Ở lớp 2, học sinh được học tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Toán, các em được rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức như trừu t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
HỌC PHẦN
PPDH TOÁN- PPDH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
Người thực hiện:
Mã học viên
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
NGHỆ AN – 2021
Trang 2I MỤC LỤC
II NỘI DUNG 1
PHẦN I CHỦ ĐỀ 1 1
1 MỞ ĐẦU 1
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
2.1 Lý luận chung về phẩm chất, năng lực 2
2.2 Một số PPDH môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 3
3 KẾT LUẬN 6
PHẦN II CHỦ ĐỀ 2 7
1 MỞ ĐẦU 7
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
2.1 Giới thiệu sách Cánh diều lớp 2 môn Tiếng Việt 8
2.2 Thiết kế và tổ chức dạy học bài dạng Nói và Nghe 8
3 KẾT LUẬN 9
III TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3II NỘI DUNG PHẦN I CHỦ ĐỀ 1 (Phân tích một số PPDH môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh)
1 MỞ ĐẦU
Cùng với khí thế đổi mới và phát triển của đất nước, ngành giáo dục cũng đang có sự thay đổi lớn nhất là về phương pháp dạy học Toán là một trong chín môn học chính khóa và quan trọng ở bậc Tiểu học đã và đang thực hiện đổi mới về nội dung và phương pháp Môn toán ở Tiểu học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức Ở lớp 2, học sinh được học tập các kiến thức và kĩ năng
cơ bản của môn Toán, các em được rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức như trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự doán, chứng minh
Tuy vậy, thực tế cho thấy giờ học toán ở lớp 2 bên cạnh các
em thích thú, say mê thì còn rất nhiều em rất sợ học, học đối phó, lâu nhớ mau quên, chỉ làm các bài tập y như ở sách giáo khoa, trông cho giờ học qua mau Và các em chưa phát triển được phẩm chất, năng lực trong quá trình học Vì vậy giáo viên cần đổi mới cách dạy, cần tìm những hình thức học tập để thu hút học sinh tham gia vào giờ học toán một cách tự giác, tích cực Do đó việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh là yêu cầu cơ bản, quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng trong môn Toán
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trang 42.1 Lý luận chung về phẩm chất, năng lực
* Quan điểm về phẩm chất:
- Khái niệm phẩm chất: Phẩm chất được biết đến như là một thước đo cho giá
trị của con người, như chúng ta đã biết, trên thực tế không phải ai sinh ra cũng có
và mang trong mình những phẩm chất giống nhau Không những vậy những phẩm chất này cần có thời gian để đầu tư, xây dựng và rèn luyện trong suốt một quá trình
và thời gian dài, chúng cần sự quyết tâm và cố gắng Chúng ta có thể hiểu phẩm chất được cấu tạo từ 2 từ chính đó là phẩm và chất Trong đó từ để chỉ tư cách là phẩm và từ để chỉ tính cách là chất Phẩm chất còn được dùng để chỉ tính chất ở bên trong mỗi con người, nó có thể là xấu hoặc tốt, tùy thuộc vào mỗi con người
và sự rèn luyện, định hướng của chính bản thân
- Những phẩm chất học sinh Tiểu học cần đạt:
2
Trang 5Phẩm chất chính là yếu tố tiên quyết tạo nên một con người hoàn chỉnh và sống có ích cho xã hội Đối với học sinh Tiểu học, trong quá trình dạy học giáo viên cần cần rèn luyện cho học sinh 4 phẩm chất cơ bản, cụ thể như sau:
+ Phẩm chất yêu nước: Là có tình yêu thiên nhiên và yêu những thứ đơn giản, nguồn gốc sâu xa của đất nước như truyền thống, văn hóa, phong tục của dân tộc cũng như tình yêu đối với con người và cộng đồng trong xã hội, biết làm những việc thiết thực và có ích cho đất nước, cho xã hội để thể hiện tình yêu đó
+ Phẩm chất nhân ái: Biết cách yêu thương và tôn trọng những người xung
quanh và không được phân biệt đối xử Đồng thời phải biết sẵn sàng và tha thứ cho những điều sai trái, cũng như tôn trọng văn hóa của dân tộc khác, của cộng đồng khác
+ Phẩm chất chăm chỉ: Phẩm chất được biểu hiện rõ ở kỹ năng học tập chăm
chỉ của học sinh Sẵn sàng học hỏi và có tính cầu tiến cũng như tinh thần dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng dấn thân
+ Phẩm chất trung thực và trách nhiệm: Đây chính là biểu hiện của sự thật
thà, đứng đắn, ngay thẳng và mạnh dạn nói lên ý kiến của bản thân, biết nhận lỗi lầm, sẵn sàng sửa lỗi cũng như dám đứng lên bảo vệ cái đúng, bênh vực sự thật Không những vậy, học sinh cần phải biết chấp hành kỷ luật, quy định chung của tập thể và tuân thủ pháp luật
* Quan điểm về năng lực:
- Khái niệm năng lực: Năng lực chính là một khái niệm được mọi người nhắc đến rất nhiều trên mọi lĩnh vực của đời sống và trong xã hội Hơn nữa đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm năng lực Dựa trên từ điển tiếng việt, năng lực dùng để chỉ khả năng và điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có sẵn để thực hiện được một hành động nào đó, trong một lĩnh vực nào đó Năng lực còn được xem như là một phẩm chất tâm lý và sinh lý, giúp con người hình thành khả năng hoàn thành tốt một công việc hay một hoạt động nào đó với chất lượng tốt và hiệu quả cao
- Những phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học cần được rèn luyện:
Trang 6Năng lực chính là sự huy động và tập toàn bộ kiến thức và kỹ năng của con người để có thể hoàn thành tốt được một công việc cụ thể nào đó trong một lĩnh vực nhất định, 3 năng lực mà các học sinh cần hướng đến là:
+ Năng lực của sự tự chủ và sự tự học: học sinh cần phải biết xác định những
mục tiêu học tập cho riêng mình cũng như cần lên kế hoạch và thực hiện cách học, đồng thời phải tự biết đánh giá và điều chỉnh việc học tập sao cho phù hợp Ngoài
ra học sinh phải học cách tự giải quyết mọi vấn đề và phải có tính sáng tạo
+ Năng lực của sự giao tiếp và hợp tác: Cần phải biết sử dụng các loại ngôn
ngữ thông dụng cũng như xác định được các mục tiêu và lựa chọn nội dung, thái
độ giao tiếp phải thật phù hợp và có chuẩn mực nhất định
+ Năng lực tính toán chính xác: Học sinh áp dụng những phép tính đo lường
cơ bản, và các công cụ tính toán một cách linh hoạt và nhanh nhẹn
Tóm lại, đây chính là 3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh Tiểu học luôn được
coi trọng và vô cùng đề cao trong chương trình giáo dục của bậc Tiểu học Giáo dục không những giúp học sinh phát triển về thể chất mà còn giúp phát triển một cách tổng thể về tinh thần cũng như sự chịu khó, vươn lên, hướng đến một tương lai tốt đẹp, để trở thành một các thể có ích cho xã hội
2.2 Một số PPDH môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
* Phương pháp tổ chức nhóm học tập tương tác trong dạy học Toán ở Tiểu học:
- Ý nghĩa tác dụng của tổ chức học tập theo nhóm:
+ Giáo dục học hiện đại coi trọng phương pháp dạy học sinh học tập tích cực, đầu tiên là học tập hợp tác thông qua thảo luận nhóm Thảo luận nhóm có thể được áp dụng ở bất kỳ lớp học nào Đặc biệt đối với bậc Tiểu học với kỹ năng
tư duy độc lập chưa cao và với các cấu trúc mỗi lớp từ 30 đến 35 em thì rất phù hợp
+ Vai trò quan trọng của nhóm học tập tương tác thể hiện ở chỗ: tạo cơ hội để học sinh đưa ra giải pháp, trình bày cách giải quyết, hướng suy nghĩ của mỗi cá nhân về nội dung học tập Thông qua thảo luận, mỗi học sinh có thể tự so
4
Trang 7sánh biết được tính hợp lý, đúng đắn trong cách giải quyết, trình bày của mình
và của bạn Họ tự đưa ra những thông tin phản hồi nhanh thể hiện sự hiểu hoặc không hiểu về nội dung học tập.Từ đó so sánh đối chiếu với các thông tin từ bạn
bè mà tự điều chỉnh nhận thức.Tuy nhiên nếu không tổ chức tốt có thể dẫn tới phản tác dụng như:làm mất thời gian,không đi tới kiến thức cần thiết
- Một số hình thức chia nhóm học tập (để học sinh cùng nhau thực thi nhiệm vụ học tập) trong môn Toán ở Tiểu học:
Có 4 hình thức chia nhóm học tập, bao gồm:
+ Chia nhóm ngẫu nhiên;
+ Chia nhóm theo vòng tròn đồng tâm;
+ Chia nhóm theo sở trường;
+ Chia nhóm hỗn hợp trình độ
- Một số lưu ý khi tiến hành tổ chức thảo luận nhóm trong môn Toán ở Tiểu học:
+ Khi thảo luận nhóm chúng ta thường gặp một số khuynh hướng ở những
người tham gia thảo luận đó là: Muốn tìm thấy tiếng nói chung, suy nghĩ chung, giải pháp chung từ một vấn đề nào đó; hoặc muốn được mọi người xác nhận giải pháp của mình hoặc muốn tìm kiếm một gợi ý hay một giải pháp cho vấn đề mình đang quan tâm Như vậy trong một buổi thảo luận thì điều quan trọng nhất là xác định đúng vấn đề cần thảo luận
+ Khi tổ chức cho HS thảo luận nhóm cần giúp cho các em xác định được
các kiến thức nào đã rõ ràng, kiến thức nào còn càn thảo luận, tranh luận để hiểu
vấn đề (khái niệm, quy tắc).
+ Có nhiều tình huống xảy ra trong khi thảo luận, trước hết để HS mau chóng
bắt đầu cuộc thảo luận, GV có thể “khơi ngòi” bằng việc đặt các câu hỏi, hoặc nêu tình huống “chọc tức”
+ Một trong những thủ thuật điều khiển thảo luận là chia nhỏ vấn đề cần thảo
luận: Xác định đúng vấn đề cần thảo luận, tránh tình trạng thảo luận mất nhiều thời gian mà không đi đến vấn đề thực sự cần thiết
Trang 8* Phương pháp tổ chức hoạt động học tập cá nhân bằng phiếu giao việc trong môn Toán ở Tiểu học:
- Tác dụng của hoạt động học tập cá nhân:
+ Học sinh Tiểu học khi học Toán cần thiết có những nội dung phải thực hiện học cá nhân, chẳng hạn để hình thành kỹ năng và rèn luyện kĩ năng tính với 4 phép tính, kỹ năng trình bày, diễn đạt khi giải toán, kỹ năng vẽ hình, kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo
+ Nhờ những hoạt động học cá nhân mà học sinh đưa ra thông tin phản chính xác về mức độ tiếp thu kiến thức, về kỹ năng thực hành, về phương pháp suy luận Từ đó giúp cho giáo viên có kế hoạch dạy học hợp lí tiếp theo, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức đã học
+ Hoạt động học tập cá nhân là rất cần thiết bởi, mục tiêu cuối cùng dạy học ở trên lớp là hình thành kiến thức kỹ năng tới từng học sinh
- Một số hình thức tổ chức học tập cá nhân trong môn Toán ở Tiểu học:
+ Việc tổ chức học tập cá nhân có thể có các hình thức như sau: Cá nhân thực hành nộp sản phẩm; Yêu cầu trả lời câu hỏi cá nhân; Viết tự luận nêu một yêu cầu của nhiệm vụ; Thực hiện trên các phiếu giao việc đã được thiết kế có nhiều trình
độ khác nhau về nội dung học Toán
- Ưu, nhược điểm của phương pháp tổ chức học tập cá nhân trong môn Toán
ở Tiểu học:
+ Ưu điểm: Tổ chức học tập cá nhân có ưu điểm chính là tạo điều kiện để mỗi cá nhân học sinh phải độc lập, nỗ lực tự học, tự hoàn thiện các kiến thức và
kỹ năng Từ đó mà giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra Với các sản phẩm mà các
cá nhân đã nộp hoặc các câu trả lời các bài luận đã trình bày khi đó sẽ bộc lộ rất rõ các khả năng của từng học sinh, giúp giáo viên dễ dàng biết được những điểm mạnh điểm yếu trong kiến thức và kỹ năng, nhờ vậy mà hình thành được kế hoạch dạy học và điều chỉnh được phương pháp cho giai đoạn tiếp theo
6
Trang 9+ Nhược điểm: Nhược điểm chính của hình thức học tập cá nhân là, học sinh không có tương tác trao đổi, vì vậy giáo viên khó phát hiện sớm những sai lầm của học sinh để điều chỉnh và giúp đỡ kịp thời
- Một số tình huống có thể xảy ra và cách khắc phục khi học sinh hoạt động cá nhân trong môn Toán ở Tiểu học:
+ Một số tình huống có thể xảy ra: Học sinh làm sai, làm ẩu; Học sinh làm như máy, không cần biết tại sao lại làm như vậy (không tư duy liên hệ và không cần biết mục đích làm); Học sinh không thực hiện nhiệm vụ
+ Cách khắc phục: Giúp học sinh nhận thức được rõ mục đích động cơ hoạt động cá nhân Giáo viên không thể áp đặt mục đích cho học sinh Tiểu học, cần tạo điều kiện giúp học sinh tự nhận thức được mục đích, từ đó hình thành động cơ hoạt động học Ví dụ: GV giúp HS thấy được ý nghĩa, giá trị thực tiễn của kiến thức về số thập phân; về việc thực hiện các phép tính số thập phân,… trong việc biểu diễn, so sánh tính toán các số đo đại lượng trong thực tiễn; Cho HS thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học với các kiến thức hiện có của HS với kiến thức mới, với yêu cầu thực hành mới; Khích lệ những các nhân hướng nội, những cá nhân làm tốt, phê phán một cách hài hước những sai lầm khi cá nhân bộc
lộ, có gợi ý định hướng các hoạt dộng khi phát hiện nguy cơ sai lầm ở mỗi cá nhân,…
3 KẾT LUẬN
Môn Toán ở bậc Tiểu học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực Toán học cho học sinh; phát triển kiến thức,
kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng Toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác
Bên cạnh đó, chương trình môn Toán tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực toán học với các thành tố: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học Toán…
Trang 10Vì vậy quá trình tổ chức các phương pháp dạy học để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Tiểu học trong môn Toán, giáo viên cần tập trung phát triển
3 năng lực, 4 phẩm chất cần thiết cho học sinh dựa trên việc nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn học và lựa chọn, áp dụng phương pháp dạy học tích cực
PHẦN II CHỦ ĐỀ 2 (Thiết kế và tổ chức dạy học kiểu bài Nói và Nghe trong SGK Tiếng Việt
2 (CT 2018) bộ sách Cánh diều theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
1 MỞ ĐẦU
Môn Tiếng Việt 2 yêu cầu hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy Cung cấp cho học sinh một số kiến thức sơ giãn về Tiếng Việt
và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên về con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài
Bên cạnh đố, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đối với việc phát triển các kĩ năng đọc, nghe và nói cho học sinh, cụ thể là: Đọc thành tiếng: Phát âm đúng; Ngắt nghỉ hơi hợp lí; Tốc
độ đọc vừa phải (không ê a hay ngắt ngứ. Đọc thầm và hiểu nội dung: Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi; Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã học. Nghe: Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài; Nghe hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô; Nghe hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn Nói: Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc; Biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc
Như vậy, đối với phân môn tập đọc với các kỹ năng cụ thể cần phát triển cho học sinh yêu cầu giáo viên cần có các phương pháp giáo dục hợp lý để phát triển năng lực cho học sinh
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
8
Trang 112.1 Giới thiệu sách Cánh diều lớp 2 môn Tiếng Việt
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 (thuộc bộ sách Cánh Diều) biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và thống nhất về tư tưởng “Cánh Diều” gắn với tuổi học trò nhiều ước mơ bay bổng Các bài học trong sách gắn với thực tiễn cuộc sống như cánh diều gắn với mặt đất bằng dây diều, “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống” Bộ sách tạo cơ hội cho học sinh bay cao trên bầu trời tri thức bao la như diều gặp gió
Bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Cánh Diều gồm tập 1 và tập 2 có cấu trúc bài học chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc giúp các thầy cô dễ dạy, dễ học Tổng chủ biên kiêm chủ biên: Nguyễn Minh Thuyết Sách tập hợp 31 bài học chính, có 4 bài
ôn tập giữa kì, cuối kì và cuối năm Các bài học chính được sắp xếp theo 5 chủ đề
Em là búp măng non; Em đi học; Em ở nhà; Em yêu trường học; Em yêu tổ quốc Việt Nam
Mỗi bài học được thực hiện trong một tuần, hướng dẫn học sinh rèn các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói tiếng Việt Cứ 2 bài học phục vụ cho một chủ điểm (riêng chủ điểm Đất nước được học 3 bài học)
Sách có phần phụ lục được đưa vào trang đầu GV và HS dể nhìn thấy nội dung từng bài học Bên cạnh đó các bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa rõ ràng, các câu hỏi cụ thể phù hợp với nhận thức của học sinh
Bằng cách thiết kế bài học như vậy, sách giúp HS không chỉ được phát triển nhanh kĩ năng giao tiếp mà còn có cơ hội phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, suy luận… Bộ sách khơi gợi hứng thú của người học qua những ngữ liệu đặc sắc, cách khai thác ngữ liệu sáng tạo và những hình ảnh sắc nét, sinh động
2.2 Thiết kế và tổ chức dạy học bài dạng Nói và Nghe
CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA”
(1 tiết)
I MỤC TIÊU
1 Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt