SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT VĨNH THUẬN Ngày soạn: 20/01/2010 Ngày dạy: 28/01/2010 Dạy lớp: 12A2, 12C4, 12C5 Tiết 31: Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố của tùng phân ngành - Hiểu rõ được cơ cấu ngành CN thực phẩm, cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành. 2. Kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ nhứng vùng phân bố than, dầu khí cũng như các nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang xây dựng ở nước ta và đường dây siêu áp 500 kv. - Chỉ trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính và các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta. - Phân tích được sơ đồ cấu trúc, biểu đồ và số liệu về ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ địa chất-khoáng sản VN. - Atlat đại lí VN. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 8’ Câu 1: Chứng minh cơ cấu ngành CN nước ta đa dạng và đang có sự chuyển dịch. Tại sao có sự chuyển dịch đó. Câu 2: Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó? 3. Dạy bài mới: * Khởi động: GV yêu cầu HS nhác lại khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm, sau đó giới thiệu cho HS biết các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ tìm hiểu. Thời lượng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Nhóm - Bước 1: HS dựa vào SGK, bản đồ địa chất- khoáng sản, Atlat Địalí 12, hình 27.1, 27.2, 27.3 và kiến thức đã học, thảo luận: + Nhóm 1, 3, 5: CN khai thác nguyên, nhiên liệu. + Nhóm 2, 4, 6: Công nghiệp điện lực. - Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức. 1. Công nghiệp năng lượng: a. CN khai thác nguyên, nhiên liệu: - CN khai thác than: + Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng lớn khoảng 3 tỉ tấn + Than nâu ở ĐBSH hàng chục tỉ tấn. + Than bùn ở U Minh – Cà mau. + Sản lượng khai thác không ngừng tăng năm 2005: 34 tr tấn. - CN khai thác dầu khí: + Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 - CB - 1 - GV: TRỊNH VŨ PHONG SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT VĨNH THUẬN 18 – 20 Phút Gợi ý của GV: - Trữ lượng từng ngành. - Chỉ Atlát, Bản đồ sự phân bố. - Tình hình khai thác. - Phân tích khái quát những thế manh về tự nhiên đối với việc phát triển ngành công nghiệp điện lực nước ta - Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta. - Tại sao có sự thay đổi về cơ cấu sản lượng điện? - Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố ngành thủy điện và nhiệt điện nước ta + Tại sao nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không được xây dựng ở miền Nam? * Chuyển ý: Ngoài ngành công ngiệp năng lượng được coi là ngành trọng điểm thì còn ngành nào ở nước ta coi là ngành CN trọng điểm? Vào mục 2. trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m 3 khí ( bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. + Dầu cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, khí cung cấp cho nhà máy điện Phú Mỹ, nguyên liệu sản xuất phân đảm Phú Mỹ - Cà Mau. + Sản lượng dầu năm 2005: 18,5 tr tấn.; b. CN điện lực: * Khái quát chung: - Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực - Sản lượng điện tăng rất nhanh - Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn có sự thay đổi: + Giai đoạn 1991-1996 thủy điện chiếm hơn 70%. + Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm khoảng 70%. - Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500kW. * Ngành thủy điện và ngành nhiệt điện: - Thủy điện: + Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai + Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình, Yaly + Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn La, Na Hang - Nhiệt điện: + Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng mặt trời, sức gió… + Các nhà máy nhiệt điện phía Bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí + Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại, Uông Bí và Uông Bí mở rộng, Phú Mĩ 1, 2, 3, 4… + Một số nhà máy đang được xây dựng GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 - CB - 2 - GV: TRỊNH VŨ PHONG SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT VĨNH THUẬN 13- 15 Phút * Hoạt động 2: Cặp đôi - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào Atlát 12, hình 27.4, bảng 27, và kiến thức đã học: + Chứng minh cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP đa dạng? + Giải thích vì sao CN chế biến LT-TP là ngành công nghiệp trọng điểm. + Tại sao nói: việc phân bố CN chế biến LT-TP mang tính qui luật? + Chỉ trên Atlat sự phân bố từng ngành? - Bước 2: HS trả lời, chỉ Atlát. - Bước 3: GV chuẩn Kiến thức. 2. CN chế biến lương thực, thực phẩm: - Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác - Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi tròng thủy hải sản - Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn Việc phân bố các ngành CN này mang tính chất qui luật. Nó phụ thuộc vào tính chất nguồn nguyên liệu , thị trường tiêu thụ. IV. ĐÁNH GIÁ: 1. Tại sao công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trong điểm của nước ta? 2. Hãy xác định các nhà máy thủy điện và nhiệt điện trên Atlát Địalí 12. 3. Chứng minh cơ cấu công nghiệp chế biến LT – TP nước ta đa dạng và chỉ sự phân bố trên Átlát Địalí 12. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Xem lại Atlát. - Chuẩn bị bài 28. GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 - CB - 3 - GV: TRỊNH VŨ PHONG . nước ta đa dạng và chỉ sự phân bố trên Átlát Địa lí 12. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Xem lại Atlát. - Chuẩn bị bài 28. GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 - CB - 3 - GV: TRỊNH VŨ PHONG . lượng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Nhóm - Bước 1: HS dựa vào SGK, bản đồ địa chất- khoáng sản, Atlat Địa lí 12, hình 27.1, 27.2, 27.3 và kiến thức đã học, thảo luận:. và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ địa chất-khoáng sản VN. - Atlat đại lí VN. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 8’ Câu