1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở nhà máy Điện mặt trời phước hữu

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

---*Δ*--- BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI PHƯỚC HỮU Địa điểm: Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước; xã Nhị Hà và xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh

Trang 1

-*Δ* -

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

CỦA CƠ SỞ NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI PHƯỚC HỮU

Địa điểm: Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước; xã Nhị Hà và xã Phước Ninh,

huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận, Năm 2024

Trang 2

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN ENERGY PHƯỚC HỮU

Địa điểm: Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước; xã Nhị Hà và xã Phước Ninh,

huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

CHỦ CƠ SỞ CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN ENERGY

PHƯỚC HỮU CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Đinh Thái Chung

Ninh Thuận, năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ i

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1

1.1 Tên chủ cơ sở: 1

1.2 Tên cơ sở: Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu 1

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 3

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 4

1.4.1 Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng 5

1.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước và máy móc, thiết bị sử dụng của Cơ sở 5

1.5 Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở 9

1.5.1 Vị trí của Cơ sở 9

1.5.2 Diện tích sử dụng đất của Cơ sở 11

1.5.3 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình tại Cơ sở 11

1.5.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 13

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 15

2.1 Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 15

2.2 Đánh giá sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 17 CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ 18

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 18

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 18

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 21

3.1.3 Xử lý nước thải 22

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 25

3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 26

3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 26

3.3.2 Chất thải rắn sản xuất 26

3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 26

3.5 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 29

3.6 Biện pháp giảm thiểu tác động do ảnh hưởng nhiệt thừa: 29

Trang 4

3.7 Biện pháp giảm thiểu tác động của cường độ điện từ trường đến môi trường

đến sức khoẻ con người 29

3.8 Phương án phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của cơ sở trong giai đoạn ngừng vận hành nhà máy: 30

3.9 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 31

3.9.1 Phòng chống, ứng phó sự cố cháy nổ 31

3.9.2 Phòng ngừa sự cố tai nạn lao động 36

3.10 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 36

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 38

4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 38

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải: 38

4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa 38

4.1.3 Dòng nước thải 38

4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 38

4.1.5 Vị trí, phương thức xả thải và nguồn tiếp nhận nước thải: 38

CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 40

5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với điện từ trường 40

5.2 Kết quả quan trắc môi trường nước thải, khí thải 42

CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 43 6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm 43

6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 43

6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 43

6.2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 43

6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 43

CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 44

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ĐẦU TƯ 45

PHỤ LỤC KÈM THEO 47

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu ôxi sinh hóa

BNNPTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BTCT : Bê tông cốt thép

BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường CBCNV : Cán bộ công nhân viên COD : Nhu cầu ôxi hóa học

CTR : Chất thải rắn CTNH : Chất thải nguy hại ĐMT : Điện mặt trời ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

GXN : Giấy xác nhận HĐTĐ : Hợp đồng thuê đất

MTV : Một thành viên NĐ-CP : Nghị định – Chính Phủ PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

WHO : Tổ chức y tế thế giới

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở 5

Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng điện của Cơ sở 6

Bảng 1.3: Danh mục máy móc, thiết bị của Cơ sở 6

Bảng 1.4: Thông số kỹ thuật của các tấm pin 11

Bảng 1.5: Hạng mục các công trình bảo vệ môi trường 13

Bảng 3.1: Thống kê mương thoát nước 19

Bảng 3.2: Khối lượng chất thải nguy hại dự kiến phát sinh theo năm 27

Bảng 3.3: Danh sách thiết bị phòng cháy chữa cháy 31

Bảng 3.4: Các nội dung thay đổi của Cơ sở 36

Bảng 4.1: Chất lượng nước thải so với Quy chuẩn kỹ thuật 38

Bảng 5.1: Vị trí lấy mẫu 40

Bảng 5.2: Kết quả phân tích điện từ trường của cơ sở 41

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Hiện trạng khu vực cơ sở 2

Hình 1.2: Sơ đồ cấu trúc nhà máy điện mặt trời nối lưới theo công nghệ SPV 3

Hình 1.3: Vị trí của Cơ sở 9

Hình 1.4: Mặt bằng trạm biến áp 10

Hình 1.5: Mặt bằng tuyến đường dây 10

Hình 1.6: Khu bố trí tấm pin năng lượng mặt trời của Cơ sở 12

Hình 1.7: Nhà quản lý vận hành của Cơ sở 13

Hình 1.8: Đường giao thông nội bộ của Cơ sở 13

Hình 2.1: Vị trí Cơ sở trên bản đồ quy hoạch đất đến năm 2030 16

Hình 3.1: Đường ống thu gom nước mưa của Cơ sở 18

Hình 3.2: Nước mưa thấm theo theo địa hình tự nhiên khu pin mặt trời 19

Hình 3.3: Nước mưa được thu gom bằng các mương 20

Hình 3.4: Nước mưa thoát về suối tự nhiên 21

Hình 3.5: Sơ đồ thu gom nước mưa 21

Hình 3.6: Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt 21

Hình 3.7: Nhà vệ sinh của Cơ sở 22

Hình 3.8: Cấu tạo bể tự hoại 4m3 23

Hình 3.9: Bể chứa nước sau xử lý 23

Hình 3.10: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt qua bể tự hoại 24

Hình 3.11: Cảnh quan khu vực Cơ sở 25

Hình 3.12: Thùng rác của Cơ sở 26

Hình 3.13: Bể thu dầu sự cố trạm biến áp 28

Hình 3.14: Bể thu dầu trạm Inverter 28

Hình 3.15: Kho chứa CTNH tại Cơ sở 29

Hình 3.16: Công trình phòng chống, ứng phó sự cố cháy nổ 36

Trang 8

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1.1 Tên chủ cơ sở:

Theo quyết định chủ trương đầu tư số 286/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4201610309 do phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà cấp lần đầu ngày 18/8/2014; cấp thay đổi lần thứ 7 ngày 12/6/2017

Ủy ban dân tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy điện mặt trời Phước Hữu tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước; xã Nhị Hà và xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang tại Quyết định số 412/QĐ-UBND ngày 19/3/2018

Đến ngày 04/12/2020, Ủy ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định số 380/QĐ-UBND

về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Green Energy Phước Hữu chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4500642179 do phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch

và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận cấp ngày lần đầu ngày 22/7/2020

Đồng thời Công ty Cổ phần Green Energy Phước Hữu đã có văn bản số 154/2024/ CV-GE ngày 22/11/2024 gửi UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thay đổi chủ đầu tư so với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước; xã Nhị Hà và xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang

Do đó tên chủ cơ sở là Công ty Cổ phần Green Energy Phước Hữu

1.1.1 Địa chỉ văn phòng

Địa chỉ trụ sở chính Thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam

1.1.2 Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:

Ông: Đinh Thái Chung

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị

1.1.3 Điện thoại: 0259.2229077

1.1.4 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Green Energy

Phước Hữu do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận cấp số 4500642179, đăng ký lần đầu vào ngày 22 tháng 07 năm 2020 và đăng

ký thay đổi lần thứ 01 ngày 19 tháng 04 năm 2021

1.2 Tên cơ sở: Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu

1.2.1 Địa điểm thực hiện cơ sở: Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước; xã Nhị Hà và xã

Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

Trang 9

Hình 1.1: Hiện trạng khu vực cơ sở

1.2.2 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Quyết định số 412/QĐ-UBND ngày 19/03/2018 của Uỷ Ban nhân dân tỉnh Ninh

Thuận phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nhà máy điện mặt trời Phước Hữu tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước; xã Nhị Hà và xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang

1.2.3 Quy mô của Cơ sơ

Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 286/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của của Uỷ Ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 04/12/2020 của Uỷ Ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu của Công ty Cổ phần Green Energy Phước Hữu

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ

về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn

áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, cơ sở Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu có công suất 50MWp thuộc Công trình cấp I

Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Cơ sở có vốn đầu tư 1.425.000.000.000 đồng Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Đầu tư công và Phụ lục

I (mục I phần B) của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ (quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công) thì cơ sở thuộc dự án nhóm B

Trang 10

Theo quy định tại khoản 2 Điều 39, khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở là Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; Theo khoản

1 Điều 28 nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Công suất, công nghệ sản xuất của cơ sở

Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu có quy mô như sau:

- Nhà máy điện mặt trời công suất 50MW (65 MWp)

- 01 Trạm biến áp 22/110 kV- 1×63MVA

- Tuyến đường dây 110 kV dài 7,5 km được đấu vào Trạm biến áp 110kV ĐMT

Phước Hữu

- Công suất đang hoạt động: Cơ sở đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2019 và hiện tại

hoạt động đạt 100% công suất thiết kế

a Nhà máy điện mặt trời công suất 50MW (65 MWp)

Cơ sở lựa chọn theo công nghệ quang điện SPV Tấm pin năng lượng mặt trời là loại PV silic đa tinh thể, là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện - hiệu ứng quang điện và lựa chọn công nghệ nối lưới để hóa lượng điện thu được từ các tấm pin mặt trời vào lưới điện quốc gia, sử dụng nội bộ

Loại tấm pin năng lượng mặt trời sử dụng (loại PV silic đa tinh thể ) hiệu suất cao, tuổi thọ trên 20 năm, công suất 370 Wp cho mỗi tấm pin Với quy mô công suất

Trang 11

+ Phần thiết bị xây dựng ngoài trời:

• Máy biến áp 22/110kV với công suất 63 MVA

• Bố trí lắp đặt thiết bị phân phối 110kV

• Bố trí lắp đặt thiết bị tủ phân phối 22kV

• Bố trí lắp đặt hệ thống điện tự dùng

• Lắp đặt móng máy biến áp và các móng trụ thiết bị

• Lắp đặt hệ thống mương cáp và các phần xây dựng phụ trợ phù hợp theo thiết kế

• Hệ thống phòng cháy, chữa cháy (nhà trạm bơm cứu hỏa, bể nước chống cháy, cát cứu hỏa, dàn phun sương.)

• Bể nước thu dầu sự cố

• Hệ thống chống sét

+ Thiết bị trong nhà:

• Hệ thống điện điều khiển bảo vệ (hệ thống máy tính trạm, cáp quang kết nối, tủ điều khiển, bảo vệ đường dây và máy biến áp, công tơ đo đếm )

• Hệ thống đo đếm điện năng

• Hệ thống báo cháy, thông gió, hệ thống chiếu sáng

c Đường dây 110kV đấu nối (7,5 km)

- Điện áp định mức: 110kV

- Số mạch: 01

- Điểm đầu: Thanh cái 110kV TBA 110kV Ninh Phước

- Điểm cuối: Thanh cái 110kV Trạm nâng áp 22/110kV của Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu

- Chiều dài tuyến: 7,5 km (Bao gồm đoạn vào trạm)

- Hành lang tuyến: 15m (tính từ tim ra mỗi bên 7,5m)

- Diện tích chiếm đất vĩnh viễn – móng trụ: 1.688 m2

1.3.2 Sản phẩm của cơ sở

Điện năng

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

Trang 12

1.4.1 Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng

Cơ sở Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu có nhiệm vụ sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời thông qua thiết bị tấm pin năng lượng mặt trời (loại PV silic đa tinh thể) giúp chuyên hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) và nối lưới để hòa lượng điện thu được từ các tấm pin mặt trời vào lưới điện quốc gia, sử dụng nội bộ

Cơ sở khi đi vào hoạt động thì nguồn nguyên, nhiên liệu sử dụng chủ yếu là các tấm pin năng lượng bị hư hỏng cần thay thế

Tổng số tấm pin sử dụng là 175.680 tấm Công suất mỗi tấm 370 Wp Tuổi thọ tấm pin là 25 năm

1.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước và máy móc, thiết bị sử dụng của Cơ sở

a Nhu cầu về nước

Nguồn cung cấp nước cho giai đoạn vận hành lấy từ nguồn nước máy từ Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Ninh Thuận

Lượng nước tiêu thụ hiện hữu trung bình của Cơ sở khoảng 1,58 m3/ngày Cụ thể như sau:

- Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân viên: Tổng số nhân viên làm việc tại

nhà máy điện mặt trời là 19 người Tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt là 1,32

m3/ngày, trong đó:

+ 3 người thường xuyên sinh hoạt và ngủ lại tại Cơ sở với lượng nước sử dụng trung bình khoảng 0,36 m3/ngày; trung bình 1 người sử dụng khoảng 120 lít/ngày, tương đương 0,12 m3/ngày Định mức này lấy từ nguồn TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế

+ 16 người làm việc vào giờ hành chính và về trong ngày với lượng nước sử dụng khoảng 0,72 m3/ngày; trung bình 1 người sử dụng khoảng 45 lít/ngày, tương đương 0,045 m3/ngày Định mức này lấy từ nguồn TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế

- Nước tưới cây: Lượng nước tưới cây của Cơ sở là 0,5 m3/ngày

Tổng lượng nước sử dụng của Cơ sở: Nuớc sinh hoạt: 1,08 m3/ngày + Nước tưới cây 0,5 m3/ngày = 1,58 m3/ngày

Bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở

(Nguồn: Hóa đơn nước của Công ty Cổ phần Green Energy Phước Hữu)

- Nước cấp cho rửa pin: Để tiết kiệm chi phí vận hành, nhà máy chỉ vệ sinh tấm

pin theo chu kỳ 30 ngày Biện pháp rửa tấm pin là sử dụng vòi phun áp lực cao để làm sạch bề mặt tấm pin và tiết kiệm nước Lượng nước rửa tấm pin chỉ sử dụng vào

Trang 13

khoảng từ tháng 12 đến tháng 7 trong năm Chu kỳ rửa pin 30 ngày/1 lần rửa; số ngày rửa/lần rửa 15 ngày Quy mô nhà máy bao gồm 175.680 tấm pin mặt trời; số lượng tấm pin vệ sinh trong mỗi ngày là 11.712 tấm Lưu lượng nước vệ sinh tấm pin dùng trong 1 ngày:

Qvs = (qvs × Fpv × npv) ÷ 1000 = (1 × 2 × 11.712) ÷ 1000 = 23,42 (m3/ngày) Trong đó :

• Qvs : Lưu lượng nước sử dụng vệ sinh các tấm pin 8h mỗi ngày

• qvs : Lưu lượng nước sử dụng vệ sinh cho 1 m2 tấm pin (m3/m2)

• Fpv : Diện tích một tấm pin (m2)

• npv : Số lượng tấm pin vệ sinh 1 ngày

Tổng lưu lượng nước vệ sinh tấm pin dùng trong 1 chu kỳ:

QT

vs = 15 × 23,42 = 351,36 (m3) Trong quá trình rửa pin, đơn vị vệ sinh tấm pin không sử dụng các hóa chất tẩy rửa để rửa pin, vì vậy nước rửa pin tương đối sạch và trong, không gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt

b Nhu cầu về điện

Nguồn cấp điện: nguồn điện lưới quốc gia tại khu vực

Lượng điện sử dụng hiện hữu trung bình là 34.976 kwh/tháng Cụ thể như sau:

Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng điện của Cơ sở

(Nguồn: Hóa đơn điện của Công ty Cổ phần Green Energy Phước Hữu)

c Danh mục máy móc, thiết bị

Danh mục các thiết bị chính trong giai đoạn hoạt động của Cơ sơ được trình bày theo bảng sau:

Bảng 1.3: Danh mục máy móc, thiết bị của Cơ sở

I Phần thiết bị nhà máy

1 Tấm pin năng lượng mặt trời (Module), 370Wp Tấm 175.680

Trang 14

STT Thông số Đơn vị Số lượng

II Máy biến áp

1

Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu gồm 1 máy biến áp

tăng áp loại 03 pha, 03 cuộn dây ngâm trong dầu, đặt

ngoài trời, có trang bị bộ điều áp dưới tải phía cao áp

- Kiểu: MBA kiểu 3 pha, 2 cuộn dây ngoài trời;

- Công suất danh định: 250kVA;

5 Biến dòng điện 110kV (1 pha, loại ngoài trời)

6 Chống sét van 1 pha 92kV kèm bộ đếm sét Bộ 9

7 Chống sét van 1 pha 24kV kèm bộ đếm sét Bộ 3

9 Kẹp cục thiết bị và phụ kiện đấu nối Lô 1

IV Phần tủ phân phối 22kV

Trang 15

STT Thông số Đơn vị Số lượng

2 Tủ máy cắt hợp bộ ngăn lộ đường dây (cáp lực) Tủ 5

4 Tủ cầu dao phụ tải kèm cầu chì chao MBA tự dùng Tủ 1

6 Hệ thống máy tính trạm điều khiển trạm HT 1

10 Hộp đấy dây ngoài trời cho CT, VT 110kV phục vụ đo đếm điện năng HT 1

VI Hệ thống đo đếm điện năng

2 Máy tính để bàn dùng cho đọc số liệu tại chỗ kèm theo

3 Bộ chuyển đổi và các phụ kiện kèm theo HT 1

VII Hệ thống cáp lực và cáp điều khiển

3 Hệ thống cáp tín hiệu và điều khiển HT 1

Trang 16

STT Thông số Đơn vị Số lượng

8 Nhà điều khiển và phân phối 20kV Cái 1

14 Hệ thống chữa cháy tự động mương cáp HT 1

(Nguồn: Tổng hợp theo thực tế từ Công ty Cổ phần Green Energy Phước Hữu)

1.5 Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở

1.5.1 Vị trí của Cơ sở

Cơ sở Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu được xây dựng trên địa bàn xã Phước

Hữu, huyện Ninh Phước; xã Nhị Hà và xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

Hình 1.3: Vị trí của Cơ sở

Trang 17

Hình 1.4: Mặt bằng trạm biến áp

Hình 1.5: Mặt bằng tuyến đường dây

Trang 18

1.5.2 Diện tích sử dụng đất của Cơ sở

Cơ sở Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu được xây dựng trên địa bàn xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước; xã Phước Ninh và xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận Với diện tích đất phần nhà máy của Cơ sở là khoảng 70 ha nằm trên địa bàn xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước

Diện tích được giao cho Công ty theo các quyết định và hợp đồng thuê đất sau:

- Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 23/10/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang thuê đất (đợt 1) tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước để thực hiện Dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu;

- Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 30/8/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang thuê đất (đợt 2) tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước để thực hiện Dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu;

- Hợp đồng thuê đất số 10/HĐTĐ ngày 27/02/2020 (đợt 1);

- Hợp đồng thuê đất số 11/HĐTĐ ngày 27/02/2020 (đợt 2)

1.5.3 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình tại Cơ sở

Các hạng mục chính của Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu bao gồm:

- Hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời;

- Nhà quản lý vận hành;

- Đường giao thông nội bộ

a Tấm pin năng lượng mặt trời

Thông số kỹ thuật của tấm pin mặt trời của Cơ sở được trình bay theo bảng sau:

Bảng 1.4: Thông số kỹ thuật của các tấm pin

8 Điện áp tối đa của hệ thống (tiêu chuẩn IEC) 1.500 V DC

9 Dòng điện định mức tối đa của cầu chì chuỗi 15 A

II Đặc tính nhiệt độ

Trang 19

STT Thông số kỹ thuật Giá trị

III Đặc tính cơ học

Nguồn: Công ty Cổ phần Green Energy Phước Hữu, 2024

Hình 1.6: Khu bố trí tấm pin năng lượng mặt trời của Cơ sở

b Nhà quản lý vận hành

Khu quản lý vận hành nằm cạnh đường vận hành, bao gồm nhà điều hành; sân bê tông, sân đỗ xe, đường dạo bộ và vườn cây tiểu cảnh

Trang 20

Hình 1.7: Nhà quản lý vận hành của Cơ sở

c Đường giao thông nội bộ

Một số hình ảnh hiện trạng đường giao thông nội bộ của khu vực Cơ sở:

Hình 1.8: Đường giao thông nội bộ của Cơ sở

1.5.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường tại Cơ sở như sau:

Bảng 1.5: Hạng mục các công trình bảo vệ môi trường

Trang 21

dầu sự cố + Bể chứa dầu sự cố từ máy biến áp có thể

Trang 22

CHƯƠNG II

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 2.1 Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Cơ sở “Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu” phù hợp với các quyết định sau:

- Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong đó nêu rõ: Phát triển điện mặt trời để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia và khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa chưa thể cấp điện

từ nguồn điện lưới quốc gia Điện năng sản xuất từ năng lượng mặt trời tăng từ khoảng

10 triệu kWh năm 2015 lên khoảng 1,4 tỷ kWh vào năm 2020; khoảng 35,4 tỷ kWh vào năm 2030 và khoảng 210 tỷ kWh vào năm 2050 Đưa tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng mặt trời trong tổng sản lượng điện sản xuất từ mức không đáng kể hiện nay lên đạt khoảng 0,5% vào năm 2020, khoảng 6% vào năm 2030 và khoảng 20% vào năm 2050;

- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 Trong đó nêu rõ: Đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, bao gồm cả nguồn tập trung lắp đặt trên mặt đất và nguồn phân tán lắp đặt trên mái nhà: Đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030 Điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030;

- Quyết định số 350/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Ninh Phước Cơ sở thuộc đất công trình năng lượng là phù hợp với Quyết định số 350/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2022;

- Quyết định số 40a/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Ninh Phước Cơ sở thuộc đất công trình năng lượng là phù hợp với Quyết định số 40a/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2024

- Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Thuận Nam Cơ sở thuộc đất công trình năng lượng là phù hợp với Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2022;

- Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận Cơ sở thuộc đất công trình năng lượng là phù hợp với Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2022

Trang 23

Hình 2.1: Vị trí Cơ sở trên bản đồ quy hoạch đất đến năm 2030

Vị trí Cơ sở

Trang 24

2.2 Đánh giá sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Theo Thông tư 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì nước thải sinh hoạt phát sinh từ Cơ sở sau khi xử lý qua bể tự hoại sẽ dẫn vào hố thu gom nước thải sau xử lý để tuần hoàn tái sử dụng trong khuôn viên Cơ sở (tận dụng để tưới ẩm đường đi) nên Cơ sở không thuộc đối tượng phải

đánh giá khả năng chịu tải của môi trường

Hoạt động của Cơ sở “Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu” có phát sinh một số chất thải và được xử lý như sau:

Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt trong quá trình hoạt động của Cơ sở sẽ

được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn theo QCVN 14:2008/BTNMT (cột B)- Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và dẫn vào hố thu gom nước thải sau xử lý để tuần hoàn tái sử dụng trong khuôn viên Cơ sở (tận dụng để tưới ẩm đường đi)

Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom đúng

quy định và được địa phương thu gom theo đúng Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường quy định

Chất thải nguy hại: sẽ được thu gom đúng quy định theo Thông tư

02/2022/TT-BTNMT và hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường Cao Gia Quý theo Hợp đồng số 143/2024/PHUOCHUU-CGQ ngày 05/11/2024 về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với tần suất 01 lần/ năm

Đối với không khí xung quanh: Cơ sở hoạt động phát sinh chủ yếu là bụi từ

phương tiện giao thông, chủ Cơ sở có những biện pháp hạn chế, giảm thiểu đối với nguồn ô nhiễm này như trồng nhiều cây xanh, hạn chế tốc độ ra vào,… nên tác động của bụi từ quá trình ra vào khu vực Cơ sở là không đáng kể

Chủ Cơ sở sẽ tuân thủ, chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo môi trường theo các quy chuẩn nêu trên

Trang 25

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ 3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

- Khu vực Nhà điều hành và trạm biến áp:

+ Nhà điều hành: Nước mưa chảy tràn từ mái nhà được thu gom bằng ống PVC ø90 bố trí âm dưới sân nền và chảy theo mương thu nước vào hố ga thu gom nước mưa (0,6x0,6) m trên sân đường

Hình 3.1: Đường ống thu gom nước mưa của Cơ sở

+ Sân đường khu nhà điều hành: Nước mưa sân đường theo độ dốc sân nền chảy vào mương thu nước có bố trí các hố ga thu gom được bố trí xung quanh khu vực sân đường; kết cấu các hố ga bê tông, cốt thép

+ Sân đường khu TBA: Nước mưa sân đường theo độ dốc sân nền chảy vào các

hố ga thu gom trên sân đường được bố trí xung quanh khu vực sân đường TBA, kết cấu các hố ga bê tông, cốt thép

+ Mương cáp: mương cáp được thiết kế có đáy tạo dốc theo hướng dốc của sân nền TBA Nước mưa trong mương cáp chảy theo các ống vào các hố ga thu gom trên sân đường TBA

- Khu vực bố trí tấm pin:

Nước mưa rơi trực tiếp xuống tấm pin sẽ chảy tràn và được thu gom vào hệ thống các mương, rãnh thu gom bố trí dọc theo các tuyến đường nội bộ của khu vực bố trí tấm pin Sau đó, nước mưa chảy về mương thoát nước mưa chính (là suối tự nhiên hiện hữu)

Trang 26

Hình 3.2: Nước mưa thấm theo theo địa hình tự nhiên khu pin mặt trời

Nước mưa chảy tràn sau khi được thu gom bằng các mương thoát nước thì sẽ được thoát ra suối tự nhiên

Mương thoát nước chung của Cơ sở: Mương thoát nước mưa chung của Cơ sở được xây bằng bê tông, đáy lót đá chẻ, mặt trong mương được trát vữa xi măng chống thấm Mương được xây dựng dọc theo tuyến đường giao thông nội bộ của Cơ sở để thu gom nước mưa chảy tràn trong khu vực Cơ sở Sau đó thoát ra suối tự nhiên

Bảng 3.1: Thống kê mương thoát nước

1 Mương hình thang Loại 1/ Type 1 Dài 3.629 m x rộng 0,4 m x

Trang 27

Hình 3.3: Nước mưa được thu gom bằng các mương

Ngày đăng: 29/12/2024, 08:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w