HOÁ 12 [AMIN] 1. Khi thay thế nguyên tử H trong NH 3 bằng gốc hiđrocacbon ta được một amin. Bậc amin bằng số nguyên tử H bị thay thế. Ví dụ: Khi thay một nguyên tử H trong NH 3 bằng gốc -CH 3 ta được một amin có công thức: CH 3 -NH 2 (metylamin), amin bậc 1. (a) Cho biết công thức cấu tạo,công thức phân tử, tên, bậc của amin tạo ra khi thay thế một nguyên tử H trong NH 3 bằng gốc -C 2 H 5 , -C 6 H 5 (b) Cho biết công thức cấu tạo, công thức phân tử, tên và bậc của amin tạo ra khi thay thế hai nguyên tử H trong NH 3 bằng hai gốc -CH 3 (c) Cho biết công thức cấu tạo, công thức phân tử, tên và bậc của amin tạo ra khi thay thế hai nguyên tử H trong NH 3 bằng gốc -CH 3 và –C 2 H 5 (d) Cho biết công thức cấu tạo, công thức phân tử, tên và bậc của amin tạo ra khi thay thế ba nguyên tử H trong NH 3 bằng ba gốc -CH 3 2. Amin no hở đơn chức có công thức C n H 2n+3 N n ≥ 1 (a) X là amin no hở đơn chức có KLPT bằng 45. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X. (b) Y là amin no hở đơn chức, đốt cháy Y được 0,2 mol CO 2 và 0,5 mol H 2 O. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của Y. 3. Một amin bất kì có dạng: C x H y N z x, y, z : nguyên dương y ≤ 2x + 2 + z y + z : chẵn HOÁ 12 [AMIN] (a) Amin X có dạng (C 3 H 9 N) n . Biện luận tìm công thức phân tử của X. Viết các công thức cấu tạo và đọc tên gốc – chức và tên thay thế (b) Amin Y có dạng (CH 4 N) n Biện luận tìm công thức phân tử của X. (c) Một amin đơn chức X có 23,73%N về khối lượng. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X. 4. Amin có tính bazơ vì nó có khả năng nhận proton H + . Sở dĩ như vậy vì trên nguyên tử N có cập electron tự do. 32 HNRHHNR ⊕ −→+− + •• Amin tác dụng được với H 2 O R-NH 2 + H 2 O = −+ +− OHNHR 3 Amin tác dụng với axit: −+ −→+− Cl]NHR[HClHNR 32 Amin tác dụng với dung dịch muối: ↓+−→++− −+ 33322 )OH(FeCl]NHR[3FeClOH3HNR3 Em hãy viết các phương trình phản ứng khi cho metylamin tác dụng với H 2 O, dung dịch HCl, dung dịch H 2 SO 4 loãng, dung dịch FeCl 3 . 5. Phenylamin (C 6 H 5 -NH 2 ) còn có tên là anilin. Nó là một amin thơm bậc 1. Ngoài những tính chất của amin bậc 1 nó còn tham gia phản ứng thế vào nhân benzen tương tự như phenol. HOÁ 12 [AMIN] Em hãy viết phương trình phản ứng khi cho anilin tác dung với dung dịch brom. Giải thích vì sao anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân benzen. 6. Amin bậc một tác dụng được với dung dịch HNO 2 tạo ra ancol, N 2 và H 2 O OHNOHRHNONHR 22 t 22 0 +↑+−→+− Viết phương trình phản ứng khi cho propylamin, isopropylamin, anilin tác dụng với dung dịch HNO 2 . 7. Amin còn tham gia phản ứng thế H ở nguyên tử N. R-NH 2 + CH 3 -I → R-NH-CH 3 + HI Viết phương trình phản ứng khi cho anilin tác dụng với CH 3 -I. 8. Liên kết với nhóm đẩy electron là tăng tính bazơ, ngược lại liên kết với nhóm hút làm giảm tính bazơ. Em hãy so sánh tính bazơ của các amin sau: CH 3 NH 2 ; NH 3 ; C 6 H 5 NH 2 9. Các amin đều là những bazơ yếu, đặc biệt anilin không làm quì tím hoá xanh. Chúng bị các bazơ mạnh đẩy ra khỏi dung dịch muối. NaClOHRNHNaOHClRNH OH 3 RNH 223 ++→+ Viết phương trình phản ứng khi cho CH 3 NH 3 Cl, C 6 H 5 NH 3 Br tác dụng với dung dịch NaOH. 10. Anilin được điều chế theo sơ đồ: HOÁ 12 [AMIN] 256 )1( 256 )1( 66 NHHCNOHCHC →→ 11. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO 2 , 1,4 lít khí N 2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H 2 O. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, O = 16) 12. Đốt cháy amin A bằng lượng không khí vừa đủ (chứa 80%N 2 và 20%O 2 về thể tích), thu được 0,528 gam CO 2 ; 0,54 gam H 2 O và 2,5536 lít N 2 (đktc). Xác định công thức phân tử của A. 13. Cho 1,52g hỗn hợp hai amin đơn chức no (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. (a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl. (b) Xác định công thức phân tử và khối lượng của mỗi amin. 14. A là một amin no hở đơn chức. Đốt cháy A thu được 1 mol CO 2 và 1,3 mol H 2 O. (a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A (b) Xác định bậc và tên của amin theo danh pháp thay thế. 15. Y là amin đơn chức, có KLPT bằng 93 đvC. (a) Xác định công thức phân tử của Y. (b) Viết công thức cấu tạo của Y. Biết Y là có chứa vòng benzen trong phân tử (c) Xác định tên và bậc amin. (d) Viết phương trình phản ứng khi cho X tác dụng với dung dịch HBr, dung dịch Br 2 , HNO 2 /HCl, CH 3 -I (e) Điều chế Y từ benzen và các chất vô vơ cần thiết. 16. Đốt cháy hoàn toàn hợp 10,7 gam hợp chất hữu cơ A thu được 30,8 gam CO 2 ; 8,1 gam H 2 O và 1,12 lít khí N 2 . (a) Xác định công thức phân tử của A, biết M A = 107 đvC. (b) Viết công thức cấu tạo và tên của A.