1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Viên Năng Lượng Sạch Và Thiết Bị Văn Phòng
Tác giả Công Ty Cổ Phần Tổng Công Ty Thương Mại Quảng Trị
Người hướng dẫn Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên Và Môi Trường Quảng Trị
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Thành phố Quảng Trị
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Vì vậy, ở giai đoạn này tại quy trình sản xuất viên nén, dự án cải tạo và đầu tư một dây chuyền mới với công nghệ hiện đại, các máy móc thiết bị chính được nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan,

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6

1 Tên chủ dự án đầu tư 6

2 Tên dự án đầu tư 6

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 7

3.1 Công suất của dự án đầu tư 7

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 7

3.2.1 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 7

3.2.2 Sản phẩm của dự án đầu tư 9

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 9

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu 9

4.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu 9

5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 10

5.1 Các hạng mục công trình của Dự án 10

5.2 Danh mục máy móc thiết bị 11

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 14

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 14

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 15

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 16

1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 16

1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường khu vực Dự án 16

1.1.1 Môi trường không khí và tiếng ồn 16

1.1.2 Môi trường nước mặt 17

1.2 Dữ liệu về đặc điểm tài nguyên sinh vật 17

1.3 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án 18

2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 18

Trang 2

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải 18

3 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 19

3.1 Môi trường không khí và tiếng ồn 19

3.2 Môi trường nước mặt 20

CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 22

1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư 22

2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 22

2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 22

2.1.1 Về nước thải 22

2.1.2 Về bụi, khí thải 25

2.1.3 Về chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại 32

2.1.4 Các tác động khác 33

2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 37

2.2.1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa 37

2.2.2 Xử lý nước thải 38

2.2.3 Xử lý bụi, khí thải 40

2.2.4 Xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại 48

2.2.5 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 49

2.2.6 Biện pháp quản lý, phòng ngừa, ứng phó sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 49

2.2.7 Biện pháp giảm thiểu tác động đối với kinh tế xã hội 50

3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 51

4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 52

CHƯƠNG V NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 53

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 53

2 Nội dung cấp phép đối với khí thải 54

3 Nội dung cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 55

CHƯƠNG VI KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 57

Trang 3

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 57

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 57

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 57

2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 58

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 58

2.2 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 58

3 Kinh phí thực hiện quan trắc định kỳ hằng năm 59

CHƯƠNG VII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 60

PHỤ LỤC BÁO CÁO 61

NGUỒN TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Dữ liệu hiện trạng môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn 16

Bảng 3.2 Dữ liệu hiện trạng môi trường nước mặt khu vực dự án 17

Bảng 3.3 Mô tả vị trí lấy mẫu không khí xung quanh và tiếng ồn 19

Bảng 3.4 Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn 20

Bảng 3.5 Mô tả vị trí lấy mẫu nước mặt 20

Bảng 3.6 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt 20

Bảng 4.2 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [12] 23

Bảng 4.3 Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án 24

Bảng 4.4 Số lượt xe cần thiết để vận chuyển 25

Bảng 4.5 Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu 25

Bảng 4.6 Nồng độ khí thải tại các khoảng cách khác nhau 26

Bảng 4.7 Nồng độ bụi do lốp xe ma sát với mặt đường từ phương tiện vận chuyển 27

Bảng 4.8 Nồng độ bụi phát tán trong không khí từ công đoạn nghiền thô, nghiền tinh và làm nguội 30

Bảng 4.9 Hệ số khí thải lò đốt (kg/tấn củi) 31

Bảng 4.10 Tải lượng ô nhiễm của khí thải từ 01 lò đốt 31

Bảng 4.11 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải 31

Bảng 4.12 Thành phần CTNH phát sinh tại dự án 33

Bảng 4.13 Mức độ phát sinh tiếng ồn của một số loại xe 34

Bảng 4.15 Thông số kỹ thuật của các thiết bị xử lý bụi từ công đoạn nghiền thô42 Bảng 4.16 Thông số kỹ thuật của các thiết bị xử lý bụi, khí thải công đoạn sấy 43

Bảng 4.17 Thông số kỹ thuật của các thiết bị xử lý bụi công đoạn nghiền tinh, ép viên và làm nguội 46

Bảng 4.18 Danh sách các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 51

Bảng 4.19 Nhận xét về mức độ tin cậy của các phương pháp 52

Bảng 5.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn chất ô nhiễm 53

Bảng 5.2 Các chất ô nhiễm và giới hạn các chất ô nhiễm đối với khí thải công nghiệp 55

Bảng 5.3 Các chất ô nhiễm và giới hạn các chất ô nhiễm đối với khí thải công nghiệp 55

Bảng 5.4 Mức độ giá trị giới hạn tiếng ồn, độ rung 56

Trang 6

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị + Địa chỉ: 01 Phan Bội Châu - thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

+ Người đại diện theo pháp luật: (Ông) Hồ Xuân Hiếu - Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị

+ Điện thoại: 0233 851 151

- Đơn vị quản lý: Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ

+ Địa chỉ: CCN Cam Hiếu, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị + Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: (Ông) Lê Văn Tuyển - Chức vụ: Giám đốc

+ Điện thoại: 02336.281.053

- Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư của UBND tỉnh Quảng Trị cấp lần đầu ngày 17/9/2013, điều chỉnh thay đổi lần thứ nhất ngày 03/10/2022

2 Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng (Nâng công suất 5.000 tấn viên nén/tháng)

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Dự án được thực hiện tại CCN Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị với diện tích 50.000 m2

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường số 04/GXN – CKBVMT ngày 24/8/2013 của UBND huyện Cam Lộ

+ Giấy phép xây dựng số 38/GPXD-UBND ngày 22/7/2022 của UBND huyện Cam Lộ

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án “Nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng (Nâng công suất 5.000 tấn viên nén/tháng)” có tổng mức đầu tư 141 tỷ đồng, theo quy định tại khoản 3, điều 9, Luật Đầu tư công năm 2019, dự án thuộc tiêu chí phân loại dự án nhóm B Dự án thuộc nhóm II theo mục 2 Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ; theo điểm a khoản 3 Điều 41 Luật BVMT năm 2020 thì Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trình UBND tỉnh cấp phép

Trang 7

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư

Dự án sản xuất viên năng lượng sạch và gỗ xẻ với công suất như sau:

TT Sản phẩm

Theo chủ trương đầu tư ngày 17/9/2013

Theo chủ trương đầu tư điều chỉnh ngày 3/10/2022

Ghi chú

1 Viên năng lượng sạch 2-3 tấn/giờ ≈ 1.433

tấn/tháng 5.000 tấn/tháng

Tăng công suất

2 Thiết bị văn phòng (gỗ xẻ) 11.000 -12.000 m2/tháng 11.000 -12.000 m2/tháng Giữ nguyên công suất 3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.2.1 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

* Công nghệ sản xuất của viên năng lượng sạch

Sơ đồ 1.1 Công nghệ sản xuất của viên năng lượng sạch

Bụi, khí thải, nhiệt dư

Bụi, CTR, tiếng ồn, độ rung

Bụi, nhiệt, tiếng ồn, CTR

Bụi, nhiệt, CTR

CTR

Trang 8

Thuyết minh quy trình:

- Nguyên liệu đầu vào để sản xuất viên nén năng lượng chủ yếu là mùn cưa, dăm bào, gỗ vụn, , cành ngọn,… và một phần cây gỗ có kích thước Φ <200mm + Gỗ cây nguyên liệu: được thu mua từ gỗ rừng trồng của các cây đại lý, hộ dân được xe ô tô, xa nâng đưa đến bãi tập kết, phễu thu nguyên liệu theo quy định Với những cây có đường kính lớn hơn 200mm được đưa vào xưởng pha xẻ Các loại phế phẩm như bìa gỗ, mùn cưa, dăm bào, vụn gỗ được đưa trở lại máy nghiền thô để băm, nghiền thành dăm theo kích thước khoảng 5x5mm Những cây có đường kính nhỏ hơn 200mm, cành, ngọn cây được đưa trực tiếp vào máy nghiền thô để nghiền thành dăm có kích thước khoảng 5x5mm

+ Các loại phế phẩm: như mùn cưa, dăm bào, vụn gỗ, … được thu mua từ các Nhà máy, các xưởng cưa xẻ, xưởng gia công, các hộ dân đem về được sàng lọc tạp chất, kim loại sẽ được đưa đến máy nghiền tinh Những sản phẩm không đạt kích thước theo yêu cầu sẽ được quay trở lại máy nghiền thô

+ Công đoạn nghiền thô: Các nguyên liệu đầu vào như thân cây, cành ngọn, mùn dăm bào, gỗ vụn có kích thước lớn sẽ được băng tải tấm đưa vào máy nghiền thô để nghiền theo chiều dọc của thớ gỗ, kích thước sản phẩm sau khi qua máy nghiền thô từ 3 - 5mm Sản phẩm sau khi nghiền thô được đưa sang công đoạn sấy khô

- Công đoạn sấy: Dự án sử dụng 02 hệ thống lò sấy để sấy nguyên liệu Hệ thống lò sấy giúp giảm độ ẩm nguyên liệu sau quá trình nghiền thô tới giá trị phù hợp để phục vụ cho các quá trình tiếp theo Tất cả quá trình được kiểm soát về nhiệt

độ, tốc độ theo độ ẩm yêu cầu Đảm bảo nguyên liệu đầu ra có độ ẩm đồng đều trong giới hạn cho phép Nguyên liệu đầu ra sau sấy đảm bảo độ ẩm từ 12% đến 14% Lò sấy sử dụng nhiên liệu đốt là mùn cưa, cành, vỏ cây

- Công đoạn nghiền tinh: Nghiền tinh là một bước trung gian trước khi đưa nguyên liệu vào ép Mục đích của nghiền tinh là làm nhỏ lại nguyên liệu lần cuối trước khi đưa vào ép viên Nguyên liệu sau sấy được sàn trượt dưới đáy kho khô chuyển xuống băng cào và đưa lên phễu chứa liệu phía trên máy nghiền, nguyên liệu

sẽ được cấp xuống máy nghiền thông qua các vít tải Các vít tải này có thể điều chỉnh được tốc độ, mục đích để kiểm soát nguyên liệu cấp vào máy nghiền Nguyên liệu sau khi nghiền ở dạng mùn cưa được hút và xả xuống hệ thống vít tải nhờ hệ thống lọc bụi túi và lọc bụi xoáy Hệ thống lọc bụi túi và xoáy giúp giữ lại tối đa nguyên liệu, không có bụi thải ra môi trường Nguyên liệu lúc này đã đủ điều kiện để đưa tới khu vực ép viên

- Công đoạn ép viên: Nguyên liệu sau quá trình nghiền tinh được đưa tới máy

ép viên Nguyên liệu qua máy ép viên thành sản phẩm viên nén Sản phẩm là viên nén có đường kính từ 6 - 8 mm, độ ẩm của sản phẩm dưới 10% Sản phẩm sau khi

ép sẽ được chuyển sang hệ thống làm nguội

- Công đoạn làm nguội: Sản phẩm viên nén sau khi ép có nhiệt độ cao vì vậy phải làm nguội bằng hệ thống quạt gió để tránh việc hấp hơi trong túi khi đóng gói sản phẩm

Trang 9

- Công đoạn sàng vụn, phân loại: Sau khi làm mát, viên gỗ nén sẽ được xả xuống qua hệ thống sàng rung nhằm loại bỏ các viên không đạt kích thước theo yêu cầu Viên nén đạt yêu cầu sẽ được băng cào và gầu tải đưa sang hệ thống đóng bao hoặc lưu trữ tại kho Những viên nén không đạt yêu cầu sẽ đưa trở lại tái sản xuất hoặc làm nhiên liệu đốt cho hệ thống lò sấy

- Công đoạn đóng gói: Viên nén sau khi làm mát sẽ được đóng vào bao xếp vào nhà kho chứa sản phẩm hoặc lưu trữ rời tại kho và xuất bán

* Quy trình sản xuất thiết bị văn phòng (gỗ xẻ)

Vào năm 2013, Nhà máy có đầu tư hạng mục dây chuyền sản xuất thiết bị văn phòng và đã được UBND huyện Cam Lộ xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại Quyết định số 04/GXN-CKBVMT ngày 14/8/2013 Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động Công ty nhận thấy việc tiêu thụ sản phẩm thiết bị văn phòng gặp nhiều khó khăn và thách thức Vì vậy, hiện nay công ty chỉ thực hiện đến công đoạn cưa xẻ nguyên liệu gỗ đúng quy cách sau đó đưa ra sản phẩm và không thực hiện các bước tiếp theo (các bước cho ra sản phẩm thiết bị văn phòng) Sơ đồ quy trình sản xuất như sau:

Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất gỗ xẻ 3.2.2 Sản phẩm của dự án đầu tư

- Viên năng lượng sạch: 5.000 tấn/tháng

- Thiết bị văn phòng (gỗ xẻ): 11.000 - 12.000 m2/tháng

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

- Sản xuất viên nén năng lượng sạch:

+ Gỗ tròn, các phụ phẩm của gỗ như mụn cưa, dăm bào, gỗ vụn, cành cây Để sản xuất ra 1 tấn sản phẩm viên năng lượng sạch cần 1,9 tấn nguyên liệu Như vậy với công suất của dự án là 5.000 tấn/tháng cần 9.500 tấn nguyên liệu/tháng

+ Nguồn cung cấp nguyên liệu: được thu mua từ gỗ rừng trồng của các đại lý,

hộ dân; Phụ phẩm được lấy từ các xưởng cưa xẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

- Sản xuất gỗ xẻ:

+ Gỗ tròn với khối lượng khoảng 3.000 tấn/tháng

+ Nguồn cung cấp nguyên liệu: được thu mua từ gỗ rừng trồng của các đại lý,

hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

4.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Nhiên liệu sử dụng cho 02 lò sấy (sản xuất viên năng lượng sạch) là cành rễ cây, gỗ phụ phẩm, mùn cưa Để sấy được 1 tấn nguyên liệu cần 0,3 tấn nhiên liệu Như vậy, với lượng nguyên liệu của dự án là 9.500 tấn/tháng cần 2.850 tấn nhiên

Gỗ súc tròn (Φ>200mm) Cưa xẻ Thành phẩm

Trang 10

liệu/tháng Nguồn nhiên liệu được thu mua từ các đơn vị cung cấp trên địa bàn tỉnh 4.3 Nhu cầu sử dụng điện, nước

- Điện: Nguồn điện từ Quốc lộ 9D thông qua trạm biến áp 3.200KVA của dự

án để cấp cho các hạng mục công trình Điện ngoài dự án được cấp đến công trình bằng cột ly tâm Nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt của dự án dự kiến khoảng 1.000.000 kW/tháng

- Nước: Nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt được lấy từ nguồn nước giếng khoan trong khu vực dự án Nhu cầu sử dụng nước của dự án như sau: + Nước cấp cho sinh hoạt: Tiêu chuẩn dùng nước và nhu cầu sử dụng nước được tính theo TCVN 13606:2023 - Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình - yêu cầu thiết kế, nước dùng cho sinh hoạt của 80 CBCNV: 45L/người/ngày.đêm ×

 Tổng khối lượng nước sử dụng cho Dự án là 7,1 m3/ngày.đêm

5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

Bảng 1.5 Quy mô các hạng mục công trình xây dựng

I Hạng mục công trình chính

Đã xây dựng hoàn thiện

4 Kho nguyên liệu (sản xuất gỗ xẻ) m2 1.152

5 Mái che nguyên liệu (sản xuất viên nén) m2 3.116

Trang 11

8 Mái che nguyên liệu mở rộng m2 2.146

Dự kiến lắp đặt trong thời gian tới

II Hạng mục công trình phụ trợ

Đã xây dựng hoàn thiện

19 Kho dập bụi, tủ điện động lực m2 200

21 Hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn m2 135

- Số lượng CBCNV trong dự án: 80 người

- Thời gian làm việc: 320 ngày/năm Ngày chia làm 3 ca, mỗi ca 8 tiếng 5.2 Danh mục máy móc thiết bị

Thời gian hoạt động từ năm 2014 đến nay, các công nghệ đã lạc hậu máy móc không đồng bộ dẫn đến công suất sụt giảm Vì vậy, ở giai đoạn này tại quy trình sản xuất viên nén, dự án cải tạo và đầu tư một dây chuyền mới với công nghệ hiện đại, các máy móc thiết bị chính được nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan, các thiết bị khác được chủ đầu tư ký hợp đồng với các nhà thầu đủ năng lực tiến hành nhập khẩu và sản xuất gia công, chế tạo trong nước đảm bảo đồng bộ toàn dây chuyền, đạt công suất sản xuất và chất lượng sản phẩm

Bảng 1.6 Danh mục máy móc, thiết bị

TT Hạng mục

A Sản xuất Viên năng lượng sạch

I Thiết bị và phụ kiện kết nối vào máy sấy cũ của nhà máy

Trang 12

- Công suất lò đốt tối đa : 2 500 000 kcal/h

- Nguyên liệu đốt : gỗ keo, dạng băm

- Kích thước dăm gỗ đốt : ~30x30 mm dăm gỗ với độ ẩm < 35%

- Nhiệt trị của dăm gỗ với độ ẩm 35-30%:

4000 kcal/kg - 3800 kcal/kg

- Lượng tiêu thụ nguyên liệu đốt theo công suất lò là :600 kg/h - 620 kg/h

II Hệ thống sấy dăm gỗ mới, công suất đầu ra 11 - 13 tấn/giờ

4 Máy sấy dăm

gỗ

- Trống sấy có 3 lớp, thép chịu nhiệt

- Đường kính trống 3820 mm

- Chiều dài trống 18000 mm

- Nguyên liệu đầu vào : dăm gỗ

- Độ ẩm nguyên liệu đầu vào : 55 - 50 %

- Độ ẩm nguyên liệu đầu ra:14 %

- Năng suất đầu ra của máy sấy : + Năng suất 13 tấn/h với độ ẩm giảm từ 50% xuống 14%

+ Năng suất 11 tấn/h với độ ẩm giảm từ 55% xuống 14%

- Lượng nước bay hơi tối đa : 9900 kg/h

- Ẩm độ của môi trường 65% - 80%

- Bộ truyền cơ khí :vành lăn, bánh răng, motor NORD, gối đỡ con lăn skf và khung

đế máy

5 Lò đốt cấp nhiệt cho máy

sấy dăm gỗ

- Công suất lò đốt tối đa : 10000 kw

- Nguyên liệu đốt : gỗ keo, dạng băm

- Kích thước dăm gỗ đốt: ~30x30 mm dăm

7 Máy nghiền thô

- Công suất 10 tấn/giờ (độ ẩm 45%-50%),

lỗ - Lưới ɸ15mm (dày 8mm)

- Kích thước lưới: 750x800 (4 tấm)

- Môtơ: truyền động 200Kw

Trang 13

- Quạt hút lưu lượng: 11.000 m3/h cái 3

8 Máy nghiền

tinh

- Máy nghiền 12tấn/giờ (lưới 7mm) cái 1

- Quạt hút: công suất 12.000 m3/h cái 1

9 Máy ép viên - Vật liệu: Inox 304 dày 3mm cái 3

- Quạt hút lưu lượng: 3.500 m3/h cái 1

10 Máy làm nguội

- Kiểu: TK2600

- Vách: inox 2mm

- Kích thước: 2800x2400x2800 (sử dụng bộ bơm thủy lực)

- Motor: 3Hp Nhật

- Quạt hút lưu lượng: 16.000 m3/h cái 1

11 Sàng phân loại liệu rung

- Công suất trục cưa: 15kW

- Độ dày gia công: 3-200mm

- Chiều dài lưỡi cưa: 4010 mm

- Đường kính lưỡi cưa: 483 mm

15 Máy rong bìa - Động cơ: 15 kW - Tốc độ trục chính: 4000 vòng/phút cái 1

Trang 14

CHƯƠNG II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 được Thủ tướng chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó, phát triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản Phát triển các khu công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao, các cụm công nghiệp ngành gỗ và chế biến lâm sản tại những nơi có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, giao thông thuận lợi, kết cấu hạ tầng đồng bộ đảm bảo cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế; thay thế những máy móc, công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường đối với những nhà máy chế biến đang hoạt động; cương quyết không sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu đối với những nhà máy chế biến được đầu tư, xây dựng mới Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như: thiết bị chế biến gỗ, keo, sơn phủ bề mặt, phụ kiện,

- Dự án thuộc phân vùng môi trường khác theo Quyết định số 1737/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 29/12/2023 về việc Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08/7/2024 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 27/4/2020 của UBND tỉnh Quảng Trị

về việc phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 Trong đó: Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ phải trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và tạo ra sự phát triển mới Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, trong đó chú trọng thu hút các doanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản vào tỉnh, huy động mọi nguồn vốn đảm bảo cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ

ổn định, đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

- Dự án có vị trí tại thửa đất số 40, 41, tờ bản đồ số 46 của CCN Cam Hiếu, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị phù hợp với mục đích sử dụng là đất cụm công nghiệp

Trang 15

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường Hiện tại, khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải của khu vực chưa được ban hành nên chưa có cơ sở để đánh giá sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải Mặt khác, qua kết quả quan trắc hiện trạng môi trường thực hiện dự án cho thấy kết quả quan trắc đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép theo quy định Điều đó cho thấy, hoạt động của dự án tác động không lớn đến môi trường xung quanh

→ Hoạt động dự án phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường

Trang 16

CHƯƠNG III

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường khu vực Dự án

Để đánh giá hiện trạng môi trường vùng triển khai dự án, báo cáo tham khảo số liệu hiện trạng môi trường từ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2024 của Cụm công nghiệp Cam Hiếu do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị thực hiện Dữ liệu môi trường tại khu vực thực hiện Dự án như sau: 1.1.1 Môi trường không khí và tiếng ồn

Bảng 3.1 Dữ liệu hiện trạng môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn

TT Thông số Đơn vị

05:2023/BTNMT (TB 1 giờ) KKCH1 KKCH2 KKCH3

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí;

- (1) QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn (tại khu vực thông thường từ 6 - 21 giờ);

- (-) Quy chuẩn không quy định;

- KKCH1: Không khí tại đường trung tâm Cụm công nghiệp Cam Hiếu;

- KKCH2: Không khí tại khu vực Trạm Y tế xã Cam Hiếu;

- KKCH3: Không khí tại khu vực nhà dân thuộc thôn đường 9, xã Cam Hiếu cách CCN Cam Hiếu 335m về phía Tây Bắc;

- Thời gian lấy mẫu: 29/8/2024

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy, tất cả các thông số quan trắc chất lượng không khí và tiếng ồn đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT

Trang 17

1.1.2 Môi trường nước mặt

Bảng 3.2 Dữ liệu hiện trạng môi trường nước mặt khu vực dự án

QCVN 08:2023/BTNMT (Bảng 2, Mức B)

- (-) Quy chuẩn không quy định;

- KPH: Không phát hiện;

- NMCH1: Nước mặt tại hồ Nam Hiếu (hồ số 7);

- NMCH2: Nước mặt tại khe Cạn cách Cụm công nghiệp Cam Hiếu 50m về phía Đông Bắc (chân cầu Km9);

- Thời gian lấy mẫu: 29/8/2024

Nhận xét: Kết quả ở bảng trên cho thấy, tất cả các thông số quan trắc chất lượng nước mặt tương ứng Mức B của QCVN 08:2023/BTNMT

1.2 Dữ liệu về đặc điểm tài nguyên sinh vật

- Đối với hệ thực vật: Hiện trạng dự án đã được đầu tư xây dựng từ năm và hoạt động từ năm 2014, thực vật trong khu vực dự án là các cây xanh bóng mát do Chủ

dự án đầu tư Chủ yếu là các cây như cây tràm, cây bụi cỏ và các loại cây cảnh

- Đối với động vật: Kết quả điều tra, khảo sát trong và lân cận khu vực Dự án cho thấy một số loài chim như: Chim sâu, chào mào, ; Các loài bò sát như: tắc kè, rắn và nhiều loại côn trùng khác: bướm, giun đất, rết, kiến, ong, các loại bọ cánh cứng,…

Trang 18

1.3 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án

- Đường giao thông: Cách khu vực dự án 60m về phía Bắc là tuyến đường quốc

lộ 9D Giáp khu vực Dự án về phía Đông và phía Tây là tuyến đường khu vực CCN Cam Hiếu

- Về đối tượng dân cư: Dự án có vị nằm trong CCN Cam Hiếu

+ Cách khu vực dự án 500m về phía Tây Bắc là khu dân cư thôn Đường 9, xã Cam Hiếu

+ Cách khu vực dự án 1km về phía Đông Bắc là khu dân cư thôn Tân Hiếu, xã Cam Hiếu

+ Dự án không thuộc đối tượng theo quy định về đảm bảo khoảng cách theo QCVN 01:2021/BXD và TCVN 4449:1987

- Hệ thống sông suối:

+ Cách khu vực dự án khoảng 300m về phía Đông Bắc là khe Cạn

+ Cách khu vực dự án khoảng 400 m về phía Tây Nam là hồ Hiếu Nam

+ Cách khu vực dự án khoảng 1,3 km về phía Bắc là sông Hiếu

- Tương quan giữa khu vực dự án với công trình lân cận

+ Cách khu vực dự án khoảng 20m về phía Đông là Trạm bê tông Thiên Tân + Cách khu vực dự án 40m về phía tây là Công ty Cổ phần bê tông công nghệ cao An Đại

+ Cách khu vực dự án khoảng 350m về phía Tây Bắc là Trạm y tế xã Cam Hiếu

2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải

- Trong khu vực Dự án không có ao hồ hay sông suối nào chảy qua Cách khu vực dự án khoảng 300m về phía Đông Bắc là khe Cạn, đây là nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn của dự án Khe Cạn với chiều dài khoảng 1.500m, bắt nguồn từ các đồi ở khu vực phía Đông của CCN và chảy men theo sườn đồi, qua Quốc lộ 9D (Cầu

km 9, lý trình: km9 + 560 tuyến tránh phía Nam), qua khu vực đồng ruộng của thôn Tân Hiếu trước khi chảy vào sông Hiếu cách cầu Treo Cam Lộ khoảng 280m về phía Tây Độ rộng lớn nhất của Khe cạn từ 5,0 - 7,0m, độ rộng trung bình khoảng 2,5m Khe này chỉ có nước thường xuyên vào mùa mưa, còn về mùa khô thì một số đoạn khô kiệt, không có dòng chảy Khe này là nơi tiếp nhận 01 phần nước mưa chảy tràn

và nước thải sau xử lý của CCN Cam Hiếu

- Nước sau khi đổ ra khe Cạn sẽ chảy ra sông Hiếu cách khu vực dự án khoảng 1,2km về phía Đông Bắc Sông Hiếu bắt nguồn từ sườn Đông dãy Trường Sơn cao

độ trên 1.000m chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các xã Hướng Sơn, Hướng Hiệp chảy về địa phận huyện Cam Lộ đi về Đông Hà (bắt đầu từ Nhà máy xi măng Đông Hà đến ngã ba Gia Độ) và nhập vào sông Thạch Hãn ở ngã ba Gia Độ Sông Hiếu có chiều dài 70km, diện tích lưu vực 535km2, đoạn chảy qua Thành phố Đông

Trang 19

Hà có chiều dài 8km, với chiều rộng trung bình khoảng 150 - 200m; dòng chảy có giá trị mô đun biến động trong khoảng 54 - 73 l/s.km2, bình quân đạt tới 80 l/s.km2 Chế độ thủy văn của sông chịu ảnh hưởng của triều, chế độ triều tại trạm là bán nhật triều không đều Chế độ dòng chảy sông Hiếu đoạn qua thành phố Đông Hà chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa cạn: Từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau Trong thời gian này dòng chảy chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều, hàng ngày có dòng chảy ngược và dòng chảy xuôi

+ Mùa lũ: Lượng nước mùa lũ chiếm 60 - 70% tổng lượng dòng chảy cả năm.Lũ trên lưu vực sông Hiếu có thể xảy ra trong 3 thời kỳ trong năm Lũ chính vụ thường xảy ra từ trung tuần tháng 9 đến cuối tháng 11 đầu tháng 12 hàng năm Lũ này thường

đi liền với bão gây thiệt hại lớn cho kinh tế xã hội, gây chết người và hư hỏng các công trình, cơ sở hạ tầng Mực nước cao nhất sông Hiếu trong những năm gần đây

là 297cm, mực nước thấp nhất là -68cm

Sông Hiếu nơi tiếp nhận nguồn nước mặt khu vực nói chung và nước mặt, nước thải phát sinh của CCN Cam Hiếu nói riêng Như vậy, thủy vực tiếp nhận nước mưa chảy tràn từ khu vực thực hiện Dự án là Khe Cạn sau đó đổ ra sông Hiếu

* Chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải:

Để đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước mưa chảy tràn của

dự án ra khe Cạn Báo cáo tiến hành quan trắc chất lượng môi trường nước mặt nêu tại bảng 3.6 cho thấy, tất cả thông số quan trắc chất lượng nước mặt tại thời điểm quan trắc tương ứng của Mức B của QCVN 08:2023/BTNMT

3 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án

Để đánh giá chất lượng hiện trạng môi trường khu vực Dự án, Chủ dự án đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị tiến hành quan trắc 03 đợt khu vực dự án Trong đó: (Đợt 1: Ngày 22/11/2024); (Đợt 2: Ngày 23/11/2024); Đợt 3: (Ngày 24/11/2024) Kết quả như sau:

3.1 Môi trường không khí và tiếng ồn

- Vị trí quan trắc như sau:

Bảng 3.3 Mô tả vị trí lấy mẫu không khí xung quanh và tiếng ồn

Tại khu vực thực hiện dự án Nhà

máy viên năng lượng sạch và thiết

bị văn phòng (Nâng công suất

5.000 tấn viên nén/tháng)

1.857.858 583.934

- Kết quả quan trắc:

Trang 20

Bảng 3.4 Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn

TT Thông số Đơn vị Kết quả (KK) 05:2023/BTNMT QCVN

(TB 1 giờ) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí

- (1): QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn (khu vực thông thường từ 6 giờ đến 21 giờ)

- (-): Quy chuẩn không quy định

Nhận xét: Kết quả quan trắc ở bảng trên cho thấy, tất cả các thông số quan trắc chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn tại thời điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT 3.2 Môi trường nước mặt

- Vị trí quan trắc như sau:

Bảng 3.5 Mô tả vị trí quan trắc nước mặt

- Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt

QCVN 08:2023/BTNMT (Mức B) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

Trang 21

- QCVN 08:2023/BTNMT (Mức B) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt - Chất lượng nước trung bình Hệ sinh thái trong nước tiêu thụ nhiều oxy hòa tan do một lượng lớn chất ô nhiễm Nước có thể sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp

- KPH: Không phát hiện

Nhận xét: Qua kết quả quan trắc cho thấy, tất cả các thông số quan trắc chất lượng nước mặt tại thời điểm quan trắc đều tương ứng Mức B của QCVN 08:2023/BTNMT

Trang 22

CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư

Dự án đã xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình và đi vào hoạt động từ năm 2014 Đến nay, dự án chỉ tăng quy mô công suất đối với quy trình sản xuất viên nén năng lượng sạch (đã đầu tư máy móc thiết bị) và giữ nguyên công suất sản xuất

gỗ xẻ Vì vậy, dự án tiến hành đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.1 Đánh giá, dự báo các tác động

2.1.1 Về nước thải

a Nước thải sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: Từ quá trình sinh hoạt của 80 CBCNV tại Dự án

- Thành phần: Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Photpho Nguồn nước thải này được phân thành hai nhóm chính là nước thải xám (từ hoạt động nấu ăn ở nhà ăn công nhân) và nước thải đen (từ hoạt động đi vệ sinh)

+ Đối với nước thải xám có thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là dầu mỡ, TSS, cặn, rác,…

+ Đối với nước thải đen thành phần chính là các chất hữu cơ, vi sinh vật đường ruột và đặc biệt chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật

- Thải lượng: Nhu cầu sử dụng nước của dự án là 45 lít/người/ngày và tỷ lệ thải

là 100% lượng nước cấp (Theo TCVN 13606:2023 - Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình - yêu cầu thiết kế) Với số lượng CBCNV là 80 người thì tổng lượng nước thải phát sinh là: 80 người × 45 lít/người/ngày × 100% = 3,6

m3/ngày.đêm Trong đó, lượng nước thải xám (nước thải từ nhà ăn) chiếm khoảng 30% (1,08 m3/ngày.đêm) và nước thải đen (từ nhà vệ sinh) chiếm khoảng 70% (2,52

m3/ngày.đêm)

Trang 23

Bảng 4.1 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [12]

TT Thông số ô nhiễm

Hệ số tính theo đầu người (g/người/ng.đ)

Số người dùng (người)

Tải lượng (g/ng.đ)

Lượng nước thải (m³/ng.đ)

Nồng độ (mg/l)

QCVN 14:2008 /BTNMT (cột B, K=1,0)

Đánh giá tác động: Nước thải sinh hoạt phần lớn chứa các chất hữu cơ (N, P); nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm cao, cụ thể là chất rắn lơ lửng, BOD5, NH4-N và tổng photpho vượt khá cao so với QCVN 14:2008/BTNMT; Nếu xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý sẽ ảnh hưởng nguồn nước mặt khu vực Ngoài ra, nước thải khi thải ra môi trường ngấm vào đất làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất và chất lượng nước ngầm Vì vậy, Chủ dự

án sẽ có biện pháp thích hợp để giảm thiểu tác động này

b Nước thải sản xuất

- Đối với quá trình sản xuất viên nén:

+ Nguồn phát sinh: Từ công đoạn cấp nước cho 04 phòng dập bụi (bụi phát sinh

từ công đoạn nghiền thô, sấy, nghiền tinh, ép viên và làm nguội)

+ Thành phần: Chủ yếu là chất rắn lơ lửng

+ Thải lượng: Lượng nước cấp lần đầu cho 04 phòng dập bụi là 3m3/ngày, tỷ lệ hao hụt do bay hơi và ngấm vào bùn cặn khoảng 60% (1,8m3/ngày), tỷ lệ nước rỉ ra

từ bùn cặn khoảng 40% (1,2m3/ngày) được tuần hoàn tái sử dụng

Đánh giá tác động: Lượng nước sau khi cấp cho 4 phòng dập bụi sẽ chứa chứa lượng chất rắn lơ lửng nếu không được xử lý sẽ làm tăng độ đục và bồi lắng thủy vực tiếp nhận Do đó, để giảm thiểu tác động này, chủ dự án sẽ có biện pháp xử lý thích hợp

- Đối với quá trình sản xuất gỗ xẻ: Có sử dụng nước cho quá trình làm mát lưỡi

Trang 24

cưa với khối lượng khoảng 0,5m3/ngày Tuy nhiên, lượng nước này được cấp nhỏ giọt và bay hơi trong quá trình cưa xẻ gỗ, không phát sinh nước thải ra môi trường

c Nước mưa chảy tràn

Dự án đã hoàn thiện xây dựng các hạng mục công trình vào năm 2014 Trong

đó đã xây dựng hạng mục mái che chứa nguyên liệu (tổng ở 2 công đoạn sản xuất là 4.241 m2) Vì vậy, không có nước mưa chảy tràn qua bãi nguyên liệu

Để đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án đối với môi trường xung quanh, báo cáo áp dụng công thức tính theo TCVN 7957:2023 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - yêu cầu thiết kế:

Q = q ×F × β × ψ (1) Trong đó:

q- Cường độ mưa tính toán: lượng mưa trung bình ngày theo tháng lớn nhất trong năm 2020 (tháng 10) có giá trị 68,8 mm

F- Diện tích lưu vực tính toán (m2)

β- Hệ số phân bố mưa, β = 1 ;

ψ- Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P; ψ = 0,75 tương ứng mặt phủ bê tông và ψ = 0,32 tương ứng với mặt cỏ, cây xanh, độ dốc 1-2%

Theo công thức tại (1), kết quả tính toán lưu lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực Dự án như sau:

Bảng 4.2 Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án

TT Hạng mục

Diện tích (m2)

Hệ số phân bố mưa (β)

Hệ số dòng chảy (ψ)

Lượng mưa trung bình ngàynăm 2020 (mm)

Lưu lượng nước mưa chảy tràn (m3/ngày)

1 Đường giao thông, sân bãi bê tông 8.700

Đánh giá tác động: Thảm thực vật có vai trò là vật cản làm giảm dòng chảy mặt cả

về lượng và tốc độ dẫn đến giảm đáng kể tác động xói mòn đất Nhờ có sự che phủ của thảm thực vật mà khống chế được bốc hơi nước của đất rừng một cách có hiệu quả, qua

đó bảo vệ được nước trong đất Đồng thời làm tăng khả năng thấm nước của đất và giữ tốc độ thấm nước ổn định Khi dự án đi vào hoạt động một phần diện tích khu vực đã được bê tông và nhựa hóa, các công trình xây dựng làm tăng diện tích có mái che làm giảm khả năng thấm hút nước đất Do đó, nước mưa chảy tràn đổ vào khu vực lúc này

có nồng độ ô nhiễm thấp hơn nhưng tốc độ và lưu lượng dòng chảy tăng lên

Trang 25

2.1.2 Về bụi, khí thải

2.1.2.1 Bụi và khí thải trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm

Các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa,… sẽ phát sinh bụi và khí thải (bao gồm các thánh phần Bụi, NOx, SO2, CxHy, CO, CO2,…) lượng thường rất khó xác định chính xác vì rất khó xác định được số lượng các phương tiện giao thông ra vào dự án

Dựa vào nhu cầu nguyên vật liệu cần cho hoạt động của dự án có thể tính được

số lượt xe ra vào khu vực Dự án trong giai đoạn đi vào hoạt động như sau:

- Tổng lượng nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho cả 2 dây chuyền sản xuất (viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng) khoảng 13.250 tấn/tháng (tương đương 509 tấn/ngày)

xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, giá trị giới hạn khí thải của động cơ xe ô

tô chạy bằng dầu diezel như sau:

Bảng 4.3 Số lượt xe cần thiết để vận chuyển Phương tiện Giá trị giới hạn khí thải (g/km)

(QCVN 86:2015/BGTVT)

Xe tải, trọng tải 3,5 T – 12 T 0,74 0,39 0,46 0,06 Trong đó: HC: Hydrocacbon, đối với xe chạy dầu diezel có công thức là C1H1,86

Với lượng xe ra vào khu vực Dự án lớn nhất là 10 xe/h Dựa vào giá trị giới hạn

ô nhiễm động cơ theo QCVN 86:2015/BGTVT, ước tính tải lượng tối đa ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển như sau:

Bảng 4.4 Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu

Xe tải, trọng tải Thời gian (s) Số lượt

Trang 26

Để xác định nồng độ phát thải các chất ô nhiễm của động cơ xe vận chuyển, có thể áp dụng mô hình phát thải nguồn đường để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm

Sử dụng công thực Sutton để xác định nồng độ ô nhiễm như sau:

Cx = 0,8 E(𝑒[ ( ) / ]+ 𝑒[ ( ) / ])/𝜎 u (2) Trong đó:

+ C(x): Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí tại độ cao z so với mặt đất, cách đường giao thông x mét (mg/m3)

+ E: Tải lượng nguồn thải (mg/m.s)

+ z: Độ cao tại điểm tính toán, tính ở độ cao 1,5 m

+ 𝜎 : Hệ số khuếch tán theo phương z (m), là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi và độ ổn định của khí quyển, 𝜎 = 0,53 × 𝑥 , , với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực)

+u: Tốc độ gió trung bình so với nguồn thải tính theo chiều gió thổi, tốc độ gió trung bình là 2,4 m/s

+h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (lấy mặt đường bằng mặt đất, h = 0m)

+x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải tính theo chiều gió thổi Thay các giá trị vào công thức (2), nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải được thể hiện như sau:

Bảng 4.5 Nồng độ khí thải tại các khoảng cách khác nhau

2.1.2.2 Bụi cuốn lên từ mặt đường do quá trình vận chuyển:

Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm sẽ làm phát sinh bụi cuốn theo

xe từ mặt đường Để đánh giá tải lượng phát sinh bụi do quá trình vận chuyển chạy trên đường, báo cáo áp dụng công thức tính toán theo Air Chief, Cục Môi trường

Trang 27

Mỹ, 1995 như sau:

365

365 ( ) 4 ( ) 7 , 2 ( ) 48 ( ) 12 ( 7 ,

+ E - Lượng phát thải bụi, kg bụi/(xe.km)

+ k - Hệ số để kể đến kích thước bụi, (k=0,8 cho bụi có kích thước nhỏ hơn 30 micron)

+ s - Hệ số để kể đến loại mặt đường (đường nhựa s=5,7)

+ S -Tốc độ trung bình của xe tải (S=30 km/h)

+ W - Tải trọng của xe, (10 tấn)

+ w - Số lốp xe của ôtô (10 lốp)

+ p - Số ngày mưa trung bình trong năm (154 ngày)

Thay số liệu vào công thức (3) ta có E = 0,72 kg/xe.km Giả thiết quảng đường vận chuyển trung bình trên tuyến đường phát sinh nhiều bụi (đoạn ra công trường) 0,5 km, ước tính lượng bụi phát sinh trên đoạn đường này 0,72 kg/xe.km × 0,5 km

= 0,361 kg/xe

Để xác định nồng độ phát thải bụi từ lốp xe ma sát với mặt đường, có thể áp dụng mô hình phát thải nguồn đường để tính toán nồng độ bụi Thay các giá trị vào công thức (3.1), nồng độ bụi ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải được thể hiện như sau:

Bảng 4.6 Nồng độ bụi do lốp xe ma sát với mặt đường từ phương tiện vận chuyển

TT Khoảng cách x(m) z Nồng độ (mg/m3)

QCVN 05:2023/BTNMT (TB 1h)

ra vào dự án lượng bụi phát sinh lớn vào những ngày nắng, mặt đường trở nên khô ráo làm cho các hạt đất mất kết dính với nhau dễ dàng bị cuốn the bánh xe và luồng gió

do xe chạy qua Lượng bụi phát sinh sẽ làm ảnh hường đến người tham gia giao thông

Trang 28

Ngoài ra, tác động của bụi phát sinh từ mặt đường có thể gây ra tai nạn giao thông do mất tầm nhìn Do đó, Chủ dự án sẽ có biện pháp giảm thiểu thích hợp sau này

2.1.2.3 Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất

a Quá trình sản xuất viên nén năng lượng sạch

* Bụi phát sinh từ hoạt động bốc dỡ nguyên liệu

Trong công đoạn tập kết và bốc dỡ nguyên liệu từ các phương tiện vận chuyển vào trong khu vực bãi chứa, từ khu vực bãi chứa về các xưởng sản xuất, quá trình vận chuyển mùn cưa, dăm bào vào khu vực lưu chứa, có bám dính nhiều bụi đất do việc chất đống, chuyên chở và bụi phát sinh từ nguồn nguyên liệu nên để vận chuyển nhanh chóng và hạn chế việc rơi vãi Công ty sử dụng một số loại xe nâng chuyên dụng, xe xúc lật

Trong quá trình vận chuyển nguyên liệu sản xuất, lượng bụi phát sinh hầu hết là bụi đất dạng vô cơ và một phần bụi có nguồn gốc từ chính loại nguyên liệu gỗ Đây là loại bụi nhẹ có kích thước hạt từ 1 - 10 𝜇m, phát sinh gián đoạn, không liên tục, phụ thuộc nhiều vào điều kiện vi khí hậu như nhiệt đô, độ ẩm, không khí, tốc độ gió,… vì thế mức độ tác động sẽ không rõ rệt và phạm vi chịu ảnh hưởng trực tiếp đa phần là lái xe, công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ bốc xếp và vận chuyển nguyên liệu Bụi phát sinh chủ yếu trong ranh giới khu vực Dự án, không phát tán ra bên ngoài

* Bụi gỗ phát sinh từ quá trình sản xuất

- Quy trình sản xuất viên nén sẽ có hoạt động băn dăm phát sinh mảnh gỗ lớn, bụi có kích thước lớn dễ lắng xuống đất và thu gom để tái sử dụng Nguyên liệu sử dụng để băm đưa vào sản xuất là gỗ rừng trồng, gỗ bìa,… Các loại nguyên liệu này thường có độ ẩm từ 35 - 40% nên lượng bụi sinh ra trong quá trình băm dăm có trọng lượng lớn do mang độ ẩm cao; bụi có kích thước lớn dễ sa lắng Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thời tiết có gió, sẽ có khả năng bụi gỗ khuếch tán vào môi trường bên trong nhà xưởng và môi trường không khí xung quanh xưởng Đối với việc lưu chứa dăm bào công ty tiến hành lưu chứa tại bên trong khu vực có mái che, khống chế chiều cao bãi chứa dăm bào không quá 3m

- Đối với dây chuyền băm dăm để phục vụ cho quá trình sản xuất viên nén được băm từ các các loại gỗ rừng trồng, gỗ thừa, gỗ phế phẩm sau khi đưa vào dây chuyền băm dăm, dự án tiến hành xả dăm trực tiếp vào các họng tiếp liệu vào đi vòng trong dây chuyền sản xuất, để tránh tình trạng tồn đọng nguyên liệu tại khu vực sân phơi, giảm tối đa nguồn gây ô nhiễm môi trường

- Ngoài quá trình băm dăm thì bụi còn phát sinh hầu hết ở các công đoạn khác trong quá trình sản xuất viên nén, cụ thể:

+ Công đoạn nghiền thô: Bụi phát sinh tại khu vực máy nghiền thô, bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng (5x 25 x 25)mm;

+ Sấy nguyên liệu: Sau khi nguyên liệu gỗ được nghiền thô có độ ẩm khoảng 35 – 55% được đưa vào một đầu của lò sấy thùng quay Nguyên liệu sẽ được rơi đảo đều

Trang 29

và di chuyển đến đầu còn lại của thùng sấy cùng với quá trình cấp gió nóng để mang

ẩm ra khỏi nguyên liệu Tuy nhiên, trong công đoạn này sẽ phát sinh lượng bụi, khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu cấp vào trong quá trình sấy Nguyên liệu đi cùng dòng khí nóng làm phát sinh bụi trong ống khói nếu không có giải pháp thu hồi bụi

+ Công đoạn nghiền tinh: Bụi phát sinh tại công đoạn nghiền tinh có kích thước cỡ (5 x 10 x 10)mm, đây là dạng bụi dễ phát tán ra môi trường không khí

+ Công đoạn ép viên, làm nguội, sàng, đóng bao: Các công đoạn này phát sinh lượng bụi không đánh kể do quá trình ép viên là hệ kín, viên ép sau khi ép đã cứng

và có độ bóng nên lượng bụi phát sinh không đáng kể

Đa số bụi phát sinh trong các công đoạn sản xuất là bụi mịn, nhẹ nên khả năng phát tán theo gió cao, làm ảnh hưởng đến môi trường lao động sản xuất, sức khỏe của công nhân và môi trường không khí xung quan là rất lớn

Tham khảo tài liệu Hướng dẫn đánh giá nhanh nguồn phát thải của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) [2] thì hệ số ô nhiễm của bụi gỗ trong quá trình băm, nghiền, sàng

gỗ là 0,187 (kg/tấn gỗ) Ước tính khối lượng nguyên liệu khoảng 9.500 tấn/tháng thì tải lượng bụi phát sinh ước tính:

C = Co + (1.000Ml)/(uH) (4) Trong đó:

+ Co: là nồng độ chất ô nhiễm vào khối hộp (Co = 0,202 mg/m3 theo số liệu về thông số bụi hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án)

+ M: Cường độ phát thải đơn vị của nguồn mặt (g/m2.s)

+ u: Tốc độ gió trung bình (m/s); u = 4,5 m/s

+ H: Chiều cao xáo trộn (m); H = 10 m

+ l, b: Chiều dài và chiều rộng của hộp khí (m)

Cường độ phát thải đơn vị của nguồn mặt được xác định như sau:

M = Es/(l  b) (5) Trong đó: Es là tải lượng phát thải trên đơn vị thời gian (Es = 2,8 kg/h ≈ 0,7 g/s) Kết quả tính toán nồng độ bụi phát tán trong không khí ứng với chiều dài l và chiều rộng b của hộp không khí được trình bày ở bảng sau:

Trang 30

Bảng 4.7 Nồng độ bụi phát tán trong không khí từ công đoạn nghiền thô,

nghiền tinh và làm nguội Khoảng cách Cường độ

phát thải (g/m2.s)

Nồng độ (mg/m3)

QĐ 02:2019/

QĐ-BYT (mg/m3)

* Bụi phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu lò sấy

Dự án sử dụng 02 lò sấy cấp nhiệt cho quá trình sấy nguyên liệu Theo tính toán tại chương 1, nhiên liệu sử dụng cho 02 lò sấy là cành rễ cây, gỗ phụ phẩm, mùn cưa với khối lượng 750 tấn/tháng = 28 tấn/ngày (khoảng 14 tấn/lò)

Thành phần của khí thải bao gồm các sản phẩm cháy của củi, chủ yếu là các khí

CO2, CO kèm theo một ít các tạp chất trong nhiên liệu không kịp cháy hết, tro bụi bay theo dòng khí Theo tài liệu tham khảo của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ - US.EPA, kết quả tính toán như sau:

Đối với quá trình đốt nhiên liệu là cành rễ cây, thành phần các chất trong khí thải của lò thay đổi tùy theo loại củi đốt nhưng lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định và để tính toán, ta có thể dùng trị số VT20 = 4,3 m3/kg nghĩa là khi đốt 1 kg dăm

sẽ sinh ra 4,3 m3 khí thải ở nhiệt độ 2000C

- Tính toán tải lượng và nồng độ ô nhiễm từ 01 lò sấy: Lưu lượng khí thải được tính từ công thức:

L = B [V020 + (α – 1) V0] (273 + t) /273 (m3/h) (6) Trong đó:

+ B: Lượng củi đốt trong 1giờ, B = 1.750 kg/h

+ V020: Khói sinh ra khi đốt 1kg dăm, V020 = 4,3 m3/kg

+ α: Hệ số thừa không khí, α = 1,25 – 1,3, chọn α=1,3

+ V : Lượng không khí cần để đốt 1kg củi, V = 3,43 m3/kg

Trang 31

+ t: Nhiệt độ khí thải gần đúng, t  2000C

Thay số vào công thức (6) ta được L = 16.157 m3/h = 4,5 m3/s

Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO, hệ số khí thải khi đốt củi được cho trong bảng sau:

Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3)

Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3)

QCVN 19:2009/BTNMT Kp=0,9, Kv=1,0, cột B Bụi 6.300.000

độ của Bụi và CO cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (bụi vượt ngưỡng 1,96 lần và CO vượt 1,4 lần) còn các chỉ tiêu khác đều đạt giới hạn cho phép Vì vậy, Chủ dự án sẽ có biện pháp

để giảm thiểu tác nhân ô nhiễm này

Ngày đăng: 01/01/2025, 09:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.5. Quy mô các hạng mục công trình xây dựng - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 1.5. Quy mô các hạng mục công trình xây dựng (Trang 10)
Bảng 1.6. Danh mục máy móc, thiết bị - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 1.6. Danh mục máy móc, thiết bị (Trang 11)
Bảng 3.6. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 3.6. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt (Trang 20)
Bảng 4.2. Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 4.2. Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án (Trang 24)
Bảng 4.3. Số lượt xe cần thiết để vận chuyển  Phương tiện  Giá trị giới hạn khí thải (g/km) - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 4.3. Số lượt xe cần thiết để vận chuyển Phương tiện Giá trị giới hạn khí thải (g/km) (Trang 25)
Bảng 4.6. Nồng độ bụi do lốp xe ma sát với mặt đường từ phương tiện vận chuyển - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 4.6. Nồng độ bụi do lốp xe ma sát với mặt đường từ phương tiện vận chuyển (Trang 27)
Bảng 4.7. Nồng độ bụi phát tán trong không khí từ công đoạn nghiền thô, - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 4.7. Nồng độ bụi phát tán trong không khí từ công đoạn nghiền thô, (Trang 30)
Bảng 4.11. Thành phần CTNH phát sinh tại dự án - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 4.11. Thành phần CTNH phát sinh tại dự án (Trang 33)
Bảng 4.12. Mức độ phát sinh tiếng ồn của một số loại xe - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 4.12. Mức độ phát sinh tiếng ồn của một số loại xe (Trang 34)
Sơ đồ 4.2. Quy trình xử lý nước thải sản xuất của dự án - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Sơ đồ 4.2. Quy trình xử lý nước thải sản xuất của dự án (Trang 39)
Sơ đồ 4.3. Quy trình xử lý bụi phát sinh từ công đoạn nghiền thô - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Sơ đồ 4.3. Quy trình xử lý bụi phát sinh từ công đoạn nghiền thô (Trang 41)
Bảng 4.13. Thông số kỹ thuật của các thiết bị xử lý bụi từ công đoạn nghiền thô - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 4.13. Thông số kỹ thuật của các thiết bị xử lý bụi từ công đoạn nghiền thô (Trang 42)
Sơ đồ 4.4. Quy trình xử lý bụi, khí thải phát sinh từ công đoạn sấy - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Sơ đồ 4.4. Quy trình xử lý bụi, khí thải phát sinh từ công đoạn sấy (Trang 43)
Sơ đồ 4.5. Quy trình xử lý bụi phát sinh từ công đoạn nghiền tinh, ép viên và - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Sơ đồ 4.5. Quy trình xử lý bụi phát sinh từ công đoạn nghiền tinh, ép viên và (Trang 46)
Bảng 5.1. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn chất ô nhiễm - Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự Án nhà máy sản xuất viên năng lượng sạch và thiết bị văn phòng
Bảng 5.1. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn chất ô nhiễm (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w