát hiện MDL của phương pháp; MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp thử;

- KTH: Không thực hiện; - " < ": Kết quả nhỏ hơn giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp;

- (-): Không quy định;

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn

cho phép Môi trường không khí ở khu vực thực hiện còn Dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm

3.2 Chất lượng môi trường nước mặt

Trang 35

Kết quả phân tích nước mặt tại khu vực xây dựng Dự án được thể hiện tại bảng sau

đây:

Bảng 3.4: Chất lượng nước mặt khu vực Dự án

TT Thông số Đơn vị Phương pháp

=0,02)

KPH (MDL

=0,02)

KPH (MDL

=0,02)

≤ 0,3

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn FEC) Ghi chú:

- QCVN 08:2023/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- (1): + Bảng 2: Giá trị giới hạn các thông số trong nước mặt phục vụ cho việc phân loại chất lượng nước sông, suối, kênh, mương, khe, rạch và bảo vệ môi trường sống dưới nước; + Mức

Trang 36

B: Chất lượng nước trung bình Hệ sinh thái trong nước tiêu thụ nhiều oxy hoà tan do một lượng lớn chất ô nhiễm Nước có thể sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp;;

- KPH: Không phát hiện Kết quả phân tích mẫu thấp hơn Giới hạn phát hiện MDL của phương pháp; MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp thử;

- KTH: Không thực hiện; - " < ": Kết quả nhỏ hơn giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp;

- (-): Không quy định;

- (*): Thông số đã được công nhận Vilas

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho

phép Môi trường nước mặt ở khu vực thực hiện còn Dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm

3.3 Chất lượng môi trường đất

Qua quá trình khảo sát hiện trạng môi trường khu vực để lập báo cáo, nhóm khảo

sát đã tiến hành lấy mẫu đất tại khu vực dự án

Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực thực hiện Dự án được trình

bày trong bảng sau:

Bảng 3.5: Chất lượng môi trường đất của Dự án

Loại 1

US EPA Method 3050B+ US EPA Method 7010

KPH (MDL=

0,03)

KPH (MDL

=0,03)

KPH (MDL=0 ,03)

4

US EPA Method 3050B+ US EPA Method 7010

US EPA Method 3050B+ US EPA Method 7000B

(Fe) (***) mg/kg

US EPA Method 3050B+ US EPA Method 7000B

Trang 37

5 Kẽm (Zn) mg/kg

US EPA Method 3050B+ US EPA Method 7000B

Ghi chú:

- QCVN 03:2023/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;

- KPH: Không phát hiện Kết quả phân tích mẫu thấp hơn Giới hạn phát hiện MDL của phương pháp; MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp thử;

- KTH: Không thực hiện; - " < ": Kết quả nhỏ hơn giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp;

- (-): Không quy định;

- (***): Thông số tự thực hiện, không được quy định theo các văn bản QPPL hiện hành của BTNMT ban hành trong lĩnh vực quan trắc

Nhận xét: Qua kết quả phân tích/đo cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm

trong giới hạn cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn của một số kim loại nặng trong đất Như vậy, tại thời điểm lập báo cáo GPMT, môi trường đất khu vực thực hiện dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm

Trang 38

CHƯƠNG IV

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

1.1 Công trình, biện pháp xử lý nước thải

1.1.1 Công trình, biện pháp giảm thiểu đối với nước mưa chảy tràn

Để giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn ra khu vực xung quanh, dự án sẽ thực hiện các biện pháp:

- Thực hiện thi công cuốn chiếu: Tiến hành đào đắp, xây dựng đến đâu, thu dọn mặt bằng ngay đến đó

- Bố trí rãnh thoát nước mưa đồng thời với đường thoát nước thải xây dựng xung quanh các khu vực thi công Toàn bộ mưa chảy tràn sẽ được dẫn về hệ thống thoát nước chung của khu vực đi qua khu vực dự án

- Vệ sinh mặt bằng thi công mỗi cuối ngày làm việc, thu gom rác thải nhằm giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn

- Không vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu trong những ngày mưa, tránh vật liệu

bị nước mưa cuốn trôi

1.1.2 Công trình, biện pháp giảm thiểu đối với nước thải sinh hoạt

- Theo Mục a, khoản 1, điều 39 của Nghị định 80/2014/NĐ-CP, lượng nước thải ước tính bằng 100% lượng nước cấp Vậy Lượng nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công là 2,4 m3/ngày

- Với lưu lượng nước thải phát sinh trên, dự kiến lắp đặt 1 nhà vệ sinh di động 1 buồng đủ đáp ứng cho nhu cầu của quá trình sinh hoạt của CBCNV của Dự án Chủ dự

án thuê hoặc mua trên thị trường các nhà vệ sinh di động Hiện nay trên thị trường khá phổ biến loại nhà vệ sinh di động composite chuyên phục vụ cho công trường thi công,…

- Đối với dự án này, chủ đầu tư dự kiến sẽ lựa chọn các nhà vệ sinh di động có các thông số kỹ thuật sau: Kích thước tổng thể (sâu x rộng x cao) = 130 x 90 x 250 (cm);

- Sản phẩm được thiết kế hoàn chỉnh, đồng bộ và gọn nhẹ, sau khi cấp điện và nước có thể sử dụng ngay mà không cần lắp đặt thêm bất cứ thiết bị nào khác, sản phẩm này có ưu điểm là có thể dễ dàng di chuyển Sản phẩm có cấu tạo thân thiện và đơn giản,

Trang 39

1.2.1 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

* Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh

CTR sinh hoạt của cán bộ công nhân làm việc tại khu vực thi công (chất hữu

cơ, giấy vụn các loại, nylon,…) định mức thải rác 0,5 kg/người/ngày Lượng CBCNV làm việc trên công trường là 20 người, lượng CTR sinh hoạt do công nhân thi công trên khu vực thực hiện Dự án thải ra khoảng: 0,5 kg/người/ngày x 20 người = 10 kg/ngày

* Biện pháp thu gom chất thải sinh hoạt phát sinh

- CTR sinh hoạt của CBCNV xây dựng sẽ thu gom bằng 02 thùng chứa rác tạm thời, dung tích mỗi thùng là 100 lít, có nắp đậy và bánh xe thuận lợi cho di chuyển, đặt tại vị trí lán trại của công nhân

- Rác sau thu gom được phân loại, tận dụng những rác có thể tái chế sử dụng: + Đối với rác là giấy, gỗ, kim loại, nhựa, lon được thu gom và bán phế liệu + Đối với rác thải sinh hoạt khác (không tái sử dụng được): Lưu trữ vào thùng 100L, chủ dự án tự thực hiện phối hợp với đơn vị thu gom rác tại địa phương thu gom

và xử lý bãi rác tại địa phương (Tần xuất 1 ngày/ lần)

1.2.2 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải xây dựng

* Khối lượng chất thải xây dựng phát sinh

Khối lượng CTR sinh ra trong khi thi công xây lắp các hạng mục của Dự án gồm: đất đá, cốt pha gỗ, vật liệu xây dựng, xi măng, gạch vỡ, bao bì đựng vật liệu xây dựng, đầu thừa sắt, thép, Tuy nhiên loại chất thải này có thể tận dụng, thu gom trong quá trình xây dựng tuỳ theo từng chủng loại Tải lượng các nguồn rác thải này khó định lượng, tải lượng tuỳ thuộc vào khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của công nhân và biện pháp thu gom tái sử dụng các phế liệu sản xuất vào các mục đích

khác Theo bảng 1.2 thì khối lượng nguyên vật liệu xây dựng của Dự án là 3.498,6 tấn

Trang 40

Căn cứ vào giáo trình quản lý và xử lý CTR, Nguyễn Văn Phước, NXB Xây dựng,

2008 và số liệu thực tế một số Dự án tương tự khi thi công các công trình xây dựng khối lượng CTR trong quá trình thi công ước tính bằng 0,01% tổng khối lượng nguyên vật liệu (gồm nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn và nguyên liệu rơi vãi) có khối lượng: khoảng: 0,01% x 3.498,6 = 0,34986 tấn

* Biện pháp thu gom chất thải xây dựng phát sinh

CTR trong quá trình xây dựng chủ yếu nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng như gạch vỡ, xi măng chết, gỗ cốt pha hỏng, các phế liệu bảo vệ bên ngoài thiết bị…

- Đối với đất được đào lên để xây, đơn vị thi công sẽ tận dụng lại một phần để phục vụ cho quá trình xây dựng

- Sử dụng các loại xe vận chuyển có chất lượng tốt và phải có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, vật liệu thải bỏ Để đảm bảo an toàn nền đường và đảm bảo nhu cầu

đi lại của nhân dân khu vực, các xe vận tải không được chở quá tải trọng cho phép đối với từng loại xe và với tính chất cơ lý của nền đường

- Trong trường hợp đất cát bị lôi kéo, rơi vãi xuống đường giao thông do xe vận chuyển vật tư chạy qua từ công trường đến nơi khác và ngược lại, chủ đầu tư có các quy định yêu cầu đơn vị thi công thực hiện thu gom quét dọn sạch sẽ với biện pháp thu gom như sau:

+ Ngay khi phát hiện hoặc có thông báo đất cát, vật tư bị rơi vãi trên đường, nếu gần khu vực dự án chủ đầu tư cử công nhân đang làm việc cho công trình đến thu gom Lượng bùn đất bị rơi vãi sẽ được thu gom và đổ bỏ tại vị trí đúng theo quy định;

+ Hạn chế thu gom vào giờ cao điểm để tránh gây kẹt xe

+ Đặt biển báo tại khu vực quét dọn giúp người lưu thông giảm tốc độ, tránh xảy

ra tai nạn

- Cam kết nếu cơ quan Nhà nước xác định bùn đất bị rơi vãi – lôi kéo trên đường giao thông là từ hoạt động của dự án thì Chủ đầu tư chấp nhận bị xử lý vi phạm theo luật định

- Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo về thông số kỹ thuật, tránh lẫn tạp chất và chất lượng thấp sẽ làm gia tăng khối lượng CTR trong giai đoạn này do loại

bỏ tạp chất, dễ hỏng vỡ

Ngày đăng: 01/01/2025, 10:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w