Ngoài nhắc tới Huế là mảnh đất hiếu khách, hiền hòa thì mỗi khi ta nhắc đến Huế thì ta liền nhắc đến đó là trung tâm phật giáo của cả nước, trải qua hơn 200 ngôi Chùa và Niệm Phật đường
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN NHIẾP ẢNH VÀ ẢNH BÁO CHÍ
CHỦ ĐỀ:
NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA BỐ CỤC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO Ở HUẾ.
HUẾ, THÁNG 11, NĂM 2023.
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN MÔN NHIẾP ẢNH VÀ ẢNH BÁO CHÍ
CHỦ ĐỀ:
NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA BỐ CỤC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO Ở HUẾ.
HUẾ, THÁNG 11, NĂM 2023.
Sinh viên thực hiện : Đỗ Nguyễn Thành Nhật Bảo.
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Điện.
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4 PHẦN I MỞ ĐẦU 5
1 Lý do lựa chọn đề tài _5
2 Mục đích nghiên cứu. _5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6
4 Phương pháp nghiên cứu. _6 a) Phương pháp khảo sát, thu thập tư liệu thực tế _6 b) Phương pháp điều tra, tìm hiểu tư liệu. _6
5 Nội dung nghiên cứu _6
PHẦN II NỘI DUNG. _7
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG II. 7 2.1 ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VÀ NHO GIÁO. 7 2.1.1 Triết lý nhân sinh quan và tư tưởng Thiền của Phật giáo. 7 2.1.1.1 Triết lý về nhân sinh quan của Phật giáo. 7 2.1.1.2 Tư tưởng Thiền. _10 2.1.1.3 Tư tưởng Thiên nhân tương dữ. _10 2.1.2 Trục thần đạo - ảnh hưởng của Nho giáo _12 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA PHONG THỦY ĐẾN BỐ CỤC CHÙA HUẾ 13 2.2.1 Khái niệm Phong thủy _13 2.2.2 Tác động đến chọn vị trí - địa hình ngôi chùa _14 2.2.3 Yếu tố nước trong phong thủy chùa Huế _15 2.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỐ CỤC CHÙA TRUYỀN THỐNG MIỀN BẮC 15 2.4 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CUNG ĐIỆN TRIỀU NGUYỄN TRONG BỐ CỤC CHÙA HUẾ 17
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Thầy dạy bộ môn Nhiếp ảnh và ảnh Báo chí, GV Nguyễn Văn Điện Trong suốt quá trình học tập và thực hành
về bộ môn Nhiếp ảnh và ảnh Báo chí, cá nhân em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp cá nhân em tìm hiểu những kiến thức mới, những kĩ thuật liên quan đến chụp ảnh để cho ra những tấm ảnh đẹp nhằm phục vụ cho việc học và nghiên cứu Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về đề tài “Nét độc đáo của kiến trúc Phật giáo ở Huế”
Và có lẽ trong mọi lĩnh vực, kiến thức luôn là vô hạn và sự tiếp cận những kiến thức đó của cá nhân em luôn luôn tồn tại nhiều hạn chế nhất định Nên trong quá trình hoành thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân em rất mong thầy thông cảm và rất mong muốn được nhận được từ thầy những lời góp ý để những bài tiểu luận tiếp theo của em được hoàn thiện hơn
Kính chúc thầy luôn luôn có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công tác giảng dạy phía trước của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Nhắc tới Huế, một vùng đất của truyền thống, văn hóa tọa lạc ở miền Trung đầy nắng gió Nơi đây đã để lại trong lòng biết bao du khách
sự vấn vương, thương nhớ mỗi lần đặt chân tới Người ta nói rằng vẻ đẹp của Huế Chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn nét trầm tư khiến ai
đã đi rồi thì cũng mong ngóng đến ngày đặt chân quay trở lại bởi cảnh vật thiên nhiên mang trong mình một sự trầm lắng đẹp đến lạ thường Nhịp sống ở nơi đây rất chậm, không hối hả, xô bồ như những thành phố khác
Và con người cũng vậy, họ hiền hòa, thân thiện, hiếu khách tạo cho ta những ấn tượng vô cùng khó phai
Ngoài nhắc tới Huế là mảnh đất hiếu khách, hiền hòa thì mỗi khi ta nhắc đến Huế thì ta liền nhắc đến đó là trung tâm phật giáo của cả nước, trải qua hơn 200 ngôi Chùa và Niệm Phật đường tọa lạc trên một diện tích chưa đầy 5.054 km , ngoài sự dày đặc của các ngôi chùa thì Huế là nơi bắt2
nguồn của sự khéo léo đầy tinh tế thể hiện qua cách chế biến và bày trí những món ăn chay, cung cách thờ Phật trong các ngôi nhà ở Huế Những ngôi chùa ở Huế là nơi trình bày những nét văn hóa đầy ấn tượng được các nghệ nhân truyền tải thông qua tay nghề đầy đã thể hiện được những lời dạy bảo của Đức Phật cho đệ tử trong chốn Thiền môn và cũng thể hiện mong ước và nét văn hóa thường nhật trong cuộc sống Từng nét chạm trổ như vẽ nên từng thời kì của đất nước, từng chiến công lẫy lừng của dân tộc Việt Nam và vẻ đẹp trong văn hóa lao động của con người Nó thể hiện nét đẹp của từng thời kì, của quá khứ, hiện tại và tương lai
2 Mục đích nghiên cứu.
+ Giới thiệu những nét văn hóa ẩn sâu trong từng nét chạm khắc + Bảo tồn các nét văn hóa đang dần mai một giữa sự thay đổi của
xã hội
Trang 6+ Giáo dục cho giới trẻ về lịch sử hình thành và mối quan hệ của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, chính trị - xã hội, đạo đức và truyền thống dân tộc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng để thực hiện đề tài là hai ngôi chùa là Chùa Thiên Mụ và Chùa Kim Quang theo thuộc phái Bắc tông mang nét kiến trúc đôc đáo và lâu đời,
có giá trị về văn hóa, lịch sử, và giá trị kiến trúc Các dạng chùa Nam tông, khất sĩ, niệm Phật Đường không được đề cập đến
4 Phương pháp nghiên cứu.
a) Phương pháp khảo sát, thu thập tư liệu thực tế
Phương pháp khảo sát thực tế: Các hình ảnh sơ cấp của đề tài chủ yếu dựa vào khảo sát thực tế quan sát, chụp ảnh tư liệu, sử dụng tư liệu trên Google
để tìm hiểu các hạng mục, các hạng mục kiến trúc trong bố cục: Vị trí tọa lạc, kiến trúc tòa chánh điện, hậu điện, nhà tăng,…
b) Phương pháp điều tra, tìm hiểu tư liệu.
Tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến một số chuyên gia, các vấn các sư am hiểu nghiên cứu văn hóa phật giáo Huế - sư thầy Thích Không Nhiên, sư Thích Hải Ấn và các sư trụ trì, đệ tử ở một số chùa trong địa bàn… Tìm hiểu tài liệu từ các đề tài liên quan, các sách báo, bài viết có liên quan Một số tranh ảnh, mô hình miêu tả địa điểm khảo sát thực tế tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá, tổng hợp tài liệu trong phạm vi đề tài cho phép
5 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về lịch sử phát triển phật giáo ở Huế và sự phát triển của ngôi chùa Huế, làm rõ các loại hình chùa Huế thời Nguyễn Phân tích các cơ sở khoa học ảnh hưởng đến sự hình thành một ngôi chùa Huế: yếu tố phong thủy, các tư tưởng Phật giáo và Nho giáo, sự kế thừa của
bố cục chùa truyền thống miền Bắc, sự ảnh hưởng của kiến trúc cung điện triều Nguyễn, sự ảnh hưởng văn hóa Chăm Pa
Trang 7Phân tích đánh giá đặc điểm và phân loại các dạng bố cục mặt bằng tổng thể chùa Huế qua các bản vẽ khảo sát theo các tiêu chí khác nhau Qua đó nhận diện các giá trị truyền thống của các dạng bố cục và định hướng công tác giữ gìn và phát huy các giá trị đó vào công tác bảo tồn phục dựng kiến trúc chùa Huế trong giai đoạn hiện nay
PHẦN II NỘI DUNG.
CHƯƠNG I DẪN NHẬP
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng 2000 năm trước và chịu ảnh hưởng to lớn từ Phật giáo Trung Hoa Thế nhưng Phật giáo Việt Nam vẫn không bị đồng hóa vào trong nền Phật giáo của Trung Hoa mà vẫn có những nét riêng mang đậm nét đẹp văn hóa Việt Nhìn theo lịch sử của dân tộc thì nét kiến trúc của Phật giáo Việt Nam có một chặng đường phát triển rất dài gần 2000 năm Ở nước ta, ngay tại các làng, các thôn, xã đều có đến hang chục ngôi chùa, niệm Phật đường Chùa chiềng, đình, đền, miếu,…là một yếu tố cấu thành nên cộng đồng dân cư, làng xã có chùa thì chung cư, phố phường cũng phải có chùa Phạm vi của hệ thống kiến trúc Phật giáo không chỉ giới hạn chung quanh những Tự viện, Già lam mà còn ở kiến trúc của triều đình, công đường và lan tỏa vào tất cả mọi sinh hoạt của nhân gian
CHƯƠNG II.
CƠ SỞ KHOA HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỐ CỤC CHÙA HUẾ.
2.1 ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VÀ NHO GIÁO.
Xây dựng một ngôi chùa vốn dĩ là công trình tôn giáo văn hóa không chỉ đơn thuần như xây dựng nhà cửa, nó ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng - giáo lý nhà Phật Ở trong khuôn khổ đề tài chỉ xét về bố cục tổng thể - cảnh quan ngôi chùa Bố trí nội thất, phối trí tượng thờ trong chùa…Cũng chịu tác động tư tưởng Phật giáo và Nho giáo nhưng đề tài không đề cập đến
Trang 82.1.1 Triết lý nhân sinh quan và tư tưởng Thiền của Phật giáo.
2.1.1.1 Triết lý về nhân sinh quan của Phật giáo.
Nhân sinh quan của Phật giáo gắn bó chặt chẽ và là hệ quả trực tiếp của quan niệm muôn vật sinh ra, tồn tại rồi mất đi theo quy luật sinh diệt và sự tiếp thu tư tưởng
về luân hồi, nghiệp báo Quá trình thác sinh luân hồi đó đều do một yếu tố là
“nghiệp” Nó chi phối theo luật nhân duyên Mục đích cuối cùng và cũng là tư tưởng chủ đạo có tính xuyên suốt toàn bộ
thuyết nhân sinh là tư tưởng “giải thoát”
khỏi đau khổ Đức Phật Thích Ca Mâu ni
đã đưa ra thuyết “Tứ diệu đế” và “Thập
nhị nhân duyên” để giải thoát chúng sinh
ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp nghiệp báo
Mục đích của việc tu hành trong đạo Phật
là nhằm đạt tới sự siêu thoát hướng con
người tới cõi Niết bàn
Đó là một trạng thái tâm linh hoàn
toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau và phiền não
Thuyết nhân sinh Phật giáo chính là nền tảng, là gốc, tác động lớn đến văn hóa nghệ thuật Phật giáo, trong đó ít nhiều tác động đến kiến trúc Phật giáo Xét về mặt kiến trúc, phần lớn nhận biết theo sự cảm nhận, tác động đến tâm trí con người khi chiêm ngưỡng kiến trúc và các biểu tượng trang trí thông qua nguồn gốc ý nghĩa của chúng
Bố cục chùa Việt nói chung và chùa Huế nói riêng có rất nhiều hình dạng
dù có hình dạng như thế nào đều lấy hướng quy tụ về một điểm linh thiêng nhất
là ngôi chánh điện thờ Phật, ở vị trí trung tâm đẹp và cao nhất Đó là nguyên
Hình 2.1.1.1.1: Bánh xe luân hồi
Trang 9tắc bất di bất dịch, nguyên tắc này thấy rõ ở chùa thời Lý, thời Trần Ngôi chánh điện thờ Phật đươc ngầm hiểu là “Niết bàn” của toàn bố cục kiến trúc chùa, là nơi hướng tới trong triết lý Phật giáo Ngoài ra, chùa Việt truyền thống tuân theo một số nguyên tắc Phật giáo như: cột trụ phải to, thẳng thể hiện tính giác ngộ, độ nghiêng của mái phải vừa phải không nên lớn quá Từng họa tiết trang trí của ngôi chùa đều thể hiện sự bao dung, lòng vị tha của đức Phật đối với chúng sinh Trong chánh điện thường có hai vị Hộ pháp trấn giữ, đó là một ông thiện và một ông ác để răn dạy chúng sinh giác ngộ và hướng thiện…Các ý nghĩa của các tượng Phật Nhân sinh quan Phật giáo tác động đến kiến trúc, bố cục ngôi chùa Huế cũng dựa trên nền tảng truyền thống lâu đời của ngôi chùa Việt đã nêu trên
Trong bố cục chùa, các bộ phận kiến trúc ít nhiều đều thể hiện thông điệp nhân sinh của đạo Phật Bắt đầu có cổng Tam Quan, vị trí phân chia giữa không gian trần tục và linh thiêng Tam quan được gọi là “tam giải thoát môn” biểu thị cho trí huệ, từ bi, là màng lọc, gạt bỏ những hệ lụy của trần tục trước khi bước vào chùa Sau đó có Tháp (tháp Phước Duyên, Điều Ngự, Bồ Đề tháp) Tuy ở chùa Huế không nhiều như chùa ở miền Bắc mà chủ yếu là tháp mộ Tháp Phật
từ xa xưa được sử dụng để an trí xá lợi Phật, tượng trưng cho thời khắc nhập Niết bàn của Phật, rất cao quý được các Phật tử chiêm bái
Bên cạnh đó, sự cảm nhận, thẩm thấu triết lý Phật giáo biểu hiện ở bố cục cảnh quan ngôi chùa và hệ thống biểu tượng trang trí… Sân chùa thường có “Cây
bồ đề” là biểu tượng sự giác ngộ tuyệt đối theo sự tích của đức Phật Hai cây bồ
đề trước cổng chùa Viên Thông hay cây ở sân chùa Từ Đàm Cây bồ đề có xuất
xứ từ cội bồ đề Ấn Độ, nơi đức Phật thành đạo đến trồng ở chùa Từ Đàm tạo một sự linh thiêng và uy nghi trước sân chùa Ngoài ra còn có hồ sen nhỏ trước chùa hay hồ bán nguyệt cũng biểu thị sự thanh cao Cảnh quan vườn chùa hay thiết trí các vườn khô, tiểu cảnh tái diễn sự tích đức Phật Nổi bật trong đó là mô phỏng biểu tượng “dấu bàn chân Phật”, “bảy bước đi của Phật” tượng trưng bảy bước đi đầu tiên của Đức Phật lúc chào đời ở đường đi vào hay vườn trước chùa, những vị trí khách hành hương dễ bắt gặp và chiêm ngưỡng nhất
Trang 10Các bàn chân Phật trên đá ở thảm cỏ xanh mướt hay các tượng Phật từ lúc sinh ra đến lúc đắc đạo trên một hồ nước thoáng rộng (chùa Từ Lâm, chùa Trúc Lâm, Từ Hiếu…) Dấu bàn chân Phật nhắc nhở về sự hằng hữu của Đức Phật trên cõi đời và con đường tỉnh thức của Ngài Ngoài ra, các biểu tượng Phật giáo khác cũng xuất hiện ở cảnh quan, kiến trúc chùa như: bánh xe pháp luân, hoa sen, chữ Vạn, lưỡng long chầu pháp luân …Với những ý nghĩa và lời răn dạy khác Ngay cả quy mô khối tích chùa Huế cũng chứa đựng triết lý nhân sinh Ngôi chùa nhỏ nhắn bình dị, khối tích vừa phải tầm 5-7 gian, không quá to lớn
và hùng vĩ
Các bậc cấp vừa phải, dãy cột nhỏ nhắn, hàng hiên, cửa chùa rộng mở hài hòa tỷ lệ con người, không gian chánh điện có trần cao vừa phải thậm chí có chùa ta phải nói là khá thấp…Đó chính là vũ trụ quan của đạo Phật và nhất là cái tinh thần Phật giáo Huế thể hiện rõ điều đó, hướng tới sự gần gũi thân thiện với chúng sinh và đệ tử Phật cũng là con người tu tập, đắc đạo mà thành, nhờ trí tuệ được khai mở mà giác ngộ Quan hệ giữa Phật và đệ tử là “quan hệ thầy trò”, quan hệ dẫn dắt nên ngôi chùa phải tạo sự gần gũi với đệ tử Đây cũng chính
là điểm khác biệt, điểm riêng của triết lý nhân sinh phật giáo Huế so với các vùng khác
2.1.1.2 Tư tưởng Thiền.
Tư tưởng Thiền trong đạo Phật tác động lớn đến vị trí chùa Huế và bố cục cảnh quan Những vị tổ xưa khi đến xứ Thuận Hoá – Phú Xuân chọn những vùng đất có cảnh quan thiên nhiên vắng lặng dựng tích trượng, xây lên những ngôi thảo am Thời gian ban đầu vị trí chùa khá tách biệt với cuộc sống dân chúng, chủ yếu tọa lạc ở các đồi núi, triền núi như núi Hàm Long (chùa Báo Quốc), núi Hoàng Long (chùa Quảng Tế,) núi Ngũ Phong (chùa Diệu Viên)
…Sau này cùng với quá trình đô thị hóa xảy ra, dân cư tập trung đông nên ngôi chùa có khoảng cách gần gũi với dân chúng hơn, khuôn viên chùa gần với nhà dân hơn
Trang 11Các lối vào chùa đều có sự tách biệt giữa cõi trần và cõi Phật: một con đường len lỏi qua các ngọn đồi Thông (chùa Từ Hiếu, Thuyền Tôn) hay hệ thống bậc cấp cao trên ngọn đồi (Thiên Mụ, Báo Quốc, Đông Thuyền…) với dụng ý với các lối vào như thế để tạo ra một thế giới tu tập riêng của ngôi chùa,
dễ hành thiền, ít bị tác động từ thế giới bên ngoài
Cảnh quan và vườn chùa thể hiện rõ nét thiền vị Ngôi vườn, sân, chậu cảnh, tượng Phật…nằm trong một cảnh quan sinh thái xung quanh, chốn thâm u đồi núi rất thanh bình Mọi thứ trong bố cục: tam quan, chính điện, lầu chuông, lầu trống, nhà bia, tượng Phật, hòn non bộ, ghế ngồi…đều được bố trí trật tự ngăn nắp, đối xứng nhưng không quá khô khan, tất cả toát lên chất thiền Không khí chùa trang nghiêm thanh tịnh nhưng không quá thâm u kỳ bí mà nhẹ nhàng thanh thoát, như trút bỏ được mọi ưu phiền giúp người tu tập và người ghé đến dễ dàng hành thiền an lạc Cảnh quan vườn chùa đậm chất thiền phải kể đến tổ đình Từ Hiếu với kiến trúc dựa sau một rừng thông và cảnh quan thiên nhiên rất tĩnh lặng
2.1.1.3 Tư tưởng Thiên nhân tương dữ.
Một trong những tư tưởng tác động mạnh mẽ có tính chất tiên
quyết đến tinh thần Phật giáo Huế nói chung và kiến trúc chùa Huế nói riêng là “Thiên nhân tương dữ” Đây là một học thuyết của Đổng Trọng Thư, một trong 3 tín ngưỡng cốt yếu của hệ tư tưởng Nho giáo Nó nói
về tính thống nhất và mối liên hệ khăng khít, luôn có sự dung hòa tương
hỗ, bổ trợ của thiên nhiên, kiến trúc và con người, và tinh thần phật giáo Huế
Nếu ngôi chùa không có thiên nhiên bao quanh sẽ trở thành trơ
trụi và vô nghĩa Nhưng cảnh quan thiên nhiên không có kiến trúc nhà cửa, điện đài, chùa thờ Phật, thì chỉ là thiên nhiên man dại nguyên sơ
không có sự kết nối với con người Nên danh lam và thắng cảnh thường
đi liền với nhau, kết hợp thêm tâm thức con người trong đó thì cái tổng thể mới trọn vẹn