Môn Kinh Tế Doanh Nghiệp giúp bạn củng cố môn học, và nắm được kiến thức tốt nhất Môn Kinh Tế Doanh Nghiệp giúp bạn củng cố môn học, và nắm được kiến thức tốt nhất
Trang 1LỢI THẾ SO SÁNH CỦA KINH TẾ DƯỢC TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
Trang 2Định nghĩa
• Nền kinh tế mở: sự giao thương rộng rãi với các nước, không phân biệt thể chế chính trị, tôn
trọng chủ quyền của các nước
• Lợi thế so sánh: Là điểm mạnh (điểm lợi thế) được tìm thấy trong một chủ thể khi so sánh
tương quan giữa hai hay nhiều chủ thể với nhau
=> Lợi thế so sánh tuyệt đối: Là điểm lợi thế hơn hẳn của một chủ thể trong các mối so sánh
tương quan với một hay với nhiều chủ thể khác
=> Lợi thế so sánh tương đối: Là tỷ lệ có lợi thế hơn của các đối tượng trong một chủ thể này
khi so sánh với tỷ lệ của các đối tượng tương đồng trong một hay nhiều chủ thể khác, mặc dù các đối tượng trong chủ thể này không có lợi thế so sánh tuyệt đối so với chủ thể kia
Trang 3Lợi thế so sánh
Ví dụ: (theo Adam Smith)
- Quốc gia nào có chi phí sản xuất về một mặt hàng nào đó thấp hơn quốc gia khác, thì ta nói rằng quốc gia đó có lợi thế so sánh tuyệt đối về loại hàng hóa đó so với quốc gia khác
=> chuyên môn hóa mặt hàng mình có lợi thế so sánh tuyệt đối thì của cải xã hội sẽ tăng lên,
=> Nếu với nguồn lực có giới hạn là 15 giờ lao động (theo thí dụ trên),
nếu Việt Nam đầu tư vào cả hai ngành hàng thì sẽ tạo ra được:
01 tấn café và 01 tấn sắt, nhưng nếu Việt Nam chuyên môn hóa mặt hàng
mà mình có lợi thế so sánh tuyệt đối là café thì sẽ tạo được 03 tấn café
-> giữ lại 01 tấn café tiêu dùng trong nước,
02 tấn còn lại sẽ đưa vào thương mại quốc tế với Mỹ,
giả sử 01 giờ lao động # 1USD, thì Việt Nam sẽ thu được 18 USD,
với số tiền đó Việt Nam mua lại sắt của Mỹ sẽ được 3 tấn sắt
Kết luận: sau khi chuyên môn hóa và đưa vào thương mại quốc tế thì hàng hóa của Việt Nam sẽ có
1 tấn cafe và 3 tấn sắt – trong cùng một giới hạn nguồn lực phải bỏ ra là 15 giờ lao động.*
Trang 4Lợi thế so sánh
Vấn đề: Nếu một nước không có lợi thế tuyệt đối nào (tất cả lợi thế tuyệt đối nằm về bên kia),
có thể tham gia giao thương không?
Ví dụ: (theo David Ricardo)*
- VN có chi phí sản xuất 1 kg thuốc thành phẩm bằng 1/6 (5/30) chi phí sản xuất 1 kg nguyên liệu
- Brazil có chi phí sản xuất 1 kg thuốc thành phẩm bằng 1/5 (4/20) chi phí sản xuất 1 kg nguyên liệu
Tính ra VN có lợi thế tương đối khi so với Brazil (1/6 < 1/5)
(mặc dù giá 1 kg thuốc thành phẩm của VN mắc hơn Brazil)
Giả sử:
-> VN với nguồn lực có giới hạn là 35 giờ lao động (theo thí dụ trên), nếu Việt Nam đầu tư vào cả hai ngành hàng thì sẽ tạo ra được: 01 kg thuốc thành phẩm A và
01 kg nguyên liệu A, nhưng nếu Việt Nam chuyên môn hóa mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh tương đối thì sẽ tạo ra được 07 kg thuốc thành phẩm A Từ đó, VN giữ lại 02 kg thuốc thành phẩm A cho tiêu dùng trong nước, 05 kg còn lại sẽ đưa vào thương mại quốc tế với Brazil, giả sử 1 giờ lao động # 1 USD, thì Việt Nam sẽ thu được 20 USD, với số tiền đố Việt Nam mua lại được 1 kg nguyên liệu thuốc A của Brazil => Như vậy VN với 35 giờ lao động giới hạn, có 2 kg thuốc và 1 kg nguyên liệu.
Trang 5Lợi thế so sánh
NHẬN ĐỊNH LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI: Với một nguồn lực có giới
hạn, mỗi quốc gia phải tìm được lợi thế so sánh tuyệt đối cho quốc gia mình và sử dụng nó để làm tăng của cải của đất nước.
NHẬN ĐỊNH LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI: Mọi quốc gia đều có lợi
khi tham gia vào thương mại quốc tế nếu biết tận dụng lợi thế so sánh, điều này sẽ làm của cải xã hội tăng lên
BÀN LUẬN: Lỗ hỗng lý luận có không?
Trang 6Tỷ giá hối đoái
• Khái niệm: mức giá mà đồng tiền nước này có thể chuyển đổi thành đồng tiền nước khác.
• Cách thể hiện:
• Lấy nội tệ làm chuẩn: dành cho USD, Pounds, Euro…
• Lấy ngoại tệ làm chuẩn: các quốc gia đồng tiền yếu hơn, trong đó có VN.
Vd (27/6/2023): 1 USD = 23.670 VND, 1£ = 30.697, 1 Euro = 26.292 VND
• Cách niêm yết: USD/VND = 23.470/23.840; USD/VND = 23.670
Trang 7Tỷ giá hối đoái
• Hiệu ứng của tỷ giá hối đoái (theo qui luật cung – cầu, chi phối bởi hoạt động xuất – nhập khẩu hay là cán cân thương mại)
• Tăng: khoảng cách 2 đồng tiền rộng ra
• Giảm: khoảng cách 2 đồng tiền hẹp lại
Tăng do nhu cầu ngoại tệ lớn, nguồn cung hạn hẹp, tiền nội địa nhiều Giảm do nhu cầu ngoại tệ thấp, nguồn cung nhiều, tiền nội địa ít
Khan hiếm ngoại tệ vì đầu tư nước ngoài giảm và xuất/nhập khẩu gặp
nhiều khó khăn trong khi nhu cầu nhập siêu rất lớn Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ thuận lợi
Hàng hóa và tài sản nước ngoài trở nên đắt hơn đối với người trong nước,
giảm sức mua trong nước đối với hàng hóa nước ngoài, gây khó khăn cho
nhập khẩu -> giảm cầu ngoại tệ.
Tình trạng đôla hóa nền kinh tế dần bị loại bỏ, vì nhà đầu tư nước ngoài muốn chuyển USD thành tiền Việt và người dân cũng muốn giữ tiền VND thay vì tiền đô như lúc trước
Hàng hóa và tài sản trong nước trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài
-> tăng sức mua từ nước ngoài đối với hàng hóa trong nước, làm tăng xuất
khẩu -> tăng cung ngoại tệ.
Xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất trong nước tăng -> tính cạnh tranh hàng hóa của VN bị giảm.
Sản xuất bị đình trệ do hàng nhập khẩu giá rẻ.
(Tương đối)*
Trang 8Tỷ giá hối đoái
• Các loại tỉ giá hối đoái:
• Tỷ giá hối đoái cố định: là loại tỷ giá hối đoái mà chính phủ cam kết sẽ suy trì bằng cách dùng dự trữ ngoại
tệ và chính sách kinh tế khác để can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cung, cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối thay đổi.*
• Tỷ giá hối đoái thả nổi: là loại tỷ giá hối đoái được tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chính phủ không
can thiệp vào thị trường ngoại hối.**
• Tỷ giá hối đoái thả nổi không hoàn toàn: là loại tỷ giá hối đoái thả nổi nhưng nếu vượt qua giới hạn cho
phép, có khả năng ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế thì nhà nước sẽ dùng dự trữ ngoại tệ để can thiệp***
https://xuanlocland.vn/tin-tuc/thao-tung-tien-te-la-gi-619
Trang 9KINH TẾ VI MÔ
Trang 10Khái niệm
• Kinh tế vi mô chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các cá nhân (gồm người
tiêu dùng, nhà sản xuất, hay một ngành kinh tế nào đó) theo cách riêng lẻ và biệt lập
• Phạm vi nghiên cứu:
- Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường
- Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
- Lý thuyết về hành vi của người sản xuất
- Cấu trúc thị trường
- Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động - vốn - Tài nguyên
- Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tể thị trường
- Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế
- Các lý luận về thất bại thị trường
Trang 11• Thị trường chỉ mất đi khi hàng hoá không còn.
• Thị trường là khách quan từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị truờng
=> BÀN LUẬN: Thị trường bị chi phối bởi yếu tố gì?
Trang 12Thị trường
• Quy luật giá trị: quy định hàng hoá phải được sản xuất và trao đổi trên cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết, tức là chi phí bình quân trong xã hội
• Quy luật cung cầu: nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng cung ứng trên thị trường Quy
luật này quy định cung và cầu luôn có xu thế chuyển động xích lại gần nhau để tạo ra sự cân bằng trên thị trường
• Quy luật giá trị thặng dư: yêu cầu hàng hoá bán ra phải bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông
đồng thời phải có một khoản lợi nhuận để tái sản xuất sức lao động và sản xuất mở rộng
• Quy luật cạnh tranh: quy định hàng hóa sản xuất ra phải ngày càng có chi phí thấp hơn, chất
lượng tốt hơn để thu được lợi nhuận cao và có khả năng cạnh tranh với các hàng hóa cùng loại
Trang 13Thị trường
• Chức năng thừa nhận (Thuận mua vừa bán): mặc cả trên thị trường giữa đôi bên về một hàng hoá nào
đó, sẽ có hai khả năng xảy ra là thừa nhận hoặc không thừa nhận (giá cả, công dụng, thị hiếu) => tiếp tục
sản xuất hoặc không thể tái sản xuất => tạo mặt bằng giá cho sản phẩm
• Chức năng thực hiện: thực hiện các hành vi trao đổi hàng hoá, thực hiện cân bằng cung cầu, thực hiện giá
trị thông qua giá cả hàng hoá và làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực trong doanh nghiệp.
• Chức năng điều tiết: Nhu cầu của thị trường là mục đích của quá trình sản xuất => định hướng chủng
loại và số lượng hàng hoá.
• Chức năng thông tin: cung cấp các thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung cầu, quan hệ cung
cầu của từng loại hàng hóa, chi phí sản xuất, giá cả thị trường, chất lượng sản phẩm, các điều kiện tìm kiếm và tập hợp các yếu tố sản xuất và phân phối sản phẩm cho nhà sản xuất và người tiêu dùng
=> Các chức năng này không tách rời mà đan xen lẫn nhau
Trang 14Cầu thị trường
• Cầu: số lượng của loại hàng hóa/dịch vụ đó mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định nào đó tại một địa điểm nhất định.
• Lượng cầu là số lượng của một loại hàng hóa nào đó mà người mua muốn mua ứng với một mức giá nhất định ới giả thiết các yếu tố khác của thị trường như thị hiếu người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh không đổi Như thế, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
• Hàm cầu: Q D = a+ bP hay P =α + βQ D (QD - là số lượng cầu (hay còn gọi là số cầu); P - giá cả; A, b, α, β - các
hằng số)
• Qui luật cầu: Trong điều kiện các yếu tố khác của thị trường không đổi (theo giả thiết Ceteris Paribus) khi giá
của một hàng hoá tăng lên thì lượng cầu mặt hàng đó sẽ giảm xuống và ngược lại
Đường cầu thường có hướng dốc xuống từ trái sang phải biểu thị mối quan hệ nghịch
chiều giữa giá cả và lượng cầu (khi giá tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại).
Đường cầu không nhất thiết là một đường thẳng Trong hình 3.1, ta vẽ đường cầu
có dạng đường thẳng, điều này chỉ nhằm làm đơn giản hóa việc khảo sát của chúng ta
về cầu Trong nhiều trường hợp, đường cầu có thể có dạng đường cong
Trang 15hàng hóa thứ cấp (hay còn gọi là cấp thấp)
cầu sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng Hàng cấp thấp thường là những mặt hàng rẻ tiền, chất lượng kém như ti-vi trắng đen, xe đạp, mà mọi người sẽ không thích mua khi thu nhập của họ cao hơn.
Trang 16Cầu thị trường
• Yếu tố ảnh hưởng đến cầu: Giá cả chính mặt hàng đó và:
• Giá cả của hàng hoá liên quan:
• Hàng hoá thay thế: những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng có thể mức
độ thỏa mãn là khác nhau) vì cùng công dụng, cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể thay thế khi giá tăng Vd: thịt lợn, cá, trứng…
=> Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), nếu các yếu tố khác là không đổi.
• Hàng hoá bổ sung: sử dụng song hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn
một nhu cầu nhất định nào đó Vd: xăng và xe máy, điện và bếp từ, gas và bếp ga…
=> cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của (các) hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếu các yếu tố khác không đổi
Trang 17Cầu thị trường
• Yếu tố ảnh hưởng đến cầu: Giá cả chính mặt hàng đó và:
• Kỳ vọng của người tiêu dùng: phụ thuộc vào sự dự đoán của người tiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tương lai (hiện tượng đầu cơ, đầu tư…)
• Thị hiếu người tiêu dùng: chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, môi trường văn hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, của người tiêu dùng Vd: ảnh hưởng của văn hoá Hàn Quốc qua phim ảnh, ca nhạc -> tăng nhu cầu bắt chước giống…
• Quy mô thị trường: Số người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào đó có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó (phân khúc khách hàng) Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.
• Các yếu tố khác (không dự đoán chính xác được): thời tiết, khí hậu, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, tai nạn khủng bố…
Trang 18Cung thị trường
• Cung: số lượng của loại hàng hóa đó mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ra thị trường ở các mức giá
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định tại một địa điểm nhất định nào đó.
• Lượng cung là số lượng của một loại hàng hóa nào đó mà người bán muốn bán ứng với một mức giá nhất định.
với giả thiết các yếu tố khác của thị trường như công nghệ, giá cả đầu vào, chính sách nhà nước không đổi Như thế, lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
• Hàm cung: Q s = a + bP hay P = α + βQ s (Qs : lượng cung; P : giá; A, b, α, β: hằng số)
• Qui luật cung: Đường cung cũng có thể được vẽ là
một đường thẳng nhưng có độ dốc đi lên
Như vậy, độ dốc của đường biểu diễn cung và cầu ngược chiều nhau.
=> Đường cung thường có hướng dốc lên từ trái sang phải
=> Đường cung không nhất thiết là một đường thẳng
Trang 19Cung thị trường
• Yếu tố ảnh hưởng đến cung: Giá cả chính mặt hàng đó và:
• Trình độ công nghệ được sử dụng: công nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mở rộng hơn => năng suất tăng, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại mỗi mức giá
• Giá cả của yếu tố đầu vào (lao động, xăng dầu, điện, nước…): Giá cả các yếu tố đầu vào cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng
• Dự báo giá cả mặt hàng đó trong tương lai: các nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm xuống và ngược lại sẽ cung ít đi nếu giá tăng, giả sử các yếu tố khác không đổi vì doanh nghiệp sẽ có xu hướng dự trữ lại hàng hóa và trì hoãn việc bán trong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao trong tương lai khi giá tăng.
Trang 20Cung thị trường
• Yếu tố ảnh hưởng đến cung: Giá cả chính mặt hàng đó và:
• Chính sách thuế và qui định của chính phủ: tăng thuế, tăng phí đối với một ngành sản xuất nào đó, các doanh nghiệp trong ngành sẽ bị gánh nặng thêm chi phí trong sản xuất và ngành này sẽ trở nên kém hấp dẫn Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn và một số doanh nghiệp có thể rời khỏi ngành Ngược lại, nếu có chính sách hỗ trợ thì kích thích cung ứng Qui định, tiêu chuẩn rườm rà, khó hiểu, rối rắm cũng là cản trở cung ứng.
• Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác: đất, nước, thời tiết, khí hậu, cơ sở hạ
tầng giao thông…