Sau khi Đề án bảo vệ môi trường của dự án được phê duyệt, chủ dự án đã tiến hành xây dựng, thử nghiệm và nghiệm thu các biện pháp công trình bảo vệ môi trường đối với hệ thống xử lý nước
Trang 1-o0o -
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA: DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY TUYỂN LUYỆN CHÌ, KẼM
HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN: THÔN BẰNG LÃNG, XÃ THƯỢNG QUAN,
HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN
Ký bởi: Ngô Văn Phúc
Cơ quan: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN Ngày ký: 10-12-2024 08:03:46 +07:00
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 3
1.1 Tên chủ cơ sở: 3
1.2 Tên cơ sở: 3
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 4
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 4
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 5
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở 6
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: 6
1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu 6
1.4.2 Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác 6
1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 7
1.5.1 Các hạng mục công trình của cơ sở 7
1.5.2 Hạng mục các công trình phụ trợ của cơ sở 7
1.5.3 Hạng mục bảo vệ môi trường của cơ sở 7
1.5.4 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất 8
1.5.5 Tổng mức đầu tư 9
Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 10
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 10
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 10
Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 11
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 11
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 11
3.1.2 Công trình thu gom nước thải: 11
3.1.3 Xử lý nước thải 12
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 15
3.2.1 Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý 15
3.2.2 Công trình xử lý bụi, khí thải 16
3.2.3 Biện pháp xử lý bụi, khí thải khác 21
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 22
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 23
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 24
Trang 43.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 25
3.6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nước thải 25
3.6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với khí thải 25
3.6.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khác 26
3.7 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường 27
Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 30
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 30
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 31
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 32
4.4 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 33
4.5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 33
Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 34
5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 34
5.1.1 Kết quả phân tích 02 mẫu nước thải tại Nhà máy Đợt 1 năm 2023: 34
5.1.2 Kết quả phân tích 02 mẫu nước thải tại Nhà máy Đợt 2 năm 2023: 35
5.1.3 Kết quả phân tích 02 mẫu nước thải tại Nhà máy Đợt 3 năm 2023: 36
5.1.4 Kết quả phân tích 02 mẫu nước thải tại Nhà máy Đợt 4 năm 2023: 37
5.1.5 Kết quả phân tích 02 mẫu nước thải tại Nhà máy Đợt 1 năm 2024: 38
5.1.6 Kết quả phân tích 02 mẫu nước thải tại Nhà máy Đợt 2 năm 2024: 38
5.1.7 Kết quả phân tích 02 mẫu nước thải tại Nhà máy Đợt 3 năm 2024: 39
5.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 41
5.2.1 Kết quả phân tích môi trường không khí lao động Đợt 1 năm 2023: 41
5.2.2 Kết quả phân tích môi trường không khí lao động Đợt 2 năm 2023: 42
5.2.3 Kết quả phân tích môi trường không khí lao động Đợt 3 năm 2023: 43
5.2.4 Kết quả phân tích môi trường không khí lao động Đợt 4 năm 2023: 44
5.2.5 Kết quả phân tích môi trường không khí lao động Đợt 1 năm 2024 45
5.2.6 Kết quả phân tích môi trường không khí lao động Đợt 2 năm 2024 45
5.2.7 Kết quả phân tích môi trường không khí lao động Đợt 3 năm 2024 46
5.3 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối môi trường đất 47
5.3.1 Kết quả phân tích môi trường đất Đợt 1 năm 2023 47
5.3.2 Kết quả phân tích môi trường đất Đợt 2 năm 2023 47
5.3.3 Kết quả phân tích môi trường đất Đợt 3 năm 2023 48
5.3.4 Kết quả phân tích môi trường đất Đợt 4 năm 2023 48
5.3.5 Kết quả phân tích môi trường đất Đợt 1 năm 2024 49
5.3.6 Kết quả phân tích môi trường đất Đợt 2 năm 2024 49
5.3.7 Kết quả phân tích môi trường đất Đợt 3 năm 2024 50
Trang 5CHƯƠNG VI: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 51
6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 51
6.1.1 Thời hạn dự kiến vận hành thử nghiệm 51
6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý 51
6.2 Chương trình quan trắc chất thải 52
6.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 52
6.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 52
6.2.3 Hoạt động quan trắc định kỳ theo đề nghị của chủ dự án 52
6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 52
Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 53
Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN 56
PHỤ LỤC BÁO CÁO 57
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào 6
Bảng 1.2 Các hạng mục công trình chính 7
Bảng 1.3 Các hạng mục công trình phụ trợ 7
Bảng 1.4 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 7
Bảng 1.5 Danh mục thiết bị, máy móc của Nhà máy 8
Bảng 3.1 Công trình thu gom khí thải trước khi xử lý 15
Bảng 3.2 Công trình xử lý bụi, khí thải 16
Bảng 3.3 Các thông số cơ bản của hệ thống khử lưu huỳnh 19
Bảng 3.4 Chủng loại, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở 23
Bảng 3.5 Các nội dung thay đổi so với đề án bảo vệ môi trường được duyệt 27
Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 31
Bảng 4.2 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm khí thải 32
Bảng 5.1 Thống kê vị trí điểm quan trắc 34
Bảng 5.2 Kết quả đo, phân tích nước thải Đợt 1/2023 34
Bảng 5.3 Kết quả đo, phân tích nước thải Đợt 2/2023 35
Bảng 5.4 Kết quả đo, phân tích nước thải Đợt 3/2023 36
Bảng 5.5 Kết quả đo, phân tích nước thải Đợt 4/2023 37
Bảng 5.6 Kết quả phân tích môi trường nước thải đợt 2/2024 38
Bảng 5.7 Kết quả phân tích môi trường nước thải đợt 3/2024 39
Bảng 5.8 Kết quả đo, phân tích môi trường không khí lao động Đợt 1/2023 41
Bảng 5.9 Kết quả đo, phân tích môi trường không khí lao động Đợt 2/2023 42
Bảng 5.10 Kết quả đo, phân tích môi trường không khí lao động Đợt 3/2023 43
Bảng 5.11 Kết quả đo, phân tích môi trường không khí lao động Đợt 4/2023 44
Bảng 5.12 Kết quả đo, phân tích môi trường không khí lao động Đợt 2/2024 45
Bảng 5.13 Kết quả đo, phân tích môi trường không khí lao động Đợt 3/2024 46
Bảng 5.14 Kết phân tích môi trường đất Đợt 1/2023 47
Bảng 5.15 Kết phân tích môi trường đất Đợt 2/2023 47
Bảng 5.16 Kết phân tích môi trường đất Đợt 3/2023 48
Bảng 5.17 Kết phân tích môi trường đất Đợt 4/2023 48
Bảng 5.18 Kết phân tích môi trường đất Đợt 2/2024 49
Bảng 5.19 Kết phân tích môi trường đất Đợt 3/2024 50
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất của cơ sở 5
Hình 3.1 Một số hình ảnh mương thu gom nước mưa chảy tràn 11
Hình 3.2 Một số hình ảnh của hố ga lắng cặn nước mưa chảy tràn 11
Hình 3.3 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 13
Hình 3.4 Nhà vệ sinh tại khu vực dự án 13
Hình 3.5 Sơ đồ thu gom nước thải từ quá trình làm mát xỉ và vỏ lò 14
Hình 3.6 Hình ảnh bể lọc và bể chứa nước thải sản xuất tại cơ sở 14
Hình 3.7 Sơ đồ quy trình xử lý khí thải tại Nhà máy 17
Hình 3.8 Thùng chìm bụi 20
Hình 3.9 Nhà chìm bụi 20
Hình 3.10 Nhà trữ bụi 20
Hình 3.11 Tháp khử lưu huỳnh 20
Hình 3.12 Bể tuần hoàn nước khử SO2 20
Hình 3.13 Ống khói khí thải 20
Hình 3.14 Kho chất thải nguy tại tại Nhà máy 23
Trang 8MỞ ĐẦU
Việt Nam có nguồn quặng chì kẽm với trữ lượng đáng kể, đủ để xây dựng ngành công nghiệp luyện màu nhằm phát huy tiềm năng và đáp ứng nhu cầu trong nước Tài nguyên quặng chì kẽm phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc như: Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang Trong đó có thể nói Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng dồi dào nhất về quặng chì kẽm
Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khai thác khoáng sản Tuy nhiên so sánh với tiềm năng khoáng sản của địa phương thì lĩnh vực công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt chế biến sâu khoáng sản vẫn còn nhiều tiềm năng đầu tư phát triển
Ngày 23 tháng 8 năm 2007, UBND tỉnh Bắc đã có văn bản số 1550/UBND-CN về việc cho phép xây dựng xưởng chế biến quặng đa kim của Công ty Cổ phần xây dựng Sơn Trang nay là Tổng công ty Cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico; Ngày 04 tháng 10 năm 2011 Tổng công ty Cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico được cấp giấy phép xây dựng số 83 cho công trình xây dựng xưởng tuyển luyện chì, kẽm Ngân Sơn với tổng diện tích sử dụng đất là 22.268 m2, với công suất của dự án là 60.000 tấn quặng nguyên khai/năm và chì kim loại là 5.400 tấn/năm
Năm 2012, Tổng Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico tiến hành lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của: Xưởng tuyển luyện chì kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 29/8/2012 Sau khi Đề án bảo vệ môi trường của dự án được phê duyệt, chủ dự án đã tiến hành xây dựng, thử nghiệm và nghiệm thu các biện pháp công trình bảo vệ môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bãi chứa chất thải trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn kiểm tra và cấp Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo
vệ môi trường chi tiết của Xưởng tuyển chì kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn tại Giấy xác nhận số: 912/XN-STNMT ngày 09/12/2013
Năm 2013, Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico lập điều chỉnh chủ trương
dự án và được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư số: 13.121.00005 ngày 28/8/2013, các nội dung được chấp thuận như sau:
- Tên dự án: Dự án đầu tư Nhà máy tuyển luyện chì, kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư: Đầu tư nhà máy tuyển, luyện chì, kẽm nhằm tận thu các kim loại có trong nguồn nguyên liệu đá Thạch Anh do Công ty khai thác, bên cạnh đó sử dụng nguồn tài nguyên quặng chì, kẽm tại các mỏ trên địa bàn huyện Ngân Sơn để sản xuất ra chì, kẽm kim loại
- Công suất: 40.000 tấn quặng nguyên khai/năm
Trang 9- Chì kim loại: 5.000 tấn/năm
Thực trạng hoạt động sản xuất: Ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý chủ dự án
đã đưa dự án đi vào hoạt động Tuy nhiên, đến năm 2022 để đảm bảo cho việc xử lý khí SO2đạt quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường: khí thải sau khi qua khử bụi còn phải xử lý thông qua tháp lưu huỳnh Vì vậy, Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico đã tiến hành nâng cấp đầu tư thêm hạng mục Tháp Khử lưu huỳnh
Hiện nay, các công trình bảo vệ môi trường của dự án đã được xây dựng và hoàn thiện theo Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 29/8/2012 và đồng thời đã hoàn thiện hoàn công hạng mục nâng cấp Tháp khử lưu huỳnh theo thiết kế thi công
Dự án đầu tư Nhà máy tuyển luyện chì, kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn thuộc Mục số I Phụ lục II của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Căn cứ Khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường số: 72/2020-QH14 ngày 17/11/2020; Căn cứ Điểm a, Khoản
2, Điều 29 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Dự án thuộc đối tượng phải được cấp giấy phép môi trường theo quy định Vì vậy, Công ty Cổ phần Khoáng sản
Na Rì Hamico (Chủ cơ sở) ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường
AEC (Đơn vị tư vấn) tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của “Dự
án đầu tư Nhà máy tuyển luyện chì, kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn” theo Đề án
bảo vệ môi trường chi tiết của Dự án được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định
số 1322/QĐ-UBND ngày 29/8/2012 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi
trường theo quy định
Dự án đã đi vào vận hành chính thức từ năm 2014 Vì vậy, Vì vậy, Báo cáo Đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án được lập theo Phụ lục VIII của Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 (Phụ lục X: Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy
phép môi trường của Cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II)
Thời gian đề nghị cấp giấy phép môi trường là: 07 năm (kể từ ngày ký giấy phép)
Trang 10CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1 Tên chủ cơ sở
- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico
- Địa chỉ trụ sở: Tổ 1, phường Xuất Hoá, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Vũ Văn Vấn
- Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 02096 286 786 - 0387 028 999
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp mã số: 4700144572, đăng ký lần đầu ngày 12/01/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 23 ngày 31/5/2017; Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn cấp
1.2 Tên cơ sở
- Tên cơ sở: Dự án đầu tư Nhà máy tuyển luyện chì, kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
- Địa điểm cơ sở: Thôn Bằng Lãng, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
- Quy mô của dự án đầu tư: thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ)
- Quy mô của dự án đầu tư phân loại theo tiêu chí của Luật bảo vệ môi trường: Dự
án đầu tư nhóm II
- Dự án đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận tại các quyết định và văn bản sau: + Giấy chứng nhận đầu tư số: 13.121.00005 ngày 28/8/2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn chứng nhận Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico thực hiện: Dự án đầu tư Nhà máy tuyển luyện chì, kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
+ Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Quyết định số 1322/QĐ UBND ngày 29 tháng 8 năm 2012 của của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chỉ tiết của Xưởng tuyển luyện chì kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
-+ Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết: 912/XN-STNMT ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn
+ Quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc cho phép Công ty Cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico chuyển mục đích sử dụng đất
để đầu tư thực hiện dự án: Nhà máy tuyển luyện chì kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
- Vị trí cơ sở được xây dựng tại thôn Bằng Lãng, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Trang 11Vị trí xây dựng Cơ sở có các phía tiếp giáp như sau: nằm cách Nhà máy Silic khoảng 100m về phía Tây Bắc và có diện tích 222.268 m2 Vị trí xây dựng các phía tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp nhà máy đá Silic
- Phía Đông giáp đồi cây và cách đường giao thông tỉnh lộ 252B khoảng 20m
- Phía Nam giáp đồi cây
- Phía Tây giáp đồi cây và mỏ đá silic
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở
1.3.1 Công suất của cơ sở
a Công suất của cơ sở theo Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt:
- Công suất hoạt động: 200 tấn nguyên liệu/ngày tương đương với nhu cầu nguyên
liệu là 60.000 tấn nguyên liệu/năm
- Sản phẩm: Chì đức khuôn 18 tấn/ngày, tương đương 5.400 tấn/năm
b Công suất của cơ sở theo Giấy chứng nhận đầu tư số: 13.121.00005 ngày 28/8/2013
- Công suất hoạt động: 40.000 tấn quặng nguyên khai/năm
- Chì kim loại: 5.000 tấn/năm
- Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đầu tư được cấp ngày 28/8/2013)
Trang 121.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở
Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất của cơ sở
Bơm nước
Nước dập bụi
Nước thải Bùn thải
Bãi chứa
Bụi, tiếng ồn Bụi, tiếng ồn
Nước nóng Thùng chìm
bụi
Nhà chìm bụi
Trang 131.3.3 Sản phẩm của cơ sở
- Công suất: 40.000 tấn quặng nguyên khai/năm
- Chì kim loại: 5.000 tấn/năm
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu
Công suất hoạt động của Nhà máy là 200 tấn nguyên liệu/ngày bao gồm than cốc, quặng sắt làm phụ gia, đá vôi, quặng chì kẽm 20%
Bảng 1.1 Nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào
1 Quặng chì kẽm
20-25%
Tấn/ngày 100 Lấy ở các Mỏ trên địa bàn tỉnh, thu mua
ngoài tỉnh
2 Quặng sắt Tấn/ngày 30 Mua trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh
3 Đá vôi Tấn/ngày 30 Mua hoặc lấy tại khu vực mỏ Silic
4 Than cốc Tấn/ngày 40 Trong đó 10% là nhiên liệu, 90% là
nguyên liệu
1.4.2 Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác
a Nhu cầu và nguồn cung cấp điện
Cấp điện cho Nhà máy được Công ty đầu tư xây dựng một hệ thống đường dây 4,0
km loại 35 KV và một trạm biến áp công suất 630 KVA
b Nhu cầu sử dụng nước
- Nước sản xuất: Dẫn từ khe suối Khuổi Tâng phía Bắc khu vực dựa án lên bể chứa tạo áp lực, lượng nước sử dụng cho hoạt động sản xuất là 20 m3/giờ, trong đó:
+ Nước sử dụng làm mát nhà lò chính là 12 m3/giờ, nước làm mát sẽ được tuần hoàn sử dụng lại, lượng nước thất thoát do bay hơi chiếm khoảng 20% lượng nước sử dụng làm mát trong 1 giờ là 2,4 m3/giờ Do đó cần một lượng nước để bù vào lượng nước làm mát là 2,4 m3/giờ Vậy lượng nước cần sử dụng cho làm mát 1 ngày là: 2,4 m3/giờ x
24 giờ/ngày = 57,6 m3/ngày (lò hoạt động 24 giờ/ngày)
+ Nước sử dụng cho dập bụi theo công suất 8 m3/giờ, lượng nước này thất thoát do bay hơi và thấm vào xỉ than, bãi thải của quá trình nung luyện khoảng 20% là khoảng 1,6
m3/giờ Lượng nước sử dụng để dập bụi được tuần hoàn sử dụng lại sau khi được xử lý, lượng nước cần bổ sung cho quá trình dập bụi là 1,6m3/giờ Vậy lượng nước cần sử dụng cho quá trình dập bụi là 1,6 m3/giờ x 24 giờ/ngày = 38,04 m3/ngày (lò hoạt động 24 giờ/ngày)
+ Nước cung cấp cho hệ thống xử lý khí lưu huỳnh là 0,31 m3/giờ Vậy lượng nước cần sử dụng cho quá trình dập bụi là 0,31 m3/giờ x 24 giờ/ngày = 7,44 m3/ngày (lò hoạt động 24 giờ/ngày)
Trang 14Vậy tổng lượng nước sử dụng cho sản xuất là: 57,6 m3/ngày + 38,04 m3/ngày + 7,44
m3/ngày = 104,08 m3/ngày = 104 m3/ngày (làm tròn)
- Nước sinh hoạt: Số lượng công nhân thực tế hoạt động tại Nhà máy là 60 người (sản xuất theo ca 03 ca/ngày, mỗi ca 20 người) Công nhân không thực hiện ăn uống tại
cơ cở, mọi hoạt động sinh hoạt và ăn uống sử dụng chung với khu phụ trợ của Nhà máy silic Chỉ phát sinh nguồn nước cung cấp cho vệ sinh cá nhân tại 02 nhà vệ sinh tự hoại (01 tại khu vực nhà hoá nghiệm; 01 tại khu vực lò luyện chì) Nhu cầu sử dụng khoảng 1,0 m3/ngày
1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
1.5.1 Các hạng mục công trình của cơ sở
* Khu chứa nguyên liệu: Kết cấu thép, móng cột bê tông mác 150, nền đổ bê tông mác 200, kết cấu mang lực mái bằng thép, giằng thép, mái lợp tôn
* Khu nhà xưởng: Kết cấu thép móng cột bê tông mác 150, nền đổ bê tông mác
200, kết cấu mang lực mái bằng thép, xà thép, giằng thép, mái lợp tôn
1.5.3 Hạng mục bảo vệ môi trường của cơ sở
Bảng 1.4 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
Trang 15STT Hạng mục Khối lượng Đơn vị
7 Khu vực lưu chứa xỉ thải 68m x rộng 17m 1.156 m2
1.5.4 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
Bảng 1.5 Danh mục thiết bị, máy móc của Nhà máy
2 Máy thổi gió Rô – Zi (gồm Motor, ống giảm
thanh, tủ điều khiển)
Trang 16Dây chuyền công nghệ của Nhà máy và mọi trang thiết bị liên quan được nhập khẩu đồng bộ từ Trung Quốc
Trang 17CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn nói chung và của huyện Ngân Sơn nói riêng Dự án phù hợp với các chính sách phát triển của huyện cũng như của tỉnh, cụ thể như:
- Dự án phù hợp với Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022
- Dự án phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 tại Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 03/11/2023
- Các nội dung khác: Không thay đổi so với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Vì vậy, dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
- Theo các kết quả phân tích hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường khu vực trong báo cáo quan trắc môi trường định kỳ do Công ty thực hiện cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích của các mẫu môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng hiện hành Như vậy, việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án là phù hợp với môi trường tự nhiên của khu vực
- Các nội dung khác: Không thay đổi so với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Trang 18CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
- Xây dựng hệ thống mương rãnh quanh khu vực nhà máy, kích thước như sau rộng 0,5m x cao 0,7m x dài 360m Nước mưa chảy tràn phát sinh tại khu vực dự án sẽ được thu gom vào hệ thống mương rãnh qua các hố ga lắng cặn sau đó được dẫn theo mương ngầm chảy vào ao lắng nước thải của Dự án Nhà máy sản xuất đá silic
- Kết cấu: Mương xây
Hình 3.1 Một số hình ảnh mương thu gom nước mưa chảy tràn
Hình 3.2 Một số hình ảnh của hố ga lắng cặn nước mưa chảy tràn
3.1.2 Công trình thu gom nước thải:
a Công trình thu gom nước thải:
* Nước thải sinh hoạt:
- Nước thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo và vệ sinh của cán bộ công nhân tại Nhà máy Tuy nhiên, Dự án đầu tư Nhà máy tuyển luyện
Trang 19chì, kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn có các hạng mục công trình phụ trợ (nhà văn phòng, nhà ăn, nhà ở công nhân, ) sử dụng chung với Dự án Nhà máy sản xuất đá Silic nên toàn bộ công nhân viên của Dự án đều tập trung trong khu vực phụ trợ của Nhà máy Silic (không nằm trong diện tích thực hiện dự án) Hiện nay các hạng mục công trình khu vực vệ sinh khép kín hoàn chỉnh (bao gồm bể nước, nhà tắm, bể tự hoại) Do vậy, trong khu vực Nhà máy chỉ có nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình đi vệ sinh của công nhân làm việc theo ca tại Nhà máy (sản xuất theo ca 03 ca/ngày, mỗi ca 20 người) Lưu lượng nước thải sinh khoảng 1,0 m3/ngày Công ty đã xây dựng bổ sung 02 nhà vệ sinh tự hoại (01 tại khu vực nhà hoá nghiệm; 01 tại khu vực lò luyện chì)
- Nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom bằng ống dẫn về bể tự hoại 03 ngăn sau đó được dẫn theo ống ra mương thoát nước chung của khu vực
* Nước thải sản xuất
Nước thải của dự án phát sinh từ quá trình làm mát xỉ, mát lò, nước thải từ xử lý lưu huỳnh được thu gom sử dụng tuần hoàn, không xả ra ngoài môi trường
b Công trình thoát nước thải:
- Nước thải sinh hoạt sau hệ thống xử lý được dẫn theo ống nhựa ra mương thoát nước tự nhiên chảy dọc ra phía đường giao thông Thượng Quan – Thuần Mang
- Nước thải sản xuất: Nước thải của dự án phát sinh từ quá trình làm mát xỉ, mát lò, nước thải từ xử lý lưu huỳnh được thu gom sử dụng tuần hoàn, không xả ra ngoài môi trường
3.1.3 Xử lý nước thải
a Xử lý Nước thải sinh hoạt:
- Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực Nhà máy khoảng 1,0m3/ngày
- Nhà vệ sinh tự hoại với diện tích khoảng 5,0 m2 (01 tại khu vực nhà hoá nghiệm;
01 tại khu vực lò luyện chì)
- Số lượng bể tự hoại: 02 bể, thiết kế 03 ngăn; dài 3,0m x rộng 2,0m x sâu 1,5m = 9,0m3
- Nguyên lý hoạt động:
Nước thải sinh hoạt của CBCNV được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn Nguyên lý hoạt động như sau: NTSH đen (từ hố xí, chậu tiểu) sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể phốt tự hoại 3 ngăn Nước thải qua bể tự hoại 3 ngăn được lắng cặn và lên men cặn lắng (chủ yếu
là chất hữu cơ không tan) Cặn lắng được giữ lại trong bể 12 tháng, dưới tác động của vi khuẩn yếm khí, cặn được phân hủy thành các chất khí và khoáng hòa tan Bùn cặn lên men sẽ định kỳ được chuyển đi bằng xe hút bể phốt chuyên dụng Hiệu quả xử lý làm sạch của bể tự hoại đạt 30-35% theo BOD và 50-55% đối với cặn lơ lửng
Bể tự hoại là công trình làm đồng thời 2 chức năng: Lắng và phân huỷ cặn lắng Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí sẽ bị phân huỷ, một phần tạo các chất khí và một phần tạo ra các chất vô cơ hòa tan
Trang 20Ngăn 3 Ngăn 2
Ngăn 1
Hình 3.3 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải Đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng của dự án cũng như không gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước thải chung của khu vực xung quanh
- Tiến hành hút bùn định kỳ đảm bảo cho bể tự hoại xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý được dẫn theo mương thoát nước mặt chảy vào nguồn tiếp nhận
- Yêu cầu về quy chuẩn nước thải sau xử lý: Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B)
Hình 3.4 Nhà vệ sinh tại khu vực dự án
Trang 21b Xử lý Nước thải sản xuất:
Hệ thống thu gom nước thải sản xuất của Nhà máy như sau:
- Nước thải phát sinh từ quá trình làm mát xỉ và làm mát vỏ lò:
Hình 3.5 Sơ đồ thu gom nước thải từ quá trình làm mát xỉ và vỏ lò
Kích thước của hệ thống xử lý nước thải làm mát xỉ như sau: Bể lọc cấp 01 có thể tích là 11,25m³ (dài 3m x rộng 1,5m x cao 2,5m), chia làm 02 ngăn; bể lọc cấp 02 có thể tích là 24m² (dài 4m x rộng 2m x cao 3m); bể chứa có thể tích 150m3
- Nước thải phát sinh từ quá trình làm mát lò: Hệ thống nước làm mát sau khi đi qua
lò chính được lưu lại bể trữ nước nồng sau đó được bơm ngược lên téc chứa nước và được
sử dụng tuần hoàn
Toàn bộ lượng nước thải sản xuất (nước dập xỉ thải + nước làm mát lò) được thu gom bơm sử dụng tuần hoàn, không xả nưới thải công nghiệp ra môi trường
Hình 3.6 Hình ảnh bể lọc và bể chứa nước thải sản xuất tại cơ sở
Nước thải sản xuất (làm mát xỉ + vỏ lò)
Bể lọc cấp 01
Bể lọc cấp 02
Bể chứa
Trang 22c Điểm xả nước thải sau xử lý:
* Nguồn nước thải sinh hoạt số 1 (tại khu vực nhà hoá nghiệm):
+ Vị trí xả thải: mương thu nước khu vực
+ Toạ độ vị xả thải: X (m)=2477839; Y (m)=448157 (Hệ tọa độ VN 2000, KTT 106º30', múi chiếu 30)
* Nguồn nước thải sinh hoạt số 2 (tại khu vực lò luyện chì):
+ Vị trí xả thải: mương thu nước khu vực
+ Toạ độ vị xả thải: X (m)=2477869; Y (m)=448218 (Hệ tọa độ VN 2000, KTT 106º30', múi chiếu 30)
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
3.2.1 Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý
a Nguồn phát sinh
Tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn này có bụi, khói, khí thải:
- Nguồn gây ô nhiễm di động: Các xe vận chuyển nguồn nguyên liệu cho sản xuất: quặng kẽm, chì, than, và các xe vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ…
- Nguồn gây ô nhiễm tương đối cố định: Các thiết bị máy móc dùng để luyện chì: công đoạn chuẩn bị nguyên liệu; công đoạn luyện lò quạt gió (lò đứng) Lưu lượng khí thải phát sinh là 4.500 m3/h
b Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý
Bảng 3.1 Công trình thu gom khí thải trước khi xử lý
1 Nhà thổi khí - Dài 12m x rộng 6m 72 Gồm: Mô tơ điện; quạt
thổi gió cung cấp gió cho nhà lò chính
2 Đường ống dẫn khí
từ nhà thổi khí về
nhà lò chính
- Đường kính D1000;
- Chiều dài 80m;
- Cung cấp gió cho nhà lò
chính và hệ thống thu bụi
Trang 233.2.2 Công trình xử lý bụi, khí thải
* Các công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng lắp đặt:
Bảng 3.2 Công trình xử lý bụi, khí thải
174m2 Nhằm giảm thấp nhiệt
để hút đi bụi làm thấp lượng kim loại và lượng hóa chất có hại trong khói và được dẫn vào nhà trữ bụi
3 Đường ống dẫn khí
từ nhà chìm bụi về
nhà trữ bụi
- Ống dẫn khí bụi D500
414m3
Nhằm hút đi vật kim loại và vật hoá chất có hai làm sạch bụi, khí thải sau đó bụi được dẫn qua hệ thấp thấp khử lưu huỳnh (xây dựng năm 2022)
01 chiếc
Trang 24- Ống kết nối vào
tháp
Quy cách (FRP- ɸ 1200x25m)
01 chiếc
32)
- Chiều cao ống khói 20m
01 cái - Xây bằng gạch, chát xi
măng
* Sơ đồ quy trình xử lý khí thải:
Hình 3.7 Sơ đồ quy trình xử lý khí thải tại Nhà máy
Trang 25* Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý khí thải:
Khí thải từ lò nung luyện chứa các thành phần: CO, CO2, NO2, SO2 Khí thải từ lò luyện chì được dẫn qua thùng chìm bụi để lắng bụi có kích thước lớn Sau đó khí thải theo ống dẫn và Nhà chìm bụi để tiếp tục lắng bụi có kích cỡ lớn Khí thải và bụi theo đường ống dẫn lên Nhà trữ bụi trong Nhà trữ bụi có lắp đặt hệ thống lọc bụi túi vải để sử
lý tối đa lượng bụi trong khí thải trước khi được dẫn ra đường ống qua hệ thống tháp khử lưu huỳnh hấp thụ khí SO2, dung dịch dùng để hấp thụ SO2 là dung dịch sữa vôi 20% Ca(OH)2 Sau khi hấp thụ SO2 dung dịch sẽ chuyển hoá thành CaSO3 hoàn thành công đoạn khử lưu huỳnh Dung dịch chứa xỉ CaSO3 được thải vào bể lắng để tách chất lỏng
và chất rắn, chất lỏng được bơm tuần hoàn và được tiếp tục sử dụng sau khỉ bổ sung sữa vôi vào, CaSO3 được đưa đến thãi chứa xỉ, sau khi oxy hoá tự nhiên sẽ tạo thành CaSO4 Sau khi khi khử lưu huỳnh, khí thải với nồng độ SO2 <500mg/m3 đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường qua ống khói thiết kế chiều cao 20m
* Nguyên lý hoạt động của các hạng mục xử lý bụi, khí thải:
- Thùng chìm bụi: Khí thải từ lò luyện chì được dẫn qua thùng chìm bụi để lắng bụi
có kích thước lớn thể tích của thùng chìm bụi 9,0 m3 Bụi định kỳ được tháo vào túi chứa vận chuyển xử lý thải quy định
- Nhà chìm bụi: Nhằm giảm thấp nhiệt để hút đi bụi làm thấp lượng kim loại và
lượng hóa chất có hại trong khói và được dẫn vào nhà trữ bụi Cấu tạo của nhà chìm bụi có kích thước (29mx6mx3m) gồm 9 phòng thông nhau cửa thông khí được đặt so
le cao thấp Khí sau khi đi qua hệ nhà chìm bụi pha loãng làm nhiệt độ khí giảm xuống<
150oC phù hợp với nhiệt độ làm việc của thu bụi túi vải
Nguyên lý chung của lọc bụi túi vải:
+ Lọc bụi túi vải có thể liệt vào thiết bụi lọc bụi có hiệu quả trong phạm vi rất rộng
từ , từ 10 99% đối với bụi dưới micromet tuỳ thuộc vào vật liệu lọc sử dụng hoặc cách lắp đặt các thiết bị Nếu như lắp đặt các thiết bị lọc bụi túi vải nối tiếp với nhau kết hợp với sự thay đổi lớp vải lọc càng về sau càng nhỏ thì hiệu suất hoạt động rất cao, lên đến 90%
+ Cấu tạo của lưới lọc gồm nhiều túi vải dệt từ các sợi khác nhau như sợi len, gai, sợi bông vải, sợi thủy tinh Thiết bị gồm nhiều ống tay áo đường kính từ 120 300 mm,
chiều cao từ 2,0 3,5 m (có thể dài hơn), đầu dưới liên kết với bản đáy đục lỗ tròn bằng
đường kính của ống tay áo hoặc lồng vào khung và cố định đầu trên
Trang 26- Cơ sở sử dụng túi lọc tròn - dài thường may kín một đầu túi, đầu kia để trống Khi làm việc, đầu để trống được liên kết với cổ dẫn khí lọc vào túi trên mặt sàng phân cách của buồng lọc bụi Khi cho không khí trước khi lọc đi vào trong túi qua cổ, dòng khí đi xuyên qua túi vải ra khoang khí sạch và thoát ra ngoài Chiều đi này sẽ làm túi vải tự căng ra thành bề mặt lọc hình trụ tròn Với sơ đồ này, miệng túi nối với mặt sàng thường được quay xuống phía dưới để tháo bụi ra khỏi túi khi làm sạch mặt vải
Khi cho không khí đi theo chiều từ bên ngoài vào bên trong túi, trong túi phải có khung căng túi làm từ kim loại để túi không bị xẹp lại khi làm việc Với sơ đồ này, miệng túi nối với mặt sàng thường được quay lên phía trên
Hiệu quả xử lý bụi của thiết bị là 98%
- Tháp khử lưu huỳnh:
Hệ thống xử lý khí thải áp dụng “phương pháp phun sữa vôi” – công nghệ khử lưu huỳnh hiệu quả ổn định, sử dụng dung dịch Ca(OH)2 phun lên khí thải để khử lưu huỳnh, khí thải từ đáy tháp vào, tiếp xúc với dung dịch sữa vôi để tạo ra CaSO3, hoàn thành công đoạn khử lưu huỳnh Dung dịch chứa xỉ CaSO3 được thải vào bể lắng để tách chất lỏng
và chất rắn, chất lỏng được bơm tuần hoàn và được tiếp tục sử dụng sau khỉ bổ sung sữa vôi vào, CaSO3 được đưa đến thãi chứa xỉ, sau khi oxy hoá tự nhiên sẽ tạo thành CaSO4 Sau khi khi khử lưu huỳnh, khí thải với nồng độ SO2 <500mg/m3 đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường qua ống khói thiết kế chiều cao 20m
Phản ứng hoá học chính của quá trình khử lưu huỳnh trong khí thải như sau:
(1) SO2 + H2O = Ca(OH)2
(2) Ca(OH)2 + SO2 = CaSO3 + 2H2O
(3) H2O + SO2 = H2SO3
(4) H2SO3 + Ca(OH)2 = CaSO3 + 2H2O
Các thông số cơ bản của hệ thống khử lưu huỳnh:
Bảng 3.3 Các thông số cơ bản của hệ thống khử lưu huỳnh
1 Nồng độ SO2 trong khí thải tại cửa vào tháp lưu huỳnh 1.500 – 3.000 mg/Nm3
2 Nồng độ SO2 tại cửa ra tháp lưu huỳnh ≤500 mg/Nm3
5 Tỷ trọng chất lỏng và khí thải trong tháp khử lưu huỳnh 5.0 : 1
Trang 27- Ống khói: được thiết kế bằng bê tông cốt thép và xây gạch xung quanh với chiều
dày 0,5 m, đường kính mặt đáy là 3,5m, đường kính miệng ông khói 1,5m, chiều cao ống khói 20m Có tác dụng pha loãng thành phần các chất ô nhiễm còn lại trong khói thải trước khi thải ra môi trường
- Định kỳ thu bụi đối với nhà chìm bụi, trữ bụi và ống dẫn bụi
- Khí thải tại ống khói của hệ thống xử lý khí thải nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT, cột B
- Các thông số quan trắc: Lưu lượng; Bụi tổng; Chì và hợp chất, tính theo Pb; CO; Kẽm và hợp chất, tính theo Zn; Lưu huỳnh dioxit, SO2; Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2)
Hình 3.8 Thùng chìm bụi Hình 3.9 Nhà chìm bụi
Hình 3.10 Nhà trữ bụi Hình 3.11 Tháp khử lưu huỳnh
Trang 283.2.3 Biện pháp xử lý bụi, khí thải khác
a Xử lý bụi từ công đoạn sàng phân cấp nguyên liệu
Quặng chì, kẽm được phân cấp qua hệ thống sàng rung vì vậy trong quá trình phân cấp sản phẩm chủ yếu phát sinh bụi Công ty sẽ xây dựng tường che chắn bao quanh và lắp đặt hệ thống phun nước dập bụi ngay tại hệ thống sàng phân cấp
Ngoài ra, Nhà máy còn áp dụng một số biện pháp giảm thiểu khác như:
- Che kín các thiết bị băng tải, phễu rót than nơi hình thành bụi và tạo bụi với hàm lượng lớn
- Phần quặng kích thước nhỏ được đưa vào nhà ép gạch thiết kế tự động riêng biệt, Quặng tinh phải được phun nước để tạo độ ẩm nhất định trước khi ép nên sẽ không gây bụi Quặng rơi vãi thường xuyên được thu gom tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu
Xưởng xây dựng tường che chắn bao quanh khu vực nghiền nhằm giảm thiểu lượng bụi phát tán ra môi trường xung quanh
b Xử lý khí thải, bụi từ lò sấy, nung
Theo quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy có phát sinh một số khí thải công nghiệp là CO, CO₂, NO2, SO2 của lò nung
Nhà máy tuyển luyện chì, kẽm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn của Công ty Cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico có biện pháp kỹ thuật cao dây chuyền công nghệ được lắp và xây dựng đồng bộ bao gồm cả hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu các nguồn khí độc hại công
ty áp dụng các quy trình như:
- Cân đối lượng nhiên liệu, phối trộn khí sao cho nhiên liệu được cháy triệt để
- Có hệ thống dập bụi ngay tại cửa lò nơi đồ xỉ ra ngoài Lắp đặt vòi bơm xòe cao
áp tại mặt bể chứa xỉ từ các bể chứa nước dập bụi tức thời ngay khi xỉ và bã quặng đổ ra
- Trong khí thải có chứa khí SO2 Để giảm hàm lượng khí SO2 trong khi ta có thể kiểm soát SO, ngay trong quá trình đốt cháy bằng cách khử SO2, trực tiếp trong buồng đốt
có chất phụ gia là đá vôi, lượng đá vôi này có sẵn trong thành phần quặng đầu vào trong quá trình nung luyện
- Xử lý khí CO: Do đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc, sự cháy trong lò diễn
ra trong môi trường ôxy hóa triệt để do đó hàm lượng CO phát sinh được chuyển hóa thành CO₂
c Giảm thiểu ô nhiễm bụi tại khu vực bãi chứa nguyên liệu và ra sản phẩm
Tại khu vực bãi chứa nguyên liệu và khu vực ra sản phẩm luôn phát sinh ra bụi (do hoạt động phân loại quặng và vận chuyển) Chủ dự án phải đầu tư các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trực tiếp trong khu vực này, như: khẩu trang, quần áo, kính,…để hạn chế các tác động của bụi đến sức khoẻ người lao động Định kỳ tưới nước 4 lần/ngày vào những ngày trời râm và 6 lần/ngày vào những ngày trời nắng hanh khô
Trang 293.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
a Công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Hoạt động sinh hoạt, ăn uống của 60 công nhân làm việc tại Nhà máy được bố trí tại khu vực phụ trợ của Dự án Nhà máy sản xuất đá Silic Vì vậy, trong khu vực Nhà máy không phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Tại khu vực phụ trợ của Dự án Nhà máy sản xuất đá Silic đã bố trí thùng rác chuyên dụng tại khu vực nhà ăn, văn phòng để chứa toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh Do nhà máy nằm trên địa hình đồi núi thoải, cách xa khu đô thị, khu dân cư và lượng rác thải sinh hoạt phát sinh nhỏ Vì vậy chủ dự án sẽ phân loại rác thải tại nguồn và chôn lấp trong phạm
vi dự án
b Công trình xử lý chất thải rắn sản xuất
Theo Đề án bảo vệ môi trường được duyệt phương án xử lý chất thải rắn sản xuất
và xỉ than là chuyển về bãi thải có diện tích 500m2 nằm tại phía Tây Bắc Dự án Tuy nhiên,
để đảm bảo việc quản lý được đúng quy định, đối với chất thải rắn sản xuất là bã quặng và
xỉ than sau khi làm nguội sẽ được vận chuyển và đổ vào khu vực Nhà xưởng số 3 lưu giữ với kích thước dài 68m x rộng 17m = 1.156 m2 Khu vực này nền được dải bê tông, khung thép, xà gồ thép, mái lợp tôn, có đường thoát nước mưa chảy tràn bao quanh Đảm bảo lưu giữa và định kỳ Công ty ký kết hợp đồng với đơn vị dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các Nhà máy trong khu vực
c Báo cáo về chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường
* Chất thải rắn sinh hoạt
Số lượng cán bộ, công nhân hoạt động tại Nhà máy được bố trí tại khu vực phụ trợ của Dự án Nhà máy sản xuất đá Silic Vì vậy, trong khu vực Nhà máy không phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Số lượng cán bộ, công nhân khoảng 60 người, với lượng chất thải trung bình một ngày được thải ra là 0,5 kg/người/ngày thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của xưởng trong giai đoạn này vào khoảng 30kg/ngày
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, vỏ hoa quả, ) và rác thải vô cơ (túi nilon, vỏ chai, nhựa, )
* Chất thải rắn sản xuất
- Lượng tro xỉ sinh ra do sử dụng than tại lò nung Công nghệ luyện chì sử dụng 01 tấn than cho 09 tấn quặng nguyên liệu đầu vào Lượng than sử dụng trong vòng 01 năm là 40.000/9 = 4.444,44 tấn/năm (nguyên liệu đầu vào 40.000 tấn quặng/năm) Lượng tro xỉ phát sinh ước tính chiếm khoảng 20% lượng than đầu vào Từ đó ta có thể tính được lượng tro xỉ phát sinh trong lò là 4.444,44 x 20% = 888,89 tấn/năm = 889 tấn/năm Mỗi năm hoạt động 300 ngày, Vậy lượng tro xỉ phát sinh 889/300 = 2,963 tấn/ngày
Trang 30- Bã quặng thải từ quá trình nung luyện: Tổng khối lượng quặng đầu vào 40.000 tấn/năm, lượng thải sau khi nung luyện chiếm khoảng 40% quặng đầu vào Thành phần bao gồm: 20-30% xi FeO; 8-16% xi SiO2; 0,3-0,5% xi Cao+MgO; còn lại là các hợp chất khác Như vậy lượng bã quặng thải hàng năm của nhà máy là 16.000 tấn/năm Mỗi năm hoạt động
300 ngày, Vậy bã quặng thải phát sinh 16.000/300 = 53,333 tấn/ngày
- Lượng đất đã rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển nguyên liệu ước tính khoảng 0,01% tổng khối lượng vận chuyển Tổng khối lượng vận chuyển trong 01 năm của Nhà máy là 80.042,7 tấn Như vậy lượng đất đã rơi vãi trong 01 ngày là 80.042,7/300 x 0,01% = 26,6 kg/ngày
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
a Công trình lưu giữ chất thải nguy hại
- Bố trí các thùng phuy có nắp đậy dung tích 200 lít, dán nhãn chất thải nguy hại và được lưu giữ tạm thời trong kho lưu chứa CTNH có diện tích 12m² Kích thước dài 3m x rộng 4m
- Kết cấu: Mái lợp tôn, nền láng xi măng, tường xây và quây tôn
- Nhà kho chứa chất thải nguy hại được xây dựng theo đúng quy định tại thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Hình 3.14 Kho chất thải nguy tại tại Nhà máy
b Báo cáo về chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở Bảng 3.4 Chủng loại, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở
thải nguy hại
Khối lượng (Kg/năm)
Mã số chất thải
Trạng thái (thể) tồn tại thông thường
Ký hiệu phân loại
Trang 31STT Chủng loại chất
thải nguy hại
Khối lượng (Kg/năm)
Mã số chất thải
Trạng thái (thể) tồn tại thông thường
Ký hiệu phân loại
2 Găng tay, giẻ lau có
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị chứa và kho chứa ngăn ngừa rò rỉ chất thải ra môi trường
- Định kỳ thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Để giảm thiểu tác động của tiếng ồn đến khu vực xung quanh, chủ cơ sở thực hiện một số biện pháp sau
- Đối với các máy móc có độ ồn cao như máy nghiền cần phải lắp đặt các thiết bị chống ồn và chống rung: Đệm chống ồn, lò xo chống rung
- Thường xuyên bảo dưỡng, cho dầu bôi trơn thường kỳ để giảm tiếng ồn từ máy móc thiết bị
- Các khu vực phát sinh cao tiếng ồn, độ rung đều được bố trí tại các khu vực có tường bao quanh
- Trang bị phương tiện bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân làm việc ở những khu vực có tiếng ồn cao như nút tai và bao tai
- Trồng cây xanh xung quanh xưởng sản xuất và những khu vực đất trồng nhằm hấp thụ giảm ồn và giảm bụi, khí thải phát tán vào môi trường xung quanh
Đánh giá biện pháp áp dụng:
- Ưu điểm: Áp dụng dễ dàng có thể chủ động thực hiện
- Nhược điểm: Theo công nghệ áp dụng, tiếng ồn phát sinh là không thể tránh khỏi nhưng chỉ có thể giảm thiểu chứ không thể khống chế triệt để được tiếng ồn phát sinh
Trang 32Hiệu quả áp dụng và tính khả thi: Hiệu quả giảm thiểu tương đối cao và phủ hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của dự án Tiếng ồn phát sinh đảm bảo đạt giới hạn cho phép theo QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
3.6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nước thải
a Đối với nước thải sinh hoạt
Để đảm bảo hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chủ cơ sở sẽ thực hiện một số biện pháp sau đây để đảm bảo hệ thống bể tự hoại hoạt động và xử lý hiệu quả như:
- Định kỳ kiểm tra, thông hút bùn, kiểm tra phát hiện hỏng hóc để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời
- Định kỳ (6 tháng/lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình
- Hạn chế không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng xuống bể tự hoại Các chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do đó giảm hiệu quả
xử lý của bể tự hoại
Hiệu quả áp dụng: Nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại đảm bảo đạt giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
b Đối với nước mưa chảy tràn
Với khối lượng nước mưa trung bình chảy tràn của lưu vực chảy qua khu vực thực hiện dự án sẽ áp dụng một số biện pháp thu gom cụ thể sau:
Toàn bộ nước mưa chảy tràn phát sinh từ dự án sẽ được thu gom vào hệ thống mương rãnh bố trí trong khu vực dự án, kích thước cụ thể như sau: Rộng 0,5m x cao 0,7m
x dài 380m Nước mưa chảy tràn phát sinh tại khu vực dự án sẽ được thu gom vào hệ thống mương rãnh và chảy ra hệ thống thoát nước của khu vực
- Để đảm bảo nước mưa chảy tràn không gây tác động lớn đến nguồn tiếp nhận, chủ
dự án sẽ thường xuyên nạo vét hệ thống mương thoát nước mưa chảy trản để đảm bảo khu vực dự án không bị ngập, úng
c Đối với nước thải sản xuất
Khi sảy ra các sự cố như vỡ các bể chứa hoặc có hiện tượng chày tràn nước thải ra ngoài môi trường Công ty sẽ cho dừng toàn bộ hệ thống để cải tạo sửa chữa đảm bảo nước thải không chảy ra môi trường xung quanh
3.6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với khí thải
Trong trường hợp hệ thống xử lý khí thải của Nhà máy gặp sự cố, cần phải sửa chữa
và thay thế thiết bị thì van chuyển hướng để dẫn luồng khí thải sang thiết bị xử lý sẽ được đóng để cho công nhân tiến hành sửa chữa và thay thế Khi đó, khí thải sẽ được xả thải
Trang 33thẳng ra môi trường mà không qua xử lý do việc dừng dây chuyền sản xuất của nhà máy gây tổn hại kinh tế to lớn và thời gian dừng để sửa chữa chỉ khoảng 45 - 60 phút/lần sửa chữa Trong trường hợp thời gian sửa chữa kéo dài quá 60 phút thì nhà máy sẽ phải dừng hoạt động sản xuất để tránh gây ô nhiễm môi trường cho khu vực
Các biện pháp ứng phó sau được áp dụng:
- Luôn dự trữ trong kho của Nhà máy đầy đủ các thiết bị của hệ thống xử lý khí thải, đặc biệt là các thiết bị hay hư hỏng
- Khi xảy ra sự cố hư hỏng thì công nhân sẽ tiến hành thay thế mới các thiết bị hỏng chứ không tiến hành sửa chữa để đảm bảo thời gian dừng xử lý khí thải là ngắn nhất Theo kinh nghiệm của các nhà máy khác có sử dụng thiết bị xử lý khí thải này thì
thời gian thay thế ngắn (từ 45 - 60 phút/lần)
3.6.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khác
a Các biện pháp an toàn môi trường tại khu vực lò nung
- Đào tạo các cán bộ vận hành lò dự nhiệt
- Thực hiện chuyển giao công nghệ, hướng dẫn thao tác vận hành từ nhà cung cấp thiết bị
- Luôn kiểm tra và yêu cầu công nhân vận hành thực hiện đúng thao tác, quy trình vận hành
- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất
b Các biện pháp thực hiện khi phát hiện cán bộ - công nhân bị nhiễm độc chì
- Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay quần áo bị nhiễm độc, ủ ấm cho nạn nhân
- Cho ngay thuốc trợ tim, hay hô hấp nhân tạo, nếu bị bỏng do nhiệt phải cấp cứu bỏng, rửa
da bằng xà phòng, nơi bị thấm chất độc kiềm, axit phải rửa ngay bằng nước sạch
- Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc nặng đưa cấp cứu bệnh viện
- Thống kê các sự cố về tình hình ngập úng trong khu vực làm cơ sở xây dựng phương án thoát nước tổng thể cho khu vực và bố trí máy bơm thoát nước cưỡng bức trong trường hợp ngập úng quá lớn
- Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc trong mùa mưa bão
Trang 34- Để phòng chống dịch bệnh thì phải thường xuyên khơi thông cống rãnh, giữ gìn vệ sinh chung và khi có dịch bệnh phải báo với Trung tâm y tế huyện để kịp thời dập dịch
- Có các quy định về vệ sinh môi trường và bảo vệ tài sản chung nhà máy
- Duy trì đội PCCC, thường xuyên diễn tập các phương án PCCC tại nhà máy đảm bảo kịp thời xử lý khi có sự cố sảy ra
- Trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp và các phương tiện này phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng
3.7 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường
Bảng 3.5 Các nội dung thay đổi so với đề án bảo vệ môi trường được duyệt
Theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt tại Quyết định số 1322/QĐ- UBND
Thực tế đã thực hiện Lý do thay đổi
I Thay đổi nội dung chủ trương đầu tư
2
liệu/năm
40.000 tấn quặng nguyên khai /năm
50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đầu tư được cấp ngày 28/8/2013)
II Thay đổi về nội dung xử lý nước thải sinh hoạt
- Sử dụng chung Nhà vệ sinh tại Nhà máy sản xuất
đá silic với 02 bể tự hoại
- Xây dựng thêm 02 nhà vệ sinh với thể tích của bể tự
Xây dựng thuận tiện cho việc vệ sinh cá nhân của Công nhân
Nhà máy
Trang 35TT Nội dung
Theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt tại Quyết định số 1322/QĐ- UBND
Thực tế đã thực hiện Lý do thay đổi
III Thay đổi về công trình xử lý khí thải
- Xây dựng thêm hạng mục Tháp khử lưu huỳnh
Đảm bảo khí thải ra ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép
IV Thay đổi về công trình xử lý xỉ than và xỉ thải
- Xỉ than và xỉ thải được
đổ thải vào bãi thải có
phía Tây Bắc Nhà máy
- Bố trí lưu giữ tại Nhà xưởng số 3 của Nhà máy kích thước dài 68m x rộng
- Định kỳ thuê đơn vị có chức năng để xử lý trường hợp là chất thải nguy hại
- Ký kết hợp đồng với đơn
vị có nhu cầu để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
- Định kỳ quan trắc và phân tích để phân loại chất thải nguy hại hay thông thường
phương án lưu giữ xỉ than và
xỉ thải đảm bảo theo đúng quy định về quản lý chất thải quy định của Luật
ca hoạt động của Nhà máy là
02 ca Thực thế hiện nay sản xuất 03 ca (lò chì hoạt động 24h/ngày)
Trang 36TT Nội dung
Theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt tại Quyết định số 1322/QĐ- UBND
Thực tế đã thực hiện Lý do thay đổi
- Bổ sung lượng nước phục vụ cho nhu cầu của tháp khử lưu huỳnh xây dựng
bổ sung
Trang 37CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
a Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt
Các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt (nước xám không qua bể tự hoại như nước
từ bồn rửa, tắm, giặt,… và nước đen có thể qua bể tự hoại như nước từ bồn cầu, bồn tiểu), bao gồm:
- Nguồn số 1: tại Nhà vệ sinh khu vực nhà hoá nghiệm
- Nguồn số 2: tại Nhà vệ sinh khu vực lò luyện chì
b Dòng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận, nguồn nước tiếp nhận, vị trí xả nước thải
* Nguồn tiếp nhận nước thải: Mương thoát nước khu vực Nhà máy
* Vị trí xả nước thải:
- Dòng số 1: Nước thải sau xử lý tương ứng với nguồn số 1 xả thải vào mương thoát nước khu vực Nhà máy (Nhà vệ sinh khu vực hoá nghiệm) tại điểm xả ĐX1: X (m)=2477839; Y (m)=448157 (Hệ tọa độ VN 2000, KTT 106º30', múi chiếu 30)
- Dòng số 2: Nước thải sau xử lý tương ứng với nguồn số 2 xả thải vào mương thoát nước khu vực Nhà máy (Nhà vệ sinh khu vực lò luyện chì) tại điểm xả ĐX2: X (m)=2477869; Y (m)=448218 (Hệ tọa độ VN 2000, KTT 106º30', múi chiếu 30)
c Lưu lượng xả thải lớn nhất
Trang 38- Các chất ô nhiễm là giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:
pH, BOD5 (200C), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng chất rắn hòa tan, Sunfua (tính theo
H2S), Amoni (tính theo N), Nitrat (NO3-), Dầu mỡ động, thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat (PO43-), Tổng Coliforms, đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (giá trị C, cột B, hệ số K = 1,2)
Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt
tối đa
Quan trắc định kỳ (*)
Không áp dụng
- K = 1,2: Cơ sở sản xuất dưới 500 người (dự án hoạt động 60 người)
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
- Nguồn phát sinh khí thải: từ quá lò nung luyện chì
- Dòng khí thải đề nghị cấp phép là 01 dòng
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: 40.000 m3/giờ
- Phương thức xả thải: tự khuếch tán qua ống khói
- Chế độ xả khí thải: xả liên tục 24/24 giờ
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Lưu lượng; Bụi tổng; Chì và hợp chất, tính theo Pb; CO; Kẽm và hợp chất, tính theo Zn; Lưu
Trang 39huỳnh dioxit, SO2; Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (giá trị C, cột B, hệ số kp = 0,9; kv = 1,4)
Bảng 4.2 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm khí thải
tính
Giá trị giới hạn tối đa
Tần suất quan trắc định kỳ
3 tháng/lần
4 Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) mg/Nm3 1260
- Phương thức xả thải: thải qua ống khói, tự khuếch tán ra môi trường
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
a Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung đề nghị cấp phép
- Nguồn số 1: Máy móc tại khu vực lò luyện chì
- Nguồn số 2: Máy móc tại khu vực ép gạch
- Nguồn số 3: Máy móc tại khu vực sàng rung
- Nguồn số 3: Mô tơ điện, máy phát điện dự phòng từ khu vực nhà thổi khí
- Nguồn số 4: Quạt dẫn gió khu vực tháp khử lưu huỳnh
- Nguồn số 5: Các máy bơm nước tuần hoàn
b Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung: Các nguồn phát sinh đều là nguồn phân tán
hoặc di động thuộc khu vực Nhà máy
c Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn, độ rung phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:
Trang 40* Tiếng ồn:
TT Từ 6 giờ đến 21
giờ(dBA)
Từ 21 giờ đến 6 giờ(dBA)
Thời gian áp dụng trong ngày và
mức gia tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan trắc
4.4 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
- Không có
4.5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
- Không có