1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trang thiết bị Điện công nghiệp

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trang Thiết Bị Điện Công Nghiệp
Tác giả Nguyễn Hoài Thanh, Lê Hữu Bình, Nguyễn Thế Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Tiến Ban
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Điện Công Nghiệp & Dân Dụng
Thể loại đồ án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Chính vì những lý do trên chúng em đã được giao đề tài tìm hiểu: “sơ đồ, nguyên lý hoạt động của máy mài phẳng 3B722” Vì còn thiếu nhiều kiến thức và ít kinh nghiệm thực tế lên bài báo c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA ĐIỆN - CƠ

====o0o====

ĐỒ ÁN 4

TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Tiến Ban

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 13

Lớp : Điện Công Nghiệp & Dân Dụng Khóa : K20

Trang 2

HẢI PHÒNG 2022

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA ĐIỆN-CƠ

Đồ án 4 : Các trang bị điện công nghiệp

Tên giáo viên hướng Dẫn: PGS.TS NGUYỄN TIẾN BAN

Đề tài thảo luận

- Vẽ sơ đồ cho đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

- Tìm hiểu về cấu trúc hệ thống điện, từ đó trình bày nguyên lý hoạt động của

sơ đồ

- Vẽ đặc tính cơ cho các trường hợp thay đổi

Nhóm 13:

Trang 4

MỤC LỤC

1.1.KHÁI NIỆM……….………….5 1.2.CẤU TẠO MÁY MÀI PHẲNG 6

1.3.NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC 7 1.4.PHÂN LOẠI MÁY MÀI PHẲNG 7 1.5.NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY MÀI PHẲNG 8

2.1.CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐIỆN 9

2.2.BẢN VẼ KĨ THUẬT ……….…………10 2.3.NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 12

2.4.LIÊN ĐỘNG VÀ BẢO VỆ 14

KẾT LUẬN……….……… 15

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Góp phần cho sự phát triển nền công nghiệp nói chung và sự tiến bộ của nền

cơ khí nói riêng, máy cắt kim loại không ngừng được nghiên cứu và nâng cao chất lương để khi sản xuất chúng được tối ưu trong quán trình cắt gọt để tạo ra được chất lượng sản phẩm tốt nhất phục vụ cho sản xuất

Máy cắt kim loại đóng vai trò rất quan trọng trong các phân xưởng cơ khí Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, máy công cụ cũng được tự đọng điều khiển Chính nhờ sự phát triển của tin học đã hình thành khái niệm phần mềm gia công, đem lại năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm giải phóng sức lao động cho con người

Xu hướng phát triển trên thế giới hiện nay là nâng cao độ chính xác gia công

và hoàn thiệt máy tự động điều khiển Chính vì những lý do trên chúng em đã được giao đề tài tìm hiểu: “sơ đồ, nguyên lý hoạt động của máy mài phẳng 3B722”

Vì còn thiếu nhiều kiến thức và ít kinh nghiệm thực tế lên bài báo cáo có thể thiếu sót do chưa hiểu hết về máy Vậy nên chúng em mong được các thầy cô chỉ dạy thêm để em có thể hoàn thiện được bài báo cáo được tốt nhất

Chúng em rất biết ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS NGUYỄN TIẾN BAN đã giúp chúng em có thể hoàn thành tốt được nghiên cứu

Hải Phòng, ngày tháng năm

Trưởng nhóm Thanh Nguyễn Hoài Thanh

Trang 6

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ MÁY MÀI PHẲNG

1.1 Khái niệm

- Là dòng máy mài được sử dụng để mài bề mặt phẳng của sản phẩm cần gia công cắt gọt Đây là một quá trình gia công mài mòn, trong đó một viên đá mài được bao phủ bởi các hạt thô (đá mài) chuyển động theo chiều lên xuống giữa bàn kẹp

và viên đá mài, trong khi đó bàn kẹp có thể di chuyển theo phương X và Y để điều chỉnh vị trí của chi tiết cần mài phẳng, cắt các mảnh kim loại hoặc phi kim từ phôi, làm cho bề mặt của nó trở nên phẳng và mịn hơn

Hình 1.1 Máy mài phẳng

Trang 7

1.2 Cấu tạo máy mài phẳng

- Mài mặt phẳng là loại mài phổ biến nhất của các hoạt động mài Đây là một quá  trình hoàn thiện sử dụng đá mài quay để gia công bề mặt phẳng của vật liệu kim loại hoặc phi kim loại Giúp loại bỏ lớp vật liệu trên bề mặt chi tiết gia công Máy mài phẳng bao gồm một viên đá mài, một thiết bị đồ gá được gọi là mâm cặp

và bàn xoay Mâm cặp giữ phôi tại chỗ

Hình 1.2 Cấu tạo máy mài phẳng

Trang 8

1.3 Nguyên lý làm việc

- Nguyên lý hoạt động của máy khá đơn giản, chỉ cần bật nguồn để viên đá mài có thể chuyển động lên xuống và cà nhẵn bề mặt của chi tiết đang được kẹp chặt ở bàn kẹp Bàn kẹp của máy mài cũng có thể di chuyển tịnh tiến theo các phương hướng khác nhau để đảm bảo việc mài được chính xác, tỉ mỉ hơn, mài được tất cả góc cạnh nhỏ hẹp, góc khuất

1.4 Phân loại máy mài phẳng

Có thể phân loại máy mài phẳng thành những nhóm sau đây:

- Máy mài phẳng dùng trục: Có loại 1 trục, 2 trục, 3 trục, khi máy mài vận hành người dùng muốn trục nào di chuyển thì phải dùng tay để quay trục đó Loại máy

mài này gần như là hoạt động thủ công, phải dùng sức của con người, thích hợp

cho việc đào tạo nghề và gia công đơn giản

- Máy mài phẳng bán tự động: Vẫn có 1 trục, 2 trục hoặc 3 trục nhưng được kết hợp với thủy lực hoặc năng lượng điện để điều khiển các trục cho nên đỡ mất sức lao động hơn

- Máy mài phẳng tự động: Tất cả các trục của loại máy mài này đều được điều khiển tự động thông qua chương trình PLC

- Máy mài phẳng CNC Đây là dòng máy mài cao cấp hoàn toàn tự động hóa, bạn:

muốn mài bóng nhẵn với chi tiết có kích cỡ ra sao, mài vị trí nào chỉ cần nhập thông số vào phần mềm CNC là máy tự động làm việc

Trang 9

1.5 Những lưu ý khi sử dụng máy mài phẳng để giúp máy vận hành tốt

Việc sử dụng máy mài phẳng không đúng cách hoặc thiếu tập trung có thể dẫn đến tai nạn lao động, hư hỏng chi tiết, chất lượng sản phẩm không tốt, lãng phí nguyên liệu, tốn thời gian và công sức,… Do vậy hãy chú ý các quy tắc sử dụng vận hành máy mài s u đây:a

- Chỉ sử dụng máy mài để mài những vật liệu cho phép (sắt, thép), tuyệt đối không dùng để mài các vật liệu dễ bắn lửa như nhôm, magie hoặc vật liệu dễ gây cháy như gỗ

- Chỉ người đã được đào tạo và có kinh nghiệm mới nên dùng và bảo trì máy mài

- Tuân thủ đúng các chỉ dẫn của nhà sản xuất về việc vận hành, bảo dưỡng máy

- Kiểm tra máy mài phẳng toàn diện trước mỗi lần vận hành: Đảm bảo đĩa mài và trục chính quay theo chiều kim đồng hồ, phim dung và phim dừng khẩn cấp đã ở vị trí off, để đĩa mài chạy không tải khoảng 5 phút trước khi làm việc

- Tuyệt đối không thay thế linh kiện khi máy đang chạy

- Tất cả các cửa bảo vệ của máy mài phải được đóng chặt trong suốt quá trình hoạt động

- Tắt nguồn điện ngay sau khi không dùng máy

- Bảo dưỡng, lau chùi máy sạch sẽ, không để bụi và phoi đi vào dây trượt, lau chùi bàn mài bằng dẻ lau mềm Bảo quản nơi khô thoáng

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động hoặc ít nhất phải có găng tay, khẩu trang, kính

và giày bảo hộ để đảm bảo an toàn

Trang 10

CHƯƠNG II MÁY MÀI PHẲNG 3B722

2.1.Cấu trúc hệ thống điện

- Máy có 6 động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc , điện áp 220/380V + Động cơ chính quay đá ĐĐ, công suất 10kW, tốc độ 1450 vòng/phút

+ Động cơ bơm thuỷ lực truyền động bàn ĐTL, công suất 4,5kW, tốc độ 950 vòng/phút

+ Động cơ bơm dầu bôi trơn ĐD, công suất 0,12kW, tốc độ 1400 vòng/phút + Động cơ bơm chất lỏng làm mát ĐL, công suất 0,15kW, tốc độ 2800 vòng/phút + Động cơ gạt phoi ĐP, công suất 0,12kW, tốc độ 1400 vòng/phút

+ Động cơ di chuyển nhanh ụ đá mài lên xuống ĐU, công suất 1kW, tốc độ 930 vòng/phút

-Máy có nam châm điện một chiều để giữ chặt chi tiết trên bàn, điện áp 110V

Trang 11

2.2 Bản vẽ kĩ thuật

Hình 2.1 Sơ đồ mạch động lực máy mài phẳng 3B722

Trang 13

2.3 Nguyên lý làm việc của sơ đồ

- Ấn nút 1N (7-9), công tắc tơ KD (9-12) có điện, đóng mạch động cơ bơm dầu ĐD Khi dầu đủ áp lực, tiếp điểm áp lực dầu ALD (9-11) đóng lại Công tắc tơ KĐ (11-12) có điện cấp điện cho động cơ quay đá ĐĐ và duy trì bằng tiếp điểm KĐ (7-9) Dừng động cơ ĐĐ và ĐD bằng nút ấn 2N (5-’’)

- Để hút giữ vật mài trên bàn, cần cấp điện cho nam châm 1NC (43-47) Vặn 2CM về vị trí 1 để đóng nguồn cấp cho chỉnh lưu CL, còn tiếp điểm 2CM

có 2 tiếp điểm, 2 vị trí Vặn 3CM (5 tiếp điểm, 3 vị trí) về vị trí 3, nam châm 1NC (43-47) có điện vì các tiếp điểm 3CM (41-43) và 3CM (16-14) đóng lại Rơle dòng RD (47-16) cũng tác động đóng tiếp điểm RD (5-17) lại để cho động cơ thuỷ lực ĐTL và hệ di chuyển ụ đá mài có thể làm việc Tiếp điểm RD đóng điện đèn báo 1Đ, báo bàn từ đã có điện

- Ấn nút 3N (13-15) để cấp điện cho công tắc tơ KL (15-12) động cơ ĐL được cấp điện, bơm nước làm mát Chuyển mạch 1CM (có 4 vị trí, 3 tiếp điểm) được vặn về vị trí 2 Cũng nhờ 3CM mà động cơ ĐL làm mát có thể làm việc độc lập (1CM ở vị trí 2, tiếp điểm 1CM (5-13) đóng ), làm việc cùng với động cơ quay đá mài (1CM ở vị trí 1, tiếp điểm 1CM (9-15) đóng ) và làm việc với động cơ bơm thuỷ lực ( 1CM ở vị trí 3 , tiếp điểm 1CM (15-21) đóng ) Ngừng làm việc của động cơ ĐL khi 1CM ở vị trí 4

- Các nút ấn 6N, 7N dung cấp điện cho công tắc tơ 1K (35-4) hoặc 2K (39-4) điều khiển động cơ di chuyển nhanh ụ đá mài ĐU

- Ấn nút 4N (19-21), công tắc tơ KTL (21-12) có điện đóng mạch cho động

cơ bơm thuỷ lực ĐTL để bàn chuyển động qua lại Đóng công tắc tơ 2CT (21-23) thì khi bàn đến biên trái, tiếp điểm hành trình 2HT (23-25) đóng lại, nam châm 2NC (25-4) có điện sẽ điều khiển van thuỷ lực để tự động dịch đá mài ăn sâu xuống vật mài Ụ đá mài được dịch theo phương thẳng đứng Khi bàn dịch đến biên phải, tiếp điểm hành trình 3HT (23-27) đóng lại, nam châm 3NC (27-4) có điện sẽ điều khiển van thuỷ lực để dịch đá mài ăn sâu vào vật mài…

Trang 14

- Lấy chi tiết ra ra khỏi bàn từ nhờ vặn 3CM về vị trí khử từ ( vị trí 1 ) rồi bỏ tay ra ngay Tiếp điểm 3CM (43-14) và 3CM (41-45) đóng lại đảo chiều dòng điện cấp cho nam châm 1NC (43-47) và hạn chế dòng khử từ nhờ biến trở 2VR (45-16) Khi bỏ tay khỏi 3CM thì do lò xo của chuyển mạch

mà 3CM tự quay về vị trí 2 ở giữa Bàn từ mất điện và cuộn dây 1NC khép kín mạch nối tiếp điện trở phóng điện 1VR (43-18)

- Khi không dùng bàn từ giữ vật mài thì vặn 2CM về vị trí 2

Trang 15

2.4.Liên động và bảo vệ

- Tiếp điểm ALD (9-11) đảm bảo khi đủ dầu bôi trơn thì động cơ quay đá mài mới làm việc được

- Rơle dòng RD (47-16) đảm bảo bàn từ bị đứt mạch thì bàn ngừng di chuyển

vì động cơ bơm thuỷ lực không làm việc Tiếp điểm RD (5-17) ở mạch công tắc tơ KTL (21-12) mở ra

- Khi chuyển tay gạt cơ khí về vị trí làm việc bằng tay , tiếp điểm 1HT (5-29)

bị tỳ, nếu đóng lại thì việc di chuyển nhanh ụ đá mài mới làm việc được

- Công tắc hành trình 4HT (33-35) không làm cho ụ đá mài quá lên phía trên Bảo vệ quá tải các động cơ bằng rơle nhiệt Bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chảy

Trang 16

KẾT LUẬN

Như vậy sau khi làm xong đề tài trên chúng em đã thu hoạch và tiếp nhận được thêm rất nhiều kiến thức trên tinh thần làm việc nghiêm túc , với những lỗ lực cao của nhóm nội dung của bản đồ án được xây dựng trên cơ sở những tính toán logic và khoa học có tính thuyết phục cao Bản đồ án được trình bày nhằm giúp cho người đọc dễ hiểu, tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế , phạm vi thời gian có hạn , lượng kiến thức lớn nên bản đồ án không khỏi còn những khiếm khuyết Chúng em rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của các thầy , cô cũng như bạn bè để đồ án được hoàn thiện hơn

Và đặc biệt trong quá trình làm đồ án chúng em đã nhận được sự giúp

đỡ ,hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Tiến Ban.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Ngày đăng: 24/12/2024, 20:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w